Hoa Bằng (1902 - 5/3/1977) tên thật là Hoàng Thúc Trâm, là nhà nghiên cứu văn học và sử học Việt Nam. Ông sinh ra tại làng Hạ Yên Quyết (hay làng Cót), phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc thuộc phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Từ những năm 1920, bút hiệu Hoa Bằng đã lần lượt xuất hiện trên các báo như Nước Nam, Thế giới, Tân văn,... và đặc biệt, ông đã để lại ngót trăm bài viết về văn học, sử học trên tờ Tri tân mà ông là chủ bút.
Từ Cách mạng tháng Tám (1945) cho đến khi Kháng chiến chống Pháp (1946-1954) kết thúc, ông ở lại Hà Nội tiếp tục làm báo và viết sách. Sau đó, ông lần lượt công tác tại Ban Văn sử địa, Viện Sử học, và cuối cùng là ở Ban Hán Nôm thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Trong khoảng thời gian ấy, ông có trên 30 luận văn in ở các tạp chí Nghiên cứu văn sử địa, Nghiên cứu văn học, Nghiên cứu lịch sử... Vì những công trình rất có giá trị ấy, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam và Hội sử học...
Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Văn học: Tư tưởng đại đồng trong cổ học tinh hoa (1949), Gia Linh công chúa (tiểu thuyết lịch sử, 1949), Văn chương quốc âm đời Tây Sơn (biên khảo, 1950),...
- Sử học: Quang Trung - anh hùng dân tộc (tập I và II, biên khảo, 1944), Trần Hưng Đạo (biên khảo, 1950),...
- Dịch thuật: Lê quý kỷ sự (ghi chép những việc cuối đời Lê, 1974),...
Ngoài ra ông còn dịch chung với nhiều người khác trong các tập Thơ Đường, Thơ Lục Du, Thơ Tống, Thơ Cao Bá Quát và các pho sử lớn, như Khâm định Việt sử Thông giám cương mục,...
Hoa Bằng (1902 - 5/3/1977) tên thật là Hoàng Thúc Trâm, là nhà nghiên cứu văn học và sử học Việt Nam. Ông sinh ra tại làng Hạ Yên Quyết (hay làng Cót), phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc thuộc phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Từ những năm 1920, bút hiệu Hoa Bằng đã lần lượt xuất hiện trên các báo như Nước Nam, Thế giới, Tân văn,... và đặc biệt, ông đã để lại ngót trăm bài viết về văn học, sử học trên tờ Tri tân mà ông là chủ bút.
Từ Cách mạng tháng Tám (1945) cho đến khi Kháng chiến chống Pháp (1946-1954) kết thúc, ông ở lại Hà Nội tiếp tục làm báo và viết sách. Sau đó, ông lần lượt công tác tại Ban Văn sử địa, Viện Sử học, và cuối cùng là ở Ban Hán Nôm thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Trong khoảng thời gian ấy, ông có trên 30 luận văn…