Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thichanlac

Thế nào là một Bài thơ hay, hay rộng hơn: Thế nào là một tác phẩm hay ? Rất nhiều người cảm nhận một tác phẩm thuần tuý chỉ bằng cảm tính. Thật ra để thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, rất cần có một trình độ thẩm mỹ ở một mức nào đấy. (Thú thật xem tranh trường phái ấn tượng, tôi chẳng thấy đẹp đẽ gì. Đó là vì mình không có kiến thức thẩm mỹ về nó).
Chúng mình đều là những người yêu Thơ. Mỗi người lại có một cách cảm thụ thơ khác nhau. Nên chăng ta cùng thảo luận về vấn đề này, để thu hẹp khoảng cách về cảm thụ thơ, giữa những người cùng một sân chơi.
Không biết các bạn nghĩ thế nào, riêng tôi khi đọc một bài thơ mà không thấy hết cái hay của nó, tôi cứ thấy xót xa.
http://i209.photobucket.com/albums/bb156/thichanlac/thuyen2.gif
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Thuyền cũng muốn dừng, mà sóng chẳng yên..
Đời là biển động triền miên
Mỗi thân phận - một con thuyền lênh đênh.
33.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thichanlac

Tôi xin được mở đầu toipic này.
Thật ra, đây là một vấn đề lớn, không thể nói hết trong một bài viết được.
Theo tôi, Một tác phẩm hay, trước hết phải là một tác phẩm đúng.
Tôi nhớ có một câu danh ngôn: Beauty is the truth. Beauty without truth is not to be.
Với một tác phẩm, cái đúng bao gồm: Cách nhìn đúng, tình cảm đúng, và niêm luật đúng.
Nhìn đúng bản chất sự vật là yêu cầu đầu tiên.
Để nhân vật Hoàng (trong Đôi mắt của Nam cao) viết về người nông dân không thể có tác phẩm hay. Vì anh ta nhìn người nông dân bằng một đôi mắt hết sức méo mó.
Muốn nhìn đúng bản chất sự vật phải nhìn toàn diện. Cũng là con voi, nhưng nhìn không toàn diện có thể mô tả như chiếc đòn càn, chiếc quạt...
Để nhìn đúng bản chất sự vật, phải nhìn sự vật trong hoàn cảnh của nó, và thấy được sự phát triển của nó (Cách nhìn biện chứng).
Khi đã nhìn đúng sự việc , một tác phẩm hay phải có tình cảm đúng.
Tác giả phải để lại dấu ấn tình cảm trong tác phẩm, mà tình cảm ấy phải là tình cẩm chung của đồng loại. Yêu cái mà mọi người vẫn yêu. Ghét cái mà mọi người vẫn ghét. Ví dụ như yêu chân lý, yêu lẽ phải, yêu con người.. Ghét cường quyền, giả dối..
Để có một tình cảm đúng rất cần cách nhìn độ lượng, trái tim nhân hậu. Bởi vì cuộc đời đày những bất công ngang trái, nếu cay nghiệt, dẽ có thái độ hằn học, hoài nghi, chẳng thấy có gì đáng yêu cả.
Có cách nhìn đúng và tình cảm đúng, vẫn chưa thể có tác phẩm đúng, nếu nó không được viết theo những quy tắc chung của một tác phẩm.
Thì ra chỉ cần có tác phẩm đúng, (chứ chưa nói đến hay) cũng không hề đơn giản. Tôi xin tạm dừng tại đây, và sẽ trở lại trong những bài tiếp theo.
http://i209.photobucket.com/albums/bb156/thichanlac/thuyen2.gif
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Thuyền cũng muốn dừng, mà sóng chẳng yên..
Đời là biển động triền miên
Mỗi thân phận - một con thuyền lênh đênh.
42.25
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Miên

Túm lại là tiêu chí để đánh giá bài thơ hay cũng như tác phẩm hay là "Chân - Thiện - Mỹ", có phải không bác TAL?

