Chắc chắn Lê Thánh Tông đã sáng tác thơ từ hồi còn rất trẻ. Sử sách còn chép rằng ngay từ khi ông còn là Hoàng tử, sống ở nhà riêng (phiên để), ông đã hoạ liền 12 bài thơ với nhan đề là Giang hành ngẫu thành (Đi trên sông ngẫu nhiên thành thơ) của Lê Hoằng Dục, một người bạn thơ của ông. Mà như chúng ta biết, ông lên ngôi vua vào năm 1460, tức là lúc ông mới 18 tuổi. Như vậy chứng cớ trên cho ta thấy chí ít là ông đã sáng tác từ trước tuổi 18. Đó chỉ là chứng cớ còn lại ghi trong thư tịch Hán Nôm mà chúng ta biết được. Trong thực tế chắc chắn còn là sớm hơn nữa. Thứ hai là, bút lực thơ của ông còn rất dồi dào. Bất cứ lĩnh vực gì, sự vật gì trừu tượng hay cụ thể, chúng cũng có thể trở thành nguồn cảm hứng cho thơ ông. Mà đối với lĩnh vực ấy, sự vật ấy, ông có thể là trực tiếp kinh nghiệm, hay gián tiếp thông qua sách vở, thông qua người khác, thế mà vẫn sáng tác rất hay, tứ thơ rất mới. Cùng một chủ đề, ông không chỉ sáng tác một bài, mà sáng tác cả một xê – ri bài. Thí dụ như ông hoạ liền 12 bài Giang hành ngẫu thành của Lê Hoằng Dục. Ông sáng tác liền một chùm đúng 10 bài về trăng, một chùm hơn 10 bài về chiếc quạt, 6 bài tiễn các bề tôi đi sứ Bắc quốc, hơn 10 bài về ốm đau bệnh tật, đến 40 bài về rượu chè yến ẩm, 24 bài liền về cái thú sống ở nơi mây nước của đạo sĩ, 14 bài liền vịnh các cửa biển từ Thanh Hoá tới Quảng Nam, hàng trăm bài về sông núi chùa chiền, danh lam thắng tích… Rồi còn các bài thơ vịnh về mai, trúc, đàn, gương, bút, mực. Và cũng phải kể đến cả một số tập thơ sáng tác chuyên về những chủ đề riêng biệt như: Chinh Tây kỉ hành, tập thơ nhật ký nói về việc đi đánh Chiêm thành; Châu cơ thắng thưởng, ca ngợi phong cảnh núi sông; Văn minh cổ xuý, nói về tấm lòng hiếu thảo tưởng nhớ công đức của tổ tiên khi về Lam Sơn bái yết sơn lăng; Quỳnh uyển cửu ca, những suy nghĩ về đạo làm vua, làm tôi, về nhân tài, về văn chương nghệ thuật … trong xã hội no ấm thịnh trị; Minh lương cẩm tú, chủ yếu vịnh về 14 cửa biển; và suýt soát 100 bài vịnh về các đề tài lấy từ Bắc sử trong tập Cổ tâm bách vịnh. Chủ đề thơ ông bao quát khắp mọi lĩnh vực như vậy. Nhưng có lẽ số những bài thơ miêu tả phong cảnh non sông đất nước là nhiều nhất và có giá trị nhất. Trong những bài thơ này của ông, ta thấy tấm lòng ông trong sáng như thanh niên bạch nhật, và văn chương ông nảy sinh từ núi cao sông dài. Đúng như một đôi câu đối cổ đã viết:
Tâm sự đương như thanh niên bạch nhật;
Văn chương đắc ư danh sơn đại xuyên.
(Tâm hồn trong sáng như thanh niên bạch nhật.
Văn chương nảy sinh từ núi cao sông dài.)
Sử còn ghi chép rằng ông còn sáng tác thơ cho tới khi ông sắp qua đời. Đó là bài
Tự thuật nổi tiếng mà sử sách còn ghi lại.
Với một quá trình sáng tác lâu dài và với một bút lực dồi dào như vậy, nếu thơ ông không bị mất mát, rơi rụng theo thời gian, thì có lẽ phải tới con số hàng ngàn bài. Nhưng thực tế còn lại thì ít hơn nhiều.
Hiện nay, trong kho tàng thư tịch Hán Nôm, thơ chữ Hán của ông được chép rải rác trong hơn 40 tập sách Hán Nôm, bao gồm từ những bộ hợp tập, tuyển tập, chuyên tập thơ ca, những bộ sách lịch sử, địa lý toàn quốc và địa phương, một số sách truyền kỳ, chí quái, ngoài ra chúng ta còn thấy thơ của ông được khắc treo rải rác ở những biển gỗ trong một số ngôi chùa, đền, và được khắc nhiều nơi trên vách núi, hang động… từ Quảng Ninh cho tới tận Thanh Hoá. Những thơ chữ Hán của ông được chép nhiều nhất vẫn là sách
Toàn Việt thi lục (A.1262, A .132, A.3200…) của Lê Quý Đôn. Các bản
Toàn Việt thi lục đều ghi rõ: “Quyển 5 Thượng 140 bài; quyển 6 Hạ 190 bài”. Ngoài ra phải kể tới các sách
Thiên Nam dư hạ (A . 334),
Lê Thánh Tông thi tập (A . 698) cũng chép hơn 100 bài. Nếu cộng với số bài thơ khắc trên vách đá, biển gỗ, và được chép ở một số sách khác mà không thấy chép trong Toàn Việt thi lục, thì tổng số thơ chữ Hán còn lại đến ngày nay của ông là khoảng hơn 350 bài.
Hầu hết số thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông còn lại cho tới ngày nay đều là văn bản chép tay, trừ số bài trong Hoàng Việt thi tuyển do Bùi Huy Bích biên soạn được nhà Hi Văn Đường khắc in năm Ất Dậu, Minh Mệnh 6 (1825). Ngay về tác phẩm
Quỳnh uyển cửu ca, trong bài tựa của chính nhà vua Lê Thánh Tông, ông có nói rằng: “Ta nghĩ cán cân văn chương phải là công khí, không muốn để riêng cho ta thưởng thức một lúc, mới sai khắc bản in để truyền bá được rộng; hơn một tuần thì khắc xong; mới in ra để ban bố” (1), thế mà cho tới nay tác phẩm này cũng không thấy còn một bản khắc in nào, toàn bộ đều là bản chép tay cả.
Sử sách chép rằng Lê Thánh Tông rất hay thơ và thơ hay. Phan Huy Chú nhận xét : “Kinh sử, chư tử, lịch số, toán chương ông đều tinh thông, văn thơ càng giỏi hơn các bề tôi” (2). Hoặc khi nhận xét về tập thơ Xuân văn thi tập của Lê Thánh Tông, Phan Huy Chú cũng khen:“Bài nào cũng có khí khái mạnh mẽ, lời ý bay bướm” (3). Sau đây là tên những tập thơ chữ Hán của ông mà sử sách có nhắc tới:
Anh hoa hiếu trị,
Châu cơ thắng thưởng,
Chinh Tây kỷ hành,
Minh lương cẩm tú,
Văn minh cổ xuý,
Quỳnh uyển cửu ca,
Cổ tâm bách vịnh,
Cổ kim cung từ thi tập,
Xuân vân thi tập, và một số lượng lớn những bài thơ không thuộc tập thơ nào.
Trong số những tập thơ trên, thì các tập:
Anh hùng hoa hiếu trị;
Cổ kim cung từ thi tập;
Xuân vân thi tập, hoặc là đã được
Toàn thư hoặc là đã được các ông Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú nhắc tới, nhưng tới nay đều không còn. Số tập còn lại, về mặt văn bản, cũng có một số vấn đề cần giải quyết như: 1 - Nhầm lẫn một số bài của tập thơ nọ sang thơ kia cũng của chính Lê Thánh Tông; 2 - Chép lẫn thơ của ông với thơ của vua Lê Hiến Tông, là vị Hoàng Thái Tử, tức con trưởng của ông; 3 - Một số bài các ông Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích còn cho rằng không phải của Lê Thánh Tông, và xếp chúng vào mục “vô danh thị”. Nay chúng ta điểm qua số tác phẩm hiện còn.
Châu cơ thắng thưởngHiện nay, tập thơ này được chép trong tập
Minh lương cẩm tú thi tập (A .254; từ tờ 21b đến 31a). Phần này gồm 22 bài, nội dung chính là ca ngợi cảnh đẹp núi sông, chùa chiền, đúng với cái tên của tập thơ
Châu cơ thắng thưởng, nghĩa là những vần thơ đẹp như châu báu làm khi đi thưởng lãm những nơi danh thắng. Ngoài một số bài, ở những văn bản khác như
Toàn Việt thi lục,
Thiên Nam dư hạ,
Hoàng Việt thi tuyển … đề rõ tên “Thượng Dương Động Chủ”, cùng niên hiệu Cảnh Thống là tên hiệu và niên hiệu của Lê Hiến Tông, chúng tôi đếm được số thơ của Lê Thánh Tông còn lại gồm 10 bài là:
1.
Ngự chế đề Hồ Công động (tờ 21b)
2.
Ngự chế Bảo Thiên động chủ (tờ 23a)
3.
Ngự chế đề Long Quang động (4) (tờ 23a)
4.
Ngự chế Tu Mộng tự trụ khắc (tờ 24b) (5)
5.
Ngự chế đề Long Đọi sơn Sùng Thiện Diên Ninh bảo tháp bi (tờ 26b) (6)
6.
Ngự chế Thiên Nam Động Chủ đề (tờ 26b)
7.
Đề Sài Sơn tự (tờ 27a)
8.
Đề Chiếu Bạch sơn (tờ 27a)
9.
Ngự đề trú Giao Thuỷ giang10.
Ngự chế Thuý ái Châu thanh minh tứ yến (tờ 30b)
Hai bài 9 và 10, có nội dung và thời điểm gần gũi với những bài thơ trong tập
Văn minh cổ xuý. Ngoài ra còn 2 bài:
1.
Hạnh Kim Âu Phong Công tự2.
Đề Bạch Nha độngTrong đó có bài ghi rõ “Quang Thuận bát niên” giống thời điểm của một vài bài thơ trên, xét thấy nội dung của hai bài này giống với 10 bài thơ trên, và ở trong
Toàn Việt thi lục, chúng được xếp liền nhau, rất có khả năng chúng thuộc Châu cơ thắng thưởng, nhưng tôn trọng nguyên bản, chúng tôi vẫn giữ đúng 10 bài theo danh sách trên.
Chinh Tây kỷ hànhSử sách chép rằng vua Chiêm Thanh là Trà Toàn bấy giờ muốn sinh sự với nước ta, một mặt sai người cầu viện nhà Minh, một mặt đem quân sang đánh phá vùng Hoá Châu (thuộc Quảng Bình ngày nay). Vì vậy, vua Lê Thánh Tông phải thân làm tướng đem 20 vạn quân đi đánh Chiêm Thành. Chiến dịch này kéo dài từ thang 11 năm Hồng Đức thứ hai (1471) thì thắng lợi hoàn toàn. Và đây là tập thơ có tính chấp nhật ký làm trên chặng đường hành quân của ông.
Về tập thơ này, sách
Thiên Nam dư hạ (A .334, tập 7, từ tờ 22a đến tờ 38a, và tập 8, từ tờ 27a đến tờ 36a) chép từ bài thơ khởi hành thứ nhất đến bài cuối cùng là
Toạ nguyệt khiển hoài (ngồi ngắm trăng tỏ nỗi lòng), giống nhau cả về số lượng (tròn 30 bài) và thứ tự, chỉ xuất nhập một số chữ không đáng kể, sau đó chuyển sang tập thơ khác
Minh lương cẩm tú.
Sách
Toàn Việt thi lục (A .1262, A .3200), về tập thơ này, còn chép tiếp liền 11 bài nữa thuộc các tập
Văn minh cổ xuý, và
Minh lương cẩm tú.
Sách
Hoàng Việt thi tuyển (A .608, Q1, tờ 13a) cũng có chọn in 15 bài xếp vào
Chinh Tây kỉ hành, và lấy tên là
Nam sư kỉ hành. Nhưng thực ra chỉ có 5 bài đầu (từ tờ 13b đến tờ 14b) là thuộc
Chinh Tây kỉ hành mà thôi. Số còn lại cũng là thơ Lê Thánh Tông và cả của Hiến Tông nữa.
