Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 15/09/2005 21:53 bởi
Vanachi, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 15/05/2008 03:58 bởi
Cammy Phạm Quý Thích 范貴適 (25/12/1760 - 16/5/1825) tự Dữ Đạo 與道, hiệu Lập Trai 立齋, Hoa Đường 華堂, Thảo Đường cư sĩ 草堂居士, người xã Hoa Đường, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương, nay thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779) đời Lê Hiển Tông, làm quan giữ chức Thiêm sai tri công phiên. Gia Long lên ngôi, ông được bổ làm đốc học, được ít lâu thì xin từ chức. Đầu đời Gia Long (1802) vời ông ra, ông từ chối không được, giữ chức Thị trung học sĩ, tước Thích An hầu, trông coi việc chép sử (1811). Ít lâu, ông cáo quan về quê. Đầu đời Minh Mạng (1821) lại vời ông ra ông đang bệnh, lấy cớ ấy từ chối, từ đó ông chăm lo việc dạy học ở quê nhà, đào tạo được nhiều trí thức như Nguyễn Văn Lữ, Nguyễn Văn Siêu, Vũ Tông Phan...
Ông là người đầu tiên đem Truyện Kiều ra giảng dạy học trò, sau đó làm bài Đoạn trường tân thanh đề từ. Ông cho khắc in tác phẩm này của Nguyễn Du.
Các tác phẩm chính:
- Thảo Đường thi nguyên tập
- Lập Trai tiên sinh di thi tục tập
- Thiên Nam Long thủ liệt truyện
- Chu Dịch vấn đáp toát yếu
Học trò ông là Châu Doãn Trí 朱允緻 (1779-1850) có soạn bộ Lập Trai tiên sinh hành trạng, chép tiểu sử và phổ biến một ít thơ.
Phạm Quý Thích 范貴適 (25/12/1760 - 16/5/1825) tự Dữ Đạo 與道, hiệu Lập Trai 立齋, Hoa Đường 華堂, Thảo Đường cư sĩ 草堂居士, người xã Hoa Đường, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương, nay thuộc xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân năm Cảnh Hưng thứ 40 (1779) đời Lê Hiển Tông, làm quan giữ chức Thiêm sai tri công phiên. Gia Long lên ngôi, ông được bổ làm đốc học, được ít lâu thì xin từ chức. Đầu đời Gia Long (1802) vời ông ra, ông từ chối không được, giữ chức Thị trung học sĩ, tước Thích An hầu, trông coi việc chép sử (1811). Ít lâu, ông cáo quan về quê. Đầu đời Minh Mạng (1821) lại vời ông ra ông đang bệnh, lấy cớ ấy từ chối, từ đó ông chăm lo việc dạy học ở quê nhà, đào tạo được nhiều trí thức như Nguyễn Văn Lữ, Nguyễn Văn Siêu, Vũ Tông Phan...
Ông là…