Em thì nghĩ Thơ ngoài những tiêu chí chung như đối với các tác phẩm văn học - nghệ thuật khác ra, nó có những đặc điểm riêng của mình để đi vào lòng người đọc. Thơ khác văn xuôi ở chỗ nó có thể "đánh gục" người đọc ngay lập tức :-)... Khi nào đọc một bài thơ, em thấy tự nhiên lòng rung động, tự nhiên thấy muốn chép lại, tự nhiên muốn đọc to lên, tự nhiên muốn ghi nhớ nó vào bộ óc... Hoặc khi đọc bài thơ, tự dưng em thấy như được an ủi, như nhìn thấy mình trong đó... Thế là em bảo: "Thơ hay!"

Em rất đồng ý với những gì bác TAL viết (Em không đủ trình độ lý luận để viết bài sâu sắc như bác :-( ), nhưng mà em muốn thêm một ý nữa ạ:

Thơ hay không chỉ đúng, chân thành, nhân hậu... Bài thơ hay phải là bài thơ có tứ. Tức là đọc bài thơ ấy, người ta phát hiện ra một điều lạ mà chỉ có tác giả mới biết nói ra điều ấy bằng cách của mình. Hoặc một câu thơ, hoặc một ý thơ... tạo hiểu quả bất ngờ, chỉ cho người đọc cái điều mà người ta chưa nhìn thấy hoặc không để ý ở cuộc sống xung quanh, ở tâm lý con người.

Một bài thơ nói về tình yêu chung chung, vẫn có những yêu đương nồng thắm đấy... nhưng nếu không có một cái mới, cái lạ, cái riêng - chỉ có tác giả mới viết như thế... thì không thể gọi là bài thơ tình hay!

Viết về điều gì, cái gì cũng vậy thôi. Trong thơ phải luôn có cái mới lạ, cái logic nội tại riêng của bài thơ mà bằng văn xuôi không nói được.
Em lấy ví dụ bài "Sân ga chiều em đi" của Xuân Quỳnh:

"Sân ga chiều em đi
Mênh mang màu nắng nhạt
Bụi bay đầy ba lô
Bụi cay xè con mắt

Sân ga chiều em đi
Gạch dưới chân im lặng
Bóng anh in thành tàu
Tóc anh xoà ngang trán

Sân ga chiều em đi
Bàn tay da diết nắm
...
"
Tất cả những chi tiết trên đều rất dễ thương, sâu sắc... Song bằng văn xuôi cũng tả được thế. Nhiều người viết được thế.

Thế nhưng, đến khi xuất hiện câu:

"Vừa thoáng tiếng còi tàu
Lòng đã Nam đã Bắc"

thì thật sự, đây mới trở thành bài thơ hay. Có phải ai cũng có cách nói về tâm trạng thảng thốt lúc chia ly độc đáo và ngắn gọn như thế này đâu! Cái tài, cái giỏi của Xuân Quỳnh là ở chỗ đó. Cái hay của bài thơ cũng là ở chỗ đó!

Em nghĩ thế ạ.
53.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thichanlac

Cám ơn em đã tham gia.
Cái đẹp trước hết phải là cái đúng, nhưng cái đúng chưa phải là cái đẹp. Tác phẩm hay phải là cái đúng có nghệ thuật.
Nghệ thuật trong một tác phẩm rất rộng. Bài viết này chỉ đề cập đến một tiêu chí đó là Tính Hàm súc
Tính hàm súc của tác phẩm hiểu đơn giản chính là những thông điệp ẩn sau câu chữ mà tác giả muốn gửi gắm. Hay như người ta nói: Ngôn tại ý ngoại.
Nghệ thuật là nói một cái không có thật đẻ chỉ một cái có thật. Chẳng có một ông thợ nào đẽo cày giữa đường, cũng chẳng có bốn ông thấy bói nào ngồi xem một con voi.. như những  câu chuyện cổ đã kể. Vậy mà câu chuyện vẫn được truyền tụng mãi, và trở thành những thành ngữ bất hủ. Bài Tiến sỹ giấy của Nguyễn Khuyến phải đâu chỉ là mô tả một đồ chơi con trẻ..
Nhà thơ Phạm Hổ có một bài thơ rất ngắn, vẻn vẹn 20 từ, nói về một cuộc đối thoại với con trẻ, nhưng vẫn được coi là bài thơ hay:
Hạt mưa nó bé thôi
Cháu sợ gì phải nấp ?
Hật mưa nó bé thật
Nhưng mà đông lắm cơ !
Rõ ràng thông điệp nhà thơ gửi gắm phải đâu là chuyện mưa gió.
http://i209.photobucket.com/albums/bb156/thichanlac/thuyen2.gif
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Thuyền cũng muốn dừng, mà sóng chẳng yên..
Đời là biển động triền miên
Mỗi thân phận - một con thuyền lênh đênh.
43.50
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

