Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Tố Hữu » Gió lộng (1961)
Đăng bởi Diệp Y Như vào 22/04/2009 05:07, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi tôn tiền tử vào 05/02/2021 13:16
Đường sang nước bạn chiều xuân
Con tàu liên vận vui chân dặm trường
Đồng Đăng đây, nọ Bằng Tường
Song song đôi mặt như gương với hình
Bên ni biên giới là mình
Bên kia biên giới cũng tình quê hương…
*
Chào Trung Quốc, giang sơn hùng vĩ
Quê Hồng quân vạn lý trường chinh!
Hôn các anh xưa, những người chiến sĩ
Đầu đỏ ngôi sao, không sợ thác ghềnh
Từ Giang Tây lên Thiểm – Cam – Ninh
Ăn tuyết nằm sương, mặt đầy máu bụi
Lòng mạnh hơn sông, gan to hơn núi
Vai làm thang, lưng làm cầu
Không thể gì ngăn được!
Ôi tiếng sáo của Ly Quê thuở trước
Hồng quân đi đến đâu
Sông phải rẽ nước
Núi phải cúi đầu!
Các anh đi, lay động địa cầu
Từ thuở ấy, nước tôi còn nô lệ
Máu Xô-viết mới đầm đìa đất Nghệ
Tôi lớn lên, nhưng chưa được làm người
Thèm một quê hương, một mảnh đất, khoảng trời
Vời vợi Diên An, mộng mười sáu tuổi!
Từ ấy, đã biết bao đèo suối
Chúng tôi đi, theo lối các anh đi
Mười lăm năm cách mạng trường kỳ
Chín năm lại trường kỳ kháng chiến
Như các anh, đã đi, đã đến
Như các anh, giành biển, giành trời
Hai ngọn cờ đỏ máu thơm tươi
Chiến thắng ôm nhau, biên cương mở hội.
*
Hôm nay tôi đi từ Hà Nội
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
Con tàu đưa tôi đến Trung Hoa:
Bốn hướng mênh mông, bao la trời đất
Ồ tất cả của ta đây, sướng thật!
Bánh xe quay trong gió, bánh xe quay
Cuốn hồn ta như tỉnh như say
Như lịch sử chạy nhanh trên đường thép
Đưa ta đến một ngày tuyệt đẹp.
Ôi, buổi bình minh dậy dọc đường
Mướt xanh bờ liễu, vút hàng dương
Trắng phau nội cỏ cừu phơi tuyết
Ngào ngạt đồng xuân mịn phấn hường
Vui nhỉ tiếng cười quanh giếng máy
Hoa đào đôi bím nở trong sương
Làng hay phố đó, tường vôi mới
Băng đã tan trên dòng Trường Giang…
*
Mặt trời lên, nắng chói lưng đồi
Hết khổ rồi em nhỉ, Hỉ Nhi ơi!
Em mặc áo hoa, em đi hài gấm
Em nói em cười, má em đỏ thắm
Em đẹp em thơm như quả táo đầu cành
Phơi phới đời em cao vút như dương xanh
Trung Quốc đó. Sức thanh xuân bừng dậy
Có phải chăng xưa nàng tiên nữ ấy
Mấy nghìn năm đày đoạ tháp Lôi Phong
Vươn mình lên, rực rỡ dưới cờ hồng!
Trung Quốc đó. Bàn tay nào huyền diệu
Đã nắn lại cả dung nhan dáng điệu:
Mặt đồng khô xoá sạch những bờ ngăn
Như mặt người tươi dãn những đường nhăn.
Gót chân bước trên đường xanh nhún nhảy
Như nhịp trống ương ca, như biển ngời sóng chạy!
*
Văn Thiên Tường ơi!
Nếu anh sống lại
Đến bên bờ Bột Hải
Thăm Sơn Hải Quan
Anh sẽ không còn khóc mãi
Nàng Mạnh Khương xưa mùa đông
Bơ vơ đi mang áo rét cho chồng
Đắp Trường thành vạn lý!
Tôi đã gặp Mạnh Khương nhiều chị
Khắp công trường rộn rã như ong
Vui chồng vui vợ
Vai gánh vai gồng
Bạt núi khơi sông
Mùa đông không lạnh nữa
Tưng bừng đuốc lửa thâu đêm
Cướp thời gian, tay búa tay liềm!
*
Ôi hai chữ Tự do: đôi hài vạn dặm
Đôi cánh thần tiên bay lên xanh thẳm
Tôi đã trông, tôi đã thấy: nơi đây
Hai mươi năm nhảy vọt một ngày
Sáu trăm triệu bàn tay: một núi
Thép gang luyện từ bùn lầy, than bụi!
Quang vinh thay, Đảng những con người
Cờ đỏ giương cao, đứng dậy làm Trời
Tia lửa nhỏ đốt cháy đồng cỏ rộng!
