Thông báo, tin tức mới nhất

  • Bỏ quy định thêm số thứ tự với các tác giả trùng tên, bài thơ trùng tiêu đề 20/12/2024 01:04

    Trước đây, để phân biệt các tác giả trùng tên, hoặc các bài thơ trùng tiêu đề, Thi Viện có yêu cầu thêm số thứ tự (I), (II),... vào sau tên hoặc tiêu đề. Tuy nhiên, từ nay Thi Viện bỏ quy định này nhằm giúp hiển thị tên tác giả và tiêu đề các bài thơ đúng như nguyên gốc vốn có. Việc bỏ quy định này áp dụng cho cả mục thư viện thơ và mục thơ thành viên. Phần số thứ tự đã được thêm vào các tác giả và bài thơ trước đây cũng đã được lược bỏ.

    Sau khi bỏ quy định đã nên, mỗi tác giả trùng tên hoặc bài thơ trùng tiêu đề, Thi Viện sẽ hiển thị thông báo gợi ý về các mục trùng. Việc này được thực hiện tự động, giúp việc quản lý trở nên thuận tiện hơn đối với cả người gửi và quản trị viên.
  • Cho phép hiển thị nhiều phiên bản bài thơ 01/10/2024 08:37

    Nhiều bài thơ sau khi sáng tác có thể được tác giả tự sửa trong các lần in hoặc công bố khác nhau, hoặc cũng có những bài thơ cổ mà bản gốc đã bị thất truyền và chỉ còn lại các bản sao chép lại,... nên có thể có nhiều phiên bản khác nhau. Trước đây, Thi Viện đã cho phép hiển thị các dị bản ở phần chú thích kèm theo đánh dấu các đoạn sai khác. Tuy nhiên, cách làm này nhiều trường hợp không thuận tiện cho việc so sánh và theo dõi nội dung các phiên bản, đặc biệt là với các bài thơ dài.

    Thi Viện đã bổ sung tính năng cho phép hiển thị nhiều phiên bản để có thể dễ dàng đối sánh hơn (ví dụ bài Nhân nguyệt vấn đáp), bên cạnh cách làm cũ vẫn được tiếp tục được duy trì.
  • Bỏ chức năng đăng nhập bằng tài khoản Facebook 02/06/2024 08:27

  • Cho phép một bài thơ có thể thuộc nhiều tác giả đồng thời 11/03/2024 18:07

  • Thêm mục kỷ niệm ngày sinh, mất 21/02/2024 17:45

Thơ mới: Trường xưa (Vũ Quần Phương)

Tặng trường Chu Văn An

Cây ở vườn trường, lá vẫn non xanh
Mái tóc tơ xanh, bây giờ đã bạc
Sân trường nắng, trống trường xa lăng lắc
Tôi quay nhìn chớp mắt tuổi thơ tôi

Phấn trắng bảng đen, háo hức chân trời
Tất cả đó mà không còn đó nữa
Phấn vẫn trắng, bảng vẫn đen chỉ lòng tôi hăm hở
Đã lắng dần theo năm tháng dồn xô

Trang vở đời tôi giờ đã bộn bề
Mực viết nhiều màu, chữ thêm chữ chữa
Chuyện buồn chuyện vui, phập phồng quên nhớ
Thơ viết trăm bài vẫn chữ năm xưa

Cái ảo của đời, cái thật của thơ
Chữ của năm xưa, hồn của bây giờ
Trở lại trường xưa viết bài thơ mới
Trang chữ hay mình, ai đang nằm mơ


5-1-1995

[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Thơ thành viên mới: Một mai tôi tuổi già (Nguyễn Quang Vinh)

Đi hết thời tuổi trẻ
Một mai tôi tuổi già
Tôi sẽ buông tất cả
Tính toan lẫn nỗi buồn.

Tìm một chỗ bình yên
Như mình hằng ước muốn
Quẳng đi bao phiền muộn
Cho nhẹ vơi tâm hồn.

Thong thả ngắm hoàng hôn
Trong những khi rảnh rỗi
Thấy mình đâu đến nỗi
Thiệt thòi hay kém may.

Rồi ngày trôi qua ngày
Sống cuộc đời đơn giản
Lòng điềm nhiên thanh thản
Khó khăn nào đáng chi.

