Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Tạo ngày 31/05/2004 19:26 bởi
Vanachi, đã sửa 3 lần, lần cuối ngày 24/05/2006 17:10 bởi
Vanachi Trương Hán Siêu 張漢超 (1274-1354) tự Thăng Phủ 升甫, hiệu Độn Tẩu 遯叟, người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên, không rõ năm sinh. Ông trước là môn khách của Trần Quốc Tuấn, về sau được Trần Quốc Tuấn tiến cử lên triều đình. Năm Hưng Long thứ 16 (1308), Trần Anh Tông cho làm Hàn lâm học sĩ. Dưới các triều vua từ Anh Tông (1293-1314) đến Dụ Tông (1341-1370), ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1353, ông được cử lĩnh các quân, thần sách đi trấn Hoá Châu. Năm sau ông cáo bệnh xin về, được chuẩn y nhưng chưa về đến kinh đô đã chết, vua tặng chức Thái bảo.
Trương Hán Siêu tính tình chính trực, học vấn sâu rộng, có tư tưởng tông nho bài Phật. Các vua Trần rất tin cậy và tôn trọng ông, thường gọi là thầy mà không gọi tên. Sau khi ông chết, năm 1363, Trần Du Tông lại truy tặng chức Thái phó và năm 1372, Trần Nghệ Tông cho ông được thờ ở Văn Miếu. Trương Hán Siêu là một nhân vật nổi tiếng, một danh nho đương thời.
Tác phẩm hiện còn 3 bài văn và 4 bài thơ. Riêng hai quyển Hoàng triều đại điển và Hình thư soạn chung với Nguyễn Trung Ngạn, bài biểu Tạ trừ Hàn lâm viện trực học sĩ được dẫn trong Đại Việt sử ký toàn thư và Kiến văn tiểu lục, hiện nay chưa tìm thấy.
Trương Hán Siêu 張漢超 (1274-1354) tự Thăng Phủ 升甫, hiệu Độn Tẩu 遯叟, người làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên, không rõ năm sinh. Ông trước là môn khách của Trần Quốc Tuấn, về sau được Trần Quốc Tuấn tiến cử lên triều đình. Năm Hưng Long thứ 16 (1308), Trần Anh Tông cho làm Hàn lâm học sĩ. Dưới các triều vua từ Anh Tông (1293-1314) đến Dụ Tông (1341-1370), ông đã giữ nhiều chức vụ quan trọng. Năm 1353, ông được cử lĩnh các quân, thần sách đi trấn Hoá Châu. Năm sau ông cáo bệnh xin về, được chuẩn y nhưng chưa về đến kinh đô đã chết, vua tặng chức Thái bảo.
Trương Hán Siêu tính tình chính trực, học vấn sâu rộng, có tư tưởng tông nho bài Phật. Các vua Trần rất tin cậy và tôn trọng ông, thường gọi là thầy mà không gọi tên. Sau khi ông chết, năm 1363, Trần Du Tông lại truy tặng chức…