Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Hồ Hoàng Đông » Trần gian, đêm rất buồn (2020)
Sang sôngPháp Hoa, Bát Nhã… là tên các bộ kinh Đại thừa Phật giáo nổi tiếng. Bằng trái tim quảng độ, Hồ Hoàng Đông khéo léo dựng nên một hoàn cảnh rất thơ, rất thiền và cũng rất thú vị: Một nhà sư qua sông. Dòng sông là hình ảnh ẩn dụ của dòng sông sinh tử (tức là luân hồi). Người tu hành, với mục tiêu tối thượng là không còn luân hồi nữa (vượt qua sông), như câu kinh nổi tiếng trong Bát nhã Tâm kinh: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha… (“Đã tới rồi, đã tới rồi, tới bờ bên kia, tới bờ Giác ngộ rồi!”). Nhà sư đã tới nơi, đã đắc quả, và muốn gửi lại cho nhân vật em trữ tình – đại diện cho những người trần thế, chưa qua sông, chưa thoát khỏi luân hồi – một phương tiện (ở đây là kinh Pháp Hoa) để “em” có thể theo đó tiếp bước nhà sư tới bến bờ giải thoát – giác ngộ. Và, thật thú vị, khi nhà sư nhận ra con đò (phương tiện) chở nhà sư qua sông, lại chính là của “em”. Bài thơ chấm dứt. Mở ra một câu hỏi: “Em” là ai? “Em” là người đi sau hay là người đi trước? “Em” là người đang cần sư độ, hay chính “em” đã độ sư? Ngẫm nghĩ một lúc, ta vỡ oà nhận ra nhân vật “em” là một cao thủ. “Em” đã qua sông (đã giải thoát khỏi luân hồi), nhưng “em” không đi tiếp, mà “em” quay về để cứu độ những người khác. Trong vai người lái đò, “em” đưa lớp lớp người (trong đó có nhà sư) qua dòng sông sinh tử. Vậy mà sư lại cứ ngỡ “em cần. Nhìn sâu hơn, nhân vật “em” chính là hiện thân của một vị Bồ-tát, tự chủ đi lại trong luân hồi, thệ nguyện độ hết chúng sinh rồi mới nhập Niết-bàn thành Phật. Khoảnh khắc nhà sư nhận ra cao thủ, hẳn sẽ cười đại ngộ.
Gửi lại Pháp Hoa
Mới hay đò Bát Nhã… là của em!
(Cao thủ)
Nào phải ta lẩn trốn tìnhBài thơ rất tình. Tình ở đây vượt thoát ra khỏi phạm vi nhỏ hẹp của đôi nam nữ. Một ngày người nhận ra, mọi điều trên thế gian này đều vô thường. Con người ai sinh ra cũng phải già, phải chết. Chúng ta luẩn quẩn trong thú vui dục lạc, và luẩn quẩn trong sáu nẻo luân hồi. Khi nhận ra đời là phù vân, đời là giả hợp, đời là cõi tạm, người ta xuất gia. Chính thức bước ra khỏi ngôi nhà thế tục, chấm dứt mọi thú vui dục lạc trần thế. Bắt đầu đi trên lộ trình giải thoát, giác ngộ. “Tình” ở dòng thơ đầu là tình yêu đôi lứa, tình yêu tục luỵ. Nhưng “tình” ở câu thơ cuối lại mang tinh thần cứu nhân độ thế, một người đi tu để người còn lại nhận ra nguyên lý cuộc đời: gì rồi cũng rạn nứt, chia ly. Sớm nhận ra để sớm buông bỏ, sớm nhận ra để sớm bước đi. Vì vô thường không ai nói trước, nay còn, mai mất, chần chừ sẽ không còn cơ hội nữa. Tổng thể bài thơ nhỏ nhắn, gọn gàng, nếu đọc lướt qua, khó lòng thấy được thâm ý Hồ Hoàng Đông đang giấu kín.
