Thơ » Việt Nam » Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn » Nguyễn Trãi » Quốc âm thi tập » Môn hoa mộc
自橅唏春卒吏添,
苔蓬邏牟偷店。
情書蔑幅封群謹,
陿唏兜強闦娂。
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem..
Trang trong tổng số 1 trang (10 bài trả lời)
[1]
Gửi bởi Vanachi ngày 29/07/2005 00:12
Có 2 người thích
Trong 254 bài thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, có một bài thơ chỉ 4 câu thôi mà tôi trải qua 24 năm, mới dám tự bảo mình rằng gọi là hiểu. Đó là bài Ba tiêu.
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêmTừ 1956, lúc bắt đầu phát hiện được trở lại Quốc âm thi tập, đọc bài Ức Trai tiên sinh viết về cây chuối này, tôi đã rất yêu thích. Tuy nhiên, sức đọc, trình độ của tôi cũng chỉ mới thấy được cái hay của hai câu 3, 4.
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem
Hồng lâu dạ vĩnh giác xuân tưnghĩa là: “Lầu hồng đêm thâu cảm thấy có một mùa xuân riêng mình”, tức là thơ chữ Hán cùng với một tứ với thơ chữ nôm “Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm” đó.
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêmta hẵng để ý: tại sao Nguyễn Trãi không viết “lại tốt thêm”? Lại tốt thêm thì có vẻ dung tục, không đủ trân trọng đối với chủ từ của câu chẳng qua theo đà, theo thế, theo thời, mà thêm tốt, còn “tốt lại thêm” tức là: Vốn cái tốt đã là bản chất rồi. Nay từ lúc bén hơi xuân thì tốt thêm. Sau khi tôi hiểu được toàn diện, đúng đắn rồi, thì hoá ra cái thần của bài thơ không ở hai câu 3, 4, một hình tượng, mà ở câu 2, một xúc cảm:
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêmĐầy phòng, đầy buồng khuê, là một sự “lạ”, mầu đây, theo ý tôi, là nhiệm mầu, mầu nhiệm thâu đêm, đồng thời và cũng cần hiểu mầu như ở trong “đất mầu”. Ôi! Nếu là thơ Ức Trai nói về sự rung động đầu tiên của giai nhân vào buổi đương thời thì việc ấy có giảm gì uy tín của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi? Bao nhiêu nhà thơ lớn trước Nguyễn Trãi ở á Đông, ở trên thế giới đã nói và nói một cách trang nhã, sao lại muốn rằng Nguyễn Trãi đừng nói, dù là nói một cách trang nhã? Sự thật, là Nguyễn Trãi đã nói rồi, câu thơ chữ Hãn dạ vĩnh giác xuân tư, “đêm thâu cảm thấy một xuân riêng” bênh vực cho câu thơ chữ nôm “đầy buồng lạ mầu thâu đêm”, và chữ “lạ” với chữ “mầu” làm cho câu thơ chữ Nôm còn dào dạt ngạt ngào hơn câu thơ chữ Hán, đến nỗi đầy cả một buồng. Hơn năm trăm năm sau, hàng cháu chắt của nhà thơ Ức Trai là nhà thơ Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) cũng có một tứ thơ gần với Ức Trai, và đã gộp cả chữ “lạ” trong thơ chữ Nôm và chữ “xuân” trong thơ chữ Hán của Ức Trai: “Chàng ơi, chàng ơi, sự lạ đêm qua - Mùa xuân tới, mà không ai biết cả”.
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêmbức thư tình của lá: em còn e ấp cuộn lại, còn kín, một cái ghen tuông phóng nhuỵ, ngôi thứ hai là “gió”, là đối tượng: anh, người mà ta mong mỏi đang ở nơi đâu? Gượng đây không phải là gượng gạo, mà gượng nhẹ, khẽ khàng:
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xemTừ lúc Quốc âm thi tập được phát hiện lại (1956) đến nay, một bài thơ như Ba tiêu của Nguyễn Trãi đã trải 24 năm mới chịu gửi cái bí mật thân tình mình cho người bạn đọc.
Gửi bởi Hoàng Minh Phương ngày 31/01/2010 09:11
Ta được biết Nguyễn Trãi gắn liền với lịch sử trọng đại của dân tộc bằng Bình Ngô đại cáo vừa vĩ đại vừa thiêng liêng, lại được tri âm với ông ở góc độ rất người, số phận người, mơ màng và dân dã trong “Bến đò xuân đầu trại” và lại vô cùng ngạc nhiên khi ta được gặp một con người rất đa tình qua bài thơ Cây chuối.
Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,Nhan đề bài thơ của Nguyễn Trãi rất mộc mạc, tả cây chuối, nhưng quả thực bài thơ lại hàm chứa một ý thơ sâu kín, nhiều tầng. Đến như Xuân Diệu là người sành thơ cũng phải băn khoăn hàng chục năm trời tìm cách giải mã, nêu lên một cách cảm cho ta nhiều thú vị: ‘Tại sao không là “lại tốt thêm”? – “Lại tốt thêm” chẳng qua theo đà, theo thế. theo thời mà thêm tốt, bớt tốt! Còn như Ức Trai viết “tốt lại thêm” để khẳng định: cái tốt vốn là bản chất rồi; từ lúc “bén hơi xuân” thì tốt thêm. Cái thần của câu thơ là ở chữ “bén”. Và chữ “lạ”, chữ “màu” ở câu hai dào dạt, ngạt ngào hơn. Khi đã hiểu sự “lạ” là mùa xuân riêng xuất hiện thì hai câu cuối dính liền một cách thoải mái với hai câu trên.
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu, gượng mở xem..
Tình như một bức phong còn kín,Dĩ nhiên, tình lang của cây chỉ có thể là mùa xuân, là ngọn gió. Ngọn gió ấy cũng mỏng manh làm sao.như nỗi đợi chờ kia! Nó sẽ lướt qua để làm cái việc mở bức “tình thư” còn phong kín đó. Bức thư là thực, tình thư là ảo, có mà tưởng như không. Đọc thư tình, mà trước hết là thao tác mở thư phải nhẹ nhàng, phải trân trọng, “một tấm lòng đối với một tấm lòng”, phải gợi mở”. Bởi tình thư có khía cạnh vật chất, nhưng trước hết và chủ yếu, quan trọng hơn là khía cạnh hồn người. Chính vì lẽ đó, trong sự ứng xử không thể suồng sã, thô kệch. “Gió nơi đâu?” – câu hỏi tu từ ở đây rất gợi, như một sự mời mọc, nhưng cũng rất nhã: “gượng mở xem”. Như vậy, mạch cảm xúc chính trong bài thơ được thực hiện bằng thủ pháp ví ngầm để miêu tả cây chuối, rồi từ đó muốn hướng tới ca ngợi vẻ đẹp sung mãn của tuổi trẻ bất gặp tiết xuân về. Ấy là vẻ đẹp xuân sắc, xuân tình của cây cỏ và lòng người mà mùa xuân đem lại.
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Gửi bởi muanhietdoi2506 ngày 27/02/2010 21:02
Tôi thấy bài phân tích của ban quá sất. tại sao lại sặc mùi phản bát khi bình một bài thơ hay thế/
Gửi bởi clover_9114 ngày 23/04/2010 13:55
nhầm rồi bạn ơi!đây là bài bình của xuân diệu mà!!!!!ko phải của vanachi đâu!mà tôi thấy bài này xuân diệu bình hay đấy chứ!rất có ý nghĩa và cảm xúc!đọc xong tôi vỡ ra nhiều điều!!!
Gửi bởi quynhsp ngày 11/09/2010 22:50
Có 1 người thích
Trong cả tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, nhiều bài ông viết về cây, hoa với sự miêu tả hết sức tinh tế. Tất cả các bài thơ ấy được gọi chung lại là Môn hoa mộc gồm các loài hoa tao nhã như: đào, mẫu đơn, nhài, sen…với các loại cây như tùng, trúc, cúc, mai, đa… ngoài các loại cây cao sang, quý phái ấy, còn có một loại cây rất dân dã, bình dị đi vào thơ ông mang một nét thanh tao và mộc mạc đó là cây chuối. Cây chuối được quan sát rất chân thực trong bài thơ Cây chuối:
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêmLà một vị anh hùng, một nhà thơ lỗi lạc, thơ Nguyễn Trãi chứa đựng một triết lý nhân sinh với những trăn trở về cuộc đời. Và trong ông một tình yêu thiên nhiên không kém phần in ỏi. Theo tư tưởng của người Phương Đông thì các cây tùng, trúc, bách… được dùng để chỉ người quân tử. Ở đây với Nguyễn Trãi cây chuối cũng được xem là một quân tử. Cây chuối cũng như một nhành sen dù sống trong bùn nhơ, trong đầm lầy thì nó vẫn vươn lên tươi tốt dâng cho đời những đoá hoa thơm ngát.
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem.
Tự bén hơi xuân, tốt lại thêmCây chuối thì không hề kém đất, dù đất khô cằn chai sạn cây vẫn xanh tốt. Vốn dĩ cây đã xanh tươi nay gặp ngọn gió xuân trong không khí trong lành cây lại tốt thêm bội phần như người anh hùng đã tìm được mảnh đất để dụng võ... Khi lá khô héo vẫn giữ cốt cách của người trung nghĩa vẫn bám chật lấy thân không hề rời, như một lớp bọc bảo vệ thân cây, che chắn cây khỏi những va chạm bên ngoài.
Đầy buồng lạ, màu thâu đêmTừ “buồng” ở đây ó thể hiểu theo hai cách hiểu. “Buồng” là chỉ buồng chuối khi tất cả hoa chuối đã đậu thành trái. Còn có thể hiểu “buồng” là nơi buồng ở của các thiếu nữ, một nơi kín đáo người lạ khó lòng đột nhập vào. “Buồng lạ” so với các loài cây khác cây chuối đã cho ra đời thứ trái lạ, không là chùm, mà là buống rất độc đáo. “Màu” là chỉ mùi, ở đây nói lên mùi toả ngát của quả chuối chín.
Tình thư một bức phong còn kínKhi thư giãn trong vườn, quan sát cây chuối, nhìn đọt chuối non cuộn tròn, ông liên tưởng nó như một bức phong thư kín đáo, thư càng kín, càng e ấp lại càng khơi gợi tính tò mò cho mọi người, và chính thế đã gợi sự tò mò cơn gió đã đến “gượng” mở xem.
Gió nơi đâu gượng mở xem.Cơn gió này thật đúng lúc, sự xuất hiện của nó đã làm nên một tiếng động cho bài thơ, phá tan cái tĩnh lặng của bước tranh thiên nhiên ấy. Nếu không có gió thì bước tranh phong cảnh Nguyễn Trãi vừa tả là một bước tranh chết, hoàn toàn tĩnh, và thậm chí không có gió thì làm sao có hương thơm. Và ngọn gió kia cũng chẳng phải là ngọn gió vô tình, nó đến với cử chỉ nhẹ nhàng, thái độ lịch sự tế nhị. Ở đây thoáng hiện lên một tình yêu mới “bén”, đang e ấp, mà thanh cao. Trạng từ “nơi đâu” được dùng ở đây thật tài tình, vì không thể xác định được vị trí phương hướng của cơn gió ta thấy cơn gió nhẹ nhàng. Không rõ là Bắc hay Đông thì đó là ngọn gió xuân. Từ “gượng” là một hành động vừa hồi họp vừa như rụt rè lại vừa có mãnh lực gì đó thúc dục đến mở bức thư tình còn kín phong đó. Khi tưởng tượng đọt chuối là bức thư tình ta thấy đó là sự liên tưởng độc đáo và gây bất ngờ cho người đọc, với hành động “gượng mở xem” thể hiện một khao khát niềm hạnh phúc và một tình yêu mãnh liệt.
Gửi bởi Arsene_Lupin ngày 12/09/2010 07:12
Bài thơ Cây chuối của Nguyễn Trãi chỉ có 4 câu nhưng đã gây nên nhiều cách hiểu khác nhau và tốn không ít giấy bút tranh luận. Đọc rồi lòng chưa yên, xin góp mấy điều trần tình cùng bạn đọc.
Thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, cùng với những tùng, cúc, trúc, mai... bài Cây chuối nằm trong phần môn hoa mộc:
Tự bén hơi xuân tốt lại thêmTrước hết, về nghĩa đen của bài thơ. Trong tập Văn học phê bình nhận diện (NXB Văn học, 1999) ông Trần Mạnh Hảo viết: “Khi một cây chuối đã có “buồng chuối” thì dứt khoát nó không còn “đọt chuối non đang cuộn tròn” được nữa.” Để làm chỗ dựa cho mình, ông Hảo viện đến uy tín của nhà thơ Xuân Diệu: “Mà khi cây chuối đã trổ ra buồng rồi, thậm chí buồng chuối chín, thì nó không còn có thể ra lá non, thậm chí lá non cuộn lại được nữa.” (Các nhà thơ cổ điển Việt Nam - NXB Văn học, 1987). Không ai dám cãi rằng hai ông sai. Không ai không biết cây chuối đã có buồng thì không có nõn. Nhưng ở đây dường như hai ông đã lầm khi hiểu về cây chuối. Nói đến cây chuối, người ta có thể nghĩ tới một cây chuối cụ thể khi cây chuối đó được chặt xuống nuôi heo hay cây chuối mới trồng. Còn khi nói đến cây chuối bình thường, người ta nghĩ tới cây chuối trong đơn vị tồn tại nhỏ nhất của nó là bụi chuối. Một bụi chuối tối thiểu phải có cây mẹ cùng với vài ba lớp cây con: Cây mẹ trổ buồng, đôi cây chị vào thì con gái, mấy cây em lẫm chẫm và vài nụ chuối măng... Đấy là cây chuối thông thường trong sự hiểu của một bà nhà quê. Dám chắc rằng cây chuối, đối tượng làm thơ của thi nhân Nguyễn Trãi cũng phải là một bụi chuối tốt. Cây nhà thơ nói ở đây không thể là một cây chuối mới trồng, càng không phải cây chuối sắp chặt nuôi heo, cây ở đây là một bụi chuối. Chính cách hiểu máy móc cây chuối là một cây chuối cụ thể đã ám ảnh Xuân Diệu và dẫn ông tới sai lầm khiên cưỡng tiếp theo: chữ “buồng”.
Đầy buồng lạ, màu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem
Gửi bởi Vanachi ngày 17/02/2011 21:15
Chữ Nôm (cần font chữ Nôm để hiển thị đúng):
芭蕭
自橅唏春卒吏添,
苔蓬邏牟偷店。
情書蔑幅封群謹,
陿唏兜強闦娂。
Gửi bởi medela11 ngày 15/11/2011 14:22
Đọc bài bình của Xuân Diệu tôi vỡ ra nhiều điều. Xuân Diệu thì 24 năm, còn tôi đã 10 năm từ khi học về bài thơ này, và bỗng dưng hôm nay tôi lại tìm về bài thơ này. Chứng tỏ bài thơ ngắn gọn này có sức theo đuổi tâm hồn con người ta.
Tôi lưu tâm tới chữ 'gượng' ở câu cuối. Nó là một chữ 'gượng' nhưng nó nói lên cho cả hai đối tượng:
1. Gió - Gió hãy trân trọng và nhẹ nhàng khi 'mở' 'bức thư' còn phong kín.
2. Cuộn lá chuối phong kín - sự e ấp, mong manh, dịu dàng còn gói nhẹ. (chứ không lồ lộ ra một cách vô duyên)
Một tâm sự được gói ghém e ấp. Và gió hãy khám phá điều đó. Nhưng cách miêu tả và lời thơ của bài này thì làm tôi thấy không một chút nào của sự thô thiển hay trần tục. Vì bài thơ là ngôn ngữ ẩn dụ, cho nên tôi đã liên tượng hình ảnh về lá chuối, gió, bức thư phong kín tới những khía cạnh của cuộc sống. Và thấy rằng, bài thơ này rất tinh tế.
Gửi bởi ruanyong ngày 21/10/2012 16:43
Chữ buồng 蓬 bộ Thảo mà Xuân Diệu vẫn hiều là buồng ngủ được sao? Hay là các cụ ngày xưa viết chữ Nôm tùy tiện, không theo quy luật gì, các bạn nhỉ?
Gửi bởi Tuấn Khỉ ngày 21/10/2012 19:10
Ta có thể tham khảo ý kiến của TS Nguyễn Xuân Diện, Viện Hán Nôm, khi bàn về chữ "canh" trong câu "Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương", nguyên văn như sau:
Khi viết chữ Nôm, các cụ ta xưa không quy định từ này, âm này thì nhất thiết phải viết bằng chữ Nôm này. Một âm/một từ khi đọc thì có thể có nhiều chữ để ghi vào giấy, miễn sao ghi đúng âm là được.
Ví dụ khi ghi chữ "canh" trong "Canh gà Thọ Xương" thì có thể ghi bằng bất cứ chữ "canh" nào trong 15 chữ canh cũng được.(15 chữ "canh": 更 畊 秔 粇 耕 庚 埄 埂 浭 粳 赓 賡 鶊 鹒 羹).
Nhưng nếu là văn bản chữ HÁN, thì phải ghi đúng chữ với đúng nghĩa của nó.
Nguồn: trả lời comment của Tễu (Nguyễn Xuân Diện), trong bài viết sau
http://xuandienhannom.blogspot.de/2012/10/a-tim-thay-cau-thocanh-ga-tho-xuong.html