Èo, bài dài quá nên em phải chia làm đôi! Mà hạn chế bài viết trên TV mình ngắn nhể!
Huê mộc vàng - Những bí ẩn chờ khám phá Cây sưa, tên khoa học là Dalbergia bouruana gagu thuộc họ đậu, là cây gỗ lớn, thân màu xám, cành non màu xanh có đốm bì khổng màu trắng. Cây sưa còn gọi cây hoàng đàn, huê mộc vàng chỉ có mọc ở Việt Nam và đảo Hải Nam Trung Quốc. Hoa ra tháng 3-4, lá kép hình lông chim có từ 9-15 lá chét hình bầu dục, chót nhọn có 9-10 cặp gân nhỏ, cuống ngắn 3mm. Quả chín thu hoạch tháng 11-12. Sưa là cây ưa sáng, dễ gây trồng, thuộc loài gỗ quý hiếm nhóm 1A. Loài cây này phân bố rộng khắp trên cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất là ở Gia Lai. Sưa mọc ở vùng đất ẩm thường xanh (không rụng lá). Sưa cũng mọc hỗn giao với nhiều loài cây khác. Lõi sưa rất cứng, phải trên 10 năm tuổi mới bắt đầu cho lõi. Đây là cây sinh trưởng chậm, một năm chỉ có thể sinh trưởng dưới 0,5 cm đường kính. Hiện nay chỉ duy nhất một thị trường tiêu thụ là Trung Quốc
Giới buôn gỗ còn gọi cây sưa là trắc thối. Có người cho rằng gỗ sưa được người Trung Quốc mua về làm đồ thờ cúng hoặc ướp xác; lại có thông tin mua gỗ sưa về làm dược liệu; làm mực in, làm đồ gia dụng; rồi đồ đạc bằng gỗ sưa giúp gia chủ làm ăn may mắn, tăng thêm tuổi thọ... Chính những thông tin không chính thống này góp phần đẩy gỗ sưa vào "cơn sốt". Không cần biết người Trung Quốc dùng gỗ sưa vào việc gì, cứ thấy giá cao, có lời lớn là các "đầu nậu" đổ xô đi săn tìm, mua, bán... Cũng vì vậy mà đang có hàng trăm câu chuyện thực hư về cây gỗ này. Một trong những giả định được nghe có vẻ hợp lý nhất là, năm 2008, Trung Quốc chuẩn bị cho Thế vận Hội Olympic, đồng nghĩa với việc phải trùng tu nhiều công trình đền đài lăng tẩm, hầu hết được làm từ gỗ sưa. Cho nên mới cần một số lượng gỗ lớn như vậy. Tuy nhiên nhiều luồng tin khác lại cho rằng các đại gia Trung Quốc, Hồng Kông dùng bột gỗ sưa để ướp xác sau khi tạ thế. Bên cạnh đó lại có thông tin, "giới mafia nước ngoài" thu mua gỗ sưa để nghiền thành bột, cô đặc pha trộn với ma tuý theo một tỉ lệ nhất định để tăng lợi nhuận. Đã có không ít người cố gắng tìm kiếm sự thật về gỗ sưa nhưng đều thất bại. Trong khi đó những lời đồn thổi vẫn lan truyền, những hiếu kỳ không được thỏa mãn càng khiến "cơn sốt" săn tìm gỗ sưa thêm nóng bỏng.
Giáo sư Phùng Tửu Bôi - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn tự nhiên và Phát triển cộng đồng thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam cho biết: đã có một đoàn khảo sát của một viện khoa học chuyên ngành sang tận Trung Quốc tìm hiểu xem phía nước bạn mua loại gỗ này để làm gì. Nhưng phía Trung Quốc họ vẫn giữ bí mật mà chỉ giải thích chung chung là phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo. Tại Trung Quốc những cây sưa nhiều năm tuổi được quấn thép gai bảo vệ rất cẩn thận... Thông tin loại gỗ này được nghiền thành bột để pha trộn với ma tuý là không có cơ sở khoa học và chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên vấn đề này đặt ra cho các ngành khoa học cơ bản của ta việc nghiên cứu, phân tích về các ẩn số bên trong để tìm ra giá trị thực của nó, không riêng gì cây sưa mà cả những nguồn tài nguyên khác cũng vậy. Và trong khi, sự thật về gỗ sưa chưa được khám phá, chưa ai hiểu giá trị thực loại gỗ này mà chỉ biết mỗi một "giá trị" là tiền triệu, tiền tỷ thì đó còn là mối họa khôn lường cho tương lai một loài thực vật của Việt Nam.
Hà Nội công bố số lượng cây sưa Lần đầu tiên bản báo cáo khá chi tiết về số lượng và phân bố những cây sưa đỏ trên toàn địa bàn Hà Nội đã hoàn tất. Danh sách những cây gỗ quý này sẽ được gửi đến chính quyền và công an các địa phương để cùng phối hợp bảo vệ. Theo đánh giá của Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, toàn địa bàn thành phố hiện có khoảng 1.400 cây sưa, trong đó có 666 cây sưa đỏ. Nhiều cây sưa đỏ có tuổi thọ lên đến 100 năm, đường kính gốc lên đến 40-50 cm.
Các đường phố thuộc quận Hoàn Kiếm và Cầu Giấy có số cây sưa đỏ nhiều nhất trong số các quận nội thành được điều tra (2 quận cùng có 128 cây sưa đỏ). Tại 24 tuyến phố của quận Hoàn Kiếm có tổng cộng 128 cây sưa đỏ, trong đó phố Trần Quang Khải là nhiều nhất (50 cây). Tiếp đó là các phố Trần Hưng Đạo (14 cây), Ngô Quyền (12 cây), phố Trần Nhật Duật (11 cây). Phố Nguyễn Văn Huyên của quận Cầu Giấy có số cây sưa đỏ nhiều nhất toàn thành phố (82 cây). Phố Xuân Thủy 26 cây, Làng Quốc tế Thăng Long (10 cây). Trên các tuyến phố tại quận Ba Đình có tổng cộng 41 cây sưa đỏ. Trong đó phố Phan Đình Phùng có 15 cây, phố Phan Kế Bính 12 cây...Tại quận Hai Bà Trưng có tổng cộng 31 cây sưa đỏ rải rác trên 15 tuyến phố. Quận Đống Đa có 111 cây sưa đỏ trên 7 tuyến phố và được coi là địa bàn cây sưa đỏ được trồng khá tập trung như: phố Tôn Thất Tùng có 43 cây, phố Đào Duy Anh có 40 cây, phố Trung Tự có 16 cây. Hai quận có số cây sưa đỏ ít là Tây Hồ (18 cây) và đặc biệt là quận Thanh Xuân chỉ có duy nhất 1 cây. Theo báo cáo này, toàn bộ số cây sưa đỏ trên các tuyến phố Hà Nội là 458 cây. Tại công viên Bách Thảo có 40 cây sưa đỏ. Xung quanh hồ Hoàn Kiếm có 30 cây sưa đỏ. Vườn hoa Gia Lâm có 26 cây, vườn hoa Lý Tự Trong 15 cây, công viên Lê Nin có 14 cây...
Trong chỉ thị gần đây gửi các địa phương, Bộ Nông nghiệp - PTNT nhận định: thời gian gần đây, tại hàng loạt địa phương ở miền Trung như Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Quảng Bình... tình hình khai thác trái phép gỗ sưa (kể cả gốc, rễ, cành ngọn, các loại mảnh vụn) từ rừng tự nhiên diễn ra rất phức tạp. Tình hình vận chuyển trái phép gỗ sưa diễn ra rất khó kiểm soát. Một số địa phương khác, người dân tự gây trồng được loại gỗ quý hiếm này, khi biết có giá trị cao, đã xin khai thác khi cây còn chưa đủ tuổi khai thác. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - PTNT yêu cầu Chi cục kiểm lâm các tỉnh, thành trực thuộc trung ương thực hiện ngay việc thống kê về loại cây và diện tích trồng các loại cây thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm 1A để có những biện pháp bảo vệ cấp bách.
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu