Trang trong tổng số 3 trang (25 bình luận)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối
Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 06:02
Năm 1970, Bùi Giáng được các bác sĩ ở Bệnh viện Tâm thần Biên Hoà cho xuất viện. Ngay trong năm đó, ông đã in hai cuốn sách là Biển Đông xe cát và Mùa thu trong thi ca. Qua năm 1971 ông in Ngày tháng ngao du. Lúc này ông cũng đã bắt đầu ngao du thực sự trên khắp những nẻo đường Sài thành chứ không chỉ ngao du trong các trang sách.
Phạm Xuân Đài một người gần gũi với Bùi Giáng kể: “Bây giờ anh ít làm thơ lắm, còn các cơn điên thì viếng anh gần như định kỳ. Những lúc ấy anh đi nhiều nơi, nhưng thường xuất hiện vùng chợ Trương Minh Giảng, chỗ Đại học Vạn Hạnh là nơi ngày xưa anh từng trú ngụ, đứng giữa đường vung tay điều khiển xe cộ, cử chỉ rất linh động, đặc biệt đôi mắt sáng quắc bừng bừng. Anh đang thể hiện một năng lực nào đấy đang đầy ắp trong người anh. Có khi anh múa may trong một lớp áo loè loẹt, động tác mạnh mẽ chính xác gần như múa võ, miệng hò hét như đang nạt nộ với một đối tượng vô hình đang hiện diện ngay trước mặt mình. Đêm khuya một hai giờ sáng người ta nghe thấy một người đi vừa tranh luận với chính mình, lời lẽ khó hiểu, thì ai nấy đều biết đó là Bùi Giáng”.
Năm 1972 ông in khá nhiều sách: Đường đi trong rừng, Lời cố quận, Lễ hội tháng ba, Con đường ngã ba - Bước đi của tư tưởng. Năm 1973 in Bài ca quần đảo, Hoàng tử Bé. Năm 1974 in Mùi hương xuân sắc.
Khi không làm gì, ông lại ngao du nhiều hơn. Một người quen biết khác với Bùi Giáng, ông Nguyễn Văn Thức kể lại như sau: “Có một lần gặp một người bạn, người bạn đó đã nói với tôi: Bùi Giáng dạo này điên lắm. Tôi bán tín bán nghi tự hỏi không biết có thật không”. Nhưng một hôm, Nguyễn Văn Thức đã tận mắt chứng kiến những gì xảy ra trước mắt mình, mới tin lời người bạn nói lúc trước: “Một ông lão ăn mặc thời thượng đang nhảy múa trên đường Duy Tân, nay là đường Phạm Ngọc Thạch. Quần áo lếch thếch, dơ dáy, màu sắc lung tung. Tay cầm một ống sáo, đầu đội khăn có cắm lông gà lua tua. Râu ria xồm xoàm. Ống sáo trên đầu bịt một chiếc bong bóng đỏ, mỗi lần thổi bung lên tóp xuống, không phát ra một thứ âm thanh nào. Đang từ ở một mé đường ông lại chạy tông ra giữa đường nhảy múa. Chiếc bong bóng cứ liên tiếp phùng ra tóp vào. Lũ trẻ chạy theo bu quanh hò reo thích chí. Cứ thế ông diễu hành dọc theo đường Duy Tân lên đường Hiền Vương, nay là đường Võ Thị Sáu. Đám trẻ cứ bu theo ông chọc ghẹo. Ông rượt đuổi chúng chửi rủa thậm tệ và miệng lẩm nhẩm những gì không ai hiểu nổi. Đứng ngoài nhìn ông diễu hành, tôi thấy cám cảnh nên đã trờ xe đến gần gọi ông, nhưng ông không hề nghe vẫn tiếp tục nhảy múa. Vài đứa trẻ nhìn tôi lấy làm lạ. Tôi tiếp tục gọi ông. Lần này ông quay lại nhìn và nhận ra tôi rồi nhờ tôi chở đến nhà Đinh Cường. Khi ngồi ở sau xe tôi, Bùi Giáng trở nên hiền khô. Tôi thấy hai đòn bánh treo tòn teng ở cổ kỳ kỳ. Bùi Giáng hiểu và cho tôi hay là mẹ Trịnh Công Sơn vừa mới cho”.
Và đây là một cảnh tượng khác xảy ra trên đường phố Sài Thành mà “diễn viên chính” không ai khác hơn ngoài thi sĩ của chúng ta: “Bùi Giáng nhảy múa trước Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đường Nơ Trang Long quận Bình Thạnh. Ông cầm một cây đu đủ khô queo dài cỡ hơn hai mét. Lúc nào cũng vung cây đu đủ lên nhảy múa, quần áo vẫn lôi thôi, chằng vá đơn kép, màu sắc linh tinh. Đám trẻ con, người lớn bu vào. Giữa đám đông ấy tôi đến gần Bùi Giáng, vỗ vai ông: Nhảy múa gì mãi vậy, ông? Nghe hỏi, ông quay phắt lại phía tôi, nhếch cặp mắt trắng dã, dữ tợn với dáng vẻ thủ thế. Tôi mỉm cười cầu hoà. Khi nhận ra tôi - vẫn một tên trung niên ông đã từng gặp: À, mày, mày cho tao về xóm gà đi. Vào nhà tao chơi. Không cần gì phản ứng của tôi, ông nhảy phóc lên yên sau xe đạp. Lúc này xe gắn máy của tôi đã mất nên chở ông rất khó khăn, vả lại trên tay ông đang cầm một cây đu đủ dài hơn hai mét. Bùi Giáng và tôi đang là trò cười cho đám đông. Tôi nói là bận không thể chở được. Ông nói như phán: Cứ đi đi, chở cây này về dùm tao. Bùi Giáng cứ gác gốc cây đu đủ lên tay lái xe đạp, ngọn thì ông đặt lên vai. Ông lại phán: Đi mày! Giây phút này tôi bỗng trở nên một gã hề, rất hề. Giá ông đọc vài câu thơ Pháp lên giọng rồi xuống giọng thì tuyệt. Nhất định là một sân khấu ngoài trời. Hình ảnh này tôi đã gặp nhiều lần ở quán cà phê Huy Tưởng. Tôi cố sức đạp đi mà không nổi, vì lỉnh kỉnh quá. Vài người trong đám đông đề nghị, đi xích lô thôi. Tôi đồng ý ngay. Bùi Giáng thì lưỡng lự. Nhưng trời xui đất khiến ông cũng nhảy xuống. Tôi đưa ông ít tiền để ông đi xe, nhưng ông chỉ lấy một nửa trước sự ngạc nhiên của tôi và nhiều người...”
Nói về chuyện ngao du của Bùi Giáng, Phạm Xuân Đài kinh ngạc: “Cái ông già gầy gò ngoài sáu mươi ấy lấy đâu ra sức lực để trải qua các cơn điên dữ dội của mình? Đấy là một điều bí ẩn. Đi lang thang hàng chục cây số bất kể nắng mưa, múa may la hét suốt mấy ngày liền, kẻ lực sĩ chưa chắc đã làm được”.
Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 06:05
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 11/02/2006 06:10
Le petit Prince, một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất thế gian của nhà văn Pháp Saint Exupéry, cuốn sách được coi là bài thơ bất hủ ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn con người, bản dịch tiếng Việt đầu tiên của cuốn sách tuyệt vời đó là của Bùi Giáng với cái tên Hoàng tử bé. Hàng triệu người Việt Nam qua nhiều thế hệ đã yêu mến Hoàng tử bé qua ngòi bút hồn nhiên lãng đãng của Bùi Giáng.
Trong các năm từ 1966 trở đi, Bùi Giáng dịch rất nhiều tác phẩm văn học của các nhà văn nổi tiếng nước ngoài. Mảng sách này chiếm một tỷ lệ khá lớn trong những cuốn sách của Bùi Giáng. Ngoài các tác phẩm của Saint Exupéry, Bùi Giáng còn dịch các tác phẩm của Shakespear, Albert Camus, André Gide, các tác giả Trung Quốc và nhiều tác giả phương Tây khác. Ông thông thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức và chữ Hán.
Trong những bản dịch của ông, một số ông dịch trung thành với nguyên bản, một số khác ông vừa thể hiện được tinh cốt của tác phẩm, vừa... sáng tạo. Và có một số tác phẩm ông không chịu dịch trọn cuốn sách mà vừa dịch vừa… cà rỡn.
Ta hãy đọc một cuốn tiểu thuyết dịch nửa chừng như vậy của Bùi Giáng. Cuốn Nhà sư vướng luỵ được Bùi Giáng dịch, Quế Sơn xuất bản lần đầu vào năm 1969. Đây là tác phẩm của một nhà văn Trung Hoa đồng thời cũng là một nhà sư tên là Tô Mạn Thù.
Thoạt đọc cuốn sách, ta bắt gặp cái giọng văn vừa khúc chiết vừa văn hoa của ông khi xưa, lúc ông viết “Một vài nhận xét…”: “Tại Bách Việt, về phía Nam bờ biển, có dãy Kim Nhân Sơn nguy nga dựng sững. Những lúc trời quang mây tạnh, ta có thể nhận thấy phía bên dưới sườn núi xanh um ẩn ẩn hiện hiện một mái ngói hồng lóng lánh, lập loè như lớp vảy con kình ngư. Đó là ngôi chùa Hải Vân, vẫn còn nguyên như thuở xưa, cái ngày nhà Tống sụp đổ”… “Cho tới ngày nay, nhìn sơn lĩnh ở xa xa cuối chân trời, vân khí sầm uất, bàng bạc chiều chiều như còn gợi mãi vang bóng triều đại xưa. Và thỉnh thoảng tiếng sóng vỗ bi thống còn khiến lữ khách ngậm ngùi, cúi đầu lặng lẽ, không dám gợi lại những bóng ma não nùng của quá khứ”.
Ta thích thú đọc tiếp những trang sau. Nhưng đọc khoảng hai ba chục trang nữa thì ta chợt thấy thấp thoáng một vài cụm từ “có vấn đề”, chẳng hạn: “Con xin trút giũ thảy thảy hết trở lại cho Như Lai, để suốt một bình sinh đi theo dấu chân liên tồn của Tuyết Mai tiên nữ”.
Tuy nhiên chúng ta vẫn còn đọc được thông suốt văn bản thêm khoảng bốn năm chục trang tiếp theo. Rồi cuối cùng ta đụng vào cái mớ rối bòng bong của Bùi Giáng. Lúc này, Bùi Giáng bắt đầu lên đồng: “Mặt hồ nguy nga nào tinh khiết thế, cho đến nỗi những ngư ông ngư phủ đã ngây thơ báo biểu rất mực rằng, nhìn đăm đăm vào ắt các anh sẽ thấy những Đô Thị Phiêu Bồng Huyền Thuyết Cổ Hy nhô lên bất chợt bởi thần thuật Đa Na Ô kỳ bí, ở diện tiền bọn người hì hục lao công, hồ ngọc ôi, ngươi quyến rũ dã man gì như thế, khiến hằng hằng mỗi mỗi cường quốc nọ cứ lăm le muốn chiếm hữu đất đai xứ sở kia cho bằng được”.
Từ lúc này trở đi, người ta không biết đâu là lời của tác giả nguyên bản đâu là lời của Bùi tiên sinh nữa. Lúc đó Bùi Giáng bắt đầu… múa bút. Ông vứt bỏ những tình tiết của tiểu thuyết ra ngoài để thay vào đó là những chuỗi dài từ ngữ dính chùm nhau, kéo từ trang này qua trang khác của ông, hết văn xuôi lại đến thơ.
“Hỡi ôi!/Lời tối hậu? Ý tuyệt trù /Bỗng dưng chắp nối cho sầu ma hoang/Lời thăm thẳm? Ý khôn hàn/Vì đâu riêng tụ về hàng thơ điên/Bán khai nhân vật diện tiền/Sương lung bán ẩn suốt miền cảo thơm”.
Nhưng chưa hết đâu. Bùi Giáng vẫn chưa thoả mãn khi đã đùa giỡn như thế. Cho nên ông đưa nàng Kim Cương của ông vào trong cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc: “Ôi em Kim Cương ngàn thu một thuở Nương Tử rất mực vô ngần Nam Diện cành Nam màu lan sơn thuỷ”. Chúng ta không thể bình luận gì được ở chỗ này nữa.
Cho đến lúc Bùi Giáng hoàn toàn quên luôn việc dịch tiểu thuyết khi ông nhảy vào trong bối cảnh để xưng là tại hạ và ngâm thơ hoặc là hát: “Anh đã hái ngành lá cây thạch thảo/Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi/Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa/Mộng trùng lai không có được trên đời”.
Có lẽ nói sẽ không hết ý. Vì vậy nên trích vào đây một đoạn bản dịch tiểu thuyết Nhà sư vướng luỵ của Bùi Giáng:
“Nói xong nàng vén áo xiêm, chỉnh đốn quỳ một chân xuống, trang trọng đón chút quà mọn như đón tặng vật trời ban. Ôn tồn thuần hậu mà rằng:
- Kính tạ Tam Lang! Tam Lang từ nay đừng dùng tiếng “cô nương cô nưỡng cô nuồng” mà gọi tôi. Nghe có vẻ ra làm sao ấy. Chẳng thân thiết tí nào.
Tôi nói:
- Kính thưa cô nương. Tại hạ đồng ý là: tiếng cô nương nghe ra không có vẻ thân mật. Nhưng còn tiếng “cô nuồng” thì quả là thân thiết bịch bồ.
Tĩnh Tử hỏi:
- Hà dĩ kiến đắc?
Tôi đáp:
- Nhân vì tiếng “cô nuồng” có chứa chất âm thanh “uông uông uồng uồng” ngụ trong tính tình nên lời tuyệt diệu.
Tĩnh Tử hỏi:
- Tuyệt diệu như răng?
Tôi nói:
- Như rằng uông uồng chuồn chuồn thèm thuồng và ở truồng vân vân.
Tĩnh Tử phì cười:
- Tam Lang chớ có giỡn như thế em không có bằng lòng.
Tôi nói:
- Dạ vâng.
Nuồng bảo:
- Dạ, vâng cái chi. Tam Lang hãy dùng tiếng ừ vậy.
Tôi đáp:
- Nhiên.
Nuồng nói:
- Phải. Nhiên. Giờ đây em đã nhận tặng vật của anh, sớm hôm nhìn ngắm, em sẽ không quên con người sẽ không quên con người đã ban cho”.
Đến đây cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc coi như hoàn toàn biến mất trong bàn tay của một dịch giả tài hoa nhưng không bình thường này.
Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 06:06
Không chỉ làm thơ, dịch tiểu thuyết, viết sách khảo luận triết học, Bùi Giáng còn viết rất nhiều tuỳ bút văn học, đặc biệt là tuỳ bút về thơ. Đọc những tuỳ bút này, ta nhìn thấy tâm hồn ông mênh mang ảo diệu, thăm thẳm như bầu trời. Ông cảm nhận được những điều tinh vi huyền bí nhất của thi ca. Ông đúng là tri âm của các thi sĩ. Chúng tôi xin giới thiệu một bài trong số đó, đây là bài Bùi Giáng viết về Tuệ Sỹ, trích trong tập Đi vào cõi thơ.
Tuệ Sỹ là một vị sư. Ông viết văn quá nghiêm túc, những sở tri của ông về Phật học quả thật quảng bác vô cùng. Thấy ông vẻ người khắc khổ, không ai ngờ rằng linh hồn kia còn ẩn một nguồn thơ thâm viễn u u... Một bữa ông đọc cho tôi nghe hai câu thơ chữ Hán của ông:
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tuỳÔng bảo làm sao tiếp cho hai câu để nên một bài tứ tuyệt. Tôi đề nghị với ông nên nhờ ni cô Trí Hải tiếp giùm. Ông ngượng nghịu bảo tôi đừng nên rỡn đùa như thế. Vậy tôi xin lai rai thử viết:
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Thâm dạ phong phiêu nghiệp ảnh tuỳNhưng ai có ngờ đâu nhà sư kín đáo e dè kia, không hề bao giờ có vướng luỵ, lại còn mang một nguồn thơ Việt phi phàm? Một bài thơ Không đề của ông đủ khiến ta khiếp vía mất ăn mất ngủ:
Hiện tiền vị liễu lạc hoa phi
Phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
Trí Hải đa tàm trúc loạn ty
Và xin ông chả nên lấy thế làm bực mình.
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũTôi hoảng vía đề nghị: Đại sư nên gác bỏ viết sách đi. Và làm thơ tiếp nhiều cho, nếu không thì nền thi ca Việt mất đi một thiên tài quá lớn.
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Mới nghe bốn câu thôi, tôi đã cảm thấy lạnh buốt linh hồn, tê cóng cả cõi dạ.
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũ
Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn
Đôi mắt ướt tuổi vàngXin xuống dòng thư thả như thế. Ắt nhìn thấy chất trang trọng dị thường của hoài niệm. Hoài niệm gì? - Khung trời hội cũ.
Khung trời
Hội cũ
Đôi mắt ướt tuổi vàng khung trời hội cũ...Mở lời ra, nguồn thơ trực nhập vào trung tâm cơn mộng chiêm niệm. Đầy đủ hết mọi yếu tố bát ngát: một cung trời xán lạn bao la, một hội cũ xao xuyến, một tuổi vàng long lanh... Một đôi mắt ướt ngậm ngùi của hiện tại.
Đôi mắt ướt tuổi vàngĐôi mắt ướt? Đôi mắt của ai? Vì sao ướt? Vì lệ trào, hay là vì quá long lanh?
Khung trời hội cũ
Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoangÁo nào màu xanh? Màu xanh màu chàm của cô gái Mán gái Mường, gái núi nào xưa kia băng rừng và thi nhân đã ngẫu nhiên một lần nhìn đắm đuối?
Đôi mắt ướt tuổi vàngPhút vội vã bỗng thấy mình du thủ? Mình là thân Bồ tát, quanh năm kinh kệ trai chay, thế sao bỗng nhiên một phút vội vã lại dám làm thân du thủ? Dám gác bỏ kệ kinh? Dám mở cuộc thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn?
Khung trời hội cũ
Áo màu xanh
Không xanh mãi
Trên đồi hoang
Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ.
Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuởMối tình rộng thả suốt biển non im lìm lạnh lẽo. Một hạt muối vẫn chưa tan. Một nếp u ẩn của lòng mình bơ vơ không gột rửa.
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thế
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Từ núi lạnh đến biển im muôn thuởTa tưởng như nghe ra “cao cách điệu” bi hùng của một Liệp Hộ, một Nerval, một chỗ trầm thanh nhất trong cung bậc Nietzche.
Đỉnh đá này và hạt muối đó chưa tan
Cười với nắng một ngày sao chóng thếMột tiếng “buồn chăng” lơ lửng nửa như chất vấn, nửa như ngậm ngùi ta thán, dìu về cả một khúc tâm thanh đoạn trường:
Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
Sen tàn cúc lại nở hoaTiết điệu rạc rời như gót mỏi đi quanh. Một tuổi đời chưa đủ? Một tuổi xuân chưa vừa? Một tuổi vàng sớm chấm dứt? Một tuổi “đá” sớm từ giã mọi yêu thương?
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
Đếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
Tiết nhịp lời thơ lại biến đổi:
Đếm tóc bạc
Tuổi đời
Chưa
Đủ
Bụi đường dài
Gót
Mỏi
Đi
Quanh
Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rũBài thơ dừng lại. Dư âm bất tuyệt kéo dài trong đêm lữ thư khép mình trong bốn bức tường với nhạt nhoà ủ rũ ngục tù.
Suối nguồn xa
Ngược nước
Xuôi ngàn
Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 06:07
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 11/02/2006 06:11
Tôi đã gặp Bùi Giáng nhiều lần trên trang sách trước khi thực sự được gặp ông. Cơ may ấy có được chính là nhờ tôi đi chiến trường. Chứ nếu cứ ở Hà Nội, thì chắc mãi sau ngày giải phóng tôi mới đọc được Bùi Giáng.
Hồi chiến tranh, sách vở của miền Nam ra được Hà Nội rất ít. Nhưng ở chiến trường, tôi lại có điều kiện đọc rất nhiều sách xuất bản ở Sài Gòn từ tủ sách của ông Nguyễn Văn Linh chủ trương sắm cho Ban tuyên huấn TWC (R). Tôi có người bạn làm “thủ thư” của tủ sách ấy, vì vậy không chỉ được đọc thơ Bùi Giáng, tôi còn được đọc nhiều tác phẩm của A.Camus và Saint-Exupery mà ông dịch. Tôi không thuộc số người làm thơ chịu ảnh hưởng Bùi Giáng - số này tôi biết khá đông - nhưng tôi chịu lối làm thơ ngẫu hứng của Bùi Giáng. Nó rất gần với “thơ tự động” của phương Tây, nhưng lại đặc Việt Nam, vì đó thường là thơ lục bát. Lục bát thì không thể là thơ... Tây được rồi! Bùi Giáng chơi với thơ lục bát như kiểu trẻ con chơi với những con giống hay những mẩu gỗ nhỏ - chơi trò xếp đặt. Những câu lục bát bất thần của ông có thể khiến ta phải giật mình. Không biết Mưa nguồn có phải là tập thơ đầu tay của Bùi Giáng không, nhưng tôi đã đọc trong đó những câu thơ tinh khiết, những câu thơ tự nguồn mà thường ở những tập thơ đầu tay - như một mối tình đầu - nhà thơ có được một cách hoàn toàn không cố gắng, thậm chí không ý thức. Ngày còn ở chiến trường, tôi đã biết Bùi Giáng rất mê thơ Huy Cận do đọc những lời “tán” đầy đam mê của ông về thơ Huy Cận. Tôi không ngờ, tháng 5/1975, khi vào Sài Gòn và tình cờ được gặp Bùi Giáng, thì chính ông đã đưa thơ Huy Cận ra đố tôi. Dạo đó mới giải phóng, người ta thì bận năm bận mười, còn đám phóng viên binh vận chúng tôi thì... thất nghiệp. Chiến tranh đã kết thúc, chúng tôi cũng