Lời bình của Nguyễn Anh Nông

NHỮNG ĐỨA TRẺ CHƠI TRƯỚC CỬA ĐỀN - LÒNG NHÂN ÁI TRƯỚC CÁI MỚI CÁI NON TƠ THẦN THÁNH ĐANG VÀ SẼ ĐƯỢC ĐỊNH HÌNH?

Bài thơ NHỮNG ĐỨA TRẺ CHƠI TRƯỚC CỬA ĐỀN của nhà thơ Thi Hoàng có nhiều nhân vật, này nhé: “Thằng Tâm con bố Tầm... Cái Nhân con bà Nhẫn... Thằng cháu ông Đương..” trong một bài thơ 6 khổ, 24 dòng mà có đến bằng ấy những đối tượng thì quả là không ít...vì nó còn lên quan đến cách sử lý của nhà thơ để bài thơ có ý nghĩa?
Những đứa trẻ chơi trước cửa đền đều có cái chung là nghịch ngợm.Trẻ em ở đâu ,thời nào mà chả thế? Nhưng ở đây là chỗ thâm nghiêm, thánh thần đối với những người lớn? Còn trẻ em thì chúng vẫn hồn nhiên, vô tư, không phải là chúng tỏ ra không coi ai ra gì mà bản tính của lũ trẻ con nó thế. Có đứa “Trồng cây chuối” trước cửa đền, có đừa còn “Hét như giặc cái”, có đứa “ngóc tay cái rất to cho được vào lỗ mũi”...Dưới con mắt của người lớn chúng ta thì lũ trẻ đó chẳng nghiêm túc chút nào trước những đấng thần thánh, nơi tôn nghiêm?
Có một người lớn - nhà thơ lấp ở đâu đó ngoài trang thơ, bên cửa đền, trong lũ trẻ để xin với ông từ giữ đền: “Ông từ giữ đền ơi xin ông đấy/Chấp với bon trẻ ranh rửng mỡ làm gì/Thế là ông cười rồi nhỉ/Cho chúng nó chơi đừng đuổi chúng đi”.
Mặc những người lớn suy nghĩ, lo lắng, kiêng kị gì, lũ trẻ ranh vẫn nô đùa hồn nhiên trong trắng, mặc định: “Những cái cười cứ vê tít lại như sợi chỉ/Ghạch sân đền ấm nên ửng má/Tiếg trẻ con non màu lá mạ” hoặc “ Chúng như là hạt mẩy dưới hoàng hôn”.
Khổ thơ thứ năm, tác gỉả dành nói về thiên nhiên quanh đền : cỏ cây hoa lá, khói hương, mây gió...Đây là là cái lạ nữa vì thiên nhiên mang thuộc tính của con người, của trẻ em ?
Này nhé : “Hoa mẫu đơn cũng tưng bưng í ới/Khói hương bài thơm tỉ tê lân la/Cây vun tán lên đơm xôi đóng oản /Gió liu riu cho thấm tháp chan hòa”.
Khổ thơ cuối của bài thơ cho ta thấy cái nhìn mới mẻ về thế giới mới mẻ - trẻ em: “Chợt ngẫm thấy trẻ em là giỏi nhất \Làm được buổi chiều rất giống ban mai/Thánh cũng hân hoan...đố ai biết được/Ngài ở trong kia hay ở ngoài này”.Câu nghi vấn ngài ở trong kia hay ở ngoài này? đã xóa nhòa khoảng cách, xóa nhòa ranh giới thực và hư -hư thực. Nhà thơ mặc nhiên đã phong thánh cho những đứa trẻ, làm cho những đứa trẻ thánh hơn? và làm cho thánh thực hơn, đời hơn, sống động, hiện hữu, gần gũi hơn.
Nữ thi sĩ Dư Thị Hoàn đã gọi bài thơ này là bài thơ “ Đạt tới cái đẹp tự nhiên, cái đẹp thượng thừa”.
Tôi cho rằng :bài thơ NHỮNG ĐỨA TRẺ CHƠI TRƯỚC CỬA ĐỀN là cái nhìn nhân ái, bao dung của hiền nhân trước cái mới - cái non tơ thần thánh đang và sẽ định hình?
H.B, 2003
N.A.N


Bài đã đăng báo Văn nghệ Hội nhà Văn Việt Nam, năm 2002, với bút danh Kim Diệu Hương