Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Hoàng Trung Thông » Quê hương chiến đấu (1955)
Chúng ta đoàn áo vải
Sống cuộc đời rừng núi bấy nay
Đồng xanh ta thiếu đất cày
Nghe rừng lắm đất lên đây với rừng
Tháng ngày ta góp sức chung
Vun từng luống đất cuốc từng gốc cây.
Đường xa ta tới đây
Trên đồi cây khát nắng
Giữa hai dòng suối vắng
Đoàn ta vui cấy cày.
Bàn tay lao động
Ta gieo sự sống
Trên từng đất khô;
Bàn tay cần cù
Mặc dù nắng cháy
Khoai trồng thắm rẫy
Lúa cấy xanh rừng;
Hết khoai ta lại gieo vừng
Không cho đất nghỉ, không ngừng tay ta.
Suối chảy quanh ta
Tiếng suối ngân nga
Hoà theo gió núi.
Ta đào mương mở suối
Tuổi ta là những tuổi đấu tranh
Cho dù bạc áo nông binh
Vẫn còn vỡ đất cấy xanh núi đèo.
Chim reo trong lá
Hòn đá cheo leo
Chúng ta một lớp người nghèo
Giữa chiều nắng gió
Phạt gai cuốc cỏ
Tỉa đỗ trồng khoai.
Ngày còn dài
Còn dai sức trẻ
Cuốc càng khoẻ
Càng dễ cày sâu.
Hát lên! Ta cuốc cho mau
Nhanh tay ta cuốc ta đào đất lên.
Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Ta vui mùa lúa thơm
Ta mừng ngày quả chín
Gửi ra người tiền tuyến
Diệt quân thù, gối đất nằm sương.
Máu ai nhuộm thắm sao vàng.
Mồ hôi ta đổ xuống hàng rau tươi.
Rừng xanh xanh cả máu người
Còn màu lúa tốt còn tươi áo chàm.
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/11/2019 04:29
Nhân dân ta vốn có truyền thống cần cù lao động nên từ nghìn xưa đã đề cao bàn tay lao động. Chính sức cần lao này, không phải chỉ làm ra những sản phẩm thiết thực phục vụ cuộc sống hàng ngày cho mọi người mà còn chinh phục và cải tạo thiên nhiên, làm nên biết bao biến đổi to lớn đối với đất nước và xã hội. Nói lên điều này, trong bài thơ Bài ca vỡ đất nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:
Bàn tay ta làm nên tất cảHai câu thơ trên là một nhận xét có giá trị như một chân lí đã được thực tiễn cách mạng của dân tộc ta chứng minh.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Chín năm làm một Điện BiênCác hình ảnh ấy là gì nếu không phải là những chứng minh hùng hồn cho “bàn tay cần lao đã biến được “sỏi đá” thành “cơm”.
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/11/2019 04:31
Bài thơ ra đời cùng với năm Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc. Một bài thơ có tính biên niên sử vì vậy cần đặt bối cảnh lịch sử đất nước lúc bài thơ ra đời để hiểu được cái hay, cái đẹp của bài thơ đã có tuổi đời 70 năm. Năm 1948 là thời điểm quân và dân ta đã chiến thắng thực dân Pháp trong Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947; tuy nhiên, hoàn cảnh quân và dân ta vẫn hết sức khó khăn khi chưa mở thông biên giới Việt-Trung để nhận sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, chưa được nhiều nước công nhận trên trường quốc tế… Đây vẫn là giai đoạn phòng ngự, cầm cự mà tác phẩm nổi tiếng “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng Bí thư Trường Chinh đã chỉ rõ. Đây là giai đoạn lấy sức ta mà tự lo cho ta là chính, lo chống đỡ sự bao vây tứ bề của kẻ ngoại xâm muốn cướp nước ta một lần nữa.
Trong những mối lo, làm sao đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tích trữ lương thực là điều tối quan trọng cho một cuộc kháng chiến đã lường trước phải kéo dài nhiều năm. Đó là lý do vì sao những mảnh đất được ngày đêm cải tạo, đưa vào sản xuất nông nghiệp:
Chúng ta đoàn áo vảiCần chú ý đến câu thơ mở đầu để chỉ rõ chủ thể đi khai phá là “chúng ta đoàn áo vải”. Từ bỏ “cái tôi” lãng mạn của Thơ mới thịnh hành cách đó mấy năm, thơ cách mạng đề cao “cái ta” sử thi mang tính cộng đồng. Và đừng nghĩ rằng đó chỉ là những người nông dân tản cư theo kháng chiến sản xuất, tất cả mọi người dù học vấn, trình độ khác nhau, miễn có sức khoẻ đều phải tự cày cuốc nuôi mình. Đó là một không khí đặc biệt ở những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt hiếm có, tương tự thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và dân tộc Do Thái thời kỳ quay về cố hương phục quốc...
Sống cuộc đời rừng núi bấy nay
Đồng xanh ta thiếu đất cày
Nghe rừng lắm đất lên đây với rừng
Tháng ngày ta góp sức chung
Vun từng luống đất cuốc từng gốc cây...
Bàn tay ta làm nên tất cảCần nói thêm, nhan đề bài thơ là chìa khoá quan trọng để hiểu tinh thần bài thơ như một bài ca cổ vũ, như những câu hò điệu vè mà cha ông đã từng ngâm nga. “Vỡ đất” là giai đoạn đầu tiên của quy trình sản xuất lương thực, rất giống với tinh thần nỗ lực dựng xây đất nước mới ra đời được 3 năm.
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.