Thơ » Trung Quốc » Vãn Đường » Đỗ Mục
夜來微雨洗芳塵,
公子驊騮步貼勻。
莫怪杏園憔悴去,
滿城多少插花人。
Dạ lai vi vũ tẩy phương trần,
Công tử hoa lưu bộ thiếp quân.
Mạc quái hạnh viên tiều tuỵ khứ,
Mãn thành đa thiểu sáp hoa nhân.
Đêm qua, cơn mưa nhỏ đã tẩy sạch hoa rụng,
Công tử cùng tuấn mã đang sánh bước đều.
Đừng thấy lạ vì vườn hạnh đã tàn tạ mất đi,
(Vì) khắp thành có biết bao người cài hoa (trên đầu).
Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối
Mưa phùn tẩy sạch phấn đêm qua,
Công tử thong dong tuấn mã ra.
Đừng lạ hạnh viên tiều tuỵ bỏ,
Đầy thành khôn xiết kẻ cài hoa.
Gửi bởi Nguyễn Đông Ngạn ngày 09/09/2010 02:06
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Nguyễn Đông Ngạn ngày 09/09/2010 02:09
Theo từ điển trên trang Web http://www.zdic.net/cd/ci/7/ZdicE8Zdic8AZdicB336669 thì từ “phương trần 芳塵 ” được họ giải thích là: "芳塵指落花, phương trần chỉ lạc hoa". Nghĩa là: “phương trần” chỉ hoa rụng.
Vì vậy theo thiển ý của Tiêu Đồng, bản dịch nghĩa ở trên nên được sửa lại như sau:
Cơn mưa nhỏ đêm qua đã làm hoa rụng hết,
Công tử cùng con tuấn mã đang sánh bước đều.
(Cũng) đừng lấy làm lạ vì vườn hạnh đã tiều tuỵ đi nhiều,
(Hãy nhìn xem) khắp trong thành biết bao nhiêu người đang cài hoa đấy!
Xin được sự chỉ giáo của quý vị thức giả!
Gửi bởi Pang De ngày 09/09/2010 05:24
Em rất vui, và xin cảm ơn bác Tiêu Đồng đã góp ý.
Em có ý kiến thế này, đúng là trên trang từ điển đó mào đầu đã nói phương trần là “chỉ lạc hoa”. Nhưng em đọc thêm mấy câu thơ ca trích dẫn ngay tiếp đó thế này:
晋 庾阐 《杨都赋》:“结芳尘於綺疏。” 南朝 宋 谢庄 《月赋》:“緑苔生阁,芳尘凝榭。”…
Các động từ như “kết 结” và “ngưng 凝” trong hai câu thơ trên đều có nghĩa là “đọng lại”, cho nên em nghĩ là nói “hoa rụng đọng lại” thì nghe có vẻ không xuôi, nhưng nếu là “bụi hương”, hay “phấn hương” như theo bản dịch thơ của Đông A thì dùng từ đọng lại sẽ có vẻ như xuôi hơn. Nhưng, lại là nhưng, cái ý này có lẽ cũng chỉ là cảm quan cá nhân của em, cho nên em sửa lại thành “hoa rụng”.
Về bản dịch nghĩa để tham khảo thêm của bác, em thấy mấy chỗ như là không chuẩn. Một là, từ “tẩy phương trần” dịch thành “đã làm hoa rụng hết” thì em e là bác dịch vội rồi. Hai là, “tiều tụy khứ”dịch thành “tiều tuỵ đi nhiều” thì em cho là không đúng, cả cụm này em thấy “khứ” là động từ, còn “tiều tụy” là hình dung từ, hay trạng từ bổ nghĩa cho động từ “khứ”, cho nên em thấy cách dịch là “tiểu tụy mất đi” là chuẩn đấy chứ ạ? Nếu nôm na hơn chút thì dịch là “mất đi trong cảnh tiều tụy”…
Thêm nữa, em thiết nghĩ bản dịch nghĩa cốt yếu phải nói đúng cái ý nghĩa của câu thơ, càng sát càng tốt, còn đôi chỗ trong cái cách thức diễn đạt cùng một ý của câu thơ thì có lẽ thuần túy sẽ là vấn đề văn phong, hay style của cá nhân :). Cho nên, đôi chỗ như thế thì em xin phép được giữ nguyên.
Mong bác Tiêu Đồng và các bác khác chỉ giáo thêm cho em!
Pang De cẩn bút.
Gửi bởi phuhoang4142 ngày 07/04/2011 20:16
Đêm qua mưa sạch bụi hương đời,
Công tử thong dong dắt ngựa rời.
Vườn Hạnh lạ gì thân hốc hác,
"Cài hoa" thành ấy biết bao người!!
Đêm trước mưa phùn tẩy hoa rơi
Vương tôn, tuấn mã dạo bước đôi
Chớ lạ hạnh viên tiều tuỵ thế
Khắp thành lắm kẻ giắt hoa chơi.
Ngôn ngữ: Chưa xác định
Gửi bởi Nguyễn Ngọc Phương ngày 09/06/2011 06:23
Mưa đêm về rửa dấu hương thơm,
Cậu bé Hoa lưu ghé sát bờm.
Đừng trách Hạnh viên xơ xác nhé,
Thành này khối kẻ cấy hoa còn.
Gửi bởi Trương Việt Linh ngày 13/09/2015 11:20
Mưa phùn đêm trước tẩy bụi hồng
Tuấn mã vương tôn nhịp bước chân
Chớ lạ vườn xuân xơ xác sắc
Bao người hoa thắm giắt đầy thành
Gửi bởi Lâm Xuân Hương ngày 29/12/2015 01:09
Mưa nhẹ rửa hoa thơm sạch buị
Công tử cùng ngựa quí bên nhau
Hạnh viên tiều tuỵ vì đâu?
Khắp thành ai cũng trên đầu cài hoa
Gửi bởi Lương Trọng Nhàn ngày 19/05/2018 18:36
Đêm qua mưa sạch hoa rơi,
Vương tôn tuấn mã dạo chơi bước đều.
Hạnh viên tàn tạ tiêu điều,
Khắp thành dân dã ít nhiều cài hoa.
Gửi bởi Lương Trọng Nhàn ngày 16/07/2019 19:31
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Lương Trọng Nhàn ngày 01/10/2019 18:36
Đêm qua, mưa nhỏ sạch hoa rơi,
Tuấn mã vương tôn sánh bước chơi.
Đừng lạ vườn xuân tàn tạ mất,
Khắp thành bao kẻ hái hoa tươi!
Trang trong tổng số 2 trang (11 bài trả lời)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối