Tạo ngày 10/04/2010 21:17 bởi
Vanachi Nguyễn Thực 阮實 (1555-1637), tự Phác Phủ 朴甫, người làng Vân Điềm, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Thực thi đỗ Đình nguyên, đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân năm Ất Mùi, niên hiệu Quang Hưng 18 (1595) đời vua Lê Thế Tông. Sau khi thi đỗ, ông trải nhiều chức quan khác nhau và lên đến tột đỉnh của danh vọng: Tán trị công thần, Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện sự kiêm Đông các Đại học sĩ, Quốc lão, Thái phó, tước Lan Quận công. Năm Bính Ngọ, niên hiệu Hoằng Định (1606), ông được cử làm Phó sứ sang nhà Minh. Năm đầu niên hiệu Dương Hoà (1635), sau gần 40 năm phụng sự triều đình Lê – Trịnh, ông được về trí sĩ. Lệ quan Thượng thư Quốc lão về trí sĩ bắt đầu từ Nguyễn Thực. Sử sách cũ đều chép Nguyễn Thực là người "dùng đức độ danh vọng mà trấn phục người trong nước, thanh liêm, sẻ nhặt, giữ gìn, mộc mạc, điềm đạm, thích lễ nghi, ở trên triều đường kính cẩn như không dám nói" (Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục), hay "Ông là người thuần hậu, trong sạch, cẩn thận, không lập sản nghiệp, làm quan trải những bước vinh hiển trọng yếu mà nhà vẫn thanh bạch, có phong độ như bậc danh thần đời xưa" (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí). Ông còn là vị quan khẳng khái, không sợ cường quyền, cùng Nguyễn Khải tham hặc một số vị quan của bộ Lại nhũng lạm trong việc tuyển bổ khiến họ bị bãi chức. Nguyễn Thực còn can ngăn cả vua Lê Thần Tông từ bỏ cuộc hôn nhân trái luân thường đạo lý với con chúa Trịnh Tráng là Trịnh Thị Ngọc Trúc (năm 1630). Năm 1637, Nguyễn Thực mất, thọ tám mươi hai tuổi, được truy tặng Thái tể và ban tên thuỵ là Trung Thuần. Triều đình còn ban cho 64 mẫu quan điền ở bốn xã để làm ruộng thờ.
Tác phẩm của ông còn 16 bài thơ cận thể chép trong Toàn Việt thi lục.
Nguyễn Thực 阮實 (1555-1637), tự Phác Phủ 朴甫, người làng Vân Điềm, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay thuộc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nguyễn Thực thi đỗ Đình nguyên, đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân năm Ất Mùi, niên hiệu Quang Hưng 18 (1595) đời vua Lê Thế Tông. Sau khi thi đỗ, ông trải nhiều chức quan khác nhau và lên đến tột đỉnh của danh vọng: Tán trị công thần, Tham tụng, Lại bộ Thượng thư, Chưởng Hàn lâm viện sự kiêm Đông các Đại học sĩ, Quốc lão, Thái phó, tước Lan Quận công. Năm Bính Ngọ, niên hiệu Hoằng Định (1606), ông được cử làm Phó sứ sang nhà Minh. Năm đầu niên hiệu Dương Hoà (1635), sau gần 40 năm phụng sự triều đình Lê – Trịnh, ông được về trí sĩ. Lệ quan Thượng thư Quốc lão về trí sĩ bắt đầu từ Nguyễn Thực. Sử sách cũ đều chép Nguyễn Thực là người "dùng đức độ danh vọng…