không còn “đối tượng” để tuyên truyền nữa. Vậy là suốt ngày tôi lang thang la cà ngoài đường, mê mẩn với những “quầy sách dã chiến” trên các con phố lớn của Sài Gòn. Một buổi tối, anh Hoàng Liên - một cây bút sắc sảo của “đội ngũ tuyên truyền binh vận” chúng tôi - xuất thân từ một ký giả Sài Gòn - mời mấy anh em chúng tôi đến nhà anh uống rượu mừng sum họp. Tôi nhớ nhà anh Hai Hoàng ở một con hẻm thuộc khu Nguyễn Thông - Hoà Hưng gì đó, nhà cũng khiêm nhường thôi. Anh Hoàng Liên là người Quảng Nam, trước khi vào chiến khu hình như khá thân với nhà văn Vũ Hạnh. Dĩ nhiên anh cũng là đồng hương của Bùi Giáng thi sĩ, nhưng tiệc rượu hôm đó thì chỉ Vũ Hạnh, nhà láng giềng, lại là “dân công tác thành” - tức “VC nằm vùng” là được mời. Thủ trưởng của chúng tôi hôm ấy cũng có mặt, và tỏ ra hứng khởi. Thì lúc ấy ai mà chẳng hứng khởi: chiến tranh đã chấm dứt, gia đình sum họp,“Miền Nam nhận họ” cơ mà! Chúng tôi và nhà văn Vũ Hạnh vừa uống rượu vừa nói với nhau nhiều chuyện một cách từ tốn và giữ lễ. Anh Vũ Hạnh thì tôi đã biết tiếng và đã đọc nhiều trước đó, biết cả anh là “Việt Cộng nằm vùng” do đọc báo Sài Gòn. Có lẽ do mới giải phóng, người ở rừng và người ở thành lần đầu gặp nhau hay sao đó mà anh Vũ Hạnh có vẻ dè dặt. Chúng tôi thì vô tư, cứ uống và nói to, vui vẻ thoải mái. Bỗng cửa nhà anh Hai Hoàng mở toang, và một vị khách bất ngờ xuất hiện. Một người râu tóc tung bay, già thì không hẳn vì dáng đi còn phong độ lắm, mà trẻ thì không phải do có rất nhiều... râu (!). Anh Vũ Hạnh nhỏ nhẹ giới thiệu: “Anh Bùi Giáng, nhà thơ”. Tôi nhớ, hình như lúc ấy Bùi tiên sinh đang quẩy trên vai cái gì đó, trông nửa như Bồ Đề Đạt Ma, nửa như... bác hành khất. Bùi tiên sinh không đợi mời, ông ngồi luôn xuống sàn nhà cùng chúng tôi, và... đọc thơ. Không phải thơ ông, tôi nhớ, mà hình như là thơ Huy Cận. Đọc thơ và nói huyên thuyên, rất vui, chẳng giữ ý hay để ý đến bất cứ thứ gì. Anh Vũ Hạnh có vẻ hơi ngại, nhất là khi có mặt vị thủ trưởng của chúng tôi. Nhưng Bùi Giáng thì chẳng ngại ngần. Ông cũng nâng ly, uống một chút rượu cho vui, và nhắm với món... nói. Thấy trong chiếu rượu chỉ có tôi là còn trẻ và tôi tỏ ra phấn khởi khi gặp ông, Bùi tiên sinh quay sang bắt chuyện với tôi. Ông nói như Hoàng Liên đây thì ông tin là VC, vì nhà Hoàng Liên nghèo. Còn Vũ Hạnh, ông không tin, vì Vũ Hạnh có nhà ba hay bốn lầu gì đó! Anh Hoàng Liên phải thanh minh cho khách là nhà văn Vũ Hạnh có được ngôi nhà này do nuôi chim cút chứ không phải làm áp-phe hay bóc lột ai. Bùi Giáng cười khà khà và chuyển sang... đố thơ. Dĩ nhiên không phải đố thủ trưởng của tôi vì thủ trưởng hơi nghiêm và có vẻ không hưởng ứng lắm. Bùi Giáng bèn đố tôi. Ông đọc mỗi lần mấy câu thơ và hỏi tôi có biết thơ của ai không? Có đoạn tôi biết là thơ Huy Cận, có đoạn tôi không biết. Tất cả đều là thơ Huy Cận. Bùi tiên sinh chê tôi, ông không hiểu tại sao một người trẻ được giới thiệu là “nhà thơ” như tôi mà không thuộc hết thơ Huy Cận (?). Đúng là tôi dở, nhưng tôi cãi cố với Bùi tiên sinh là tôi chưa thuộc chứ không hẳn là không thuộc. Chưa thuộc vì tôi chưa có điều kiện đọc hết thơ Huy Cận, chứ nếu đã đọc thì có khi cũng thuộc (?). Tôi nói lấy được chứ thuộc thơ vốn là điểm yếu nhất của tôi. Ngay thơ mình tôi cũng không thuộc, nói gì đến thơ người! Bùi tiên sinh có vẻ rất vui, ông nói đủ chuyện mà giờ tôi cũng không nhớ là những chuyện gì. Tất nhiên với Bùi Giáng thì không có “vùng cấm” trong những câu chuyện không đầu không đũa như thế. Do đó thủ trưởng của tôi có vẻ không hài lòng. Ông không nói gì, nhưng tôi và anh Hai Hoàng đều biết. Thủ trưởng của tôi dĩ nhiên không biết Bùi Giáng là ai, có những đặc điểm gì, lại mới giải phóng, tình hình Sài Gòn chưa ổn định, nên ông cảnh giác là chuyện không khó hiểu. Nhưng với Bùi Giáng, đó cũng không là trở ngại gì lớn! Ông vẫn nói, vẫn vui, vẫn hoa chân múa tay như ở chỗ không người. Và ông chuyển sang... coi bói. Cho tôi.
Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 06:09
Trong bài thơ Vùng (Zone) nổi tiếng, G.Apollinaire, có lẽ nhìn từ tháp Eiffel đã thấy những cây cầu bắc qua sông Seine như một bầy cừu “kêu be be sáng nay”. Nếu thay vì bầy cừu là bầy dê, thay nàng chăn cừu là chàng chăn dê, lại thấy thấp thoáng hình bóng một Bùi Giáng nơi thượng nguồn con sông Thu Bồn đang chăn những đám mây trên mặt nước sông vào buổi sáng mùa thu nào đó.
Là người dịch rất nhiều tác phẩm trứ danh của văn học Pháp, nhưng hình như Bùi Giáng chưa có dịp đi Paris. Vậy mà tôi đã... gặp ông ở ngay kinh đô Ánh sáng này. Cuối năm 2003, tôi sang Paris dự Festival Thơ quốc tế, và khi có dịp ghé quán Foyer Viet Nam ở số 80 phố Monge quận 5 (khu Latin), người tôi gặp đầu tiên ở đây là... Bùi Giáng! Đúng hơn, là tôi đã gặp một bức chân dung Bùi Giáng vẽ bằng bút sắt. Nét vẽ rất có thần. Lại đôi mắt sáng quắc nhìn tận đâu đâu. Lại vẻ mặt hồn hậu của một lão nông xứ Quảng Nam đang mơ màng như nhớ lại câu thơ tuyệt vời của Apollinaire: Bergere ô tour Eiffel le troupeau des ponts bêle ce martin (Ôi tháp Eiffel nàng chăn cừu bầy cầu be be sáng nay - bản dịch của Hoàng Hưng). Tôi hỏi nhà thơ Võ Văn Thận - người phụ trách Foyer VN - và được biết bức chân dung Bùi Giáng là của hoạ sĩ Trần Văn Liêm-một người rất hâm mộ Bùi tiên sinh ở Paris. Mà không chỉ hoạ sĩ Liêm, khi Võ Văn Thận tặng tôi tập thơ mới của anh Bàn chân dưới đất, tôi cũng đã đọc trong những câu thơ của người xa xứ này rất nhiều hơi hướng Bùi Giáng. Anh Thận cũng là người hâm mộ, và có lẽ hơn cả hâm mộ, yêu quý Bùi Giáng. Đi lang thang giữa những phố cổ của Paris, thỉnh thoảng tôi lại gặp những người già chánh hiệu... Bohemiens. Họ uống rượu hoặc không uống rượu nhưng ngồi hoặc nằm ngay vỉa hè những con phố đông người qua lại. Trong hình dáng những người già tóc râu xoã xượi ấy, tôi lại thấy thấp thoáng một Bùi Giáng đang cảm nhận Paris bằng tất cả thể xác và tâm hồn mình. Chợt nhớ bản dịch tuyệt vời của Bùi tiên sinh tác phẩm u ẩn mà run rẩy tình người của Saint-Exupery Cõi người ta (Terre des hommes). Đúng là phải tới tay Bùi Giáng thì nguyên tác này mới có chữ “cõi” và chữ “ta” trong bản dịch. Giở một quyển sổ cũ, cách đây hơn 20 năm, tôi đã chép lại một đoạn văn xuôi trong Cõi người ta, chép để giữ cho mình như một lời biết ơn tác giả và dịch giả: “Punta Arenas! Tôi tựa lưng vào bờ giếng. Những đàn bà già nua tới đây lấy nước. Trong tấn bi kịch đời họ, ngày mai tôi sẽ biết riêng chỉ một cử động tôi đòi ấy thôi. Một bé con ngửa cổ vào tường, khóc lặng lẽ. Ngày mai trong kỷ niệm của tôi, sẽ chỉ còn ghi riêng hình ảnh một đứa bé lạc loài, sầu khổ không nguôi. Tôi là kẻ lạ tới đây. Tôi không biết, không biết gì hết cả. Thế giới họ, tôi không thể bước vào, làm tôi dám nói. Những yêu thương, những ganh ghét, những niềm vui của con người, cả một tấn tuồng rộng lớn đó diễn ra trong một khung cảnh bé bỏng xiết bao. Từ đâu con người khơi dẫn được về cho mình nguồn khát vọng vô biên. Từ đâu? Con người vốn bị phó mặc cho rủi may, bị vất ra sống trên một miền đất mà phún thạch hoả sơn còn hâm hấp nóng, mà những trận bão cát sắp tới, mà những cơn mưa tuyết sắp về, còn hăm doạ mãi! Nền văn minh của họ chỉ là một lớp vàng mạ mỏng manh. Hoả sơn sẽ xoá, sẽ bôi. Một biển mới sẽ dâng triều. Một cơn lốc cát”. Tác phẩm văn học nước ngoài, khi qua một dịch giả đồng điệu sẽ hiện ra bằng Việt ngữ như vậy đó! Một bài thơ văn xuôi đích thực, đầy xúc cảm và nhuyễn như thể nó được viết bằng tiếng... Việt. Tôi biết, nhiều người kêu Bùi Giáng ở một số bản dịch khác, rằng ông dịch tuỳ hứng và cả... tuỳ tiện quá! Nhưng chúng ta thử đọc Cõi người ta hay Hoàng tử bé của Saint-Exupery, hãy đọc Ngộ nhận hay Carnets của Albert Camus qua bản dịch Bùi Giáng, ta sẽ cảm nhận được hết sự tinh tế và uyên áo của nguyên tác qua một bản dịch. Tôi nhớ, ngày còn chiến tranh, ở chiến trường Đông Nam Bộ, tôi đã chép từng đoạn văn A.Camus trong Sổ tay (Carnets) qua bản dịch Bùi Giáng, và những đoạn văn tuyệt vời ấy đã an ủi tôi rất nhiều ngay trong những hoàn cảnh thắt ngặt của chiến tranh. Sau này, đã có những dịch giả dịch lại những tác phẩm trên của A.Camus hay Saint-Ex, nhưng phải nói thực, họ không vượt qua được bản dịch cũ của Bùi Giáng. Cần phải ghi công ông ở lĩnh vực truyền bá văn học thế giới này. Một người chỉ tự học ngoại ngữ mà có thể trở nên uyên thâm như thế, có thể “tung tăng” như thế trong khi dịch thuật, quả là hiếm có! Người như thế mà chưa một lần sang Paris để mặc sức chăn cừu hay chăn dê trên sông Seine thì thật đáng tiếc! Nhớ những ngày ở Paris hay xuống Orleans với nhà văn Đặng Tiến, ở đâu tôi cũng cảm thấy phảng phất sự hiện diện của Bùi Giáng trong những câu chuyện trao đổi về văn học, trong những bài thơ hay bài viết của các bạn văn người Việt ở Pháp mà tôi được đọc. Anh Thận còn tặng tôi một đĩa DVD về ngày giỗ Bùi Giáng ngay tại Paris, tại quán Foyer thân thiết và ấm cúng. Những bài thơ của Bùi tiên sinh đã được trình bày trong ngày giỗ ấy. Coi như ông đã đến Paris và đã lang thang dọc những con phố lát đá mờ ảo khu Latin này rồi, khu Đại học nổi tiếng của Pháp và cũng là nơi vinh danh rất nhiều nhà thơ nhà văn Pháp mà Bùi Giáng đã có lần chuyển dịch sang Việt ngữ. Trong dòng sông văn học khá bình thản của ta mà có được một người “quậy tưng” như Bùi Giáng kể cũng đặc biệt và thú vị. Nhưng rồi, ngay trong những lúc “quậy” như thế, chợt ta chìm lắng lại với những câu thơ kiểu như thế này: “Một hồn rũ rượi trong mưa/Nhớ ôi ngọc trắng ngày chưa cát lầm”. Như một khúc bi ca về cội nguồn trinh thục của Thơ. Như nỗi hoài nhớ về một thiên đàng tuổi thơ đã biền biệt. Thiên đàng ấy bên một dòng sông và những ngọn đồi lúp xúp mọc toàn sim mua...
Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 06:12
Trở lại với giai đoạn Mưa nguồn, chàng thanh niên Bùi Giáng còn giữ niềm tin ở mùa xuân, ở trần thế trong thời gian, ở Màu xuân: “Ngàn xuân rộng vô ngần trong bóng nguyệt”, hay trong bài Bờ xuân tiếp theo:
Mùa xuân bữa trước mùa xuân bữa sau, xuân bốn bên trong hiện tại vây hãm tấn công đời hạnh phúc lạnh như băng không làm sao nhúc nhích.Mùa xuân, mùa xuân hiển hiện, lung linh ánh sáng, long lanh thinh sắc. Trong niềm hoan lạc của đất trời, con người an tâm vui hưởng, vì tin ở sự tuần hoàn miên viễn, như tin vào một cánh én:
(Mưa nguồn, tr.38-39)
Én đầu xuân tuyết đầu đôngNgười ta thường nói: xuân về. Chữ về tin tưởng an lạc như Về Cố Quận. Xuân về với gió đông, “xuân mang thương nhớ trở về” (Nguyễn Bính). Chữ về gây cảm giác ấm cúng, thân thiết, tin cậy:
Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa
(Mưa nguồn, tr.62)
Mùa xuân hẹn thu về em trở lạiThơ là hạnh phúc của ngôn từ như trong Một ngày lễ hội, tên một bài thơ Holderlin được Heidegger bình minh. Hạnh phúc trong lời nói, của lời nói, dù nói để chẳng nói gì: thuở xưa kia... bờ nước ấy xưa kia. Câu thơ không mang lại một thông tin nào cả. Xưa kia làm gì? Bờ nước ấy: ấy nào? Nào ai biết. Chỉ biết là không gian và thời gian hạnh phúc. Hạnh phúc không cần nội dung. Hạnh phúc không cần lý do, không cần tự thức.
Ta nhìn nhau trong bóng nước mơ màng
Nước chảy mãi bởi vì xuân trở lại
Với dòng trong em hẹn ở bên đường
Ta sẽ đợi nghe đời em kể lại
Thuở xưa kia... bờ nước ấy xưa kia
Ta sẽ đợi nghe đời em nói mãi
Bên đời ai vạn đợi đã chia lìa
Mùa xuân hẹn thu về em trở lại
Bên đời đi còn giữ mãi hay không
Giòng bất tuyệt xanh ngần xuân thơ dại
Sầu hoang vu vĩnh hạ vọng non hồng.
(Mưa nguồn, tr.61)
Xưa kia tôi đã có lầnNhà thơ không cho biết đã có lần làm gì, nhớ gì và quên gì, nhưng chúng ta cảm rằng xưa kia ấy là hạnh phúc, ngay trong nhịp thơ tần ngần, ngập ngừng, lơ đãng. Hồ Dzếnh rất được Bùi Giáng yêu thích, đã thật thà hơn:
Và bây giờ đã đôi phần tôi quên
(Ca dao, Mưa nguồn, tr.143)
Có lần tôi thấy tôi yêuChúng ta đối chiếu, sẽ thấy sự khác biệt giữa hai tác giả, và đặc sắc của thơ Bùi Giáng mà chúng tôi gọi là hạnh phúc của ngôn ngữ:
Dáng cô thôn nữ khăn điều cuối thôn
Xa rồi, nay đã lớn khôn
Biết cô hàng xóm có còn nhớ nhau?
Xin yêu mãi và yêu nhau mãi mãiTrần gian ôi! Cánh bướm cánh chuồn chuồn Hạnh phúc ấy là Xuân trần gian, ăm ắp trong thơ Bùi Giáng, thời điểm mưa nguồn trên mái tóc. Cùng với tinh thần đó, trước khi mất, ông đặt cái tên Thơ vô tận vui cho một tập di cảo sắp sửa được xuất bản.
Lòng chim gieo sáng dệt vân saMặt khác, nó báo hiệu cho chủ đề “chết từ sơ ngộ”, và Màu hoa trên ngàn sơ khai đã là Màu hoa cuối cùng:
Trên bước đường xuân trở lại nhà
Mở sách chép rằng: vui một sáng
Nghìn năm còn mãi tấm lòng ta
(Áo xuân, 1942)
Lỡ từ lạc bước bước raBùi Giáng, rất sớm, đã linh cảm rằng mình suốt đời đứng nguyên ở một toạ độ, xác định bởi một không gian Cố Quận và một thời điểm Nguyên Xuân:
Chết từ sơ ngộ Màu Hoa Cuối Cùng
(Chớp biển, tr.45)
Rồi tôi lớn, đi vào đời chân bướcCó một mùa xuân nào, tuần hoàn trong trời đất, cùng với niềm vui nào đó. Nhưng có một hạnh phúc khác, màu xuân khác không bao giờ trở lại với nhân gian:
Cỏ Mùa Xuân bị giẫm nát không hay
Chợt có lúc hai chân dừng một lượt
Người đi đâu? Xưa chính ở chỗ này
(Chỗ này, Mưa nguồn, tr.82)
Mưa nguồn cũ quá xa rồi một trậnRồi suốt đời, khi sáng suốt, khi cuồng điên, qua hàng vạn trang sách, người thơ chỉ làm hoài làm huỷ một bài thơ, vẽ cho mình một chân dung duy nhất, như viết hoài một màu cỏ cho xuân.
Ôi xuân xanh vĩnh biệt như thể nào
(…) Người viết mãi một màu xanh cho cỏ
Người viết hoài một màu cỏ cho xuân…
(Bài ca Quần Đảo, tr.22-23)
Xuân mười sáu suốt bến xuân chìm tắtNăm mười sáu tuổi đã xảy ra biến cố gì trong đời tác giả làm chìm tắt mùa xuân? Chúng ta không biết, chỉ biết là ông làm thơ từ tuổi ấy, khoảng 1942, tại Huế, theo lời ông kể ở đầu sách Lời Cố Quận.
Một bài thơ gieo suốt tự bao giờ
(Bài ca Quần Đảo, tr.11)
Xuân về xuân lại xuân điHai câu thơ đơn giản. Ngớ ngẩn mà thâm sâu. Vớ vẩn mà thần sầu.
Đi là đi biệt từ khi chưa về
Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 06:13
Hôm mùng ba mùng bốn theo nhau đẩy lùi mồng một mồng hai của hôm nay Nguyên Đán (Mưa nguồn, tr.164)
Câu thơ văn xuôi này của Bùi Giáng mang hai đặc tính: một là ý nghĩa nói về ngày Tết và mùa Xuân, hai là chữ nghĩa đi ngược chiều thời gian.
Dĩ nhiên là mồng ba đẩy lùi mồng hai; mồng hai đẩy lùi mồng một. Như vậy hôm nay Nguyên Đán nằm ở vị trí nào trên chuỗi tháng ngày? Nói khác đi, Bùi Giáng đứng tại thời điểm nào ở đầu tháng giêng để phát ngôn?
Lời thơ theo trật tự số mục, và lối đếm thông thường: mùng một, mùng hai… mùng ba, mùng bốn… Nhưng theo ý nghĩa câu thơ thì phải nói ngược lại: mùng bốn mùng ba (sẽ) theo nhau đẩy lùi mồng hai mồng một. Như vậy, nhà thơ phát ngôn từ ngày hôm nay Nguyên Đán, như Nguyễn Bính năm 1940:
Năm mới tháng giêng mồng một TếtNhưng nếu hiểu (đã) theo nhau, thì tác giả lên tiếng vào ngày mồng năm. Và trong cả hai giả thuyết, trật tự chữ nghĩa trong câu thơ Bùi Giáng vẫn không thuận chiều.
Còn nguyên vẹn cả một trời Xuân
Sử Lịch phai trangXuân trong thơ Bùi Giáng là xuân không mùa, xuân duy nhất và tuyệt đối, mà ông gọi là Nguyên Xuân (Lá hoa cồn, tr.26), là khởi thuỷ của nguồn sống, nguồn thơ, quê của Em Mọi, của Đười Ươi, đồng thời là đối tượng, là cứu cánh của sáng tạo, của Lời Cố Quận, Tiếng Gọi Về:
Chạy quàng
Là Lịch Sử
(Lá hoa cồn, tr.55)
Thưa rằng ly biệt mai sauTác phẩm, và cuộc đời Bùi Giáng là niềm thuỷ chung trước sau như một với một Màu Hoa Trên Ngàn: ông khởi đi từ đây và trở về lại đấy.
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân
(Mưa nguồn, tr.25)
Xuân là nguồn mạch thơ tuôn tuôn từ miền xa biệt:*
Lỡ từ lạc bước chân ra
Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn
Xin chào nhau giữa con đườngLà câu thơ nổi tiếng sớm nhất của Bùi Giáng, vì nó có thể được sử dụng ở nhiều tần số khác nhau: buồn hay vui, u hoài hay đùa cợt, ví dụ khi bè bạn gặp nhau ngoài phố, lặp lại câu thơ: xin chào nhau giữa con đường, dù không hiểu miên trường là gì.
Mùa xuân phía trước, miên trường phía sau
Những nhành mai sớm sương bên láLời thơ tham dự với đất trời vào niềm hoan lạc của mùa xuân. Thể thơ cổ điển, nhưng tác giả đã trộn lẫn thơ bảy và tám chữ, với âm điệu lạ ở câu hai. Nhưng đặc sắc trong thơ Bùi Giáng thời ấy là những hình ảnh tân kỳ trong thể thơ truyền thống:
Những nhành liễu chiều gió bên cây
Cũng lay lất bởi đời xuân em ạ
Thế nên chi anh cũng viết dòng này
(Những nhành mai, Mưa nguồn, tr.10)
Tay lẩy bẩy níu gì xuân bay biếnLời thơ diễn tả niềm hoang mang trước thời gian, ý tưởng không mới, nhưng lối kết hợp ẩn dụ thì mới, so với lối thơ tám chữ trước đó.
Ô thiều quang! Làn nước cũ trôi mau
Em đi lên vói bắt mấy hương màu
Miền đất Thượng có mấy bờ hoa mọc
Xa biệt lắm Mưa Nguồn trên mái tóc
Đã mấy lần thổi lạc lệ lưa thưa
(Giã từ Đà Lạt, 1958, Mưa nguồn, tr.94)
Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹnNhững bài thơ tin yêu cuộc sống, tươi sáng và thắm thiết như vậy ít khi thấy ở những tập thơ sau, mà cũng ít người nhắc đến. Âu cũng là một thiệt thòi cho ông. Chúng tôi trích dẫn một bài thơ xuân thắm tươi, có lẽ làm vào mùa xuân 1973, toàn văn:
Hết tâm hồn và hết cả da xương
(…)
Còn ở lại một ngày còn yêu mãi
Còn một đêm còn thở dưới trăng sao
Thì cành mộng còn tung lên không ngại
Níu trời xanh tay vói kiểng chân cao
Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết
Sẽ rồi ra vĩnh biệt với ngươi thôi
Ta chết lặng bó tay đầu lắc
Đài xiêu ôi xuân sắp rụng mất rồi
(Phụng hiến, Mưa nguồn, tr.30)
Nắng Nguyên ĐánPhong cách nhắc lại một bài thơ trước:
Chạy đi em, nắng gió bốn chân trời
Về chân đất dưới chân em mọc cỏ
Nắng Nguyên Đán lục lam hay hồng đỏ
Tía vi vu hồng lục cũng bao hàm
Chạy đi em! sương gió nắng thênh thang
Trời đất đẹp từ bình minh vũ trụ
Nắng Nguyên Đán của nguyên xuân đầy đủ
Cỏ hoa hương chồi nhú lộc miên man
Và riêng mở duy Một Hàng Ẩn Mật
Nắng phơ phất vì sắc hương phơ phất
Dưới khung trời mặt đất mở thênh thang
Chạy đi em, gót ngọc bỏ hai hàng.
(Bài ca quần đảo, tr.54)
Chạy đi em, qua vườn thắm theo ngàyNhưng nhịp thơ nhanh, âm điệu khoẻ, hình ảnh rộn ràng hơn, một điệu thơ hiếm có ở Bùi Giáng, nhưng vẫn lấy lại chủ đề nguyên xuân, và giọng lẳng lơ cố hữu, cỏ mọc hai hàng, đi đến ngôn ngữ Ẩn Mật về sau. Tóm lại, một bài thơ không Bùi Giáng mà vẫn Bùi Giáng.
Cùng với phút giây này phơi mở lá
Em ngó nhé cành xanh cây giục giã
Hoa nghiêng đầu ríu rít cạnh chim kêu…
(Mưa nguồn, tr.96)
Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 06:13
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 23/03/2006 16:14
Mưa Nguồn, tên sách là một từ ngữ, hình ảnh thông thường, như trong thành ngữ dân gian, chớp bể mưa nguồn.
Những trận mưa rừng núi là hiện tượng thiên nhiên quen thuộc, có lẽ Bùi Giáng đã nhiều lần chứng kiến cụ thể thời trai trẻ, khi chăn dê miền trung du Trung Phước, khoảng 1946. Đây là những trận mưa giông lớn, ào ạt đổ xuống rất nhanh, nhất là vào mùa hè, gây ấn tượng mạnh. Mưa Nguồn có thể hiểu theo nghĩa đen.
Lại thêm nghĩa bóng: mưa móc, ân sủng dội xuống nơi cội nguồn cuộc sống, ào tuôn, “giáng” xuống một lần rồi thôi, nhưng cũng có thể trở lại, trong lẽ tuần hoàn, như lời chờ mong của Tản Đà: “Nước đi ra bể lại mưa về nguồn”, trong Thề non nước.
Cần hiểu thêm, chữ nguồn, ở quê Bùi Giáng, còn có nghĩa đời sống của dân tộc thiểu số ở miền trung du Trung Bộ, mà Bùi Giáng thường xuyên tiếp xúc. Họ thuộc nhiều chủng tộc, chủ yếu là người Gié Triêng và Ca Tu, mà cuộc đời hoang dã đã tạo ra và lưu lại nhiều ấn tượng sâu xa trong tâm thức Bùi Giáng. Cuộc trao đổi hàng hoá giữa hai miền xuôi ngược - ngày nay gọi là Kinh Thượng - đã để lại câu ca dao:
Ai về nhắn với nậu nguồnNậu nguồn là những thương nhân chuyên môn buôn bán với Mạn Ngược. Và ở đây có thể phát âm hai vần ngùn/chùn theo giọng Quảng Nam của Bùi Giáng, cũng như Mưa Ngùn. Như vậy mới kết vần được hai câu ca dao địa phương khác, mà Tế Hanh hay Sơn Nam ưa tham chiếu:
Mít non chở xuống, cá chuồn chở lên
Chim quyên xuống đất ăn trùnThơ Bùi Giáng, có khi cần phải phát âm theo giọng tác giả, mới thú vị:
Anh hùng lỡ vận lên ngùn (nguồn) đốt than
Chén trà sương sớm bên thềmChim hót đối ngẫu với chim (chiêm) bao.
Vừa chờ chim hót vừa thèm chim (chiêm) bao.
(Chén trà, Báo Thời văn, tr.24)
Ngõ ban sơ, hạnh ngân dàiNiềm vui, nghĩa sống con người đã xô cửa bước ra từ cõi ban sơ ấy, và ngân dài, âm vọng qua lời thơ của người tài tử. Nhưng về sau lại lỡ từ lạc bước bước ra... và tác giả, hay độc giả có thể tuỳ nghi ráp nối nhiều câu lục bát khác vào đoạn trên, như Tuệ Sĩ đã gợi ý trong một bài báo rất uyên bác, trên Báo Văn 1973:
Cửa xô còn vọng điệu tài tử qua
Ta về ngóng lại mưa saHoặc:
Giọt dài ly biệt nghe ra giọng chào
Em về giũ áo mù saVân vân... Như đã nói: toàn bộ tác phẩm Bùi Giáng có thể xem như là một bài thơ duy nhất, một nét chữ lên đàng quẩn quanh. Và người đọc lý thú, vì cảm giác tham dự vào cuộc chơi, thậm chí là đồng tác.
Trút quần phong nhuỵ cho tà huy bay
Hỏi tên? Rằng biển xanh dâuHai câu đầu là một hình ảnh từ chương. Câu sau đã khó hiểu hơn: một, hai, ba nghĩa là gì? Hoặc ta cho là thơ cà chớn, không cần tìm hiểu; hoặc ta tìm hiểu và tham chiếu vào Đạo đức kinh, lời Lão Tử: “Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật”; ý thức con người đong đưa giữa cái nghi và cái diệu: không nghi thì không có diệu, không nhờ cái diệu thì không giải toả được cái nghi. Đo và Đếm là hai thao tác của Tâm và Tưởng để tiếp xúc và nhận thức ngoại giới: đo cái liên tục và đếm cái gián đoạn. Nhưng còn là, là gì? Là môi giới qua Lời Nói. Nhưng Lời Nói là gì? Chúng ta trở về vị trí đong đưa sóng biển giữa Diệu và Nghi.
Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu đã xa
Gọi tên rằng một hai ba
Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm.
(Chớp biển, tr.132)
Thưa rằng nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
(Chào Nguyên Xuân, Mưa nguồn, tr.25)
Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 06:16
Và có lúc, Bùi Giáng đã đẩy niềm u hoài tiền sử của mình lên xa hơn nữa trong thời gian, qua hình ảnh Đười Ươi - người chưa thành người:
Ta về rũ áo đười ươi
Trút tờ phong nhã cho người phụ nhau
(Ta về, Thơ Bùi Giáng, tr.198)
Đi vào cảnh giới si mêBùi Giáng có bài thơ tổng kết đời mình:
Gọi đười ươi dậy nhe răng ra cười
(Nhe răng u buồn, trong Sa mạc trường ca)
Ấy là thơ thuở chưa điênHai chữ Đười Ươi ở đây sao mà bùi ngùi, thê thiết!
Ở trong dấu ngoặc quàng xiên reo cười
Bây giờ xoang điệu đười ươi
Điệu hoa lầu các ngậm ngùi dấn thân
(Thuở chưa điên, Thơ Bùi Giáng, tr.86)
Xuân này em có về khôngVà đối với Bùi Giáng, ngày xuân không câu nệ hình thức:
Nhành mai cố quận nở bông dịu dàng
(Thơ Bùi Giáng, tr.85)
Mỗi mùa xuân lá trổ bôngTiếp theo là một hình ảnh khác của ngày Tết Nguyên Đán:
Quên tờ cung chúc cũng không hề gì
(Huế làm thơ, Bài ca quần đảo, tr.44)
Mồng ba Tết ra đường con gặpBài thơ hé mở một góc độ khác trong tâm hồn Bùi Giáng: khía cạnh xã hội, nhân đạo trong thơ ông, xuất hiện ngay ở tập thơ đầu, nhưng càng ngày càng rõ nét về sau.
Một trẻ em đi bán đậu phụng rang
- “Thầy mua giúp! Đầu năm, dịp Tết”
Con mua nhiều, rồi nước mắt chứa chan
Vì con biết ngày Mồng ba một dịp
Không còn về cho bao đứa trẻ con
Bán đậu phụng hay lau giày lau dép
Đã lang thang đầu gối rụng mỏi mòn.
(...)
Hỡi Thượng Đế! Cúi đầu con thưa lại
Ở trần gian ai cũng khổ liên miên
Người đã dựng cảnh tù đày đoạ mãi
Để làm gì? Cho sáng nghĩa Vô Biên?
(Chớp biển, tr.127-128)
Anh vẫn tưởng đầu đường thương xó chợ,Bùi Giáng là một nghịch lý.
Ai có ngờ xó chợ cũng thương nhau
Ôi đầu đường ôi xó chợ nơi đâu
Là nơi đó chốn kia anh rất rõ
Trong máu me từng khoảnh khắc sơ đầu
(Anh vẫn tưởng, Bài ca quần đảo, tr.48)
Anh em
Anh thương em như thương một bà trời
Em thương anh như thương hại một ông trời bơ vơ
Kể ra từ bấy tới giờ
Tình yêu phảng phất như tờ giấy rung.
Áo xanh
Lên mù sương, xuống mù sương
Bước xa bờ cỏ xa đường thương yêu
Tuổi thơ em có buồn nhiều
Thì xin cứ để bóng chiều đi qua
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh.
(Thơ Bùi Giáng)
Đăng bởi Vanachi vào 11/02/2006 06:17
Tánh khí Bùi Giáng như chúng ta từng biết, đó là con người của niềm hoan lạc phát tiết đến vô cùng, ngay cả tên của mình ông cũng đem ra đùa giỡn một cách rất hồn nhiên. Khi cuốn Hoàng tử bé được in, ông có tặng tôi một cuốn, ký tên Bàng Giúi kèm theo hai câu lục bát sở trường: “Chép tờ Kim Hải Thạch Bi/Hồn ca Vũ Địa lối về Long Quân”.
Ông ăn mặc lôi thôi lếch thếch, bầy hầy hết chỗ nói. Một lần, vào năm 1964 hay 1965 gì đó, tôi thấy ông “bỏ áo vô thùng” với giày vớ hẳn hoi, đến toà soạn tạp chí Bách Khoa do ông Lê Ngộ Châu làm chủ biên và quản lý, ở 160 Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM). Tôi còn nhớ mang máng là ông nói chuyện rất lịch sự với ông Nguyễn Minh Tuynh, chủ biên tạp chí Mai. Hồi ấy tôi nhìn ba ông như những tượng đài. Nhưng có lẽ đó là lần ăn mặc đàng hoàng duy nhất trong đời Bùi Giáng.
Người ta thường bảo “an cư” mới “lạc nghiệp”, nhưng điều này hoàn toàn trái quy luật đối với Bùi Giáng. Vì cả đời ông, tôi nghĩ vậy, có lẽ chưa có một ngày an cư. Với Bùi Giáng thì cái câu “Quân tử thực vô cầu bảo, cư vô cầu an” mới là chân lý. Nhiều người cho rằng Bùi Giáng điên, và đã có lần người ta đưa ông tới nhà thương điên Biên Hoà. Tuy vậy, theo tôi thì ông bất cần đời thì có chứ không hề điên loạn. Thần kinh của ông là thứ thần kinh “ngoại cỡ”, rất dễ bị kích hoạt trước xung động của đời sống bốn xung quanh. Tất nhiên ông đã ra khỏi nhà thương điên và ghi lại sự kiện đó bằng thơ: “Biên Hoà bệnh viện ghi tên/Đoạn trường sổ ấy còn nên ghi gì?”.
Nhạc sĩ Phạm Duy, trong hồi ký của mình, đã từng ao ước có được một ngày sống “hết mình” như Bùi Giáng. Sống hồn nhiên hết mình được như Bùi tiên sinh thì thật thú vị biết bao nhiêu, nhưng trong chúng ta mấy ai có thể hồn nhiên hết mình như vậy được!
Tôi xin kể chuyện này, không biết chị Kim Cương biết không. Có một buổi sớm, Bùi Giáng, trong trang phục “thập cẩm”, quảy đủ thứ chai, lọ, bao bì mà người ta vứt ra đường, đến gõ cửa ngôi nhà mới của kỳ nữ Kim Cương ở quận Phú Nhuận.
Xui cho ông, kỳ nữ vắng nhà. Gia nhân thấy diện mạo dị nhân, sợ quá chỉ hé cửa, không mở hẳn. Bùi tiên sinh của chúng ta đòi vô nhà ngồi đợi chủ nhân. Tưởng ông già đi ăn xin, người nhà của kỳ nữ chạy xuống bếp xúc một lon gạo mang lên cho ông. Bùi Giáng vui vẻ nhận lon gạo đổ vào túi, cười khềnh khệch rồi trợn mắt khen lấy khen để: “Hạt châu, hạt châu!”. Vừa nói, Bùi tiên sinh vừa bước theo cách của các nhà sư khất thực, rồi thò tay vào túi lấy gạo ra rải dọc đường, từ Hoàng Diệu ra Trương Quốc Dung, rồi Công Lý (nay là Nguyễn Văn Trỗi). Ông vừa hân hoan rải gạo vừa giải thích với những người qua đường tò mò nhìn ông rằng làm như vậy cho “chim muông biết lối quay về tổ ấm”.
Chúng ta đã biết con người “điên điên khùng khùng” đó không chỉ đạt đến cõi mênh mang của thi ca, uyên thâm trong học thuật mà còn là một bậc thầy thượng thừa của nghệ thuật chữ nghĩa. Cố đại đức Thích Thanh Tuệ, người khai sinh ra Nhà xuất bản An Tiêm, đã mê Bùi Giáng đến mức coi Bùi Giáng như một “thương hiệu” riêng của nhà xuất bản mình. Trong rất nhiều sách của ông được An Tiêm xuất bản, có 2 cuốn tôi đặc biệt thích thú. Đó là 2 bản dịch tiểu thuyết của Saint Exupéry. Le Petit Prince, ông dịch là Hoàng tử bé, còn Terre des Homes, ông dịch là Cõi người ta. Dịch hai cái tựa như thế quả là thần sầu.
Tôi còn nhớ một bài tứ tuyệt trong Thanh Hiên thi tập, nguyên tác là:
Thiên địa phiêu chu phù tợ diệpBùi Giáng đã dịch bài tứ tuyệt đó ra lục bát như sau:
Văn chương tàn tức nhược như ty
Lang tạ tàn hồng vô mịch xứ
Đông phong thành hạ bất thăng tình
Thuyền con chiếc lá giữa trời“Chuyển ngữ” được như Bùi tiên sinh, theo ngu ý, nước ta không có được bao lăm người!
Thơ văn tiếng thở như lời tơ than
Trông vời hồng rụng ngổn ngang
Tìm đâu chốn cũ muôn vàn dưới kia
Trang trong tổng số 3 trang (25 bình luận)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối