1614.63
Nước: Việt Nam (Hậu Lê, Mạc, Trịnh-Nguyễn)
381 bài thơ
5 bình luận
78 người thích
Tạo ngày 22/03/2005 00:45 bởi Vanachi, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 05/04/2008 03:30 bởi Vanachi
Nguyễn Trãi 阮廌 (1380 - 19/9/1442) hiệu Ức Trai 抑齋, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một quý tộc đời Trần. Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm…

 

Gia huấn ca

Quốc âm thi tập

Phần vô đề

  1. Thủ vĩ ngâm
    2
  2. Ngôn chí bài 1
    2
  3. Ngôn chí bài 2
    1
  4. Ngôn chí bài 3
    1
  5. Ngôn chí bài 4
    1
  6. Ngôn chí bài 5
  7. Ngôn chí bài 6 (Trường ốc)
  8. Ngôn chí bài 7 (Cơm trời áo cha)
    2
  9. Ngôn chí bài 8 (Túi thơ bầu rượu)
  10. Ngôn chí bài 9 (Sang cùng khó)
  11. Ngôn chí bài 10
  12. Ngôn chí bài 11 (Cỏ xanh)
  13. Ngôn chí bài 12 (Than nhàn)
  14. Ngôn chí bài 13 (Tà dương)
  15. Ngôn chí bài 14 (Dạy láng giềng)
  16. Ngôn chí bài 15 (Am cao thấp)
  17. Ngôn chí bài 16 (Ẩn cả)
  18. Ngôn chí bài 17
  19. Ngôn chí bài 18 (Một thuyền câu)
  20. Ngôn chí bài 19 (Ngày nhàn)
  21. Ngôn chí bài 20 (Dấu người đi)
  22. Ngôn chí bài 21 (Bốn mươi)
  23. Mạn thuật bài 1
  24. Mạn thuật bài 2 (Tiêu sái)
  25. Mạn thuật bài 3 (Mống tự nhiên)
  26. Mạn thuật bài 4
  27. Mạn thuật bài 5 (Được thua)
  28. Mạn thuật bài 6 (Thú ông này)
  29. Mạn thuật bài 7 (Áng thuỷ vân)
  30. Mạn thuật bài 8 (Ơn quân thân)
  31. Mạn thuật bài 9 (Am quạnh)
  32. Mạn thuật bài 10 (Hư ảo)
  33. Mạn thuật bài 11 (Quê cũ)
  34. Mạn thuật bài 12 (Trường văn)
  35. Mạn thuật bài 13 (Nhà ta)
  36. Mạn thuật bài 14 (Am tuyết)
  37. Trần tình bài 1
  38. Trần tình bài 2
  39. Trần tình bài 3
  40. Trần tình bài 4
  41. Trần tình bài 5
    1
  42. Trần tình bài 6
  43. Trần tình bài 7
  44. Trần tình bài 8
  45. Trần tình bài 9
  46. Thuật hứng bài 1
  47. Thuật hứng bài 2
  48. Thuật hứng bài 3
  49. Thuật hứng bài 4
  50. Thuật hứng bài 5
  51. Thuật hứng bài 6
  52. Thuật hứng bài 7
  53. Thuật hứng bài 8
  54. Thuật hứng bài 9
  55. Thuật hứng bài 10
  56. Thuật hứng bài 11
  57. Thuật hứng bài 12
  58. Thuật hứng bài 13
  59. Thuật hứng bài 14
  60. Thuật hứng bài 15
  61. Thuật hứng bài 16
  62. Thuật hứng bài 17
  63. Thuật hứng bài 18
  64. Thuật hứng bài 19
  65. Thuật hứng bài 20
  66. Thuật hứng bài 21
  67. Thuật hứng bài 22
  68. Thuật hứng bài 23
  69. Thuật hứng bài 24
    1
  70. Thuật hứng bài 25
  71. Tự thán bài 1
  72. Tự thán bài 2
  73. Tự thán bài 3
  74. Tự thán bài 4
  75. Tự thán bài 5
  76. Tự thán bài 6
  77. Tự thán bài 7
  78. Tự thán bài 8
  79. Tự thán bài 9
  80. Tự thán bài 10
  81. Tự thán bài 11
  82. Tự thán bài 12
  83. Tự thán bài 13
  84. Tự thán bài 14
  85. Tự thán bài 15
  86. Tự thán bài 16
  87. Tự thán bài 17
  88. Tự thán bài 18
  89. Tự thán bài 19
  90. Tự thán bài 20
  91. Tự thán bài 21
  92. Tự thán bài 22
  93. Tự thán bài 23
  94. Tự thán bài 24
  95. Tự thán bài 25
  96. Tự thán bài 26
  97. Tự thán bài 27
  98. Tự thán bài 28
  99. Tự thán bài 29
  100. Tự thán bài 30
  101. Tự thán bài 31
  102. Tự thán bài 32
  103. Tự thán bài 33
  104. Tự thán bài 34
  105. Tự thán bài 35
  106. Tự thán bài 36
  107. Tự thán bài 37
  108. Tự thán bài 38
  109. Tự thán bài 39
  110. Tự thán bài 40
  111. Tự thán bài 41
  112. Tự thuật bài 1
  113. Tự thuật bài 2
  114. Tự thuật bài 3
  115. Tự thuật bài 4
  116. Tự thuật bài 5
  117. Tự thuật bài 6
  118. Tự thuật bài 7
  119. Tự thuật bài 8
  120. Tự thuật bài 9
  121. Tự thuật bài 10
  122. Tự thuật bài 11
  123. Tức sự bài 1
  124. Tức sự bài 2
  125. Tức sự bài 3
  126. Tức sự bài 4
  127. Tự giới
  128. Bảo kính cảnh giới bài 1
  129. Bảo kính cảnh giới bài 2
  130. Bảo kính cảnh giới bài 3
  131. Bảo kính cảnh giới bài 4
  132. Bảo kính cảnh giới bài 5
  133. Bảo kính cảnh giới bài 6
  134. Bảo kính cảnh giới bài 7
  135. Bảo kính cảnh giới bài 8
  136. Bảo kính cảnh giới bài 9
  137. Bảo kính cảnh giới bài 10
  138. Bảo kính cảnh giới bài 11
  139. Bảo kính cảnh giới bài 12
  140. Bảo kính cảnh giới bài 13
  141. Bảo kính cảnh giới bài 14
  142. Bảo kính cảnh giới bài 15
  143. Bảo kính cảnh giới bài 16
  144. Bảo kính cảnh giới bài 17
  145. Bảo kính cảnh giới bài 18
  146. Bảo kính cảnh giới bài 19
  147. Bảo kính cảnh giới bài 20
  148. Bảo kính cảnh giới bài 21
    1
  149. Bảo kính cảnh giới bài 22
  150. Bảo kính cảnh giới bài 23
  151. Bảo kính cảnh giới bài 24
  152. Bảo kính cảnh giới bài 25
  153. Bảo kính cảnh giới bài 26
  154. Bảo kính cảnh giới bài 27
  155. Bảo kính cảnh giới bài 28
  156. Bảo kính cảnh giới bài 29
  157. Bảo kính cảnh giới bài 30
  158. Bảo kính cảnh giới bài 31
  159. Bảo kính cảnh giới bài 32
  160. Bảo kính cảnh giới bài 33
  161. Bảo kính cảnh giới bài 34
  162. Bảo kính cảnh giới bài 35
  163. Bảo kính cảnh giới bài 36
  164. Bảo kính cảnh giới bài 37
  165. Bảo kính cảnh giới bài 38
  166. Bảo kính cảnh giới bài 39
  167. Bảo kính cảnh giới bài 40
  168. Bảo kính cảnh giới bài 41
  169. Bảo kính cảnh giới bài 42
  170. Bảo kính cảnh giới bài 43
    3
  171. Bảo kính cảnh giới bài 44
  172. Bảo kính cảnh giới bài 45
  173. Bảo kính cảnh giới bài 46
  174. Bảo kính cảnh giới bài 47
  175. Bảo kính cảnh giới bài 48
  176. Bảo kính cảnh giới bài 49
  177. Bảo kính cảnh giới bài 50
  178. Bảo kính cảnh giới bài 51
  179. Bảo kính cảnh giới bài 52
  180. Bảo kính cảnh giới bài 53
  181. Bảo kính cảnh giới bài 54
  182. Bảo kính cảnh giới bài 55
  183. Bảo kính cảnh giới bài 56
  184. Bảo kính cảnh giới bài 57
  185. Bảo kính cảnh giới bài 58
  186. Bảo kính cảnh giới bài 59
  187. Bảo kính cảnh giới bài 60
  188. Bảo kính cảnh giới bài 61
  189. Về Côn Sơn ngẫu tác ngày trùng cửu
  190. Răn sắc
  191. Răn giận
  192. Dạy con trai
  193. Đầu xuân đắc ý
  194. Đêm trừ tịch
  195. Cuối xuân
  196. Hoa xuân
  197. Cảnh hè
  198. Trăng thu
  199. Thơ tiếc cảnh bài 1
  200. Thơ tiếc cảnh bài 2
  201. Thơ tiếc cảnh bài 3
  202. Thơ tiếc cảnh bài 4
  203. Thơ tiếc cảnh bài 5
  204. Thơ tiếc cảnh bài 6
  205. Thơ tiếc cảnh bài 7
  206. Thơ tiếc cảnh bài 8
  207. Thơ tiếc cảnh bài 9
  208. Thơ tiếc cảnh bài 10
  209. Thơ tiếc cảnh bài 11
  210. Thơ tiếc cảnh bài 12
  211. Thơ tiếc cảnh bài 13
  212. Mặt trăng trong nước
  213. Nước trời một sắc

Môn hoa mộc

Môn cầm thú

Ức Trai thi tập - 抑齋詩集

  1. Đề Lư thị gia phả
    5
  2. Lam Quan hoài cổ
    5
  3. Tặng Khổng, Nhan, Mạnh tam thị tử tôn giáo thụ Thái Bình
    4

Thơ làm trong khi chưa thành công

Thơ làm sau khi thành công và làm quan ở triều

Thơ tỏ ý chán nản và muốn về nghỉ

Thơ làm trong thời ở ẩn tại Côn Sơn

Thơ làm trong thời đoán là sang Trung Quốc

Tuyển tập chung

 

 

Ảnh đại diện

Vụ án Lệ Chi Viên

Đại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書 - Quyển Bản kỷ toàn thư 11: Thái Tông Văn hoàng đế Lê Nguyên Long - Sử thần Ngô Sĩ Liên chép:

Nhâm Tuất, năm thứ 3, (Minh Chính Thống năm thứ 7). Mùa xuân, tháng giêng, làm cung điện mới.
...
Mùa thu, tháng 7, ngày 20, Hoàng tử Tư Thành sinh.
Ngày 27, vua đi tuần về miền đông, duyệt quân ở thành Chí Linh. Nguyễn Trãi mời vua ngự chùa Côn Sơn ở hương của Trãi
...
Tháng 8, ngày mồng 4, vua về đến vườn Vải huyện Gia Định, bỗng bị bạo bệnh rồi băng.
Trước đây, vua thích vợ của Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ, người rất đẹp, văn chương rất hay, gọi vào cung phong làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh. Đến khi đi tuần miền đông, xa giá về tới vườn Vải, xã Đại Lại, ven sông Thiên Đức, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng, các quan bí mật đưa về.

Ngày mồng 6 về tới kinh, nửa đêm đem vào cung rồi mới phát táng. Mọi người đều nói là Nguyễn Thị Lộ giết vua.
...

Ngày 16, giết Hành khiển Nguyễn Trãi và vợ là Nguyên Thị Lộ, bắt tội đến ba họ.

Trước đây, Nguyễn Thị Lộ ra vào cung cấm, Thái Tông trông thấy rất ưa, liền cợt nhả với thị. Đến đây, vua đi tuần về miền đông, đến chơi nhà Trãi rồi bị bạo bệnh mà mất, cho nên Trãi bị tội ấy.
...
Vụ án Lệ Chi Viên (Vườn Vải): Thừa chỉ Nguyễn Trãi toàn bộ gia quyến bị tru di tam tộc (giết 3 họ: họ cha, họ mẹ và họ vợ). Phải đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) mới chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi, ca ngợi “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (tấm lòng ức Trai sáng như sao Khuê), truy tặng tước Tán Trù bá, ban cho con là Anh Vũ chức huyện quan, năm 1467 ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Chưa rõ vì những uẩn khúc gì mà một vị vua được coi là anh minh và quyết đoán như Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, một đại công thần sáng lập vương triều Lê, một người đã cùng với vợ là Nguyễn Thị Lộ ra sức che chở cho mẹ con nhà vua lúc gian nan thủa hàn vi, mà chỉ truy tặng tước bá, thấp hơn tước hầu vốn được Lê Thái Tổ ban phong. Còn Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ cũng không thấy nhắc đến. Và nỗi oan bà đã kéo dài gần 600 năm.

Tông tích Nguyễn Thị Lộ (1390-1442)

Nguyễn Thị Lộ vốn là con nhà có học thức, quê làng Hải Triều, một làng làm chiếu có tiếng, nay thuộc xã Phạm Lễ xưa thuộc huyện Ngự Thiên, (Thái Bình).

Tương truyền, năm 1406, khi Nguyễn Trãi (26 tuổi) đang làm quan nhà Hồ, gặp Thị Lộ (16 tuổi) ở Vũ Lăng, thấy xinh đẹp, liền ứng khẩu:
Ả ở đâu mà bán chiếu gon
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn
Xuân thu phỏng độ bao nhiêu tuổi
Đã có chồng chưa, được mấy con?
Thị Lộ cũng ứng khẩu đáp lại:
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon
Can chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân thu phỏng độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có, có chi con!
Nguyễn Trãi yêu vì tài nên lấy làm thiếp. Thị Lộ không có con với Nguyễn Trãi, xin cháu của Ngô Từ là Ngô Chi Lan làm con nuôi. Ngô Chi Lan đổi tên là Nguyễn Hà Huệ, sau làm Lễ Nghi học sĩ trong cung Lê Thánh Tông, chồng là Phù Thúc Hoành, làm Bác sĩ giảng kinh sử Quốc Tử Giám.

Nguyên nhân sâu xa vụ án Lệ Chi Viên

Truyền thuyết kể rằng trong số năm bà vợ của Thái Tông, có bà phi Nguyễn Thị Anh sinh ra Băng Cơ được phong làm thái tử. Bà phi Ngô Thị Ngọc Dao (con gái của Ngô Từ) đang có mang, chiêm bao thấy Ngọc Hoàng sai một vị tiên xuống đầu thai vào mình. Thị Anh sợ rằng một khi bà Ngọc Dao sinh quí tử, sẽ chiếm ngai thái tử của Băng Cơ, nên vu cho Ngọc Dao dính líu đến một việc bùa ngãi, xui vua Thái Tông khép Ngọc Dao vào tội “bị voi dày”.

Nguyễn Trãi bảo Thị Lộ khuyên Thái Tông đừng nghe lời xúc xiểm mà làm việc thất đức. Vua đồng ý, cho phép Thị Lộ đem Ngọc Dao giấu ở chùa Huy Văn. Vài tháng sau, bà Ngọc Dao sinh ra một người con trai, vua đặt tên là Tư Thành (vua Lê Thánh Tông sau này). Để tránh khỏi Nguyễn Thị Anh mưu hại, Nguyễn Trãi đưa hai mẹ con bà Ngọc Dao ra An Bang (Quảng Ninh ngày nay).

Từ đấy bà Nguyễn Thị Anh thâm thù Nguyễn Trãi và Thị Lộ. Vừa xảy ra vụ Thái Tông đột ngột mất ở Lệ Chi viên, Băng Cơ mới 2 tuổi, nối ngôi (tức là Lê Nhân Tông), Thị Anh được ngồi sau rèm nhiếp chính, liền hùa với bọn gian thần ra lệnh tra tấn Thị Lộ cực kỳ dã man. Thị Lộ phải nhìn nhận đã cùng Nguyễn Trãi âm mưu giết vua. Cả hai cùng thân thuộc bị trảm quyết.

Vậy là vô tình Thừa chỉ Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ đã vô tình bị vướng vào một âm mưu tranh quyền đoạt vị nơi hậu cung và trở thành vật thí mạng.

là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
83.50
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Trãi - 560 năm sau vụ án Lệ Chi Viên

1. Nguyễn Trãi sinh năm 1380, lớn lên trong 20 năm cuối thế kỷ XIV và dấn thân vào các hoạt động chính trị, văn hoá, xã hội trong gần nửa đầu thế kỷ XV. Đó là một thời kỳ đầy biến động và thử thách của đất nước. Khởi nghĩa của nông nô, nông dân nghèo bùng nổ, triều Trần suy đồi rồi sụp đổ. Triều Hồ thành lập đang tiến hành một loạt cải cách về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hôị theo hướng tiến bộ nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng cuối đời Trần, củng cố chế độ quân chủ tập quyền. Giữa lúc đó, nhà Minh vào lúc cường thịnh dưới triều Minh Thành Tổ (1403-1424), đang ráo riết thực hiện một kế hoạch bành trưởng mở rộng ảnh hưởng xuống vùng Đông Nam Á và Nam Á. Nhà hàng hải nổi tiếng Trịnh Hoà (1371-1434) được lệnh chuẩn bị một hạm đội mạnh, tổ chức những cuộc vượt biển xuống vùng này nhằm “chiêu dụ” các nước “thần phục” và triều cống “Thiên triều” theo phương thức “tuyên chiếu Thiên tử, ban cấp cho quân trưởng, không phục thì dùng vũ lực uy hiếp” (Minh sử, Q. 304, tờ 3a). Đó là một phương thức bành trướng mà nhà Trung Quốc học người Pháp nhận xét là “họ không tiến hành những cuộc chinh phục đơn thuần nhằm bóc lột kinh tế mà buộc phải thừa nhận sức mạnh và đặc quyền của đế chế Minh ở Đông Nam Á và ấn Độ Dương” (Jacques Gernet: Le monde chinois, Paris 1972, tr. 347). Hạm đội Trịnh Hoà đã qua các nước vùng Đông Nam Á, sang ấn Độ, các nước Rập, xuống tận Somalie ở Đông Phi. Sau 7 lần vượt biển trong 28 năm (1405-1433), Trịnh Hoà đã chiêu dụ được, theo Minh sử, 30 nước về thần phục triều Minh. Điều đáng lưu ý là nước Đại Việt ở sát Đại Minh lại không nằm trong phạm vi hoạt động của hạm đội Trịnh Hoà. Do vị trí chiến lược trọng yếu của nước ta đối với khu vực Đông Nam Á, nhà Minh đã trù hoạch một kế hoạch riêng nhằm khuất phục và xâm lược Đại Việt. Sau nhiều lần phái sứ sang đe doạ dụ dỗ không có hiệu quả, nhà Minh đã sắp đặt một cuộc vũ trang xâm lược đại qui mô. Cuối năm 1406 nhà Minh huy động 80 vạn quân, trong đó có 21 vạn quân chủ lực tinh nhuệ. Sau nửa năm chiến đấu, cuộc kháng chiến chống Minh do triều Hồ lãnh đạo bị thất bại và đất nước bị nhà Minh đô hộ trong 20 năm (1407-1427). Chiến thắng này của nhà Minh đã gây chấn động khắp Đông Nam Á, hỗ trợ nhiều cho kế hoạch của Trịnh Hoà như Minh sử nhận xét: “Lúc bấy giờ Giao Chỉ đã bị phá và bị diệt, chia đất làm quận huyện, các nước bị chấn động nhiều nên đến triều cống ngày càng đông” (Minh sử, Q.304, tờ 3b)

Nguyễn Trãi đỗ Tiến sĩ trong khoa thi hội đầu tiên của triều Hồ (1400) và hai cha con cùng tham gia chính quyền nhà Hồ. Cha là Nguyễn Phi Khanh giữ chức Hàn lâm viện học sĩ kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám, Nguyễn Trãi làm Ngự sử đài chánh chưởng. Tuy là cháu ngoại của một đại quý tộc Trần, nhưng Nguyễn Trãi không giữ thái độ chống đối mà còn hợp tác với chính quyền mới, hẳn ông hi vọng ở triều Hồ có thể mở ra một hướng phát triển mới cho đất nước. Nhưng rồi quân Minh xâm lược, nhà Hồ thất bại, đất nước lâm vào hoạ diệt vong trước nguy cơ đồng hoá mà nhà sử học đương thời là Ngô Sĩ Liên đã nhận xét: “Xét những cuộc loạn trong cõi nước Việt ta, chưa bao giờ tột cùng như lúc này...Hơn 20 năm, thay đổi phong tục nước ta theo tóc dài, răng trắng, biến người nước ta thành người Ngô cả. Than ôi, hoạ loạn tột cùng đến thế ư!” (Đại Việt sử ký toàn thư, Q.10, tờ 53a). Gia đình Nguyễn Trãi cũng tan nát, cha bị đày sang Trung Quốc, bản thân ông bị giam lỏng trong thành Đông Quan.

Tất cả những biến cố đó đã tác động sâu sắc vào nhận thức, tư tưởng của Nguyễn Trãi, thôi thúc ông suy tư ngẫm nghĩ, tìm ra những lý do sâu xa của những sự kiện mang tính nghịch lý của lịch sử và rút ra những bài học bổ ích cho công cuộc cứu nước. Nhà Hồ là một vương triều tiến bộ, Hồ Quý Ly và những người đứng đầu đất nước lúc đó đều là những người yêu nước, có tinh thần dân tộc, trước sau chủ trương kiên quyết đánh giặc và có gần 6 năm để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Nhà Hồ lại có quân đội đông, vũ khí tốt và một hệ thống phong tuyến xây dựng công phu. Thế mà chỉ nửa năm, cuộc kháng chiến thất bại đau xót, cơ nghiệp nhà Hồ tan vỡ.

Hoạ phúc hữu môi phi nhất nhật,
Anh hùng di hận kỷ thiên niên.
(Hoạ phúc gây mầm không một chốc,
Anh hùng để hận mấy nghìn năm)
Với một tri thức uyên bác, một phương pháp tư duy sắc sảo, Nguyễn Trãi đã tìm ra câu trả lời:
Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền,
Trầm gian thiết toả diệc đồ nhiên.
Phúc chu thuỷ tín dân do thuỷ.
(Lớp lớp rào lim ngăn sóng biển,
Khoá sông xích sắt cũng vầy thôi,
Lật thuyền mới rõ dân như nước)
Và do “trải nhiều biến thì mưu kế sâu, tính việc xa thì thành công lạ” (Phú núi Chí Linh) và “ngẫm nay suy trước xét cùng mọi lẽ hưng vong” (Bình Ngô đại cáo), Nguyễn Trãi đã đúc rút các bài học thành bại của lịch sử, cố tìm ra con đường và phương thức cứu nước cho dân tộc. Sau khi thoát khỏi thành Đông Quan, ông đã ẩn náu ở Côn Sơn rồi bôn ba qua nhiều nơi của đất nước trong cảnh “thập niên phiêu chuyển thán bồng bình” (mười năm xiêu dạt thân như cánh bèo, cỏ bồng) và theo một số bài thơ còn lưu lại trong Ức Trai di tập thì hình như ông sang cả Trung Quốc, từ Quảng Đông, Quảng Tây, lên Giang Tây, An Huy rồi trở về nước. Đáng lưu ý là lúc bấy giờ khắp nơi trong nước đang bùng lên nhiều cuộc khởi nghĩa chống Minh, lớn nhất là khởi nghĩa của Giản Định đế Trần Ngỗi (1407-1409), Trùng Quang đế Trần Quý Khoáng (1409-1413) do những quý tộc Trần lãnh đạo mà thư tịch cổ gọi là nhà Hậu Trần, nhưng Nguyễn Trãi không tham gia.

Người minh chủ mà Nguyễn Trãi tìm kiếm và gửi gắm niềm tin của mình là Lê Lợi, một hào trưởng đất Lam Sơn, một người yêu nước xuất thân thứ dân, không có bằng cấp, quan tước, nhưng có tài cao chí cả và uy tín, ảnh hưởng rộng lớn khắp vùng. Những tài liệu phát hiện càng ngày càng xác nhận Nguyễn Trãi đã có mặt trong Hội thề Lũng Nhai năm 1416 khi Lê Lợi cùng 18 người bạn tâm huyết nhất nguyện sống chết có nhau mưu cầu sự nghiệp cứu nước cứu dân. Sau hội thề, Nguyễn Trãi lại tiếp tục chu du qua nhiều nơi rồi mới trở lại Lam Sơn. Trong lần gặp ở Lỗi Giang, Nguyễn Trãi đã dâng lên Lê Lợi tập Bình Ngô sách vạch ra “ba kế sách dẹp giặc Ngô” (Lê Quý Đôn: Toàn Việt thi lục, Q.7) mà tư tưởng chủ yếu là “tâm công” có nghĩa là đánh vào lòng người bao hàm cả vận động đoàn kết toàn dân đánh giặc và kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao, chính trị, địch vận. Từ đó, Nguyễn Trãi luôn luôn có mặt bên cạnh Bình Định Vương Lê Lợi từ khi cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Lam Sơn cho đến khi kết thúc thắng lợi bằng Hội thề Đông Quan. Nguyễn Trãi tìm thấy ở Lê Lợi một vị minh chủ có dủ tài đức đưa sự nghiệp giải phong đất nước đến thắng lợi, và Lê Lợi cũng coi Nguyễn Trãi như một “mưu sĩ” (Quân trung từ mệnh tập), “nói tất nghe mà kế tất theo” (Biểu tạ ơn). Lê Tháng Tông cũng nhìn nhận Nguyễn Trãi là người “giúp việc trù hoạch mưu lược ở nơi màn trướng” (Quỳnh uyển cửu ca).

Trong sự nghiệp bình Ngô, Nguyễn Trãi giữ vai trò quan trọng và có nhiều cống hiến lớn lao trong việc đề ra đường lới cứu nước, khắc phục những sai lầm của triều Hồ và các cuộc khởi nghĩa khác, phò tá Lê Lợi trong trù hoạch mưu lược đưa cuộc khởi nghĩa phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc mang tính nhân dân sâu rộng trên qui mô cả nước. Nguyễn Trãi còn được Lê Lợi giao cho trọng trách tổ chức và chỉ đạo cuộc đấu tranh địch vận “ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất” (ta đánh bằng mưu nên đánh vào lòng người khiến không đánh mà chúng phải khuất phục). Vào giai đoạn kết thúc chiến tranh, Nguyễn Trãi là người đảm đương cuộc đấu tranh trên mặt trận chính trị, ngoại giao nhằm phát huy những thắng lợi quân sự để sớm chấm dứt chiến tranh “sửa hoà hiếu cho hai nước, tắt muôn đời chiến tranh” và có lúc “miệng hổ lăn minh, quyết nghị hoà để hai nước can qua đều khỏi”. Ông là người soạn thảo Văn hội thề Đông Quan và viết bài Bình Ngô đại cáo, một bản tuyên ngôn độc lập bất hủ, một tổng kết tuyệt vời về cuộc chiến tranh bình Ngô và toàn bộ lịch sử Việt Nam cho đến lúc đó.

Với vai trò và những cống hiến lớn lao trong khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã trở thành một anh hùng cứu nước. Ông hoàn toàn toại nguyện khi thấy nước Đại Việt lại hổi sinh trong độc lập và thanh bình với biết bao ước vọng “để mở nền muôn thuở thái bình”, “bốn bể phẳng lặng, sạch hết đục nhơ, tuyên bố mệnh duy tân khắp nước” (Bình Ngô đại cáo).

