Bản dịch của Trần Duy Vôn

Chàng Âu xem sách khi đêm,
Đông nam bỗng có tiếng đem ngay về,
Buồn tình vừa nói vừa nghe,
Lạ thay hiu hắt rồi khe khắt lầm.
Hốt nhiên vùn vụt ầm ầm,
Như cơn sóng vỗ đêm thâm mà chồn.
Lại như mưa ép gió dồn,
Chạm qua sắt đá tiếng giòn lang xang.
Lại như quân tới chiến tràng,
Ngậm tăm đi cứ sắp hàng mà đi.
Chẳng nghe hiệu lệnh thấy gì,
Chỉ nghe xe ngựa tiếng đi dập dìu.
Hỏi con rằng: “Tiếng gì kêu?
Mày ra xem thử nó theo chốn nào.”
Con rằng: “Trăng tỏ sông cao,
Bốn phương chẳng thấy xì xào tiếng ai.
Tiếng đâu tiếng ở bụi ngoài,
Ta liền than thở rằng: - Hoài tiếng thu!
Sao mà cũng lại đây ru?
Ôi! sao sắc trạng mịt mù là sao.
Mây che khói lại quẩn vào,
Hình dung nhẹ nhõm trời cao bóng tròn.
Khi hun xương cũng phải mòn,
Ý buồn, ôi! cả nước non cũng buồn.
Cho nên tiếng vẫn luôn luôn,
Reo hò ra dáng, dảy don đến điều.
Cỏ cây xanh tốt một chiều,
Cặp qua cỏ úa cây xiêu lá vàng.
Vì đâu nên sự nhỡ nhàng,
Bởi trong khí hậu thê sương còn rầu.
Ôi! thu là một hình quan,
Mà trong khí tiết lại toàn là âm.
Lại là một tượng binh xâm,
Mà trong hành lại là câm (kim) về đoài.
Ấy là nghĩa khí của trời,
Thường đem túc sát làm nơi tâm điền.
Trời sinh xuân lại thu liền,
Cho nên ở nhạc tiếng rền tiếng thương.
Chủ trương các tiếng tây phương,
Luật coi Di Tắc tháng thường tháng Ngâu.
Chữ thương, thương nghĩa là đau,
Vật kia đã lão thì đau đớn thầm,
Chữ di, di nghĩa là đâm,
Vật kia đã thịnh thì đâm chém đầy.
Vô tình ôi! giống cỏ cây,
Mà sao rồi cũng có ngày phiêu linh.
Người là một vật rất linh,
Đã lòng trăm nghĩ, lại hình muôn dung.
Khi nào đã động thân trong,
Thì ngay khi ấy chuyển long tinh thần.
Huống chi sức nghĩ còn gần,
Lại lo khôn khéo muôn phần chưa hay.
Thâu kia béo cũng ra gầy,
Tóc kia âu cũng mai ngày bạc phơ.
Đã không vàng đá đợi chờ,
Mà sao xanh tốt lại chờ cả cây.
Nỗi niềm tường lạc ai hay,
Cùng thu thôi cũng chớ đay tiếng gì.
Cạn lời thưa lại thưa đi,
Cúi đầu ta nghĩ ước kỳ một hơi.
Những nghe tiếng bốn phương trời,
Sâu kêu tí tắc giúp lời thở than.

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]