kim_md

Cam on ban!
Trong tôi luôn có tiếng nhạc của vũ hội
Có tiếng cười của những trẻ thơ
Có tiếng rên của những côn trùng
Và tiếng than của trái tim bị hại
31.33
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thichanlac

Cám ơn em đã tham gia. Hôm nay tôi muốn nói một chút về tính nhân đạo trong tác phẩm. Như Kimmd nói: Chức năng của tác phẩm là truyền cảm súc từ tác giả đến người đọc. Cảm súc người đời thì phức tạp lắm: hỉ, nộ, ái, ố .. Tính nhân đạo của một tác phẩm thể hiện ở chỗ: Không được phép reo rắc hận thù và bi ai. Thay vào đó là tôn vinh lòng bác ái và độ lượng.
Lòng bác ái chính là tình thương yêu bao la. Yêu vạn vật: từ cỏ cây hoa lá, cả những đồ vật bình thường nhất, và đỉnh cao nhất là tình yêu đồng loại. Yêu là cho chứ không phải để nhận. Vậy thì chẳng nên so đo suy tính thiệt hơn, và càng không nên oán hận.
Trong bài Nhớ, Xuân Diệu coi nỗi nhớ như một vết thương, trong lòng như vỡ mảnh gương. Đó là cái nhớ đến một mối tình tan vỡ. Nhưng ông không có lời oán hận bạn tình: Mến yêu vô tận, em là nỗi đau..
Tôi thích bài Cảm ơn đời của Giomuadong cũng bởi điểm này.  Dẫu biết người thờ ơ lắm, tình là ảo thôi, là cây không trái, chỉ hái thương đau.. vậy mà GMĐ vẫn không ngớt cảm ơn anh, cảm ơn đời..
Một xã hội nhân ái là một xã hội mà ở đó mọi lỗi lầm đều có thể được tha thứ (tất nhiên tội ác vẫn phải trừng phạt). Tác phẩm nhân đạo là tác phẩm phải góp phần xây dựng cái xã hội nhân ái ấy.
TAL
http://i209.photobucket.com/albums/bb156/thichanlac/thuyen2.gif
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Thuyền cũng muốn dừng, mà sóng chẳng yên..
Đời là biển động triền miên
Mỗi thân phận - một con thuyền lênh đênh.
43.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nguyetthao

nguyetthao  thì  không  đủ vốn liếng để  tham  dự  vào  vụ  buôn bán  chuyện  văn  chương  này  rồi  .  Ngồi chầu  rìa uống  trà lâu  lâu  vỗ  tay  rốp rẻng  dăm  ba  cái  thôi  .  Thứ nhất  là  vỗ  tay  " Một tác phẩm hay, trước hết phải là một tác phẩm đúng   ". Kế  đến là vỗ  tay "Tính Hàm súc"  của  một  tác  phẩm .  Nhưng  sang  đến "  tính nhân đạo trong tác phẩm " thì  nguyetthao  thấy là  nên  cân  nhắc  lại  .
Có  bao  giờ  vì  quá  chú  trọng  đến  tính  nhân đạo mà  tác  phẩm  chợt  lêch  hướng  đúng  hay  không  .
Lại  có  một  vấn  đề  khác  Tức  là  đạt  đủ  những  tiêu  chí như  bác  Thích An  Lạc đưa ra thì đó  có  thể là  một tác  phẩm  có  giá  trị  nhưng  bảo  đó là  một  tác  phẩm  hay  thì  chưa   . .chắc  .
Phải  chờ  ý  kiến  của  bác  Thích  ở  chỗ  nảy  thôi  .


Nhắc  đến  câu  thơ  của  nhà  thơ  Nguiyễn  Duy   :
 Cúi  đầu  .  Nhìn  lên . . .
Bất chợt Nguyetthao  nhớ lại đoạn  thơ  của nhà thơ  Tố  Hữu :
 Vui  biết  mấy nghe  con  tập  nói
 tiếng  đầu  lòng . . .
Năm  ngoái ,  sinh  hoạt  trên Thotre.com .   Nguyetthao  đọc  một  bài  thơ về  ngày  20/11 cả  bài   rất  hay  .  Tiếc  làm  sao  
 . . . .
 Em sẽ nói với cô dù rất khẽ
"CUỘC ĐỜI EM BẮT ĐẦU KHI CÓ CÔ "
Hai  câu  cuối  này   khiến  cho  lúc  đó   còn  bốc đồng lắm  nguyetthao gửi  ngay  một câu  góp  ý  :
ca tụng và nói lên tình cảm với thày cô thì là điều đáng hoan hô
nhưng chẳng biết
khi nghe tôi đọc câu thơ :


cuộc đời em BẮT ĐẦU khi có cô


thì  cha mẹ tôi có cảm giác ra sao nhỉ ???????????????????

Rõ  ràng   cả  ba  dẫn  chứng  trên  đều  rơi   vào  ý thức  quá  đặt  nặng  tính  nhân  đạo trong  tác  phẩm  !  ?   Phải  vậy  không  bác  Thích  .


Thật  ra  ,  cũng  có  lý  do  riêng  cho  nguyetthao  khi  phải  băn  khoăn   về  khía  cạnh  này  .  Nhưng  trước nhất  muốn  chờ  xin  lĩnh ý kiến  của  các bác  các  anh  chị  nội ngoại công  uyên  thâm  hơn   trong  lãnh  vực  này  rồi  nguyetthao  mới  dám vỗ  tay  xin  ý  kiến  hoan  hô  tiếp  .
52.60
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thichanlac

Xin được có đôi lời cùng Nguyệt Thảo:
Thứ nhất: Chúng mình đều là người yêu thơ và cùng vào một sân chơi chung. Hãy coi nhau như người nhà, cùng cởi mở bày tỏ quan điểm một cách bình đẳng về mọi lĩnh vực. Như thế sẽ cùng vui, Nguyệt Thảo cứ ngồi ngoài: Khi vui thì vỗ tay vào.. TAL sợ đến khi hoạn nạn.. Theo TAL biết ở đây chỉ có một tiến sỹ văn chương là HXT thôi, nhưng chẳng có ai tự nhận là uyên thâm cả.   
Thứ hai: Nguỵệt Thảo dẫn ra ba câu thơ dở ẹc rồi cho rằng: Tính nhân đạo làm hỏng thơ ! Như thế thật không công bằng. Theo TAL tính nhân đạo của một tác phẩm không phải cố ý thức mà có. Cũng như người cố làm duyên có khi lại vô duyên hơn. Tác phẩm luôn mang dấu ấn tâm lý của tác giả. Nếu người viết cố nguỵ tạo tâm lý, chỉ tạo ra sản phẩm hỏng mà thôi. Điều này đòi hỏi người cầm bút có cái nhìn độ lượng. Tôi nhớ đến một đoạn văn thế này:
Hãy biết ơn ai đó đã làm ta tổn thương, vì nhờ họ ta trở nên cứng rắn hơn. Hãy biết ơn ai đã lừa dối ta, vì nhờ họ ta nhìn đời bằng con mắt từng trải hơn. Hãy biết ơn ai đã đánh ta đau, vì nhờ họ ta ít gây ra nhiều nghiệp chướng. Hãy biết ơn ai đã ruồng bỏ ta, vì nhờ họ ta biết làm sao để đứng vững một mình. Hãy biết ơn ai đã làm ta vấp ngã, vì nhờ họ mà ta vững bước hơn trên đường đời. Hãy biết ơn ai đã làm ta nhục nhã, vì nhờ họ mà ta khôn ngoan và biết chịu đựng.
Thật ra trong số những kẻ đã làm hại ta, nhiều khi không phải họ chủ tâm hại ta, cũng là do cuộc đời. Một số người thì cho: Đó là ý chúa. Một số người thì bảo: Đó là cái phúc cái phận mình phải chiu. Dẫu nói cách nào cũng được. Miễn là đừng nên ôm giữ mãi oán hờn Điều này chỉ làm mình, làm cuộc đời thêm khổ mà thôi !
TAL
http://i209.photobucket.com/albums/bb156/thichanlac/thuyen2.gif
Cây muốn lặng, gió chẳng đừng
Thuyền cũng muốn dừng, mà sóng chẳng yên..
Đời là biển động triền miên
Mỗi thân phận - một con thuyền lênh đênh.
34.33
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Chết thật, bác ơi, em không phải tiến sỹ văn chương đâu, bác đừng nói vậy mà em sợ...
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
32.33
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Bác Thíchanlạc và Nguyệtthảo à,

Cho em bàn tán cùng với nhé.
Theo em ý mà, thì khi viết một bài thơ, người viết vô hình trung đã đặt cả "nhân sinh quan, thế giới quan" của mình vào đó... nhưng không bao giờ ngờ và mong rằng người đọc sẽ mổ xẻ kỹ lưỡng bài thơ của mình như chúng ta từng làm bài Văn trên trường học... :-)... Nếu nghĩ đến điều đó, chắc hẳn chả dám viết nữa :-P

Bài thơ của Tố Hữu, bài thơ của bạn gì trên Thơ trẻ, bác và Nguyệt Thảo, và cả em nữa, đọc đều thấy hơi buồn cười, thấy nó ấu trĩ làm sao! Nhưng đó là vì mình đọc với tâm tư của mình, ở thời điểm xã hội bây giờ và với cảm xúc riêng của mình... Còn mỗi bài thơ lại có xuất xứ riêng của nó, có nỗi niềm của tác giả. Ví dụ như Tố Hữu, có thể hồi đó, nhà thơ chân thành say mê lý tưởng cộng sản, cái say mê ấy làm nhà thơ thể hiện vào thơ một cách... mà mình đọc lại có thể sẽ nhăn mặt... Nhưng cũng khiến mình hiểu được rằng.. À, quả là tác giả đã yêu mến chủ nghĩa XH mà hiện thân là nước Nga.. đến thế, đến nỗi mà thời điểm ấy viết những câu thơ như thế :-)... Mình hiểu thêm một thời, một lớp người của một thời...
Bạn trên Thơ trẻ viết đúng là chưa cân nhắc, và Nguyệt Thảo phê là chính xác. Song, lỡ như bạn ấy đúng là có tình cảm mãnh liệt với cô giáo như thế? Lỡ mà trong đời, bạn ấy (ví dụ thôi ạ) mồ côi cha mẹ hay là không có được sự chăm sóc và yêu thương của cha mẹ như cô giáo đã dành cho? Chắc hẳn phải có lý do nào đó..

Em cũng không cho những câu thơ trên là thơ hay. Nhưng em cũng không bảo là dở... Em nhớ một lời của Lê Quý Đôn như thế này:

"Thơ là việc chung của thiên hạ, chỉ nên phẩm bình mà không nên chê mắng"

:-)...
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
41.50
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối