Bản dịch của Trần Đông Phong

Mé tây giã bạn lầu Hoàng Hạc
Hoa khói Dương Châu tiết tháng ba
Trời khuất buồm đơn xa ảnh biếc
Trường Giang chỉ thấy chảy ngang trời.

Có ý kiến khác nhau về hiểu chữ "cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu" ở câu 1. Quan điểm 1 cho là cố nhân đi về phía tây lầu Hoàng Hạc, tức là đi về phia thượng nguồn sông Trường Giang. Quan điểm 2 cho là cố nhân từ biệt lầu Hoàng Hạc ở phía tây và đi về phía đông lầu Hoàng Hạc, tức là đi về Dương Châu, Giang Tô như ý ở câu 2 "Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu". Xét về vị trí địa lý thì Hồ Bắc ở phía tây, còn Giang Tô ở phía đông. Do vậy hiểu đúng là cố nhân từ biệt lầu Hoàng Hạc ở phía tây và đi về phía đông (quan điểm 2).