Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 01/10/2008 09:25 bởi
Vanachi Hứa Tông Đạo 許宗道 (?-?) là một đạo sĩ người làng Hải Đàn, hương Thái Bình, huyện Phúc Thanh, Phúc Châu, lộ Phúc Kiến, nước Tống, chưa rõ năm sinh năm mất, đến lập nghiệp ở Đại Việt vào đời Trần Thái Tông (1225-1258). Ông được Trần Nhật Duật thu dùng làm môn khách và thường cùng đàm đạo về Đạo giáo. Năm 1285, quân Nguyên Mông đánh xuống Đại Việt lần thứ hai, Tông Đạo đã cắt tóc ăn thề cùng sinh tử với Trần Nhật Duật, sau đó ông tham gia chiến trận, và theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong chiến công của Trần Nhật Duật đã có phần đóng góp đáng kể của đạo quân người Tống do Hứa Tông Đạo tổ chức. Sau ngày chiến thắng, Tông Đạo lại trở về với công việc của đạo, ông được giao thừa hành những việc đúc chuông, xây quán, sao chép kinh kệ... Các hoàng thân, công chúa nhà Trần thường góp tiền, vàng, ruộng đất cho các công việc đó của ông. Năm 1321, Tông Đạo đúc quả chuông cho cung Thái Thanh ở quán Thông Thánh, Bạch Hạc và viết bài ký sự thuật lại việc này.
Tác phẩm: có thể sinh thời Hứa Tông Đạo có soạn nhiều kinh kệ về Đạo giáo, nhưng hiện chỉ còn một bài Bạch Hạc Thông Thánh quán chung ký nói trên.
Hứa Tông Đạo 許宗道 (?-?) là một đạo sĩ người làng Hải Đàn, hương Thái Bình, huyện Phúc Thanh, Phúc Châu, lộ Phúc Kiến, nước Tống, chưa rõ năm sinh năm mất, đến lập nghiệp ở Đại Việt vào đời Trần Thái Tông (1225-1258). Ông được Trần Nhật Duật thu dùng làm môn khách và thường cùng đàm đạo về Đạo giáo. Năm 1285, quân Nguyên Mông đánh xuống Đại Việt lần thứ hai, Tông Đạo đã cắt tóc ăn thề cùng sinh tử với Trần Nhật Duật, sau đó ông tham gia chiến trận, và theo Đại Việt sử ký toàn thư, trong chiến công của Trần Nhật Duật đã có phần đóng góp đáng kể của đạo quân người Tống do Hứa Tông Đạo tổ chức. Sau ngày chiến thắng, Tông Đạo lại trở về với công việc của đạo, ông được giao thừa hành những việc đúc chuông, xây quán, sao chép kinh kệ... Các hoàng thân, công chúa nhà Trần thường góp tiền, vàng,…