Hạt bụi nhỏ đáng gì
Phải so đo, hơn thiệt
Từng ngày cho tôi biết
Mỉm cười để an nhiên!

Tiền Giang 10/01/2018

Trích diễm

Trở về với mẹ ta thôi,

Giữa bao la một khoảng trời đắng cay.

Mẹ không còn nữa để gầy,

Gió không còn nữa để say tóc buồn.

–– Trở về với mẹ ta thôi (Đồng Đức Bốn)

Kỷ niệm ngày sinh, mất

Tác giả mới

Thơ Việt mới

Thơ dịch mới

Thơ thành viên mới

Diễn đàn

 

Tiêu điểm

Mihai Eminescu (15/1/1850 - 15/6/1889) là đại thi hào Rumani, sinh ra ở Ipoteşti thuộc vùng Moldova thượng. Tổ tiên vốn là nông dân, đến đời cha nhờ làm ăn khá giả nên trở thành một nhà quý phái cỡ nhỏ. Lúc bé, Eminescu học trường trung học Cernăuţi nhưng do tính ưa phiêu lưu nên khi 14 tuổi ông đã theo…
Từ Minh Thiện 徐明善 tự Chí Hữu 志友, hiệu Phương Cốc 芳谷, là học giả đời Nguyên. Năm Chí Nguyên, ông làm Long Hưng giáo thụ. Ông còn làm Giang Tây nho việt đề cử, từng đi sứ An Nam. Tác phẩm có Phương Cốc tập 2 quyẻn.
Hoàng Bá Chuân (1892-1974) hiệu Minh Sơn, quê huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, là một nhà nho có nhiều đóng góp cho cách mạng. Ông là dòng dõi của Mạc Đĩnh Chi và Mạc Đăng Dung, và có bảy người con trai.
Chu Thu Hằng vốn là một cây bút của hội bút Hương đầu mùa, báo Hoa học trò cũ, có nhiều truyện ngắn. Hiện chị là tổng biên tập báo Văn hoá, và là một nhà văn viết truyện ngắn, nhà thơ, nhà biên kịch phim truyền hình.
Đỗ Trung Quân sinh ngày 19-1-1955 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được mẹ là bà Đỗ Thị Hảo nuôi lớn đến năm 15 tuổi thì mẹ mất. Ông tiếp tục mưu sinh và sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông vào học tại Viện Đại học Vạn Hạnh, là Hội viên hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1997.

Đỗ Trung Quân tham gia Thanh niên…
Roger Parsemain sinh năm 1944, là nhà thơ, sinh tại Mactinic trong vùng biển Caribê, Trung Mỹ. Dạy học và viết văn.

Tác phẩm:
- Những lời cầu nguyện ấm nồng (1982)
- Cuộc đời nhiệt cảm của tôi (1984)
Thơ tiêu biểu: Sớm mai

Đoàn Lê Đoàn Thị Lê, Hạ Thảo

Đoàn Lê
Đoàn Lê (15/4/1943 - 6/11/2017) còn có bút danh Hạ Thảo, tên thật là Đoàn Thị Lê, là một nhà văn, hoạ sĩ, diễn viên, nhà biên kịch, đạo diễn người Việt Nam. Bà nguyên là Giám đốc Trung tâm Văn hoá nghệ thuật thành phố Hải Phòng. Bà là nguyên mẫu bài thơ Cho một ngày sinh của em gái bà là nhà thơ…
Thơ tiêu biểu: Bói hoa
Đoàn Thêm (27/9/1916 - 8/8/2005) sinh tại làng Hữu Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, xuất thân gia đình nhà Nho, học cử nhân luật và tốt nghiệp Luật học Đông Dương tại Trường Đại học Hà Nội năm 1940. Sau khi ra trường, ông làm hành chính, di cư vào Nam tháng 7-1954, và sang định cư tại Canada năm 1983.

Ông có tập thơ Loạn ly, Taj Mahal, Từ Thức, và có thơ đăng trên các báo Công dân, Văn hoá.
Nguyễn Phan An là một chí sĩ trong phong trào thanh niên Việt Nam quốc dân đảng, nguyên quán Quảng Nam. Sau khi phong trào bị đàn áp, chứng kiến các chí sĩ còn lại bị phân hoá, ông mắc bệnh loạn trí, phải điều chị tại nhà thương điên ở Biên Hoà (1967).