Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Xuân Quỳnh » Tự hát (1984) » Hoa cúc
Mùa thu vào hoa cúcMàu vàng của hoa cúc thật là rực rỡ, màu vàng như nắng của cả một mùa hè chói chang dồn lại để khi thu về thì khoe ra như ngày tết trẻ con khoe áo mới. Trước màu hoa rực rỡ ấy, tác giả đã hỏi:
Chỉ còn em và anh
Chỉ còn em và anh
Là của mùa thu cũ.
Có thay đổi gì không cái màu hoa ấyMàu hoa năm ngoái với màu hoa năm nay có khác không? Một năm qua đi màu vàng ấy có gì thay đổi? Màu vàng này có phải là màu năm trước hay là một màu vàng khác mà mới mẻ như thế, rạo rực đến thế? Một năm đi qua với bao lo toan vất vả. Một năm đi qua trời đã bao lần chuyển mùa, bao nhiêu ngày nắng, bao nhiêu ngày mưa, bao nhiêu đêm khó ngủ, bao nhiêu lần tiễn chồng đi công tác và bao nhiêu bộn bề công việc. Màu hoa cũ ấy tưởng quên đi, tưởng như lùi vào kí ức. Vậy mà sớm nao chợt thấy trên đường một màu vàng rực trên gánh hàng của một cô hàng nào đó khiến cho tâm hồn xao động và mới mẻ như chính màu hoa ấy. Câu thơ “Mùa hạ qua rồi lại đến mùa thu” là sự chuyển tiếp của thời gian. Thời gian trôi đi, tưởng như hết mùa hoa cúc của năm ngoái, màu hoa cũng vơi đi, cũng nhạt đi hay cũng đổi màu. Vậy mà không:
Mùa hạ qua rồi lại đến mùa thu
Thời gian đi màu hoa cũ về đâu
Nay trở lại vẫn còn như mới mẻ
Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế“Bao mùa thu” chứ không phải chỉ một mùa, không phải một năm mà nhiều năm đến mức thành quy luật. Em đã khác ngày xưa. Câu thơ “Nắng ngả vàng ngày đã quá trưa” là biện pháp ẩn dụ để nói đến tuổi tác đã ngả về chiều, như mùa thu đã ngả về cuối năm. Nếu như mùa xuân tượng trưng cho tuổi trẻ thì phải chăng mùa thu tượng trưng cho cái tuổi xế chiều? Lúc này nắng đã nhạt, ngày đã quá trưa, những nồng nàn thuở nào nay đã vơi đi và cũng hết những ngóng chờ điều gì đó có thể xảy ra một cách bất ngờ từ phương trời nào mang đến. “Nào đâu những biển chờ nơi cuối đất”. Cuộc sống trở về với sự bình lặng như một bông hoa nằm trong bình sứ. Không niềm vui, không cả nỗi buồn.
Chỉ em là đã khác với em xưa
Nắng nhạt vàng, ngày đã quá trưa
Nào đâu những biển chờ nơi cuối đất
Bao ngày tháng đi về trên mái tócEm đã đổi thay, em không còn là em của ngày nào nữa. Em bây giờ đã khác với em của ngày hôm qua bởi năm tháng đi qua sương đã điểm mái đầu và làn da không còn mịn màng, tươi tắn như thời con gái. Thế nhưng, trong trái tim vẫn những nhịp đập mãnh liệt bởi trái tim ấy là bất diệt. Mỗi thu về cùng với gió heo may xao xác trên hè phố với cái màu vàng nguyên chất của hoa cúc lại làm em xôn xao. “Nhưng màu hoa đâu dễ đã nguôi quên” là lời khẳng định. Khẳng định dù em muốn quên cũng không được, dù thời gian trôi đi cũng không làm em quên lãng. Dù cho có muôn ngàn sự biến thì lòng em vẫn như ngày nào. Cái gì đã làm nên những cảm xúc đó?
Chỉ em là đã khác với em thôi!
Nhưng màu hoa đâu dễ quên nguôi
Thành phố ngợp ngày nao chiều gió dậy
Gương mặt ấy lời yêu thuở ấyGương mặt là muốn nói đến con người. Lời yêu thuở ấy cũng là biểu hiện tình cảm của con người. Bí mật đã được hé mở, không nhiều nhưng cũng có thể giúp cho ta hiểu được. Một con người cụ thể nào đó với lời yêu ngày nào đã khiến cho tâm hồn tác giả có một biến động thật dữ dội, thật rực rỡ, và có thể lời yêu đó được bày tỏ vào một ngày thu với những vàng hoa cúc, có vậy mới khiến tác giả phải xao xuyến đến thế mỗi khi nhìn thấy hoa cúc. Màu hoa, màu yêu, màu nhớ... nỗi nhớ không nguôi ngoai để rồi chỉ cần hoa cúc xuất hiện lại khiến cho làn sóng kí ức lại nổi lên như bão tố.
Màu hoa vẫn cháy ở trong em
Anh tặng em nắng vàngVới Phi Tuyết Ba, màu hoa cúc là màu vàng của nắng, màu vàng của trăng, màu của sự yêu thương mạnh mẽ. Hoa cúc chắp lời hạnh phúc, hoa cũng là lời chúc, và màu vàng ấy tạo nên một sự yên ổn có thể che chở cho em qua dông bão mùa hè. Mùa hoa cúc là mùa thu, mùa dông bão đã vơi dần. Những câu thơ của Phi Tuyết Ba thật là sâu lắng.
Trong một cành hoa cúc
Hoa ơi khi nắng tàn
Hoa chắp lời hạnh phúc
Anh tặng em trăng vàng
Trong một cành hoa cúc
Hoa ơi khi trăng tàn
Hoa nói thầm lời chúc
Anh tặng em mùa hè
Trong một cành hoa cúc
Hoa ơi hãy chở che
Cho em qua dông bão mùa hè…
Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tườngHoa cúc mà Hàn nhắc đến thực ra để mượn hoa nói về người, Hoàng Cúc. Câu thơ “Không dám sờ vào sợ lấm hương” thể hiện một sự trân trọng của một tình yêu tinh khiết.
Không dám sờ tay sợ lấm hương
Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá
Muốn ôm hồn cúc ở trong sương.