Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 20/05/2006 14:48 bởi
Vanachi, đã sửa 6 lần, lần cuối ngày 16/05/2009 20:10 bởi
karizebato Jean de La Fontaine (8/7/1621 - 13/4/1695) là một nhà thơ ngụ ngôn và nhà thơ cổ điển nổi tiếng của Pháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ XVII. Theo Gustave Flaubert, ông là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp trước Victor Hugo.
La Fontaine sinh tại Château-Thierry trong một gia đình tiểu quý tộc, là con một người quản lý rừng. Mẹ mất sớm, ông thừa hưởng sự giáo dục tự do và sâu rộng của cha, từ bé ông đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã.
Có rất ít thông tin về những năm tháng học tập của La Fontaine. Người ta chỉ biết rằng ông đã học tại trường Cao đẳng ở Château-Thierry cho đến năm thứ ba, nơi ông ta đã học tiếng La tinh. Năm 1641, ông tham gia vào tu hội Oratoire, nhưng đến năm 1642 ông đã ra khỏi hội tôn giáo này. Ông tiếp tục học chuyên về luật và tham gia thường xuyên vào hội những nhà thơ trẻ Kỵ sĩ bàn tròn, nơi mà ông đã gặp Pellisson, François Charpentier, Tallemant des Réaux. Năm 1649 ông đã lấy được bằng luật sư tại quốc hộ Paris.
Sau thời niên thiếu êm đềm, La Fontaine lại nối nghiệp cha làm quản lý rừng, một công việc nhàn hạ khiến ông có nhiều thời giờ để la cà các khách thính văn chương và đọc các tác giả hiện đại lẫn cổ điển, và ông đã coi các tác giả cổ điển là những khuôn mẫu để viết những bài thơ ngụ ngôn bất hủ của ông.
Năm 1664, La Fontaine chia sẻ thời gian làm việc của mình giữa Paris và Château-Thierry. Vào thời kỳ này, La Fontaine thực hiện những bước đầu tiên vào văn học bằng một câu chuyện hoang đường Xử bắn Arioste. Việc này đã tạo nên một cuộc tranh luận văn học, cuộc tranh luận về sự tự do có thể làm phát triển lối kể chuyện theo kiểu hoang đường.
Vào năm 1665, La Fontaine trở nên nổi tiếng khi cho ra đời hai tập truyện ngắn, những truyện ngắn rất dễ thương và rất phóng túng bằng một thể thơ tự do. Năm 1668 ông cho ra đời những bài thơ ngụ ngôn răn đời đầu tiên rất được người đương thời yêu thích đón nhận.
Năm 1669, La Fontaine đã đóng góp thêm một thể loại mới bằng việc cho xuất bản cuốn tiểu thuyết Tình yêu của Psyché và chàng trai trẻ, một sự hoà trộn giữa văn xuôi và thơ, một câu chuyện huyền thoại.
Năm 1672, sau cái chết của công tước Orléans, La Fontaine gặp khó khăn về tài chính và đã ở nhờ tại nhà của Marguerite de La Sablière từ năm 1673. Nhờ có được sự bảo trợ, che chở của những người bạn giàu có, quyền thế như bà de La Sablière và hai vợ chồng ông d’Harvart, Le Fontaine cho ra đời được tất cả là ba tuyển tập gồm 12 tập thơ ngụ ngôn vào những năm 1668, 1678 và 1694. Các thơ ngụ ngôn này có nhiều nguồn gốc khác nhau vì La Fontaine chịu ảnh hưởng các tác giả cổ Hy-La như Esope và Phèdre, mà ông đã bắt chước một cách thật độc đáo.
La Fontaine thành công rất lớn, nhưng cũng có những thành công gây xì-căng-đan, như các truyện ngắn của ông đã được viết một cách cực kỳ phóng đãng, nên bị cấm lưu hành nhưng vẫn được bán rất chạy một cách lén lút.
