Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]

Ảnh đại diện

Đàn ghi-ta của Lorca (Thanh Thảo): Nghệ thuật sắp đặt trong “Đàn ghi ta của Lorca”

Với tư cách là nhà thơ đi tiên phong trong cách tân thơ Việt, Thanh Thảo tìm đến với Lorca - nhà thơ đi tiên phong trong cách tân nghệ thuật ở bối cảnh mà nghệ thuật của Tây Ban Nha “già nua” để tri ân, tụng ca và tất nhiên là thấu hiểu.

Bằng cách tiếp nhận và sáng tạo nghệ thuật thơ theo trường phái Tượng trưng siêu thực mà trước hết là chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ Lorca, Thanh Thảo đã sáng tạo lớp hình ảnh giàu giá trị tượng trưng theo lối sắp đặt ngẫu nhiên tạo nên những hệ hình ảnh trùng phức giao thoa, đem đến cho người đọc những trường liên tưởng thú vị. Trong bài Thanh Thảo viết:

giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng
Hai dòng thơ là nỗi lòng xót thương của nhà thơ (của những người mến mộ tài năng Lorca) trước cái chết bi tráng của thiên tài. Bằng trường liên tưởng, ta có thể sắp xếp những hình ảnh thơ này như sau:
giọt nước mắt long lanh
vầng trăng long lanh (trong đáy giếng)
“Giọt nước mắt vầng trăng” - nỗi đau của bầu trời thấm vào mặt đất “trong đáy giếng”, Lorca chết không chỉ để lại nỗi đau cho lòng người mà nỗi đau ấy thấm vào cả bầu trời, mặt đất- một nỗi dâu lớn lao, không nguôi quê, không dịu vợi!

Có lẽ bây giờ và mãi mãi cái tên Lorca ấy là thiên tài và cả một niềm xót tiếc trong lòng nhân loại yêu cái đẹp bởi Lorca là biểu tượng của cái đẹp của tinh thần chuộng TỰ DO.

Ảnh đại diện

Cái trống trường em (Nguyễn Lãm Thắng): Ồ Cái trống

Cái trống là cái trống trường
Mặt mày trầy xước mà thương làm gì?
Thương cho cái trống "bụng bì"!
Mười ngày chín tháng nặng ì chẳng thương?

Trang trong tổng số 1 trang (2 bài trả lời)
[1]




Tìm bài trả lời thơ:

Kết quả tìm được thoả mãn đồng thời tất cả các tiêu chí bạn chọn.
Bạn có thể tìm bằng Google với giao diện đơn giản hơn.

Tiêu đề bài trả lời:

Nội dung:

Thể loại:

Người gửi:

Tiêu đề bài thơ:

Tác giả bài thơ: