Chưa có đánh giá nào
3 bài trả lời: 1 bản dịch, 2 thảo luận

Đăng bởi thanhbinh82_tp vào 21/05/2007 16:14, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi sabina_mller vào 05/07/2007 13:26

Weltende

Dem Bürger fliegt vom spitzen Kopf der Hut,
in allen Lüften hallt es wie Geschrei.
Dachdecker stürzen ab und gehn entzwei
und an den Küsten - liest man - steigt die Flut.

Der Sturm ist da, die wilden Meere hupfen
an Land, um dicke Dämme zu zerdrücken.
Die meisten Menschen haben einen Schnupfen.
Die Eisenbahnen fallen von den Brücken.

 

Xếp theo:

Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Bản dịch của Diễm Châu

Từ sọ đầu nhọn hoắt của nhà tư sản chiếc nón bay đi,
Trong mọi luồng gió có tiếng gì vang dội như những tiếng gào thét,
Những người lợp mái nhà rớt xuống và tan tác,
Và trên những bờ biển-ta đọc thấy-sóng dâng cao.

Bão đã tới, những vùng biển dữ vọt lên
Trên mặt đất, để triệt hạ những đập nước dày đặc
Phần lớn mọi người đều bị sổ mũi
Những đường hoả xa sụp đổ từ trên những nhịp cầu.


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
Dẫu em có nghi ngờ ! Ngôi sao là ánh lửa ! Mặt trời di chuyển chỗ ! Chân lý là dối lừa ! Nhưng em chớ nghi ngờ ! Tình yêu Anh em nhé
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên FacebookTrả lời
Ảnh đại diện

Nguyên bản tiếng Đức

Weltende

Dem Bürger fliegt vom spitzen Kopf der Hut,
in allen Lüften hallt es wie Geschrei.
Dachdecker stürzen ab und gehn entzwei
und an den Küsten - liest man - steigt die Flut.

Der Sturm ist da, die wilden Meere hupfen
an Land, um dicke Dämme zu zerdrücken.
Die meisten Menschen haben einen Schnupfen.
Die Eisenbahnen fallen von den Brücken.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

sabina_mller dịch

Bài thơ „Ngày tận thế“ (năm 1911) là bài thơ nổi tiếng nhất của Jakob van Hoddis. „Ngày tận thế“ dường như là bài thơ duy nhất của van Hoddis (bài này là bài duy nhất thật, mấy bài khác Sabina chẳng tìm thấy), mà sự nổi tiếng làm nên giá trị đáng kể, giá trị to lớn. Bởi vì, ngày cho ra đời bài thơ này được nhiều người xem là bắt đầu thời kì trường phái biểu hiện và Jakob van Hoddis là người tiên phong. Điểm thật sự đặc biệt ở tác phẩm này chính là „phong cách xếp hàng nối nhau“ (đôi khi còn được gọi là „phong cách đồng thời“). Với phong cách xếp hàng nối nhau này, sự xuất hiện đồng thời hoặc nối đuôi nhau của những hình ảnh rời rạc được nhắc đến. Cụ thể hơn, một hoặc hai câu thơ một tạo thành từng thể thống nhất về ý nghiã. Từng thể thống nhất về ý nghĩa này không có mối liên quan rõ ràng đến thể thống nhất khác, khiến người đọc có cảm giác rằng bài thơ rắm rối, khúc khuỷu hoặc lộn xộn. Phong cách xếp hàng nối nhau như một cuộc cách mạng, được rất nhiều nhà thơ trường phái biểu hiện đón nhận, chẳng hạn như bài „Dämmerung“ (Hoàng hôn) của nhà thơ Alfred Lichtenstein. Tuy nhiên, những thời kì sau này cũng kế thừa kĩ thuật, phong cách này.

Còn về hình thức bài thơ „Ngày tận thế“, chúng tôi chỉ xem đây là bài thơ gồm hai khổ, mỗi khổ bốn câu. Khổ thứ nhất, vần ôm lấy (abba) (ở đây ý nói vần câu một hợp câu 4, câu hai với câu ba), khổ thứ hai vần chéo nhau (abab) (ở đây ý nói câu một vần với câu ba, câu hai vần câu 4). Nhấn âm ở đây theo sơ đồ Jambus 5 phần (không nhấn âm - nhấn âm).

Như tựa đề bài thơ đã nói, bài thơ này nói về ngày tận thế. Vì phong cách xếp hàng nối nhau như đã trình bày ở trên, không chỉ những hình ảnh không tương thích khiến người đọc cảm thấy buồn cười, mà còn những cảnh thiên tai được xếp cạnh nhau không tương xứng. Câu một và câu hai, tác giả nêu lên rằng trời bão tố và cái nón bay khỏi cái đầu nhọn của giai cấp tư sản; Hoddis còn ám chỉ giai cấp tư sản thị dân. Đối lập với hai câu này là người lợp mái nhà trong câu thứ ba rơi xuống và do cú va đập mà bị xé nát làm hai mảnh. Kinh khủng hơn là hai câu cuối: „meisten Menschen haben einen Schnupfen“ (phần lớn mọi người đều bị sổ mũi) và câu sau đó „fallen die Eisenbahnen von Brücken“ (những đường hoả xa sụp đổ từ trên cầu). Dù cảm hứng là ngày tận thế, những hình ảnh có liên quan đến kinh thánh như „đập nứơc bị bể“ trong câu sáu, „vùng biển dữ“ trong câu năm, hoặc câu hai „trong mọi luồng gió có tiếng gì vamng dội như tiếng gào thét“, nhưng cái nhìn quan sát của tác giả gần như là vô hại, tác giả - người quan sát - rất phấn chấn. Cái chết thảm của người lợp mái ngói chỉ được nêu ngắn gọn „người lợp ngói bị chia làm hai“; người lợp ngói bị biến thành đồ vật và không còn là con người nữa khi cái chết của họ được ví như mảnh ngói rơi xuống vỡ làm hai. Biển gào thét được hạ thấp xuống còn „biển dâng lên“. Khúc đê vỡ biến thành vô hại qua „Alliteration“ (cụm từ có chữ bắt đầu giống nhau, ở đây là „dicke Dämme zu zerdrücken“) và dấu gạch nối giải thích trong câu bốn (cụm từ „liest man“ (ta đọc thấy) được đặt trong gạch nối giải thích) khiến người đọc thấy rõ, tác giả không cảm thấy đang trải qua ngày tận thế chút nào. Bài thơ cho người đọc cảm giác không có sự tham gia, là khoảng cách, là sự hời hợt vô cảm. Thật khó để diễn giải bài thơ trào phúng châm biếm này thành sự thật nghiêm túc được. Bù vào đó, phong cách xếp hàng nối nhau và hình thức bên ngoài cứng nhắc của bài thơ tạo được một điểm tương phản, bù vào nội dung bao quát, hàm chứa của bài thơ; bởi vì khi tả ngày tận thế, người ta không nhất thiết mong chờ phải chú ý đến bản niêm luật và vần. Hình thức bên ngoài và nội dung đứng „so tài“ cùng nhau.

Sự tếu táo của van Hoddis nuốt chửng do sợ hãi trong quá trình công nghiệp hoá hoàn toàn. Những phát minh như tàu điện đối với nhiều người rất xa lạ và người ta đưa ra giả thiết rất buồn cười rằng con người có thể chịu được vận tốc 50 km/h. Thành phố diễn ra sự gia tăng dân số nhanh chóng và làn sóng di cư từ những vùng nông thôn lân cận. Nhiều thành phố không thích nghi kịp và thế là cái nghèo đói nhân rộng, người ta phải đấu tranh chống lại việc thiếu vệ sinh và những khu nhà ổ chuột. Tâm trạng ngày tận thế nói chung lan truyền. Thêm vào đó là việc phát hiện lại sao chổi Halley. Sao chổi Halley khiến con người ta hoảng loạn, vì người ta sợ sao chổi sẽ va vào trái đất. Trong bài thơ „Ngày tận thế“, van Hoddis dường như nhạo báng tâm trạng ngày tận thế của các đồng liêu cùng thời ông.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời