Thơ đọc nhiều nhất
Thơ thích nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Aziz Nesin (1915-1996) nhà văn nổi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả hơn 100 cuốn sách. Ông viết nhiều tác phẩm trào phúng thói quan liêu, bảo vệ người nghèo khổ và vạch trần các bất công trong xã hội. Ông từng bị tù đày nhiều lần vì quan điểm chính trị thiên tả của mình. Các tác phẩm của ông được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và được độc giả nhiều nước yêu thích. Ở Việt Nam, các truyện ngắn trào phúng của ông rất được bạn đọc Việt Nam yêu thích và rất nổi tiếng.
Aziz Nesin còn là một nhà hoạt động chính trị. Sau cuộc đảo chính quân sự năm 1980 do Kenan Evren cầm đầu, toàn bộ đất nước, kể cả giới trí thức, bị đặt dưới sự áp bức nặng nề. Aziz Nesin đã lãnh đạo một số trí thức trong hoạt động chống lại chính phủ quân sự, được biết đến với tên gọi Aydınlar Dilekçesi (Lời thỉnh cầu của trí thức). Ông đã dành trọn những năm cuối đời để chiến đấu chống lại trào lưu chính thống ngu dốt và cuồng tín.
Ông đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là quyền được chỉ trích đạo Hồi một cách không thoả hiệp. Đầu thập niên 1990, ông bắt đầu dịch cuốn tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi của Salman Rushdie mang tên “Những vần thơ của quỷ Satan” ra tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày mùng 6 tháng 7 năm 1995, ngay sau khi ký tên cho một quyển sách, Aziz Nesin đã qua đời do một cơn đau tim. Thi thể ông được chôn cất tại một nơi bí mật trong khu đất của Quỹ Nesin mà không tổ chức bất kỳ nghi lễ nào, thể theo ước nguyện của ông.
Aziz Nesin (1915-1996) nhà văn nổi tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả hơn 100 cuốn sách. Ông viết nhiều tác phẩm trào phúng thói quan liêu, bảo vệ người nghèo khổ và vạch trần các bất công trong xã hội. Ông từng bị tù đày nhiều lần vì quan điểm chính trị thiên tả của mình. Các tác phẩm của ông được dịch ra hơn 30 thứ tiếng và được độc giả nhiều nước yêu thích. Ở Việt Nam, các truyện ngắn trào phúng của ông rất được bạn đọc Việt Nam yêu thích và rất nổi tiếng.
Aziz Nesin còn là một nhà hoạt động chính trị. Sau cuộc đảo chính quân sự năm 1980 do Kenan Evren cầm đầu, toàn bộ đất nước, kể cả giới trí thức, bị đặt dưới sự áp bức nặng nề. Aziz Nesin đã lãnh đạo một số trí thức trong hoạt động chống lại chính phủ quân sự, được biết đến với tên gọi Aydınlar Dilekçesi (Lời thỉnh cầu của trí thức). Ông đã…
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào