Thơ » Việt Nam » Nguyễn » Hồ Xuân Hương » Thơ truyền tụng
Đăng bởi Vanachi vào 01/10/2005 13:38, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi karizebato vào 17/06/2009 02:26
Bài thơ có 3 dị bản, hãy chọn bản muốn xem:
1 Bản khắc in năm 1921 (đề Cái giếng)
2 Bản Quốc văn tùng ký (đề Vịnh cái giếng thơi)
3 Bản Xuân Hương thi vịnh (đề Vịnh cái giếng)
Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông,
Giếng tót thanh thơiCó giếng xinh thay rấtgiếng lạ lùng.
Cầu trắng phau phau haiđôi ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Cỏ gà lún phún leo quanh mépchung quanh mọc,
Cá diếc le te lội giữa dòng.
GiếngĐôi ấy thanh tân ai đãvídám biết,
Đố ai dámThư sinh xin thả nạcá rồng rồng.
Trang trong tổng số 1 trang (1 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Giống Tố ngày 15/09/2023 10:22
Cái giếng
Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông,
Giếng tót thanh thơi rất lạ lùng.
Cầu trắng phau phau hai ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá diếc le te lội giữa dòng.
Giếng ấy thanh tân ai đã biết,
Đố ai dám thả nạ rồng rồng.
Đây là một bài thơ tả cửa mình thật là thơ.
Cái thanh:
Ở câu mở đầu cũng là lời giới thiệu: “Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông“. ‘Ngõ ngay thăm thẳm‘tức là ngõ thẳng và sâu chạy thẳng vào nhà. Đi vào nhà là thấy giếng luôn nên hai câu sau liền miêu tả cái giếng: “Giếng tót thanh thơi rất lạ lùng”. Câu này đơn giản là một lời khen giếng có nước trong. Bà tiếp tục miêu tả cái giếng: “Cầu trắng phau phau hai ván ghép”. Hai mặt ván thường được dùng để che miệng giếng khi không dùng đến để tránh ai sảy chân rơi xuống. ‘Trắng phau phau’ nghĩa là rất trắng, ‘phau phau’ là từ để nhấn mạnh sự trắng. “Nước trong leo lẻo một dòng thông” giếng này đẹp và dòng nước rất trong được thông từ miệng giếng xuống đáy. Ở câu sau từ ‘lún phún’ chỉ gà rải rác quanh miệng giếng. Câu miêu tả cuối cùng là về cá diếc, cá vừa nhỏ vừa nhanh lội giữa giếng. Bà miêu tả cái giếng từ ngoài vào trong làm ta thấy khi đọc thơ có sự sống động về mặt ngôn ngữ và nó còn sống động hơn khi ta nhìn ở góc độ khác:
Cái tục:
Liệu bà có đang chỉ miêu tả cái giếng hay không? Hay đang hàm ý miêu tả điều gì khác. Ngoài tả cái giếng bà còn muốn tả cửa mình của người con gái. Ở câu đầu là lời dẫn vào cửa mình hay ‘nhà ông’: “Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông”. Nằm xuống duỗi chân ra thì từ gót chân lên cửa mình có phải đi qua một cái ngõ vừa thẳng vừa sâu không. Vào ngõ là thấy giếng luôn nên bà đã khen cái giếng này ‘rất lạ lùng’. Cầu được làm từ hai ván ghép lại, bím cũng được làm từ hai môi lớn ghép lại. Nước trong leo lẻo khác gì dâm thuỷ chảy ra cũng leo lẻo, nước tiểu và kinh nguyệt thì không thể có màu trong vắt như thế được. “Cỏ gà lún phún leo quanh mép” là một câu tả vô cùng tinh tế. Lún phún còn là từ để nói lông tóc mọc không đều và thưa thớt, bà dùng một từ tả lông để miêu tả gà hay từ tả ấy đang miêu tả chính lông của bà vì cỏ gà leo quanh mép cũng như lông mu chỉ mọc quanh môi lớn. “Cá diếc le te lội giữa dòng”, cá diếc nhỏ và đang le te ở giữ dòng, trong văn hoá Việt xưa cá diếc còn dùng để chỉ âm vật phụ nữ và âm vật thì quả thật chỉ nằm ở giữa giếng mà thôi. Tất cả cái tục mới nói ở trên là do đầu tóc đen tối của tôi suy diễn hay là ý của nhà thơ? Có những câu hai nghĩa thì tôi có thể đang đi lệch hướng tác giả nhưng còn những câu một nghĩa thì sao? Đấy phải chăng thật là những cái tục tác giả muốn gửi gắm. “Giếng ấy thanh tân ai đã biết” thanh tân là trai tân thế cớ sao trai tân lại không biết cái giếng này, phải chăng cái giếng này chỉ được hé lộ trong đêm tân hôn. Chỉ những người có vợ mới biết cái giếng này vì ngày nào chả hì hục lấy nước giếng trong đêm. Câu cuối là một câu khiêu khích hơn là một câu hỏi: “Đố ai dám thả nạ rồng rồng” rồng rồng là cá quả còn nhỏ, nạ rồng rồng nghĩa mẹ cá quả mà cá quả trưởng thành trong văn hoá Việt chính là dương vật. Đây là lời thách thức cũng như lời mời khiêu gợi, đố ai dám cho cá vào người em!.