La Fontaine được coi là một tác giả viết nhiều thể văn khác nhau, kể cả văn chương tôn giáo, nhưng người đời sau chỉ biết đến ông qua những thơ ngụ ngôn và những truyện ngắn. Ông không được lòng vua Louis XIV và tể tướng Colbert vì quá thân thiết với chỉ huy cảnh sát Fouquet, kẻ chống đối họ. Song ông đã khôn khéo lấy lại được phần nào cảm tình của nhà vua và lại được ra vào nơi cung đình. Năm 1674, ông được vào khách thính của bà de Montespan, nơi qua lại của đủ loại văn nhân thi sĩ đương thời. Năm 1683, ông được bầu vào Viện hàn lâm, mặc dù trước đó Louis XIV và Colbert đã bác bỏ không cho vào. Về cuối đời ông quay sang viết lách về các đề tài tôn giáo; năm 1692, ông ngã bệnh nặng và hứa sẽ không bao giờ viết những truyện phóng đãng nữa, và dành những ngày giờ còn lại để viết những sách kính Chúa yêu người.
Sau khi bà de La Sablière qua đời năm 1693, La Fontaine dọn về sinh sống với gia đình d’Harvart. Năm 1694 ông cho ấn hành tập thơ ngụ ngôn cuối cùng và qua đời tại gia đình d’Harvart vào mùa xuân năm 1695.
Chính cuộc sống chan hoà với thiên nhiên, gần gũi với người dân thường đã khiến cho thơ văn của ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và sự tinh tế, sinh động khi ông miêu tả thiên nhiên hay viết về các loài thú, loài cây, cũng như thể hiện lòng nhân ái bao la của ông đối với người nghèo. Ông có kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới trí thức tự do, sống phóng túng, không thích gần gũi cung đình như nhiều nhà văn cổ điển khác.
La Fontaine có nhiều bài thơ nổi tiếng: Ve và kiến, Quạ và cáo, Sói và cừu non, Thần chết và lão tiều phu, Con cáo và giàn nho, Gà trống và cáo, Ông già và các con, Gà đẻ trứng vàng, Thỏ và rùa, Thả mồi bắt bóng, Đám ma sư tử, Hội đồng chuột... Chúng đã trở thành điển hình cho các tính cách và các tình huống của cuộc sống.
Xã hội loài vật trong ngụ ngôn tượng trưng cho xã hội Pháp thời đại La Fontaine sống, với các cung bậc, tầng lớp, những mâu thuẫn bộc lộ bản chất của xã hội đó: từ những người thấp cổ bé họng đến những vị quyền cao chức trọng.
La Fontaine là một trong những nhà văn và thi nhân độc đáo của thế kỷ XVII. Ông mượn những đề tài cổ điển, nhưng đã viết lại bằng một cách khác rất đặc sắc ít ai bì kịp. Ông dùng hình ảnh loài vật giỏi như một nhà thiên nhiên học; qua hình ảnh loài vật, ông đã biến thơ ngụ ngôn của ông thành một thứ “hài kịch có cả trăm màn khác nhau”, qua đó mô tả tất cả mọi tình cảm, mọi đam mê, mọi hoàn cảnh và mọi ngành nghề của con người.
La Fontaine trở thành nhà văn quen thuộc của mọi lứa tuổi, mọi thời đại, và ngày nay thơ ông vẫn giữ nguyên giá trị thời sự sâu sắc.
Hơn một thế kỷ đã trôi qua, kể từ năm 1907, bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine Con ve và con kiến lần đầu tiên được Nguyễn Văn Vĩnh dịch ra tiếng Việt đăng trên Đại Nam đăng cổ tùng báo, thơ ngụ ngôn La Fontaine được phổ biến sâu rộng trong bạn đọc Việt Nam, và sau đó được đưa vào chương trình học tập ở nhà trường phổ thông, góp phần vào việc giáo dục nhân cách cho các thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, việc giới thiệu và phổ biến các bài thơ ngụ ngôn của nhà thơ cổ điển Pháp nổi tiếng này vẫn còn chưa thành hệ thống và còn nhiều hạn chế.
Tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt:
- Ngụ ngôn chọn lọc La Fontaine (nhiều người dịch, NXB Văn học, 1985, 1993)
- Ngụ ngôn La Fontaine (Nguyễn Văn Vĩnh dịch, NXB Văn học, 1994, 1999, 2001, 2004)
- Ngụ ngôn La Fontaine (2 tập, Lê Trọng Bổng dịch, NXB Thế giới, 1997, 2003)
- Truyện ngụ ngôn La Phôngten (Nguyễn Văn Qua dịch, NXB Kim Đồng 1997, NXB Văn hoá thông tin 2004, NXB Lao động 2007)
- Thơ ngụ ngôn La Fontaine (2 tập, Nguyễn Trinh Vực dịch, NXB Giáo dục, 1999)
- Ngụ ngôn La Fontaine (nhiều người dịch, NXB Mỹ thuật, 2008)
Jean de La Fontaine (8/7/1621 - 13/4/1695) là một nhà thơ ngụ ngôn và nhà thơ cổ điển nổi tiếng của Pháp, những bài thơ của ông được biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ XVII. Theo Gustave Flaubert, ông là nhà thơ Pháp duy nhất hiểu và làm chủ những kết cấu tinh vi trong của ngôn ngữ Pháp trước Victor Hugo.
La Fontaine sinh tại Château-Thierry trong một gia đình tiểu quý tộc, là con một người quản lý rừng. Mẹ mất sớm, ông thừa hưởng sự giáo dục tự do và sâu rộng của cha, từ bé ông đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã.
Có rất ít thông tin về những năm tháng học tập của La Fontaine. Người ta chỉ biết rằng ông đã học tại trường Cao đẳng ở Château-Thierry cho đến năm thứ ba, nơi ông ta đã học tiếng La tinh. Năm 1641, ông tham gia vào tu hội Oratoire, nhưng đến năm…
- Anh chôn của và bạn L’enfouisseur et son compère
- Anh chồng, cô vợ và tên trộm Le mari, la femme, et le voleur
- Anh hóm và lũ cá ranh Le rieur et les poissons
- Anh nghiện rượu và chị vợ L’ivrogne et sa femme
- Bà và và hai cô giúp việc La vieille et les deux servantes
- Bác chữa dép và ông chủ bạc Le savetier et le financier
- Bác nông phu và con rắn Le villageois et le serpent
- Bác tườu và cá heo Le singe et le dauphin
- Bỏ mồi bắt bóng Le chien qui lâche sa proie pour l’ombre
- Bò, dê, cừu lập hội với sư tử La génisse, la chèvre et la brebis en société avec le lion.
- Bồ câu và kiến La colombe et la fourmi
- Bô lão, con trai và con lừa Le meunier, son fils et l’âne
- Các thầy lang Les médecins
- Cái bị La besace
- Cáo và cò Le renard et la cigogne
- Cáo và dê Le renard et le bouc
- Cáo và pho tượng Le renard et le buste
- Cáo, khỉ và lũ động vật Le renard, le singe, et les animaux
- Cây sồi và cây sậy Le chêne et le roseau
- Chàng chăn cừu và biển cả Le Berger et la Mer
- Chàng đánh bẫy, chim ưng và sơn ca L’oiseleur, l’autour et l’alouette
- Chàng trung niên và hai tình nhân L’homme entre deux âges et ses deux maîtresses
- Chẳng có gì quá đâu Rien de trop
- Chim bị tên bắn L’oiseau blessé d’une flèche
- Chim én và lũ chim nhỏ L’hirondelle et les petits oiseaux
- Chó bị cắt tai Le chien à qui on a coupé les oreilles
- Chó rừng và chó giữ nhà còm Le loup et le chien maigre
- Chó săn và bạn La lice et sa compagne
- Chó sói trá hình chăn chiên Le loup devenu berger
- Chó sói và chó nhà Le loup et le chien
- Chó sói, bà mẹ và đứa con Le loup la mère et l’enfant
- Chồn lột vào kho La belette entré dans un grenier
- Chú học trò, ông thầy giáo và bác chủ vườn L’Ecolier, le Pédant et le Maître d’un jardin
- Chuột đồng và con hàu Le rat et l’huître
- Chuột tỉnh và chuột đồng Le rat de ville et le rat des champs