Chùm thơ về trăng trong
Chinh Tây kỉ hành, gồm 10 bài, nhưng
Toàn Việt thi lục, bản A .3200 (Q1, tờ 308, 309) lại xếp rời ra, gồm 5 bài về trăng và bài
Tây chinh nhập Xước cảng cũng thuộc
Chinh Tây kỉ hành thì lại chép xuống tận cuối cùng phần thơ Lê Thánh Tông, còn bản A. 1262 (tập2, tờ 81b - 82b) thì bài này lại xếp vào phần thơ của Lê Hiến Tông.
Tóm lại, số lượng và thứ tự các bài thơ trong
Chinh Tây kỉ hành, chúng tôi dựa theo
Thiên Nam dư hạ với con số tròn là 30 bài.
Minh lương cẩm túHiện nay, trong Thư viện Viện Hán Nôm còn một số văn bản
Minh lương cẩm tú, mang ký hiệu là: Vhv.826, VHv .94, VHv .127, A .254, A .1413… Chúng đều là bản chép tay, không có tựa, bạt, mục lục. Trong đó bản VHv .94 có thể là bản đầu thời Nguyễn, với những chữ kiêng huý viết bới nét như: Tông @ Hoa@ Nhậm @.
Tập thơ gồm 2 phần:
1. Gồm từ 13 đến 15 bài thơ vịnh các cửa biển, từ cửa biển Thần Phù tới cửa biển Hải Vân.
2. Từ 2 đến 3 bài là:
Tư gia tướng sĩ,
Đề Lục Vân độc, và
Anh tài tử.
Chúng tôi xin lập bảng thống kê sau:
Số TT |
Ký hiệu văn bản
Tên bài thơ |
VHv.826 |
VHv.94 |
VHv.127 |
A.254 |
A.1413 |
A.1168 (Cúc Đường bách vịnh) |
1 |
Thần Phù hải môn thi |
+ |
+ |
- |
- |
+ |
- |
2 |
Thần Phù hải môn lữ thứ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
3 |
Giáp hải môn lữ thứ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
4 |
Du hải môn lữ thứ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
5 |
Càn hải môn lữ thứ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
6 |
Đan Nhai hải môn lữ thứ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
7 |
Nam Giới hải môn lữ thứ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
8 |
Kì La hải môn lữ thứ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
9 |
Hà Hoa hải môn lữ thứ |
- |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
10 |
Xích Lỗ hải môn lữ thứ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
11 |
Di Luân hải môn lữ thứ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
12 |
Bố Chính hải môn lữ thứ |
- |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
13 |
Nhật Lệ hải môn lữ thứ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
14 |
Tư Dung hải môn lữ thứ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
15 |
Hải Vân hải môn lữ thứ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
16 |
Đề Lục Vân động |
+ |
+ |
- |
+ |
+ |
+ |
17 |
Tư gia tướng sĩ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
18 |
Anh tài tử thi |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
|
TỔNG CỘNG |
16 |
18 |
16 |
17 |
18 |
17 |
Bài thứ 7, chữ Nam Giới, bản VHv.94 và bản A.1413 chép là Nam Aó @@. Về phần 1 gồm 15 bài vịnh các cửa biển, chúng tôi thấy bài 1 (
Thần Phù hải môn thi) trong
Thiên Nam dư hạ (A .334/8 tờ 84b; 85a) ghi rõ tác giả là Thượng Dương động chủ (tên hiệu của Lê Hiến Tông); và thời điểm sáng tác là “Cảnh Thống tứ niên, tuế thứ Tân Dậu, thập nhất nguyệt” (tháng 11, năm Tân Dậu, niên hiệu Cảnh Thống thứ 4 (1501).
Minh lương cẩm tú bản A .254, tờ 25a cũng chép bài thơ này và ghi rõ tác giả và niên đại giống như vậy. Vậy chúng tôi trả bài này về cho Hiến Tông.
Ba bài còn lại ở phần 2 gồm cả các bài hoạ của các từ thần, đúng như Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú đã nói về tác phẩm này là: “
Minh lương cẩm tú, 1 quyển. Khoảng đời Hồng Đức, từ thần biên tập thơ của vua ngự chế và thơ của bề tôi hoạ lại” (7).
Số 14 bài vịnh cửa biển trên, Lê Quý Đôn và Bùi Huy Bích cho rằng chúng không phải là của Lê Thánh Tông, nên đã xếp vào mục “vô danh thị” (không rõ tác giả). Ngoài ra, trong
Thiên Nam dư hạ, phần nguyên chú ở bài
Hải Vân môn lữ thứ viết rằng: “Nghi là sai, thực không phải ý của nhà vua”. Thật ra phần nguyên chú phần nhiều là của người đời sau thêm vào khi sao chép thơ của ông, như ở bài thơ trên đây. Hoặc ở bài
Tư Dung hải môn lữ thứ chẳng hạn: “Nhà Mạc thấy chữ Dung @ trùng âm với chữ Dung @ là tên của Mạc Đăng Dung, nên đối ra là Tư Khách @. Chúng ta không nên vì một đôi chỗ ở phần nguyên chú do người sau thêm vào, mà cho những bài thơ đó không phải của Lê Thánh Tông. Hơn nữa, những bộ sách địa lý có uy tín nhất của nhà Nguyễn, như
Đại Nam thống nhất chí, hoặc những bộ địa phương chí nổi tiếng như
Nghệ An kí… đều cho đó là của Lê Thánh Tông cả.
Một điểm nữa, trong một số văn bản
Minh lương cẩm tú, 14 bài thơ vịnh cửa biển này đều có lới đề từ ghi rõ là: “Năm Canh Dần, Hồng Đức thứ nhất (1470), ngày 01 tháng 3, bắt sống chúa Chiêm là Trà Toàn. Ngày 11 tháng 4 về tới cung”, và đề hai rõ hai chữ “Ngự chế”. Vậy tác giả 14 bài vịnh cửa biển đó đích thực là vua Lê Thánh Tông vậy.
Nhưng tại sao chúng không được xếp vào trong tập
Chinh Tây kỷ hành. Hơn nữa, 14 bài thơ này, không có một bài hoạ nào, như Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú đã nói về
Minh lương cẩm tú, là phải có những bài hoạ của các bề tôi. Còn điểm nữa, 3 bài thơ ở phần hai, có bài như
Tư gia tướng sĩ,
Đề lục vận động, nhiều văn bản còn ghi rõ thời điểm sáng tác là “ngày 16 tháng 2, và ngày 17 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 25 (1949)”. Vậy lẽ nào một tập thơ lại gồm 2 phần cách xa nhau đúng một phần tư thế kỉ?
Tuy vậy, xét độ ổn định trong tất cả các dị bản hiện còn, chúng tôi vẫn coi tập
Minh lương cẩm tú của Lê Thánh Tông là gồm 17 bài, trong đó gồm 14 bài vịnh các cửa biển, và 3 bài khác là:
Đề Lục Vân động,
Tư gia tướng sĩ, và
Anh tài tử.
Văn minh cổ xuýĐây là tập thơ vua Lê Thánh Tông cùng các con và các triều thần sáng tác khi về bái yết sơn lăng, viếng thăm lăng mộ ông bà, tổ tiên và tháng 2 mùa xuân sang 1491, để tỏ lòng tưởng nhớ công đức ông cha, và mong ước đất nước thịnh trị.
Văn minh cổ xuý hiện được chép trong
Toàn Việt thi lục (a.3200); từ tờ 268 đến tờ 270,
Hoàng Việt thi tuyển chỉ chọn có 01 bài (bài số 2). Trong tập
Minh lương cẩm tú (A.254 từ tờ 32a đến 61b),
Văn minh cổ xuý gồm 6 bài sau:
1.
Ngự chế bái yết sơn lăng cảm thành: (tờ 32a). Bài này chỉ có tên bài, không có phần thơ.
2.
Ngự chế Thiên Vực giang hiểu phát (tờ 35a).
3.
Ngự chế chu chí Lam Sơn, truy hoài Thánh Tổ huân nghiệp (tờ 40a).
4.
Ngự chế Quang Đức điện thượng, bái yết lễ chung, tư cảm chi gian, nga thành tử vận (tờ 35a).
5.
Ngự chế hạnh kiến Thuỵ Đường ngẫu thành (tờ 50b).
6.
Ngự chế tam nguyệt sơ nhất nhật, đại giá thượng kinh, thập nhật ngự chu túc vu Thuý Ái châu, thứ liên nghênh bái, bách tính tự quan, nãi tả xuất ngũ thập lục tự, dĩ kí kỳ thực (tờ 56a).
Những bài thơ trên, sau đó đều có lời bình và thơ hoạ của Hoàng thái tử (tên Tăng, tức vua Hiển Tông), của các hoàng tử khác như Lương Vương Thoan, Phúc Vương Tranh, Kiến Vương Tân, và các bề tôi như Thánh Nhân Trung, Đào Cử… đúng như đặc điểm về
Văn minh cổ xuý mà Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú đã nói.
Chúng tôi còn nhận xét thấy rằng bài 9, bài 10 trong
Châu cơ thắng thưởng, và bài
Truy tư nhị thánh công nghiệp có nội dung và thời điểm gần với những bài trên. Nhưng tôn trọng nguyên tác, chúng tôi vẫn chỉ coi 4 bài trên (thực còn là 5) là của Lê Thánh Tông trong tập
Văn minh cổ xuý.
Quỳnh uyển cửu caĐại Việt sử ký toàn thư ghi chép khá tỉ mỉ về tập thơ này, cả về thời gian và hoàn cảnh ra đời của nó như sau: “Năm Ất Mão, niên hiệu Hồng Đức thứ 26 (1495) mà Đông tháng 11, làm sách
Quỳnh uyển cửu ca. Vua thấy hai năm Sửu, Dần (1493, 1494) các thứ lúa được mùa, bèn đặt ra các bài ca vịnh để ghi điểm tốt”. Toàn thư còn ghi chép cả họ tên 28 vị văn thần được tham gia Hội Tao Đàn để hoạ thơ, và tên 9 bài thơ của nhà vua. Đó là các bài:
1.
Phong niên (năm được mùa)
2.
Quân đạo (đạo làm vua)
3.
Thần tiết (tiết làm tôi)
4.
Minh lương (vua sáng tôi hiền)
5.
Anh hiền (các bậc anh tài, hiền triết)
6.
Kì khí (khí lạ)
7.
Thảo tự (chữ thảo)
8.
Văn nhân (nhà văn)
9.
Mai hoa (hoa mai)
Ngoài 9 bài thơ trên,
Quỳnh uyển cửu ca còn có bài tựa của chính Lê Thánh Tông viết và bài bạt do Đào Cử viết.
Quỳnh uyển cửu ca làm một tập thơ mang tính vua tôi xướng hoạ như các tập
Minh lương cẩm tú,
Văn minh cổ xuý, sau mỗi bài xướng của nhà vua, đều có các bài hoạ của các nhà văn thần trong hội Tao Đàn nữa.
Mặc dù trong bài tựa, Lê Thánh Tông có cho ta biết sách này đã được khắc in, nhưng cho tới nay chúng ta chưa tìm thấy một bản in nào.
Sau đây là Bảng Thống kê số bài thơ của Lê Thánh Tông trong
Quỳnh uyển cửu ca trong 7 dị bản khác nhau, toàn bộ đều là bản chép tay.
Số TT |
Quỳnh uyển cửu ca
Tên 9 bài thơ của Lê Thánh Tông |
Nam Thiên dự hạ A.334/7 |
Toàn Việt thi lục A.3200 |
Minh lương cẩm tú Vhv.94 |
Minh lương cẩm tú A.1413 |
Quỳnh uyển cửu ca Vhv.826 |
Cúc Đường bách vịnh A.1168 |
Lê Thánh Tông thi tập A.698 |
1 |
*Bài tựa của Lê Thánh Tông |
+ |
- |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
2 |
Phong niên |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
3 |
Quân đạo |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
4 |
Thần tiết |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
5 |
Minh Lương |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
6 |
Anh hiền |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
7 |
Kì khí |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
8 |
Thảo tự |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
9 |
Văn nhân |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
10 |
Mai hoa |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
11 |
Bài bạt của Đào Cử |
+ |
- |
+ |
+ |
+ |
+ |
+ |
Cổ tâm bách vịnhVề tác phẩm này, Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú, trong thiên
Nghệ văn chí và
Văn tịch chí ở sách
Đại Việt thông sử, và
Lịch triều hiến chương loại chí nói khá kỹ rằng: “
Cổ tâm bách vịnh, 10 quyển. Vua Lê Thánh Tông ngự chế, hoạ thơ vịnh sử của nhà nho đời Minh là Tiền Tử Nghĩa (Pham Huy Chú chép là Tiền Tử Mĩ). Các từ thần là Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận phụng bình. Thơ đều làm theo thể ngũ ngôn tuyệt cú.”