Mao Trạch Đông!
Tôi đã thấy: dáng Người cao lồng lộng
Đẹp như một ngọn cờ hồng
Trên mặt người, mặt đất, mênh mông.
Tôi đã thấy: ngày xưa, đâu đó
Một tia lửa nhỏ
Trong xóm Tương Đàm
Cháy lan dần, đỏ khắp Hồ Nam
Thành ngọn lửa hôm nay: Trung Quốc
Soi sáng phương Đông, châu Phi, châu Úc
Lửa dâng cao lửa Cách mạng tháng Mười
Rát mặt loài lang nhưng ấm dạ loài người!
Sáng thêm nữa, đời đời, ngọn lửa
Của Trung Hoa, của chúng ta, tất cả!
Của chúng ta, muôn ngọn lửa hãy lên cao
Cho cả địa cầu thành một ngôi sao!
Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Dương Thiện Dũng ngày 11/08/2021 15:02
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Dương Thiện Dũng ngày 11/08/2021 15:31
Có 1 người thích
Tuyệt vời, 1 trong những thi phẩm hay nhất của cụ Tố Hữu, bài thơ này có rất nhiều đoạn hay, thích nhất là đoạn nói về ông Mao Trạch Đông. Nhiều người tội nghiệp họ bị thiếu thông tin, thiếu hiểu biết nên đọc những hồi ký ma của bọn chém gió lừa tiền bán sách và các tuyên truyền chống Cộng nên bị nhồi sọ tẩy não, tin theo vô điều kiện.
Cụ Tố Hữu xứng đáng là 1 nhà thơ yêu nước, ái quốc, cả đời hy sinh tận tuỵ cống hiến vì cách mạng, vì Đảng, vì nước vì dân. Cụ Hồ cả một đời vì nước vì dân thì cụ Tố Hữu cũng một đời vì nước vì dân. Cả đời không có lấy 1 điều tiếng nhỏ.
2 người đều là những người cả đời thanh liêm thanh khiết không đượm chút riêng tư, không có tài sản riêng, cả đời sống trong đạm bạc thanh bần. Lúc nhỏ sống cơ hàn, khi đất nước đã hoàn toàn độc lập và giải phóng, cách mạng thành công lên làm quan, thậm chí làm quan nhất phẩm, vẫn cơ hàn, trong khi những người làm to như các cụ trên thế giới ai nấy đều giàu sang vinh hoa phú quý. Có thể nói Tố Hữu nói riêng và nhiều người lãnh đạo Cộng Sản Việt Trung và trên thế giới nói chung, là những người “làm quan” xưa nay hiếm, họ cực khổ hơn dân và phục vụ nhân dân.
Bác Hồ ra đi để lại đôi dép và quyển tự điển tiếng Tây Ban Nha. Cụ Tố Hữu về với các anh hùng dân tộc cũng như Bác Hồ chỉ để lại vài quyển thơ văn. Cả đời sống thanh cao nhờ tiền nhuận bút và đồng lương “chết đói” khi đất nước còn nghèo. Dân nghèo thì ông cũng nghèo chung với dân chứ không cao hơn dân, không giàu hơn dân, không ăn no mặc ấm hơn dân.
Đây là những bằng chứng xác thật nhất cho thấy Tố Hữu là ai, là gì, nhân phẩm, nhân cách, tư cách của một con người anh hùng như thế nào. Cả một đời phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ấm no của người dân, của đồng bào, trăm họ, hy sinh gian khổ, vào tù ra khám của thực dân, phát xít, đế quốc.
Đó mới là những điều hiện thực nhất, thực tế nhất nên người dân Việt Nam mới tôn thờ cụ, hay ít nhất cũng là tôn kính, kính trọng cụ.
Còn đối với những bọn phản động, chúng nó sủa, gào rú, cắn xé vào người anh hùng dân tộc thì cũng như chúng nó đọc các “hồi ký” xúc phạm Bác Hồ, chửi cụ Tố Hữu thì chúng nó tin theo một cách vô tri, ngu dốt và bệnh hoạn rồi cứ thế hùa theo sủa theo bầy đàn cũng hoàn toàn vô nghĩa, không ảnh hưởng gì đến hình ảnh của một đấng trượng phu, anh hùng.
Những kẻ đã phản quốc, phản dân tộc, làm tay sai cho quân giặc xâm lược thì chắc chắn chúng sẽ luôn căm thù, suy bụng ta ra bụng người và cắn xé một người anh hùng của đất nước, một anh hùng của quốc gia dân tộc.