2. Dưới triều Lê mà vị vua khai sáng là anh hùng Lam Sơn Lê Lợi tức Lê Thái Tổ (1428-1433), Nguyễn Trãi lại hăm hở mong đem tài sức ra phò vua, giúp dân, dựng nước. Nhưng từ đây, lý tưởng xây dựng đất nước của ông gặp rất nhiều khó khăn. Triều Lê thành lập sau thắng lợi của một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, nên buổi đầu trọng võ hơn văn. Nguyễn Trãi được phong tước Quan phục hầu, giữ chức Nhập nội hành khiển, Thượng thư bộ Lại, kiêm coi công việc Viện khu mật, có lúc giữ chức Trung thư, coi việc Môn hạ sảnh và Tam quán. Trong hàng ngũ văn quan, cương vị của ông khá cao, nhưng triều Lê bị các võ quan chi phối và ông không thể thi thố hết tài năng. Giữa các võ quan cũng hình thành các thế lực theo quan hệ địa phương hoặc thân thuộc. Vua Lê Thái Tổ có nhiều cố gắng trong xây dựng triều chính và phục hưng đất nước, nhưng bản thân nhà vua cũng không khống chế được các thế lực võ quan, lại nghi kỵ một số công thần khai quốc có uy tín lớn. Năm 1429 nhà vua ra lệnh bắt Trần Nguyên Hãn khiến ông phải tự sát. Năm 1430 lại giết hại Phạm Văn Xảo. Nguyễn Trãi cũng bị nghi ngờ và bị hạ ngục. Sau đó,ông được tha và trong bài thơ Oan thán, ông đã thổ lộ nỗi u uất của mình:
Hư danh thực hoạ thù kham tiếu,
Chúng báng cô trung tuyệt khả liên.
(Danh hư thực hoạ nên cười quá,
Bao kẻ dèm pha xót người trung)
Cũng do thái độ nghi kỵ và hành động sát hại công thần của Lê Thái Tổ, một số đại thần cương trực đã từ quan xin về quê ẩn dật trong đó có Nguyễn Tuấn Thiện vốn là người em kết nghĩa của Bình Định Vương thời khởi nghĩa, đã từng giữ chức Đô tổng quản, Thái bảo quận công và Bế Khắc Thiệu là người tham gia phái bộ Bình Định Vương trong Hội thề Đông Quan cuối năm 1427. Nguyễn Trãi chứng kiến tất cả những bi kịch cung đình đó, nhưng hoàn toàn bất lực và gần như bị vô hiệu hoá.

Khi Lê Thái Tông (1433-1442) lên nối ngôi mới 10 tuổi. Trong cương vị giúp rập nhà vua trẻ tuổi, Nguyễn Trãi tận dụng mọi cơ hội để hướng nhà vua vào mục tiêu xây dựng một đất nước cường thịnh, chăm lo đến cuộc sống của muôn dân.

Nhân bàn về soạn lễ nhạc, Nguyễn Trãi khuyên nhà vua: “Nguyện xin bệ hạ yêu thương và nuôi dưỡng dân chúng để nơi thôn cùng xóm vắng không có tiếng oán hận sầu than” (Đại Việt sử ký toàn thư, Q. 11, tờ 36a). Năm 1335, ông soạn Dư địa chí để vua xem nhằm nâng cao sự hiểu biết, niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của nhà vua đối với non sông đất nước. Vua Lê Thái Tông mới 12 tuổi mà đã phê vào sách: “Than ôi, đức Thánh Tổ ta (Lê Lợi) kinh dinh bốn phương, dấu chân đi khắp thiên hạ, quạt gió uống mưa, nằm tròng gối giáo, thật cũng gian nan thay! Thu góp non sông để giao phó cho ta, thật cũng lớn lao thay! Tiên sinh giúp đức Thần khảo ta thay trời làm việc, sánh được với Thượng đế. Đến sách này lại muốn bắt chước như đời Ngu, đời hạ. Khuyên chớ bỏ ta, dẫn ta tiến đến như Nghiêu, Thuấn, thật cũng lớn lao kỳ vĩ thay!” Nguyễn Trãi cảm động và phấn khởi tâu: “Nhà vua nói như thế, thật là sự may mắn cho nước nhà vậy.” (Dư địa chí trong Nguyễn Trãi toàn tập, Hà Nội 1976, tr. 245). Nhưng lợi dụng nhà vua còn ít tuổi, bọn quyền thần càng lũng đoạn triều chính, bọn quan lại xu nịnh, tham nhũng càng ra sức hoành hành. Nguyễn Trãi đã đấu tranh quyết liệt với bọn chúng, nhưng điều trớ trêu, đau đớn là trong cuộc đấu tranh đó, chân lý thuộc về Nguyễn Trãi nhưng quyền lực lại trong tay bọn quyền thần và ông hoàn toàn bị cô lập. Đây là những năm tháng đau buồn nhất của Nguyễn Trãi mà nhiều lúc đã bộc lộ trong những câu thơ nôm chua chát:

Ðã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc,
Cho hay đường lợi cực quanh co.
Hay:
Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết,
Bui (chỉ) một lòng người cực hiểm thay.
Chán nản đến thất vọng, Nguyễn Trãi đành phải từ quan về sống ẩn dật tại Côn Sơn, giữa núi non hùng vĩ của đất trời với biết bao kỷ niệm của thời thơ ấu khi sống với ông ngoại Trần Nguyên Đán, nơi náu mình trên đường cứu nước thời Minh thuộc. Nguyễn Trãi cố gắng vui với thơ ca, với non nước, với cuộc sống thanh bạch, an nhàn. Nhưng với một con người nặng lòng yêu nước thương dân tha thiết, nuôi lý tưởng đuổi giặc cứu nước để xây dựng một quốc gia độc lập và giàu mạnh, để thực thi tư tưởng nhân nghĩa đưa lại thanh bình và yên vui cho mọi người, một con người giàu nghị lực và ý chí như Nguyễn Trãi thì ẩn dật đâu phải lẽ sống của ông. Vì vậy khi nhà vua trưởng thành, bắt đầu nắm triều chính, trừng phạt một số quyền thần, năm 1439 mời Nguyễn Trãi trở lại giữ chức vụ trong triều. Tuy đã tuổi 60, ông vẫn hăm hở đem tài sức ra cống hiến cho đất nước với niềm hi vọng:
Thương thần như ngựa đến tuổi già, còn kham rong ruổi,
Cho thần như qua năm rét, càng dạn tuyết sương.
Quần môn mặc kệ dèm pha,
Thánh ý cư bền tín nhiệm
(Biểu tạ ơn)
Nguyễn Trãi lại đảm nhiệm chức vụ cũ, kiêm thêm chức Hàn lâm viện Thừa chỉ và trông coi việc quân dân hai đạo Đông, Bắc (cả nước chia làm 5 đạo). Đó là những chức vụ quan trọng mở ra khả năng cho phép Nguyễn Trãi thực hiện hoài bão dựng nước của mình. Nhưng chỉ 3 năm sau, một tai hoạ khủng khiếp xẩy ra dẫn đến cái chết bi thảm của Nguyễn Trãi. Nhân vua Lê Thái Tông sau khi duyệt binh ở Chí Linh, ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn và trên đường trở về kinh bị từ trần đột ngột ở Lệ Chi Viên, bọn quyền thần dựng lên một vụ án kết tội ông cùng vợ là Nguyễn Thị Lộ đã ám hại nhà vua. Ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất (19-9-1442), Nguyễn Trãi cùng Nguyễn Thị Lộ và nhiều người thân thuộc bị hành quyết tại pháp trường Thăng Long.

3. 560 năm đã trôi qua kể từ thảm kịch đó. Chính sử triều Lê dĩ nhiên chép theo quan điểm chính thống, kết tội Nguyễn Thị Lộ đã “giết vua” và Nguyễn Trãi phải liên luỵ, kèm theo Lời bàn:“Nữ sắc làm hại người ta quá lắm. Thị Lộ chỉ là một người đàn bà thôi, Thái Tông yêu nó mà thân phải chết, Nguyễn Trãi lấy nó mà cả họ bị diệt, không đề phòng mà được ư?” (Đại Việt sử ký toàn thư, Q. XI, tờ 56a).

Sau đó không bao lâu, vua Lê Nhân Tông (1443-1459) đã khẳng định lại công lao sự nghiệp của Nguyễn Trãi: “Nguyễn Trãi là người trung thành giúp đức Thái Tổ dẹp yên giặc loạn, giúp đức Thái Tông sửa sang thái bình. Văn chương và đức nghiệp của Nguyễn Trãi, các danh tướng của bản triều không ai sánh bằng” (Nguyễn Trãi toàn tập, đd, tr. 246). Nhưng không rõ vì lý do gì, nhà vua vẫn chưa minh oan cho ông.

Phải đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông (1460-1497) mới chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi, ca ngợi “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (tấm lòng Ức Trai sáng như sao Khuê), truy tặng tước Tán Trù bá, ban cho con là Anh Vũ chức huyện quan, năm 1467 ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Chưa rõ vì những uẩn khúc gì mà một vị vua được coi là anh minh và quyết đoán như Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, một đại công thần sáng lập vương triều Lê, một người đã cùng với vợ là Nguyễn Thị Lộ ra sức che chở cho mẹ con nhà vua lúc gian nan thủa hàn vi, mà chỉ truy tặng tước bá, thấp hơn tước hầu vốn được Lê Thái Tổ ban phong. Còn nhiều điều bí ẩn bị che đẩy đằng sau vụ án oan khốc và bi thảm này.

Trong mấy thế kỷ qua, nhiều nhà sử học, văn học đã dày công thu thập những tác phẩm còn lại của Nguyễn Trãi và gần đây không ít người đã cố gắng phá vụ án Lệ Chi Viên. Nhiều tình tiết nằm trong những bí ẩn cung đình được phát hiện, nhiều giả thuyết được đưa ra, nhưng cũng chỉ là tình tiết có liên quan, những giả thuyết chắp nối các sự kiện mang tính suy đoán lô gích hay những giả thuyết được chứng minh một phần.

Cho đến nay, sử học còn mang một món nợ đối với lịch sử, đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ là chưa khám phá và đưa ra ánh sáng những con người cùng với những âm mưu và hành động lợi dụng việc từ trần đột ngột của vua Lê Thái Tông ở Lệ Chi Viên để vu oan giá hoạ dựng nên vụ án kết liễu thảm khốc cuộc đời của một anh hùng vĩ đại, một nữ sĩ tài hoa, liên luỵ đến gia đình ba họ. Với tình trạng tư liệu quá ít ỏi lại bị chính sử che đậy một cách có dụng ý, thì quả thật khó hi vọng tìm ra đủ chứng cứ để phá vụ án bí hiểm này. Nhưng lịch sử cũng rất công bằng. Với thời gian và những công trình nghiên cứu của nhiều thế hệ các nhà sử học, nhà văn học, nhà tư tưởng, nhà văn hoá..., lịch sử càng ngày càng làm sáng rõ và nâng cao nhận thức về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, về những công lao, cống hiến, những giá trị đích thực của ông trong lịch sử cứu nước và dựng nước, lịch sử văn hoá của dân tộc.

Nguyễn Trãi đã đi vào lịch sử và lòng dân như một anh hùng cứu nước vĩ đại, một danh nhân văn hoá kiệt xuất. Ông là một nhà tư tưởng, một nhà chính trị, một nhà chiến lược quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà thơ, nhà văn, nhà sử học, nhà địa lý..., biết bao tài năng đã chung đúc nên người con ưu tú đó của dân tộc. Và ông đã đem tất cả tài năng đó phục vụ công cuộc giải phóng dân tộc, cùng với Lê Lợi lập nên thắng lợi của sự nghiệp bình Ngô. Trong cứu nước cứu dân khỏi hoạ đô hộ và đồng hoá của ngoại bang, ông đã thành công rực rỡ. Trong sự nghiệp xây dựng lại đất nước, ông cũng có nhiều cống hiến to lớn nhưng gặp rất nhiều gian nan, khó khăn, không thể thi thố hết tài năng, thực hiện hoài bão và lý tưởng cao đẹp của mình. Dù cuối cùng cuộc đời kết thúc bằng một bi kịch đau xót, những Nguyễn Trãi đã để lại cho lịch sử và hậu thế một tấm gương sáng về phẩm giá một người trí thức trọn đời vì nước vì dân, đấu tranh không biết mệt mỏi cho độc lập dân tộc và hoà hiếu với lân bang, cho một đất nước giàu mạnh có vua sáng tôi hiền, có cuộc sống ấm no cho mọi người, và một sự nghiệp văn hoá đồ sộ với biết bao trước tác trên nhiều lĩnh vực phản chiếu lẽ sống, nhân cách và tài năng sáng tạo của ông.

Ngày nay, tên tuổi và sự nghiệp của Nguyễn Trãi còn toả sáng ra khỏi biên giới quốc gia, được UNESCO công nhận là một Danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Trãi là một trong những con người tiêu biểu ở đỉnh cao nhất tâm hồn và trí tuệ của dân tộc, tài năng và phẩm giá của con người Việt Nam được nhân loại trân trọng.


Phan Huy Lê - Tạp chí Nhịp sống, 2003
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
64.17
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Trãi có mặt trong hội thề Lũng Nhai hay không?

Đến nay, đa số các ý kiến cũng như các bộ sử lớn khi đề nói đến danh sách 18 người cùng Lê Lợi cắt máu ăn thề tại hội thề Lũng Nhai năm 1416 thề quyết đánh đuổi giặc Minh giành lại độc lập cho đất nước đều nhắc tới cái tên Nguyễn Trãi.

Theo sách Khởi nghĩa Lam Sơn của tác giả Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Nhân văn, Hà Nội, 1998 và bản dịch Lam Sơn thực lục của Mạc Bảo Thần, Nhà xuất bản Tân Việt, 1943 thì danh sách 18 người có mặt trong hội thề Lũng Nhai cùng Lê Lợi cắt máu ăn thề nguyện cùng sống chết đánh giặc cứu nước cũng có tên Nguyễn Trãi.

Tuy nhiên, theo danh sách ở cuốn Lam Sơn thực lục của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2006, thì danh sách này không có cái tên Nguyễn Trãi quen thuộc ta vẫn thường biết đến từ trước đến nay, mà thay vào đó là cái tên Nguyễn Tiến “rất xa lạ” với chúng ta bây giờ.

Vậy, thực ra Nguyễn Trãi có tên trong danh sách hội thề Lũng Nhai năm 1416 hay không? Nguyễn Tiến là ai?

Trước hết tôi xin được đưa ra một vài lời dẫn và một số ý kiến nhỏ của cá nhân tôi như sau:

Sách: Truyền thuyết và cổ tích Lam Sơn của Ty Văn hoá Thanh Hoá xuất bản năm 1973 và sách: Những mẫu chuyện lý thú về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của tác giả Trịnh Mạnh, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2007 có mẫu chuyện ghi việc Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đi tìm minh chủ và gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Trong hai cuốn sách này đều ghi khi Nguyễn Trãi đi tìm minh chủ và gia nhập nghĩa quân Lam Sơn thì ông đi cùng Trần Nguyên Hãn.

Cũng theo hai cuốn sách này thì khi Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn vào đất Lam Sơn, Trần Nguyên Hãn đã phải cải trang thành một người bán dầu và Nguyễn Trãi cải trang thành một chàng thư sinh để che mắt giặc Minh.

Như chúng ta đã biết, Trần Nguyên Hãn là người ở xã Sơn Đông, nay thuộc huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc dòng tộc con cháu nhà hậu Trần. Vì nhà Trần mất, ông bất mãn với việc giặc minh xâm lược đã đàn áp và bóc lột nhân dân ta tàn bạo nên đã nuôi chí quyết chống giặc cứu nước. Biết Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở đất Lam Sơn chống lại giặc Minh nên ông đã cùng Nguyễn Trãi từ Đông Quan vào Lam Sơn tìm minh chủ và gia nhập nghĩa quân.

Vậy, Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đã gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trong thời gian nào?

Có tài liệu cho rằng Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn gia nhập nghĩa quân Lam Sơn vào năm 1420, cũng có tài liệu lại nói là năm 1423.

Sách Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án chép rằng Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đến gặp Lê Lợi hai lần. Lần thứ nhất hai ông đến rồi bỏ về khi thấy Lê Lợi ngồi trong góc cửa, quần vén lên tận đùi, một chân duỗi dọc, tay xách chiếc đùi lợn, tay kia cầm dao xẻo ăn một cách thô lậu. Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi thấy vậy đều thở dài và chê Lê Lợi là phường tầm thường, ham ăn ham uống nên sáng hôm sau cả hai đến cáo từ Lê Lợi, nói dối là xin phép về thăm quê rồi bỏ đi (Cũng có tài liệu cho rằng khi thấy Lê Lợi cầm cả cái đùi lợn xẻo ăn trong ngày giỗ nên hai ông định bỏ về nhưng sau đó lại ở lại). Trên đường đi hai người ghé nghỉ quán trọ vì trời đã tối và nghe được lời bàn của hai tên lính Minh xem thiên văn đoán vận nước Nam thì nghe được một người nói: Vua nước Nam là một viên hổ tướng đa sát, mà việc ăn uống thì có phần sỗ sàng thô lậu. Nghe vậy Trần Nguyên Hãn giật mình, sáng mai bàn với Nguyễn Trãi và hai người trở lại đất Lam Sơn. Trên đường đi hai người thấy đâu cũng nghe người ta ca ngợi đức tính và lòng hào hiệp của Lê Lợi. Lần này, sau khi ở lại xem xét kỹ và để ý thấy Lê Lợi thường đêm khuya nghiền ngẫm binh thư, lương thực nhập xuất bất thường, binh khí thì thường xuyên rèn rũa bổ sung, lại thấy thường lúc nửa đêm về sáng là lúc Lê Lợi vắng nhà nên Nguyễn Trãi rắp tâm theo dõi thì bắt gặp Lê Lợi đang bàn việc quân ở Du Sơn (núi Dầu). Khi Nguyễn Trãi nghe Lê Lợi dự tính là sẽ khởi binh vào năm Hợi (1419) thì từ bên ngoài Nguyễn Trãi mới cất lời: Chúa công tính nhầm rồi! Nguyễn Trãi bước vào trình bày rõ lai lịch của mình và tính lại cho mọi người nghe rồi tất cả tôn Lê Lợi làm chủ tướng. Như vậy thì ta có thể tạm khẳng định là Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trước khi khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra chứ không phải đến năm 1420 hoặc 1423 như một số tài liệu đã nói. Đương nhiên nói như vậy không có nghĩa là Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trước sự kiện “Hội thề Lũng Nhai”.

Sự kiện, khi Nguyễn Trãi vào gia nhập nghĩa quân Lam Sơn và tìm minh chủ Lê Lợi nhưng chưa thực sự tin tưởng vào con người Lê Lợi có thể làm một lãnh tụ qua việc ông và Trần Nguyên Hãn thấy Lê Lợi một tay cầm dao, tay kia cầm chiếc đùi lợn, quần vén đến tận đùi, một chân duỗi dọc ngồi trong góc nhà xẻo ăn một cách thô lậu trong ngày giỗ nên hai ông đã lấy cớ để bỏ về. Trên đường về, tình cờ nghe được lời bàn tán của hai tên lính Minh trong quán trọ về Thiên văn và nói đến việc thời vận có nói rằng: Vua nước Nam là một viên hổ tướng đa sát, mà việc ăn uống thì có phần sỗ sàng thô lậu nên hai ông đã quay trở lại Lam Sơn. Tuy nhiên, lần này quay lại, Nguyễn Trãi đã để ý rất kỹ Lê Lợi và thường theo dõi hành tung của ông. Trong một lần theo dõi Lê Lợi thì ông đã bắt gặp Lê Lợi đang bàn việc quân ở Du sơn và lúc này Lê Lợi mới để ý đến Nguyễn Trãi. Từ khi Nguyễn Trãi nghe Lê Lợi bàn với các tướng sĩ là dự định sẽ khởi binh vào năm Hợi (1419) thì ông mới bắt đầu được tham dự bàn luận việc quân cơ. Đặc biệt, khi Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô sách thì ông mới được trọng dụng vì lúc này Lê Lợi mới biết đến tài năng của ông. Điều này chứng tỏ việc Lê Lợi biết đến Nguyễn Trãi và để ông tham dự việc quân cơ đã là lúc Lê Lợi sắp khởi binh chứ không phải Nguyễn Trãi được Lê Lợi biết đến và trọng dụng ông trước hoặc trong hội thề Lũng Nhai.

Theo gia phả họ Đinh Liệt thì vào mùa Xuân năm 1423, trong khi Lê Lợi sai Phạm Văn Xảo đi tìm Nguyễn Trãi ở Đông Quan thì lúc này Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn đã đi tìm đến với Lê Lợi rồi. Nguyễn Trãi lấy tên là Trần Văn và Trần Nguyên Hãn lấy tên là Trần Võ. Tuy nhiên thì ban đầu vì chưa rõ lai lịch nên Nguyễn Trãi chỉ được giao làm Ký lục quân lương, Trần Nguyên Hãn thì chở thuyền do phía Lam Sơn. Sau này, khi Nguyễn Trãi dâng Bình Ngô sách thì Lê Lợi mới nhận ra tài năng và học vấn của hai ông và hai ông mới được trọng dụng.

Như vậy thì có lẽ Nguyễn Trãi phải gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trước năm 1418 nhưng điều đó không có nghĩa là Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn trước khi hội thề Lũng Nhai diễn ra và Nguyễn Trãi cũng có mặt trong hội thề Lũng Nhai.

Một vấn đề nữa là: vì Nguyễn Trãi khi vào Lam Sơn gia nhập nghĩa quân đi cùng Trần Nguyên Hãn thì lẽ nào Nguyễn Trãi có mặt trong hội thề Lũng Nhai mà Trần Nguyên Hãn lại không có mặt trong hội thề?

Như chúng ta đã biết thì đa số các tướng sĩ ban đầu của nghĩa quân Lam Sơn là những người họ hàng thân thích cũng như bạn bè thân hữu xa gần của Lê Lợi nên ta có thể khẳng định cái tên Nguyễn Tiến phải là một trong số những người bà con thân thích hoặc bạn bè quanh vùng của Lê Lợi chứ không thể là một người xa lạ được.

Theo sách Lam Sơn thực lục của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2006 thì đã có sự nhầm lẫn giữa chữ Trãi và chữ Tiến của dịch giả trong khi dịch Lam Sơn thực lục.

Cũng theo sách này thì Nguyễn Tiến người lộ Khả Lam (nơi đây có lẽ thuộc vùng đất thượng du của tỉnh Thanh Hoá ngày nay). Tuy nhiên, về thân thế, sự nghiệp cụ thể hơn về Nguyễn Tiến thì cho đến nay vẫn chưa tìm thấy được tài liệu nào.

Điều này tôi cho là phù hợp bởi lý do: lực lượng ban đầu của nghĩa quân Lam Sơn là rất ít và lực lượng này là bạn bè thân hữu và người trong gia tộc hoặc những người Lê Lợi đã quen biết từ trước. Vì ban đầu để chuẩn bị cho việc khởi nghĩa chống giặc Lê Lợi chưa thể phát động hưởng ứng rộng rãi trong toàn dân mà vẫn còn trong bí mật xây dựng lực lượng. Chỉ đến khi lực lượng của nghĩa quân đủ đáp ứng được cho việc khởi binh thì mới có thể công bố rộng rãi được.

Như vậy ở đây có thể trong khi dịch Lam Sơn thực lục đã xảy ra sự nhầm lẫn trong khi dịch là rất lớn. Bởi trong chữ Hán thì chữ Trãi và chữ Tiến có thể nói là gần giống nhau.

Trên đây là một số lời dẫn và ý kiến của cá nhân tôi về việc Nguyễn Trãi có mặt trong hội thề Lũng Nhai hay không. Rất mong được sự quan tâm bàn luận, góp ý và đánh giá của độc giả, các nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu...về vấn đề này.


Lê Văn Viện
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn vào năm nào?

Theo tôi Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn muộn, bởi vì sao?

Thứ nhất là trong Lam Sơn thực lục, Đại việt sử ký toàn thư đều chép:
Buổi đầu vua kinh dinh bốn phương, phía Bắc đánh giặc Minh, phía tây đuổi Ai Lao, tránh chỗ thực, đánh chỗ hư, đến đâu được đấy, chỉ có võ thần là bọn Lê Thạch, Lê Lễ, Lê Sát, Lê Vấn, Lê Ngân, Lê Lý 30 người, văn thần là bọn Lê Linh, Lê Quốc Hưng; quân cha con thì có 200 quân Thiết đột, 200 nghĩa sĩ, 300 dũng sĩ, 4 thớt voi; còn quân khinh dũng và quân già yếu hộ vệ chỉ có 1 nghìn người mà thôi
Nguyễn Trãi không hề có tên trong danh sách quan văn, chỉ có 2 ông là LVL, BQH mà thôi.
Thứ 2, khi phong thưởng cho Hoả thủ và quân nhân Thiết đột, không có tên của Nguyễn Trãi, sau này khi thưởng cho 93 vị, Nguyễn Trãi chỉ phong quan phục hầu, tước thấp nhất trong 9 bậc.
2 điều trên là chắc chắn, như thế có thể KHẲNG ĐỊNH rằng NT không thể gia nhập nghĩa quân từ năm 1416, hay 1418 được.
Theo logic, NT bị đưa sang TQ, sau này khi nghe tiếng vang của những trận Thi Lang, Sách Khôi mà tan hơn 10 vạn quân Minh, NT mới trở về. Trở về gia nhập ở Lỗi Giang, trong thời gian hoà hoãn.
Vai trò của NT trong cuộc khởi nghĩa không cao như mọi người nghĩ, ông chỉ soạn thư từ mà thôi. Đoạn văn trong Đại Việt sử ký toàn thư chỉ rõ điều đó.
Bấy giờ, vua dựng lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô (Khi ấy, có hai cây bồ đề ở trong dinh, nên gọi là dinh Bồ Đề), cao bằng tháp Báo Thiên, hằng ngày vua ngự trên lầu nhìn vào thành để quan sát mọi hành vi của giặc, cho Trãi ngồi hầu ở tầng hai, nhận lệnh soạn thảo thư từ qua lại

Ông đâu được đứng cùng vua xem xét trận địa, ông chỉ ngồi đằng dưới, HẦU và SOẠN THƯ TỪ QUA LẠI.
Sau này khi vua Lê Thánh Tông giải oan, ông chỉ được ban Tán Trù Bá, tước còn THẤP hơn khi ông còn sống, so với những vị như Lê Khôi, Đinh Liệt, Lê Văn Linh thì ông rất thấp, lúc thời bình chức quan cũng bình thường.

23.50
Ảnh đại diện

Viết tiếp

Chúng ta vẫn không có 1 bằng chứng nào để chứng tỏ Nguyễn Trãi tài kinh bang tế thế cả:
- Lúc chiến tranh ông không có 1 kế sách để xoay chuyển cục diện như kế của Nguyễn Chích. Không cầm quân đánh trận.
- Lúc thời bình ông không có đóng góp gì, không làm chức gì to tát, vậy thì nói NT tài ở chỗ nào?
Còn nói ông bị trù dập thì hàng loạt vị tướng khác thời Hậu Lê có ai bị gì đâu, Lê Sát, Lê Ngân, Đinh Liệt, Phạm Vấn, Lê Khôi, Nguyễn Chích, 2 vị quan văn Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, .....1 danh sách rất dài, những người này thời chiến đóng góp nhiều, thời bình họ giữ chức to, công to.
Nói thời NT sống bọn gian thần nhiều, bọn này bọn kia nhưng tại sao lại là thời THỊNH TRỊ,
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.

Ca dao viết thì cấm có sai được, sử sách cũng viết như thế.
Theo tôi không cần nói quá nhiều về nhân vật này. Vua Lê Thánh Tông chỉ ban cho ông chức Tán trù bá, so với những Trung Mục vương, Quỳ Quận công, ban cho Lê Khôi, Đinh Liệt,...thì kém xa lắm lắm.

61.83