Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao về tình yêu, đôi lứa
Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao than trách thân phận
Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao về sự vật, hiện tượng tự nhiên
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ,
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai,
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà,
Chuôi sao tinh Đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
Trang trong tổng số 1 trang (3 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/11/2018 09:04
Bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao” còn là một kỉ niệm đối với tôi thời thơ bé. Lớn lên, tôi vẫn khẽ đọc lúc nhớ lúc buồn. Ông nội mất đã gần mười năm rồi...; ông dã dạy chị em tôi học thuộc lòng bài ca dao ấy:
Đêm qua ra đứng bờ ao,Vần thơ lục bát với những thanh bằng liên tiếp, với các động từ biểu cảm: “trông”, “buồn trông”, “chờ”, “tưởng”, kết hợp với những tiếng gọi: “nhện ơi! nhện hỡi, “sao ơi, sao hỡi” đã tạo nên âm diệu thiết tha, mong nhớ, chờ trông... Điệu thơ thấm buồn man mác bâng khuâng như níu giữ lấy hồn ta. Mỗi câu ca, mỗi vần thơ là một nét tâm trạng buồn nhớ, cô đơn. Khách ly hương càng “đứng” càng “trông”, càng buồn càng nhớ, càng hỏi càng sầu. Nơi đất khách quê người, giữa tạo vật mênh mông, xa mờ, nỗi buồn nhớ cô đơn biết ngỏ cùng ai?...
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện chăng tơ,
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai,
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà,
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ
Đêm qua ra đứng bờ aoNỗi niềm ấy chỉ mới diễn ra “đêm qua” còn đầy vơi trong lòng. Chữ “qua” vần với chữ “ra”, chữ “ao” vần với chữ “sao”, cũng với 2 vế tiểu đối cân xứng: “Trông cá, cá lặn // trông sao, sao mờ” là nhạc thơ cũng là nhạc lòng xao xuyến, vương vấn, triền miên...
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ,Nhện cỏn con, bé tí. Nhện sao thấu hiểu nỗi buồn nhớ cô đơn của kẻ xa quê. Nhện mắc chăng tơ, hay nhện cũng đang “chờ mối ai”?
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai,Nhện và sao, vật thì nhỏ bé, vật thì xa mờ, nhện thì còn “chờ mối ai” sao thì còn “nhớ ai”. Khách thể (tạo vật) được nhân hoá cũng có tâm hồn, tâm tư. Nhưng sau lời gọi tha thiết: “nhện ơi, nhện hỡi”, “sao ơi, sao hỡi” vẫn không một tiếng vọng, một lời an ủi. Nỗi buồn nhớ cô đơn của kẻ tha hương không thể nào kể xiết! Sau lời cảm thán: “nhện ơi, nhện hỡi”, “sao ơi, sao hỡi” là những tiếng khẽ thở dài cất lên, những giọt lệ rưng rưng rơi xuống.
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà,Hai câu cuối, nhà thơ dân gian dùng biện pháp nghệ thuật tương phản rất đặc sắc; tương phản giữa “đá mòn” với “dạ chẳng mòn” tương phản giữa “đá mòn” với dòng Tào Khê “nước chảy hãy còn trơ trơ”. Con sông Tào Khê ở huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh), hay con sông Tào Khê ở bên Tàu là biểu tượng cho tấm lòng son sắt thuỷ chung của người lữ khách đối với gia đình quê hương:
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn.Lúc nào đọc bài ca dao “Đêm qua ra đứng bờ ao” tôi vẫn thấy hay, vẫn thấy nhớ và vô cùng xúc động. Các điệp ngữ, câu hỏi tu từ, câu cảm thán, biện pháp nghệ thuật nhân hoá và phép tương phản đã góp phần tạo nên những câu ca giàu nhạc điệu, đẹp mượt mà, thiết tha, in sâu vào trí nhớ và tâm hồn tôi. Bài ca dao thấm thía bao nỗi buồn thương nhớ và cô đơn, nhưng đó là nỗi buồn đẹp: tấm lòng thương nhớ và thuỷ chung đối với quê nhà.
Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/11/2018 09:17
(Kính tặng GS. Dương Mạnh Thường, vị thày đã hướng dẫn chúng tôi những bước đầu bước vào hành trình văn học dân gian)
Ca dao là câu hát phổ thông trong dân gian. Ca có nghĩa là giọng ngân dài; dao là hát không cần nhạc đệm. Ca dao là loại văn chương bình dân được truyền khẩu, thêm bớt lưu truyền trong dân gian theo thời gian, nên hoàn toàn không biết tác giả là ai. Nội dung bài hát mô tả tình cảm nam nữ, tính tình, phong tục tập quán, sinh hoạt địa phương, thấm đậm màu sắc và tình yêu quê hương. Do đó ca dao còn được gọi là phong dao như cuốn Tục ngữ phong dao của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc. Một đặc điểm nữa là ca dao không có đầu đề, nên ngươi ta hay lấy câu đầu bài hát làm đề bài. Bài “Đêm Qua Ra Đứng Bờ Ao” chúng ta chọn phân tích hôm nay, cũng không ra ngoài thông lệ ấy:
Đêm qua ra đứng bờ aoTrước khi tìm hiểu tâm tình của người thiếu nữ (?) như đề bài đã dẫn, chúng ta cần xác định một vài chi tiết làm nền tảng cho việc phân tích.
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch Sai Mai
Sao ơi sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Mối sầu Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ...
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm trònPhần khảo dị “Chuôi sao Tinh Đẩu” đi với “ba năm tròn” không có nghĩa. Tinh Đẩu đây chính là sao Bắc Đẩu hay Đẩu Tinh đã có từ ngàn xưa, dù nội dung có ý nghĩa gì chăng nữa cũng không thể giới hạn thời gian ở “ba năm tròn” với một thiên thể còn rất mơ hồ với sự hiểu biết của con người Việt thuở ấy.
Đêm qua ra đứng bờ aoBối cảnh mà tác giả bài ca dao xây dựng cho phép chúng ta tưởng tượng: Đây là tâm tình của người thiếu nữ đang yêu, đang gắn bó với một “ý trung nhân đã thề non hẹn biển,” nhưng nay không hiện diện để cùng nàng luyến ái yêu đương.
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
Vui thì vui gượng kẻo làTừ đó cụ Nguyễn đã rút ra một định luật tâm lý:
Ao tri âm ấy mặn mà với ai
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầuKhông bằng lòng với sự ruồng rẫy của thiên nhiên, người thiếu nữ trẻ không chịu đầu hàng, nàng xoay qua tìm sự cảm thông của nhện:
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Buồn trông con nhện giăng tơHoàn cảnh của nhện có cùng hoàn cảnh với nàng: cùng chờ đợi một niềm hy vọng trong hạnh phúc đoàn tụ. Nhện giăng tơ cũng như nàng gởi mối tơ lòng cho người bạn tình ngoài ngàn dặm và chờ ngày tương hợp. Nàng bắt tâm sự với nhện nhưng nhện vẫn vô cảm, im lìm...
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao MaiCó thể sao Mai cảm thông va chia xẻ được với tâm sự của nàng chăng? Vì sao Mai, sao Hôm là hai vì sao sáng nhất vào buổi sáng sớm và chiều tối bỗng mờ đi trước cái nhìn đồng cảm nhớ thương da diết của nàng?
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ
Sửa xiêm dạo bước tiền đường,Nếu chúng ta đặc biệt để ý đến hai câu cuối, sẽ nhận ra “Chuôi sao Bắc Đẩu” đây cũng lại là sao Hôm, sao Mai xuất hiện trong bài ca dao của nàng thiếu nữ mang dáng dấp “vị-chinh-phụ” gần gũi với người chinh phụ của nữ sỹ họ Đoàn.
Nhìn xem trông vẻ Thiên chương thẫn thờ.
Áng Ngân hà khi mờ khi tỏ,
Độ Khuê triền khi có khi không.
Thức mây đòi lúc nhạt nồng,
Chuôi sao Bắc Đẩu thôi Đông lại Đoài.
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòngHai sao không thể nào gặp nhau bởi vì thực chất nó chỉ là một! Đó là hai tên gọi khác nhau của một “ngôi sao” (thực chất đó là một hành tinh gọi là Kim tinh - Venus). Trình độ Thiên văn học của người xưa còn hạn chế nên họ mới lầm tưởng đó là hai ngôi sao tượng trưng cho sự vĩnh viễn chia phôi!
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân?
Đêm đêm tưởng dải Ngân HàCó thể nói tất cả nỗi lòng u uẩn của người trinh nữ được gói ghém trọn vẹn trong hai câu thơ ngắn ngủi nhưng súc tích này.
Mối sầu Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Thức mây đòi lúc nhạt nồng,Tại sao không phải là mỗi năm như Ngưu Lang, Chức Nữ vào đầu tháng Bảy? Tại sao lại là “ba năm” mang nặng mối sầu ly biệt?
Chuôi sao Bắc Đẩu thôi Đông lại Đoài.
Ba năm trấn thủ lưu đồnHai câu “Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai” và câu cuối “Nước suối trong con cá nó vẫy vùng” nói lên ý chí yêu tự do và ý thức trách nhiệm trong thân phận làm người của chàng lính thú, của cả một dân tộc kiên cường lớp lớp tiếp tay nhau vùng lên chống ách thống trị ngàn năm của kẻ thù truyền kiếp.
Ngày thì canh điếm tối dồn việc quan
Chém tre, đẵn gỗ trên ngàn
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai
Miệng ăn măng trúc măng mai
những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng
Nước suối trong, con cá nó vẫy vùng
Đá mòn nhưng dạ chẳng mònCó người cho rằng Tào Khê là tên một dòng sông ở Đông Nam huyện Khúc Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, nơi có ngôi chùa cổ Bảo Lâm, còn gọi là Nam Hoa, từng là đạo tràng lớn của Đại sư Huệ Năng (638-713), vị Tổ thứ 6 của Thiền tông Trung Quốc. Tào Khê còn là một danh lam thắng cảnh gắn liền với thiền môn.
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ...
Em ao ước được là người thục nữNiềm hạnh phúc lứa đôi và ước mơ xã hội đã quyện vào dòng sinh mệnh của một dân tộc biết yêu tự do, thà “chết vinh hơn sống nhục”, đã tạo nên ý chí quyết thắng: “Đánh cho chích luân bất phản, đánh cho phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.
Hát véo von trong mộng Bắc Bình Vương...
Gửi bởi tôn tiền tử ngày 22/11/2018 09:19
Đã là người Việt Nam thì hẳn chẳng ai xa lạ gì với những câu ca dao tuy giản dị, mộc mạc mà chan chứa tình người. Đó có thể là những lời dân ca tình tứ, lắng đọng; có thể là những câu hát ru sâu nặng nghĩa tình; hoặc cũng rất có thể là những lời đối đáp trao duyên. Ca dao tựa như một viên kim cương đa diện, mà ở mõi góc cạnh của nó ta lại thấy ánh lên một mặt của tâm trạng con người, lung linh và sáng mãi. Vui có. buồn có, đợi chờ có, nhớ mong có... mọi cung bậc sắc thái tình cảm của con người đềui được diễn tả một cách hết sức tinh tế, chân thực, sinh động qua những lời ca dao. Tôi nhớ có một bài ca dao thế này:
Đêm qua ra đứng bờ ao,Một bài ca dao thật hay, thật đẹp với ngôn từ mộc mác, chân chất mà đã lột tả hết tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nhân vật trữ tình ở đây là một cô gái - một nàng thiếu nữ với trái tim “bồi hồi trong ngực trẻ” đang tha thiết mong nhớ ng yêu. Trong đêm đen tĩnh mịch - thời điểm của những cuộc hẹn hò đôi lứa - cũng là lúc cô gái cảm thấy lòng mình cô đơn trống trải. Vì sao ư? Vì trong khoảng thời gian của tình yêu, của hò hẹn mà lại trống vắng một mình, thử hỏi sao không buồn cho được! Quá mong người yêu, cô gái đã giãi bày tấm lòng mình với cảnh vật xung quanh. Thế nhưng “trông cá cá lặn trông sao sao mờ”. Dường như cảnh vật đã vô cùng lãnh đạm với tâm trạng người thiếu nữ. Cô chẳng biết chia sẻ cùng ai và ta cảm tưởng như cũng chẳng có ai muốn chia sẻ với nàng. Tìm cá bầu bạn thì mặt nước lặng thinh, gửi tình cảm lên vì sao thì chỉ thấy một màu đen êm dịu, rộng lớn mênh mông. Nó làm cho nỗi buồn bị cô lập và càng “gặm nhấm” cói lòng hiu hắt của cô gái trẻ. Cô càng thêm cô đơn quạnh vắng với nỗi mong nhớ xót xa đang dâng trào. Và lúc này đây ta lại bắt gặp một thứ thật quen thuộc, rất ca dao và cũng rất Việt Nam.
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai
Sao ơi, sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,Và liên tiếp sau đó là hai hình ảnh ẩn dụ cho tâm trạng của cô thiếu nữ: nhện giăng tơ và sao Mai. Từ những sự vật trong thiên nhiên, cô đã gửi tiếng lòng của mình - một tiếng lòng thổn thức ngóng trông. “Nhện giăng tơ” là một hình ảnh thật đẹp và giàu sức biểu cảm cao. Tơ nhện hay chính là sợi tơ hồng duyên phận, sợi tơ tình yêu đã se duyên cho đôi trẻ để giờ đây “trăm mối tơ vò”. Chiếc màng nhện mỏng mang phải chăng như chính người con gái: yếu đuối, mong manh. Tơ nhện có độ kết dính cao, dù có đứt cũng vẫn bền chặt - liệu có là ám chỉ tình yêu? Nhện chăng tơ xong mà vẫn một mình, cô đơn, chờ đợi một mối tơ lòng. Tiếp đó cô gái nhìn “chênh chếch” lên ngôi sao Mai. Một ánh nhìn hơi chéo chứ không phải nhìn thẳng. Phải chăng cô gái không dám đối diện thẳng với lòng mình - rằng cô đang quá trống trải, đơn côi. Ngôi sao Mai mờ dần trong ánh bình minh như chính tâm trạng ngày một hiu quạnh, héo hon của cô gái. Cô lẻ loi quá!Tựa như ánh sao giữa bầu trời rộng lớn. Đó là sự trống trải một mình, một sự nhớ thương đến hiu hắt, một nỗi buồn trải ra theo cả không gian và thời gian. Từ “bờ ao” tới “bầu trời” là một không gian rộng lớn, nó làm cho niềm nhớ thương càng thêm mênh mang, dâng trào. Từ “đêm qua” tới “sao Mai” là sự trải dần theo thời gian, nỗi buồn ngày một lớn lên và chỉ chực trào ra trong tâm trạng thổn thức, trằn trọc suốt cả đêm dài của cô gái.
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?