Những tiếng sủa của chúng nó chỉ càng tố cáo chúng nó là ai và bản chất chúng là gì, chứ không ảnh hưởng 1 cọng lông chân nào đến hình ảnh và tiếng tăm, tên tuổi, giá trị của Tố Hữu và các thi phẩm của ông, cũng như các cống hiến của ông cả về phần chính trị và phần nghệ thuật.
Nhạc sĩ Văn Cao đã nói rất hay về nhà thơ Tố Hữu, rằng thơ của ông là thơ chính trị, nhưng nó hoà quyện yếu tố lãng mạn và yếu tố yêu nước. Nó nói về tình yêu tổ quốc, tình yêu với Trung Quốc, với Liên Xô, những người bạn giúp VN chống thực dân, phát xít, đế quốc xâm lược để giành độc lập, nhưng nó không khô khan sơ cứng mà nó nghe rất hay, dễ nhớ, đi vào lòng người, tình cảm, cảm động, như bài thơ Đường Sang Nước Bạn này, đọc cảm thấy rất cảm động, khác với bài Đời Đời Nhớ Ông có vẻ hơi quá đà thì bài này là một áng thơ tuyệt tác thật sự và có tính nghệ thuật hoàn mỹ thi vị.
Đọc mình có thể cảm nhận rõ ràng được tình cảm của Tố Hữu đối với Trung Quốc, người huynh đệ của Việt Nam, người ân nhân giúp nhân dân ta chống thực dân và đế quốc xâm lược qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp Mỹ, giành lấy độc lập hoà bình và đưa đến một cơ đồ phát triển như ngày nay, mà trong tiến trình phát triển đó rất đương nhiên bao gồm sự học hỏi và hợp tác với Trung Quốc một cách chiến lược toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Nhờ cụ Tố Hữu, nhờ Chủ tịch Hồ Chí Minh nên chúng ta mới có được cơ đồ như ngày nay. Thời buổi hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, đa phương hoá toàn cầu hoá, gác lại quá khứ hướng tới tương lai, Việt Trung là 1 trong 3 đối tác toàn diện chiến lược duy nhất trên thế giới.
Chỉ có lũ bán nước phản nòi, phản dân tộc mới chống Việt nam, biến VN thành căn cứ tiền đồn quân sự chống Trung quốc cho Mỹ đến người VN cuối cùng, biến nước ta thành 1 công cụ chống TQ cho chính sách "xoay trục châu Á" chống TQ của Mỹ, cho trò chơi tranh bá đồ vương, quyền lực mềm, địa chính trị, địa kinh tế và địa quân sự của Mỹ, biến nước ta thành 1 con thiêu thân ngu xuẩn, 1 con thoi không ai tôn trọng giữa các nước lớn cường quốc, tàn phá đất nước, cổ võ tội ác chiến tranh, xô đẩy nước ta vào những cuộc chiến tranh không hồi kết giữa những người đồng chí, bằng hữu, láng giềng với nhau.
Đó đúng là những tội ác của lũ bài Trung, não trạng thù hận và phản xạ có điều kiện những gì liên quan TQ.
Cụ Tố Hữu như đã tiên đoán, tiên liệu trước được sự trỗi dậy rực rỡ như đoá hoa sen đẹp nhất rũ bùn đứng dậy sáng chói rực rỡ của Trung Quốc như mọi người đều thấy ngày nay, nhưng cụ đã nói lên điều này từ nhiều năm trước thì thật là thú vị.
Yếu tố tiên tri thời cuộc của Tố Hữu trong bài thơ này, có thể thấy nhiều câu thơ như vậy trong bài:
"Như lịch sử chạy nhanh trên đường thép
Đưa ta đến một ngày tuyệt đẹp."
"Trung Quốc đó. Sức thanh xuân bừng dậy
Có phải chăng xưa nàng tiên nữ ấy
Mấy nghìn năm đày đoạ tháp Lôi Phong
Vươn mình lên, rực rỡ dưới cờ hồng!
Trung Quốc đó. Bàn tay nào huyền diệu
Đã nắn lại cả dung nhan dáng điệu:
Mặt đồng khô xoá sạch những bờ ngăn
Như mặt người tươi dãn những đường nhăn.
Gót chân bước trên đường xanh nhún nhảy
Như nhịp trống ương ca, như biển ngời sóng chạy!"
"Tôi đã thấy: ngày xưa, đâu đó
Một tia lửa nhỏ
Trong xóm Tương Đàm
Cháy lan dần, đỏ khắp Hồ Nam
Thành ngọn lửa hôm nay: Trung Quốc
Soi sáng phương Đông, châu Phi, châu Úc
Lửa dâng cao lửa Cách mạng tháng Mười
Rát mặt loài lang nhưng ấm dạ loài người!"