- Con cá nhỏ và người đánh cá Le petit poisson et le pêcheur
- Con cáo cộc đuôi Le renard ayant la queue coupée
- Con cáo và chùm nho Le renard et les raisins
- Con cò Le héron
- Con công và nữ thần Le paon se plaignant à Junon
- Con khỉ Le singe
- Con la huênh hoang về phả hệ Le mulet se vantant de sa généalogie
- Con mắt chủ nhân L’oeil du maître
- Cụ già và ba người trai trẻ Le vieillard et les trois jeunes hommes
- Cụ già và các con Le vieillard et ses enfants
- Diều hâu và sơn ca Le milan et le rossignol
- Dơi và hai cầy La chauve-souris et les deux belettes
- Đại bàng và bọ vừng L’aigle et l’escarbot
- Đại bàng và cú L’aigle et le hibou
- Đại bàng, lợn lòi và mèo L’aigle, la laie, et la chatte
- Đàn bà với bí mật Les femmes et le secret
- Đàn cá và chim cốc Les poissons et le cormoran
- Đôi bạn bồ câu Les deux pigeons
- Đôi bò mộng và chú ếch Les deux taureaux et une grenouille
- Đôi gà trống Les deux coqs
- Đống của với hai người Le trésor et les deux hommes
- Đứa trẻ và thầy đồ L’enfant et le maître d’école
- Ê-dốp giải chúc thư Testament expliqué par Ésope
- Ếch nhái đòi có vua Les grenouilles qui demandent un roi
- Ếch và chuột La grenouille et le rat
- Gà đẻ trứng vàng La poule aux œufs d'or
- Gã điên bán trí khôn Le fou qui vend la sagesse
- Gã lái buôn, chàng quý tộc, anh chăn cừu và vị hoàng tử Le Marchand, le Gentilhomme, le Pâtre et le Fils de roi
- Gà trống con, mèo và chuột con Le cochet, le chat et le souriceau
- Gà trống và hồ ly Le coq et le renard
- Gà và viên ngọc Le coq et la perle
- Gấu và hai bác lái L’ours et les deux compagnons
- Già kén kẹn hom La fille
- Giấc chiêm bao của một người Mông Cổ Le songe d’un habitant du Mogol
- Hai con la Les deux mulets
- Hai dê cái Les deux chèvres
- Hai người bạn Les deux amis
- Hai người tranh nhau con sò L’huître et les plaideurs
- Hai tên trộm với con lừa Les voleurs et l’âne
- Hội đồng chuột Conseil tenu par les rats
- Hươu ốm Le cerf malade
- Hươu soi mình dưới nước Le cerf se voyant dans l’eau
- Khỉ và báo Le singe et le léopard
- Khỉ và mèo Le singe et le chat
- Lạc đà và cây gậy nổi Le chameau et les bâtons flottants
- Lão nông và các con Le laboureur et ses enfants
- Liên minh chuột cống La ligue des rats
- Loài vật phải bệnh dịch hạch Les animaux malades de la peste
- Lời nói của Xô-crát Parole de Socrate
- Lợn, dê cái và cừu Le cochon, la chèvre et le mouton
- Lũ sói và bọn chiên Les loups et les brebis
- Lừa chở bọt biển và lừa chở muối L’âne chargé d’éponges, et l’âne chargé de sel
- Lừa đội lốt sư tử L’âne vêtu de la peau du lion
- Lừa mang xương thánh L’âne portant des reliques
- Lừa và các ông chủ L’âne et ses maîtres
- Lừa và chó L’âne et le chien
- Lừa và chó con L'âne et le petit chien
- Mặt trời và ếch nhái Le soleil et les grenouilles
- Mèo cái biến thành đàn bà La chatte métamorphosée en femme
- Mèo già và chuột nhắt Le vieux chat et la jeune souris
- Mèo và cáo Le chat et le renard
- Mèo và chuột già Le chat et un vieux rat
- Nai và bụi nho Le cerf et la vigne
- Ngựa báo thù hươu Le cheval s’étant voulu venger du cerf
- Ngựa và lừa Le cheval et l’âne
- Ngựa và sói Le cheval et le loup
- Người chạy theo Thần Mệnh và người đợi Thần Mệnh tại giường L’Homme qui court après la fortune et l’Homme qui l’attend dans son lit
- Người chăn cừu và nhà vua Le berger et le roi
- Người chăn và đàn cừu Le berger et son troupeau
- Người chủ trại, con chó và con cáo Le fermier, le chien et le renard
- Người đàn bà chết đuối La femme noyée
- Người đàn ông và con rệp L’homme et la puce
- Người đàn ông và hình bóng mình L’homme et son image
- Người đàn ông và thần tượng gỗ L’homme et l’idole de bois
- Người điên và nhà hiền triết Un fou et un sage
- Người làm vườn và ngài lãnh chúa Le jardinier et son seigneur
- Nhà chiêm tinh ngã giếng L’Astrologue qui se laisse tomber dans un puits
- Nhái muốn to bằng bò La grenouille qui veut se faire aussi grosse que le boeuf
- Nồi đất và nồi đồng Le pot de terre et le pot de fer
- Núi ở cữ La montagne qui accouche
- Ong bầu và ong mật Les frelons et les mouches à miel
- Philomèle và Progné Philomèle et Progné
- Phượng hoàng và ác là L’aigle et la pie
- Quạ bắt chước đại bàng Le corbeau voulant imiter l’aigle
- Quả sồi và quả bí Le gland et la citrouille
- Quạ và cáo Le corbeau et le renard
- Quạ, rùa, linh dương và chuột Le corbeau, la gazelle, la tortue, et le rat
- Rắn và chiếc giũa Le serpent et la lime
- Rồng lắm đầu và rồng nhiều đuôi Le dragon à plusieurs têtes et le dragon à plusieurs queues
- Rùa và hai vịt trời La tortue et les deux canards
- Ruồi và kiến La mouche et la fourmi
- Rừng và tiều phu La forêt et le bûcheron
- Sáo mượn lông công Le geai paré des plumes du paon
- Sao phải chiều những kẻ khó chiều Contre ceux qui ont le goût difficile
- Sói khiếu nại chuyện Cáo với Khỉ Le Loup plaidant contre le Renard par-devant le Singe
- Sói và cáo Le loup et le renard
- Sói và cò Le loup et la cigogne
- Sói và cừu non Le loup et l’agneau
- Sói và đàn gà tây Le renard et les poulets d'inde
- Sói, dê mẹ và dê con Le loup, la chèvre et le chevreau
- Sư tử bị người quật chết Le lion abattu par l’homme
- Sư tử dùng binh Le lion s’en allant en guerre
- Sư tử mẹ và gấu mẹ La lionne et l’ourse
- Sư tử mê gái Le lion amoureux
- Sư tử và chuột Le lion et le rat
- Sư tử và Lừa săn Le Lion et l’Âne chassant
- Sư tử và muỗi mắt Le lion et le moucheron
- Sư tử và người đi săn Le lion et le chasseur
- Sư tử về già Le lion devenu vieux
- Sư tử, sói và cáo Le lion, le loup, et le renard
- Tai thỏ Les oreilles du lièvre
- Tang lễ sư tử cái Obsèques les de la lionne
- Tên lừa đảo Le charlatan
- Thần chết và kẻ bất hạnh La Mort et le malheureux
- Thần chết và người sắp chết La Mort et le mourant
- Thần chết và tiều phu La Mort et le bûcheron
- Thần Jupiter và hành khách Jupiter et le passager
- Thần mệnh và em bé La fortune et le jeune enfant
- Thần thái dương và Thần gió bấc Phébus et Borée
- Thi sĩ được thiên thần phù hộ Simonide préservé par les Dieux
- Thiên nga và bác bếp Le cygne et le cuisinier
- Thiếu phụ goá chồng La jeune veuve
- Thỏ rừng và gà gô Le lièvre et la perdrix
- Thỏ và lũ ếch Le lièvre et les grenouilles
- Thỏ và rùa Le lièvre et la tortue
- Thống phong và nhện đổi nhà La Goutte et l’Araignée
- Tiều phu và Kim tinh Le bûcheron et Mercure
- Truyện cô hàng sữa La laitière et le pot au lait
- Tứ chi và dạ dày Les membres et l’estomac
- Ve và kiến La cigale et la fourmi
- Xe ba gác bị sa lầy Le chartier embourbé
- Xe ngựa và con ruồi Le coche et la mouche