Ta đi dứt áo
Để tình cùng tu.
(Chuyển hoá)
Đêm xuân
Mưa hắt vào phòng
Người mở cửa sổ
Nghe lòng hắt hiu.
(Mưa đêm)
Tết vềHai bài thơ đều mang âm hưởng tết đến, xuân về. Hồ Hoàng Đông đã khéo léo sắp đặt những hành động, trạng thái đầy mâu thuẫn. Trong bối cảnh đêm xuân, khi “mưa hắt vào phòng”, thay vì đóng chặt cửa sổ thì nhà thơ lại “mở cửa sổ”. Nhà thơ mở cửa sổ để làm gì? Để hoà mình vào cơn mưa mùa xuân, hay là sự chủ động đón chào năm mới? Lại nữa, ngày tết, ai cũng hân hoan mừng tuổi nhau kèm theo những lời chúc, tại sao thi nhân lại buồn khi được mừng? Câu hỏi của tôi cũng như trăn trở của chính anh, bộc lộ qua câu thơ “Thêm tuổi có vui?”. Câu hỏi này, trả lời không dễ. Qua hai bài thơ, sự mâu thuẫn trong dụng ý thơ của Hồ Hoàng Đông trở nên bừng sáng. Anh không vui khi năm mới đến, bởi thêm tuổi, với anh, nghĩa là con người gần đất xa trời thêm một quãng. Xuân sang nghĩa là ta… sắp chết!.
Thêm tuổi có vui?
Phong bao đỏ
“Mừng tuổi” rồi… Buồn thiu!
(Mừng tuổi)
Một chiều thu
Không một lý do gì
Ta êm đềm về lại nơi cát bụi
Người chớ lo
Ta hoàn thành sứ mệnh
Sang sông vắng, đây chỉ một chuyến đò
(Ngồi chờ ngày tai nạn – trích)
Giật mình,Đọc thơ Hồ Hoàng Đông, ta không khỏi giật mình trước những ý tưởng táo bạo của anh. Những điều mà nhân gian luôn lảng tránh như tai nạn và cái chết, thì anh lại lạc quan và chủ động đón nhận. Tôi trích hai đoạn thơ trên, vì nhận thấy chúng có chung một câu hỏi thách thức: Thách thức cái chết – Thách thức nghịch cảnh – Thách thức sự vô thường. Quan điểm của một người Phật tử về sự sống, cái chết trong anh thật nhẹ nhàng và bình thản. Êm đềm, không âu lo. Sự chuẩn bị cho cái chết của một người trẻ tuổi không có nghĩa là người đó sắp chết. Chỉ là người đó đã tồn tại những suy tư về sự sống – cái chết trong ý thức mà thôi. Có thể thấy, lăng kính vô thường trong thơ Hồ Hoàng Đông xuất hiện ở mọi ngóc ngách của câu từ. Có khi nào anh đang âm thầm đánh thức một phần bản ngã của độc giả? Những người đang mải miết trôi lăn cùng thế gian đầy tục luỵ?
Mọi chuyện giờ di ảnh
Phương trượng, bạn xưa, thơ… mù sương
Ngạo nghễ nhìn đời cười ha hả
Ngày nào đến lượt ta, vô thường?
(Viết cho ngày đến lượt – trích)
Đường về, tôi ngắm hoài mây trắngRồi
Ôm mẹ mà lòng ôm Sơn Tây
Tôi và Sơn Tây vẫn còn đóvà ước mơ nhỏ nhoi
Nhưng, tóc mẹ tôi đã… vô thường
Con mơ một lần con bé lạiMẹ đã hoá thân vào quê hương, tuổi thơ và cuộc đời anh. Hơi thở của anh cũng là hơi thở của mẹ, của quê hương xứ Đoài anh luôn chan chứa yêu thương.
Tóc mẹ sợi bạc hoá sợi xanh
Chợ Nghệ, Sơn Tây lại tấp nập
Hoa đào bung nở chốn cổ thành