Soi sáng châu Phi thì rất rõ ràng rồi. TQ đi đến đâu xây dựng các công trình xanh đến đó, xây đường xây phố, xây dựng chợ búa, bệnh viện, trường học. Mỹ đi đến đâu dội bom, tàn phá đến đó, xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học. VN là 1 bài học nhớ đời rồi. Bao nhiêu nước khác sau này nữa, nào phải chỉ mỗi một Việt Nam.
Cụ Tố Hữu cũng "đoán trước" được luôn cả những phản ứng khác nhau khi đọc bài thơ này và khi chứng kiến một Trung Hoa trỗi dậy dưới cờ hồng, dưới ngọn cờ Búa Liềm bách chiến bách thắng của CNXH, CN Marx Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Loài "lang" (chó) thì sẽ nhảy cẫng lên và lên cơn co giật theo phản xạ có điều kiện (phản xạ Pavlov). Loài người thì sẽ "ấm dạ".
Tóm lại đọc bài thơ này xong thì những người có tim nóng, có học thức, có văn hoá, biết thưởng thức và biết yêu thơ văn, yêu cái hay, cái tốt đẹp, chân thiện mỹ, yêu nghệ thuật đều cũng sẽ cảm thấy yêu Trung Quốc, yêu Tố Hữu, yêu bài thơ, yêu tác phẩm này, yêu Việt Trung, yêu tình bạn, tình đồng chí, tình láng giềng, tình làng nghĩa xóm, yêu văn hoá, yêu Cộng Sản, yêu lý tưởng CS, lý tưởng XHCN, lý tưởng CM, họ sẽ cảm thụ sâu sắc và nhìn thấy trong đó những gì tích cực và tốt đẹp nhất, với một tinh thần trong sáng, một cảm quan trong sạch, sạch sẽ, thơm tho.
Còn đối với những thành phần rác rưởi vô tri, vô minh, vô cảm, vô học, vô văn hoá thì chúng sẽ kéo bầy đàn lao vào cắn xé bài thơ, cắn xé tác phẩm kinh điển này. Bởi vì chúng được dạy như vậy, được tẩy não và nhồi sọ như vậy từ nhỏ.
Chúng gọi thơ Tố Hữu là thơ "nịnh", đầu óc dơ bẩn rác rưởi thì nhìn đâu cũng sẽ thấy rác rưởi dơ bẩn, nhưng trên thực tế thơ Tố Hữu chỉ đề cao những cái hay cái đẹp, những đức tính cần lao, cứu nước, ca ngợi lòng yêu nước, yêu xã hội, yêu con người, yêu giai cấp, yêu lao động, yêu thế giới này. Thơ Tố Hữu là thơ của tình yêu rộng mở không có sự hẹp hòi, bảo thủ, bảo hoàng, đố kỵ, tỵ hiềm, đó là thơ yêu nước thương dân, thơ cách mạng. Ông đề cao người tốt, việc tốt. Ông đề cao đất nước, chiến công. Ông đề cao những gương sáng, những nhân vật vĩ lược, hùng tài đại lược, những bậc hùng chủ của thiên hạ như Stalin, Mao trạch Đông, Hồ Chí Minh.
Nếu đấy là "nịnh" thì, vâng, ông "nịnh" đúng, rất đúng. Thơ ông đề cao nhưng không có mùi sùng bái cá nhân của đấng thần tiên thần thánh nào.
Những kẻ nào chỉ đọc một vài bài thơ của Tố Hữu rồi ngỡ thơ ông chỉ có đề cao thì rất là ngu dốt, nếu đọc đầy đủ những tập thơ, vầng thơ của Tố Hữu thì không khó thấy những bài thơ trừ gian, lên án cái xấu cái lạc hậu, phản động, lên án những tội ác của chiến tranh xâm lược, chiến tranh tàn phá, chiến tranh phá hoại đất Bắc, tội ác chiến tranh, những cuộc thảm sát của quân đội Mỹ và Sài Gòn ở phía nam.
Ngoài ra, ông còn lên án luôn cả những điều mà cá nhân ông và Đảng ta cho là không phải, không đúng, không hữu nghị từ Liên Xô và Trung Quốc, như bài thơ Nhật Ký Đường Về có đoạn "chửi" hành động không hữu nghị của Liên Xô mềm mỏng và muốn thoả hiệp "hoà bình" với Mỹ, hay bài thơ về HVB và Cách Mạng Văn Hoá TQ, thể hiện rõ sự buồn cho bạn, sự châm biếm và bôi bác cái gọi cuộc CM "văn hoá" đó.
Như vậy, thơ Tố Hữu là thơ nhân văn, thơ xây dựng, thơ chiến đấu, thơ cách mạng, thơ 2 chiều, cả đấu tranh "xây" và "chống", cả phê phán và đề cao, chứ không phải chỉ có đề cao, như bọn phản bội, phản CM hay lầm tưởng, ngộ nhận vì ngu dốt.