Hiện nay trong Thư viện Viện Hán Nôm còn hai văn bản mang tên
Cổ tâm bách vịnh mang ký hiệu A.702 và VHv.1010. Hai văn bản này không chỉ thuần chép số thơ của
Cổ tâm bách vịnh mà còn chép nhiều bài thơ khác của Lê Thánh Tông. Nếu tính từ bài đầu tiên là bài
Đỉnh hồ đến bài
Xích Bích, rồi liền sau đó là ba chữ
Cổ vịnh chung (Cổ tâm bách vịnh hết), chúng tôi thống kê được 97 bài.
Những bài đó có nội dung hoàn toàn là vịnh sử Trung Quốc, và có thể loại là thể thơ ngũ ngôn tuyệt cú, gần đúng với cái tên
Bách vịnh của tập thơ.
*
Trên đây là khái quát tình hình văn bản của những tập thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông hiện còn lưu trữ trong thư viện của Viện Hán Nôm. Trong số những tập tới nay không còn thì riêng
Xuân vân thi tập được Phan Huy Chú dẫn khen tới 8 bài. Mà chúng ta thấy trong 8 bài đó, có bài thuộc
Chinh Tây kỉ hành, có bài thuộc
Châu cơ thắng thưởng, có bài thuộc
Minh lương cẩm tú. Vậy phải chăng Xuân vân thi tập là tập thơ được tuyển chọn từ những tập thơ khác cũng chính của Lê Thánh Tông?
Số những bài thơ sáng tác rải rác không thuộc tập nào của Lê Thánh Tông cũng rất lớn, tới cn số xấp xỉ 150 bài, nói chung là không có vấn đề văn bản lớn. Chỉ có điều là sách
Toàn Việt thi lục (A.1262, tập 2, từ tờ 79b đến tờ 84b) lại đóng lộn tới 10 bài, trong đó có 6 bài thuộc
Chinh Tây kỉ hành, và 16 bài
Đề đạo nhân vân thuỷ cư của Lê Thánh Tông sang phần thơ của Lê Hiển Tông. Nay chúng ta trả lại chúng cho Lê Thánh Tông vì lẽ trong sách
Cổ tâm bách vịnh (VHv.1010), ở nhiều bài này còn chép đủ cả lời bình của Nguyễn Trực và Vũ Lãm, hai vị văn thần được Lê Thánh Tông đặc cách cho bình thơ của mình. Mà như chúng ta biết, Nguyễn Trực mất năm 1474, khi đó Hiến Tông mới 13 tuổi (ông sinh năm 1461). Ở độ tuổi ấy, khó mà sáng tác thơ với những tư tưởng nhàn tản, ẩn dật kiểu Lão Trang như trong 24 bài
Đề đạo nhân vân thưởng này được.
*
Trên đây là tình hình văn bản thơ chữ Hán của Lê Thánh Tông mà chúng tôi đã trình bày một cách đại lược thông qua sự tìm hiểu thơ của ông ở một số bộ sách Hán Nôm chính như
Toàn thư,
Toàn Việt thi lục,
Thiên Nam dư hạ,
Hoàng Việt thi tuyển , và ở một số tập thi tuyển khác. Chắc chắn là còn chưa đầy đủ, và chưa thấu đáo. Rất mong đồng nghiệp chỉ giáo (*).
Mai Xuân Hải
(*) Xin xem thêm bài “Khái quát tình hình văn bản..”, Thơ văn Lê Thánh Tông, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội, 1986.
[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]
tửu tận tình do tại