A Khuê (1948 - 13/8/2009) tên thật Hoàng Văn Phúc, là nhà thơ, nhạc sĩ, quê ở Tứ Kỳ, Hải Dương. Ông sinh ra trong gia đình công giáo truyền thống nghệ thuật, cha là danh vĩ cầm Hoàng Liêu, anh trai là nhạc sĩ Hoàng Lương. Từ nhỏ cha ông đã bắt ông học chơi vĩ cầm một thời gian. Thời thanh niên có lúc đi chơi nhạc kiếm tiền. Khi còn nhỏ, ông sống cùng gia đình ở Quảng Ngãi, sau đó chuyển ra Đà Nẵng rồi Đồng Nai. Sau khi lập gia đình, ông làm ruộng ở Sóc Trăng khoảng 14 năm rồi quay lại sống ở Đồng Nai. Tới năm 1998, ông cùng vợ con tới Bình Phương sống cho tới khi qua đời.
A Khuê là nghệ danh mà nhà thơ, nhạc sĩ đặt theo tên một cô gái mà ông yêu khi ông 15 tuổi. Khoảng thập kỷ 70, những người yêu thơ miền Nam đều thuộc nhiều bài thơ danh tiếng cũng đồng thời là bạn đồng ấu của bộ ba “Tam thi sĩ Sông Hàn” là A Khuê, Phạm Phú Hải và Vũ Hữu Định. Ông có hơn một nghìn bài thơ và ba trăm ca khúc. Bài thơ nổi tiếng nhất của ông đã được nhạc sĩ Trần Quang Lộc phổ thành nhạc đó là bài Về đây nghe em.
Thơ đã in:
- Vàng bay (tập thơ, NXB Da Vàng, 1972, Đà Nẵng)
- Lùa bò trong sương (tập thơ, NXB Trẻ, 1991)
A Khuê (1948 - 13/8/2009) tên thật Hoàng Văn Phúc, là nhà thơ, nhạc sĩ, quê ở Tứ Kỳ, Hải Dương. Ông sinh ra trong gia đình công giáo truyền thống nghệ thuật, cha là danh vĩ cầm Hoàng Liêu, anh trai là nhạc sĩ Hoàng Lương. Từ nhỏ cha ông đã bắt ông học chơi vĩ cầm một thời gian. Thời thanh niên có lúc đi chơi nhạc kiếm tiền. Khi còn nhỏ, ông sống cùng gia đình ở Quảng Ngãi, sau đó chuyển ra Đà Nẵng rồi Đồng Nai. Sau khi lập gia đình, ông làm ruộng ở Sóc Trăng khoảng 14 năm rồi quay lại sống ở Đồng Nai. Tới năm 1998, ông cùng vợ con tới Bình Phương sống cho tới khi qua đời.
A Khuê là nghệ danh mà nhà thơ, nhạc sĩ đặt theo tên một cô gái mà ông yêu khi ông 15 tuổi. Khoảng thập kỷ 70, những người yêu thơ miền Nam đều thuộc nhiều bài thơ danh tiếng cũng đồng thời là bạn đồng ấu của bộ ba “Tam…