Thông báo, tin tức mới nhất

  • Bỏ quy định thêm số thứ tự với các tác giả trùng tên, bài thơ trùng tiêu đề 20/12/2024 01:04

    Trước đây, để phân biệt các tác giả trùng tên, hoặc các bài thơ trùng tiêu đề, Thi Viện có yêu cầu thêm số thứ tự (I), (II),... vào sau tên hoặc tiêu đề. Tuy nhiên, từ nay Thi Viện bỏ quy định này nhằm giúp hiển thị tên tác giả và tiêu đề các bài thơ đúng như nguyên gốc vốn có. Việc bỏ quy định này áp dụng cho cả mục thư viện thơ và mục thơ thành viên. Phần số thứ tự đã được thêm vào các tác giả và bài thơ trước đây cũng đã được lược bỏ.

    Sau khi bỏ quy định đã nên, mỗi tác giả trùng tên hoặc bài thơ trùng tiêu đề, Thi Viện sẽ hiển thị thông báo gợi ý về các mục trùng. Việc này được thực hiện tự động, giúp việc quản lý trở nên thuận tiện hơn đối với cả người gửi và quản trị viên.
  • Cho phép hiển thị nhiều phiên bản bài thơ 01/10/2024 08:37

    Nhiều bài thơ sau khi sáng tác có thể được tác giả tự sửa trong các lần in hoặc công bố khác nhau, hoặc cũng có những bài thơ cổ mà bản gốc đã bị thất truyền và chỉ còn lại các bản sao chép lại,... nên có thể có nhiều phiên bản khác nhau. Trước đây, Thi Viện đã cho phép hiển thị các dị bản ở phần chú thích kèm theo đánh dấu các đoạn sai khác. Tuy nhiên, cách làm này nhiều trường hợp không thuận tiện cho việc so sánh và theo dõi nội dung các phiên bản, đặc biệt là với các bài thơ dài.

    Thi Viện đã bổ sung tính năng cho phép hiển thị nhiều phiên bản để có thể dễ dàng đối sánh hơn (ví dụ bài Nhân nguyệt vấn đáp), bên cạnh cách làm cũ vẫn được tiếp tục được duy trì.
  • Bỏ chức năng đăng nhập bằng tài khoản Facebook 02/06/2024 08:27

  • Cho phép một bài thơ có thể thuộc nhiều tác giả đồng thời 11/03/2024 18:07

  • Thêm mục kỷ niệm ngày sinh, mất 21/02/2024 17:45

Thơ mới: Em ngủ (Ngô Văn Phú)

Mệt mỏi buồn phiền em thiếp ngủ
Hàng mi cau lại thoáng lo âu
Cánh tay trần ẩn sau nền lụa
Tóc xoã buông theo một dáng sầu

Giấc ngủ chập chờn hơi thở gấp
Như còn gánh vác giữa đường đời
Anh nhìn đau xót lòng không nói
Ước gì được ngắm cặp mi vui

Thương đến lặng người buồn nẫu ruột
Ngày yêu thêm một, mộng yêu mười
Làm sao chia sẻ cùng em được
Những nỗi đau riêng suốt cuộc đời


[Thông tin 1 nguồn tham khảo đã được ẩn]

 

Thơ thành viên mới: Tôi nào đâu có giận hờn (Vũ An Ninh)

Tôi nào đâu có giận hờn
tay đang ôm mối cô đơn đợi chờ.
Ung dung sóng vỗ xa bờ
đêm đêm nhặt lấy đơn sơ lòng này.

Êm đềm gió rũ hàng cây
tôi đâu nào biết có ngày hôm nay?
Thôi đành lưng tựa chân mây
tôi đành yêu lấy thơ ngây trăng trời.

Nào đâu có được yêu người
nào đâu kiếm được một người yêu tôi?
Từ nay thôi đành đơn côi
không đành mong ngóng xa xôi cuộc tình.

Từ nay ôm lấy thân mình
không đành mong nhớ rung rinh một người.
Từ nay nước mắt chây lười
không đành thương nhớ thêm người nào đâu...

Từ nay chẳng thiết u sầu
không đành ai nói: “Cho nhau lòng này!”.
Chỉ chờ gió nhẹ, mây bay
chờ ai nơi ấy, tình đầy lại vơi...

TP. HCM
17/01/2025

Trích diễm

Nếu con hỏi quê nào đẹp nhất?

Bóng dừa xanh quanh sóng biển lam,

Óng xanh lúa chan hoà mặt đất,

Xanh ngát trời... Quê ấy: Miền Nam!

–– Miền Nam (Tố Hữu)

Kỷ niệm ngày sinh, mất

Tác giả mới

Thơ Việt mới

Thơ dịch mới

Thơ thành viên mới

Diễn đàn

 

Tiêu điểm

Bắc Đảo 北島, Triệu Chấn Khai, 趙振開

Bắc Đảo
Bắc Đảo 北島 sinh năm 1949, tên thật là Triệu Chấn Khai 趙振開, là nhà thơ đương đại Trung Quốc. Ông là một trong những nhân vật tiêu biểu của trào lưu Mông lung thi 朦朧詩. Bắc Đảo quê ở Hồ Châu, Chiết Giang nhưng sinh ra tại Bắc Kinh. Trong thời kỳ Cách mạng văn hoá, ông bị đưa đi học tập cải tạo. Năm 1989, ông rời khỏi Trung Quốc, sau khi qua nhiều nước, cuối cùng định cư tại Mỹ. Bắc Đảo là viện sĩ danh dự của Viện Văn học Nghệ thuật Hoa Kỳ, đồng thời cũng từng được đề cử giải Nobel văn học.
Nguyễn Thanh Bình sinh ngày 23-11-1982 tại thành phố Hồ Chí Minh, học trường Nguyễn Trãi tại quận 4, viết thơ từ năm 2003 khi còn tham gia trong quân đội, hiện làm đàn ghita.
Jean-Luc Wauthier (1950-2015) là nhà thơ, nhà văn và nhà phê bình người Bỉ, sinh ở ở Charleroi. Ông tốt nghiệp khoa Triết học và Văn chương tại Đại học Liège năm 1973 và dạy văn chương tại Trường Cao đẳng Spaak ở Brussels, là giảng viên sáng tác thơ tại Đại học Châu Âu, Brussels, biên tập viên tạp chí…

Lư Trừ 盧儲

Lư Trừ 盧儲 người Giang Hoài, sống khoảng năm Trinh Nguyên, đỗ trạng nguyên kỳ thi tiến sĩ, thơ còn 2 bài.
Tổ Vô Trạch 祖無擇 (1011-1084) tự Trạch Chi 擇之, người Thượng Thái 上蔡, Hà Nam, đỗ tiến sĩ năm Bảo Nguyên thứ nhất (1038). Trước tác có Tổ Long Học văn tập 祖龍學文集 trong đó có 4 quyển là thơ.
Hứa Hữu Nhâm 許有壬 (1287-1364) tự Khả Dụng 可用, người Thang Âm 湯陰 (nay thuộc Hà Nam), có anh là Hứa Hữu Phu 許有孚. Ông đậu tiến sĩ năm Diên Hựu thứ 2 (1315) đời Nguyên Nhân Tông, đến năm Chính Trung đời Thuận Đế quan đến Tập hiền đại học sĩ, đổi làm Khu mật viện phó sứ, giữ chức Trung thư tả thừa kiêm Tả…
Hoàng Thao 黃滔 tự Văn Giang 文江 người Phủ Điền, đỗ tiến sĩ năm Càn Ninh thứ 2 (895) đời Chiêu Tông.
Thơ tiêu biểu: Tư Mã Trường Khanh

Lev Ozerov Лев Озеров

Lev Adolifovich Ozerov (Лев Адольфович Озеров, 1914-1996) là nhà thơ Nga nổi tiếng đặt lời cho các bài hát. Nhiều năm làm giáo sư ở Học viện văn học Gorki. Đã từng là thầy dạy các học viên Việt Nam.

Tác phẩm:
- Mưa rào (Ливень, 1947)

Sử Hy Nhan 史希顏

Sử Hy Nhan 史希顏 giỏi về sử nên được vua ban cho họ Sử, còn họ thực, năm sinh, năm mất hiện nay đều chưa rõ. Ông người huyện Phi Lộc, châu Ái, đỗ trạng nguyên đời Trần Duệ Tông (1373-1377), làm chức Hành khiển tri diên kinh.

Tác phẩm hiện còn 1 bài phú chép trong Quần hiền phú tập.
Thơ tiêu biểu: Trảm xà kiếm phú

Lục Du 陸遊

Lục Du
Lục Du 陸遊 (1125-1209) tự Vụ Quan 務観, hiệu Phóng Ông 放翁, người Sơn Âm, Việt Châu (nay thuộc Nhạn Môn đạo, tỉnh Sơn Tây), thời Nam Tống. Ông đã trải các chức quan Tri châu, Tri phủ, Quốc sử biên tu, và là một vị thi nhân ái quốc. Sống vào thời kỳ hai hai triều Tống - Kim đánh nhau, Lục Du trở thành một…