Trang trong tổng số 45 trang (441 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

DNH

THƠ VÀ ĐỜI

Tạo hóa ban cho mỗi con người một cuộc đời. Có thể ví đời người như một bài thơ, có thể hay, có thể dở, hoặc có đoạn hay đoạn dở.
Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam đã nhận xét một cách ngạc nhiên rằng, hình như ở Việt Nam ai cũng làm thơ và người Việt Nam không đọc thơ, mà hát thơ. Đúng là ở Việt Nam không thể thiếu thơ. Từ trong nôi nghe mẹ hát ru những bài thơ, ca dao, những câu hò, châm ngôn, tục ngữ, có vần có điệu.
Một học giả nước ngoài, vốn coi dân tộc ta là đối thủ, đã nhận xét rằng, người Việt Nam có nhiều đức tính được coi là những điểm mạnh đáng gờm, như cần cù, chịu khó, nhanh nhạy, dũng cảm, khi cần có thể cố kết với nhau…, nhưng cũng có những nhược điểm như thích làm ăn kiểu chụp dật, còn kém xa họ trong cách tính toán cho lâu dài. Song điểm yếu chí mạng mà đối thủ cần khoét sâu là thói đố kị lẫn nhau, đúng như câu châm ngôn: “Thua trời một vạn không bằng kém bạn một li”, đăc biệt là khi không có nguy cơ đe dọa lợi ích chung.
“Trời” ở xa thăm thẳm tận đâu đâu, không thèm chấp. Để thua kém mấy người ngay cạnh mình thì không chịu nổi! Thậm chí có kẻ còn kèn cựa, đố kị cả thầy.
Cũng có người đã hơn “bạn” đủ thứ, từ giàu sang, tiền tài, đến địa vị, danh vọng, nhưng chỉ cần thua kém “bạn” chút ít, chẳng hạn hiểu biết ít hơn về một lĩnh vực nào đó, là ấm ức lắm, phải tìm mọi cách dìm “bạn” bằng được.
Một người có tính đố kị đã được liệt vào loại tiểu nhân chưa và liệu có sửa được tính xấu này không? Làm sao để khỏi bị đố kị?
Nói đến tiểu nhân, có người đã đề ra những “tiêu chuẩn” sau:
Các tiểu nhân thường hay đặt điều gây chuyện vì mục đích nào đó; Tiểu nhân hay li gián những người xung quanh để thừa cơ “đục nước béo cò”; Tìm cách nói xấu người khác và xun xoe nịnh bợ kẻ có quyền thế; Trước mặt vâng dạ, sau lưng ngầm phản; Thấy ai đang đắc thế thì phục vụ hết mình, ai thất thế thì gạt bỏ không thương tiếc; Chà đạp lên người khác để tiến thủ, đạp lên đầu nhau mà leo cao; Thấy người gặp nguy thừa cơ hãm hại; Tìm cách đổ tội cho người khác, nhất quyết phải tìm cho ra kẻ thế thân mình khi gặp trắc trở.
Sergei Mikhalcov, một nhà thơ nổi tiếng của Nga đã nói một cách châm biếm rằng, để khỏi bị thiên hạ đố kị thì phải bất tài không làm nên trò trống gì, phải quen toàn những người xấu xí chả ra sao, hay phải mắc bệnh hiểm nghèo đang chờ chết.
Thói hẹp hòi, đố kị cũng có thể là một tính cách của tiểu nhân. Song so với các “tiêu chuẩn” nêu trên, thì một người chỉ ít nhiều đố kị người khác chưa hẳn đã là một tiểu nhân hoàn toàn.
Đời một tiểu nhân chắc chắn không phải là bài thơ hay. Người “thỉnh thoảng” đố kị người khác có lẽ thuộc loại thơ lúc hay lúc dở. Liệu có thể sửa bài thơ dở thành hay được không?
Hiềm một nỗi, người có tính đố kị chưa chắc đã biết bản thân đang mang tính đố kị trong mình. Nhìn nhận được một tật xấu nào đó của mình cũng coi như viết được một bài thơ hay.
Banzắc cho rằng, khi công nhận điểm yếu của mình, con người ta trở nên mạnh.
Hẳn con người ta, ai cũng muốn cuộc đời mình được đánh giá là một bài thơ hay, một áng văn đẹp. Được vậy, cuộc đời thật là thanh thản.
Có dân tộc, về thể xác bị coi là lùn, mà họ còn quyết tâm vươn cao được, lẽ dĩ nhiên không phải chỉ bằng thơ văn, nhưng không có nghĩa là thơ văn không giúp ích gì.
Có nhà văn nước ngoài đã cả gan nêu lên những thói hư tật xấu của dân tộc họ, tổng kết trong một cuốn sách có nhan đề là: Người nước họ “xấu xí”, với hi vọng đồng bào sẽ sửa được các tật thói đó để khỏi bị thiên hạ chê cười, khinh bỉ và để không bị liệt vào hạng tiểu nhân. Nhà văn đó rất biết tác dụng của văn học khi ông đề cập đến văn và đời.
Đối với một dân tộc yêu thơ ca, không thể sống thiếu thơ ca như Việt Nam, thì chắc là thơ ca lại càng có tác dụng mạnh mẽ, rất đáng được coi trọng.
Văn học có sức mạnh riêng của nó. Nhiều khi thơ văn giúp con người ta đi đến với chân lí. Thơ văn còn là người bạn tâm tình những lúc ta vui buồn. Biết bao nhà thơ, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp, dù viết thơ bằng tay trái hay tay phải, vẫn thường xuyên tâm sự trong thơ, với thơ. Thơ cũng giúp ta hiểu nhau hơn, đến với nhau dễ hơn, dù quen hay lạ, dù xa hay gần. Có thể nói, đấy là tình thơ vậy.
Rất hoan nghênh và cám ơn Thiviện.net đã giúp những người yêu văn thơ có dịp giao lưu với nhau, bày tỏ tâm tư, vui buồn cùng nhau, gọt dũa  cho nhau từng lời văn câu thơ, biến xa thành gần, để cho tình thơ càng thêm thắm thiết, để cho đời càng thêm đẹp.
Tôi xin mạn phép họa một bài thơ rất chân tình của tác giả Hoàng Tâm trong chủ đề “Hội thơ Đường Hà Đông” như sau:

           TÌNH THƠ
Tình thơ man mác giữa tình người
Thơ thẩn vui buồn lúc dạo chơi
Tuổi mấy bất phân cùng rạo rực
Quê đâu không tính vẫn vui tươi
Vần thơ phác họa vài gia cảnh
Ý tứ nêu lên những nét đời
Thi viện kéo gần bao khoảng cách
Dù xa cũng biết bạn buồn vui.
                           DNH
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

MÃI MÃI TUỔI TRĂNG TRÒN

(Trích từ bài “Thương nhớ một tài sản trí tuệ Quốc gia” của Phạm Yên Sắc đăng trong cuốn “Lá cờ và Vừng trăng” do Nhà xuất bản Lao động phát hành năm 1998)

…Theo tôi Đinh Nho Khuê là một hiện tượng. Tên tuổi, tài năng của cháu báo chí đã nói nhiều, song chưa nói được hết. Cháu sinh ngày 7/5/1977, học cấp I ở trường Thăng Long. Nhập học đúng tuổi, lớp 1, lớp 2 đều là học sinh giỏi đứng đầu lớp, cháu đã lên thẳng lớp 4 (không học lớp 3) mà vẫn đứng đầu lớp. Cấp II cháu học ở trường Hoàn Kiếm, rồi chuyển sang trường Đống Đa, vẫn giữ bền vị trí, danh hiệu đã đạt được. Cấp III cháu học trường Chu Văn An, là học sinh giỏi lớp chuyên toán, nhưng thực tế cháu là một học sinh giỏi đa dạng. Cháu cũng đã sáng tác cả thơ nữa…
Sau đây là những lời phát biểu và nhật ký của các cháu Phạm Quỳnh Diệp, Trần Yến Châu, Giang Thục Anh, bạn bè của Khuê:
-Khuê học giỏi các môn, mê cờ vua, mê toán, mê võ, hay cười, ít nói, thích mặc quần áo bộ đội và rất hiền.
-Môn gì Khuê cũng giỏi. Ở lớp luyện thi đại học thầy Biên dạy hóa toàn gọi Khuê lên chữa bài khó làm mẫu cho cả lớp học tập. Nói gì Khuê cũng chỉ cười thôi.
-Chúng cháu không tin đó là sự thật. Chúng cháu kéo vào bệnh viện. Khuê nằm nhắm mắt. Chúng cháu dùng đủ mọi cách mà không làm sao cho Khuê tỉnh lại, mở mắt ra được. ..
“…Lẽ nào tất cả chỉ có vậy thôi ư? Mới 15 năm sống ở trên đời. Khuê ơi, đừng bay đi đâu xa nhé! Đến bây giờ mình mới thấy chẳng có ai sánh được với Khuê cả. Khuê cao đẹp quá và đáng phục quá!...”

Xin nghiêng mình trước sao Khuê.

                                                      Phạm Yên Sắc
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Một bài thơ của Đinh Nho Khuê:

EM YÊU BÁC HỒ VÀ ÔNG LÊ NIN

Em yêu ông Lê-nin
Và Bác Hồ Chí Minh
Hai vĩ nhân thế giới
Và hai vị cứu tinh

Ông Lê-nin phương xa
Và Bác Hồ của ta
Đều có đôi mắt sáng
Vầng trán rộng bao la

Nằm trong lăng yên nghỉ
Bác Hồ còn suy nghĩ
Nhớ đàn cháu ngây thơ
Cùng non sông hùng vĩ

Em vào lăng viếng Bác
Chưa được viếng Lê-nin
Nhưng chắc là ông cũng
Như Bác Hồ Chí Minh

Em yêu ông Lê-nin
Và Bác Hồ Chí Minh
Lãnh đạo làm cách mạng
Và gìn giữ hòa bình.

     Hà Nội, ngày 7-5-1990
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

NHỮNG NHÀ VÔ ĐỊCH Ở TUỔI HỌC TRÒ

(Bài của “Tuổi trẻ Thủ đô” số 202 năm 1992)

Những vận động viên từng cọ sát ở các giải Quốc tế, hẳn không bao giờ quên phút giây khi chiếc huy chương vàng (HCV) lấp lánh trên ngực, lá cờ của nước họ được kéo lên trong tiếng nhạc quốc thiều, những giọt lệ làm nhòe mi mắt…Một niềm vui khó tả mà chỉ riêng thể thao mới có. Hội khỏe Phù Đổng (HKPĐ) Hà Nội lần thứ 3 đã chứng kiến phút đăng quang của nhiều nhà vô địch ngồi trên ghế nhà trường. Dưới đây là chân dung của một vài nhà vô địch trong số ấy.

Hai kỳ thủ dưới một mái trường:
Có thể nói 2 HCV cờ vua ở hạng 17-18 tuổi của Đinh Nho Khuê (15 tuổi, vô địch cá nhân nam) và Nguyễn Minh Huế (17 tuổi, vô địch cá nhân nữ) là hai chiếc huy chương đáng giá nhất của đoàn tuyển thú trường PTTH Chu Văn An, cho dù ngoài 2 chiếc đó ra, đoàn này còn giành thêm 9 chiếc HCV nữa của các môn thể thao khác nhau.

Vô địch trước tuổi:
Tuy mới 15 tuổi và đang học lớp 10, Đinh Nho Khuê đã có thể đọ cờ ngang ngửa với các tay cờ anh chị. Và cậu đã giật cho mình chiếc HCV lứa tuổi 17-18 HKPĐ.
Mỗi người có một con đường để đến với bàn cờ. Với Khuê, có thể biết được điều đó sau cái gãi đầu của cậu: Biết cờ trước lúc biết chữ. Ở cậu sớm có một tư duy cờ sắc nét cùng những nước lạ… Khuê nói rằng cái lớn nhất mà môn cờ mang lại cho cậu là khả năng suy nghĩ để đi đến cái tối ưu của vấn đề…
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

THƯƠNG NHỚ MỘT TÀI NĂNG CỜ VUA

(Bài của “Tuổi trẻ Thủ đô” số 219, năm 1993)

…Năm ngoái, Đinh Nho Khuê, học sinh lớp 10A trường PTTH Chu Văn An đã đoạt huy chương vàng cờ vua nam tại Hội khỏe Phù Đổng 1992. Tháng 2 năm nay, trong giải cờ vua học sinh – thiếu niên Hà Nội năm 1993, Khuê lại giành HCV nữa. Chỉ sau đó không lâu, tối 3-3 Khuê bị tai nạn giao thông ở Trung Tự và đã qua đời sáng 25-3 tại bệnh viện Việt-Đức…”Lời vĩnh biêt” do thầy Hiệu phó trường Chu Văn An đọc nêu rõ, từ nhỏ Khuê là một con ngoan, trò giỏi, bạn hiền, được mọi người quý mến.
Khuê đặc biệt có năng khiếu cờ vua. Lên 8 tuổi là thành viên đội tuyển cờ vua cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội. Cậu say sưa chơi cờ với máy tính, đọc nhiều sách tham khảo và tạp chí cờ vua nước ngoài. Tuy vậy, Khuê luôn cho rằng học văn hóa là chủ yếu, được tham gia đội tuyển học sinh giỏi của trường Chu Văn An và được đến Hội trường Ba Đình dự lễ phát phần thưởng cho các học sinh giỏi Thủ đô nhân kết thúc năm học 1991-1992.
Học giỏi, có tài, nhưng Khuê luôn khiêm tốn, giản dị, chan hòa với bạn bè. Hình ảnh người học trò khỏe mạnh, nghiêm túc , hay mặc quần áo bộ đội, luôn vui vẻ, đã trở nên gần gũi với các thầy cô giáo và bạn bè, đặc biệt là lớp 11A trường PTTH Chu Văn An.
Trong bài thơ “Vĩnh biệt cháu Khuê” của Nhà giáo Ưu tú Bùi Huy Hiếu, Hiệu trưởng trường THCS Đống Đa, nơi Khuê đã từng học cấp II, có đoạn viết:
…Tiếc thương cháu lắm, cháu Khuê ơi
Sao Khuê lấp lánh đã tắt rồi
Thắp nén hương thơm vĩnh biệt cháu
Yên giấc ngàn thu, hồn thảnh thơi…
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Có thể nói, cuộc đời của Đinh Nho Khuê là một bài thơ hay, tuy quá ngắn ngủi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

NGƯỜI XÔ VIẾT NĂM XƯA
(Trích bài của Phạm Yên Sắc trong cuốn “Lá cờ và Vầng trăng”)

…Khi phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh nổ ra, anh giáo Đinh Nho Đang quê ở Mỹ Hòa (nay là xã Sơn Hòa), huyện Hương Sơn chưa đầy hai mươi tuổi, thế nhưng dưới con mắt kẻ thù, anh là phần tử nguy hiểm, lợi hại. Anh đã bị bắt giam không chỉ một lần. Tháng 8-1945 anh về quê nhà lãnh đạo cướp chính quyền, sau đó được điều vào Quân đội. Đinh Nho Đang là Giám đốc khóa cuối cùng Trường Thiếu sinh quân Liên khu IV…
Ông mất năm 1972 ở Hà Đông…
Tháng 11-1997, các cựu thiếu sinh quân đã về dâng hương tưởng niệm ông nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường…
Xin được nghiêng mình trước người chiến sĩ Xô viết năm xưa, đồng thời cũng là một hồn thơ Cách mạng.

                                                                     Phạm Yên Sắc

(Ông Đinh Nho Đang đã được Nhà nước ta truy tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì. Ngày 16 tháng 5 Âm lịch năm nay là ngày dỗ thứ 38 của ông)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

Thơ Đinh Nho Đang:

NGƯỜI CỘNG SẢN

Trong cảnh chết ai tìm ra lẽ sống
Trong đêm thâu ai thấy ánh bình minh
Giữa ngàn sầu của vạn kiếp sinh linh
Ai hô lớn: “Hãy giành về hạnh phúc”
Khi chế độ tham tàn đang vững chắc
Khi cuộc đời nhân loại vẫn lầm than
Với tay không, ai lớn tiếng hô vang:
“Ta sẽ thắng, chế độ kia sẽ đổ”
Cao tiếng hát trong muôn vàn đau khổ
Càng gian lao khí phách lại thêm hăng
Có ai chưa từng biết đến chữ “hàng”
Chỉ biết tiến, không biết lùi trước địch
Người cực khổ khi thoát vòng xiềng xích
Nghĩ đến người đặc biệt: Đảng tiên phong
Luôn phất cao lên ngọn cờ hồng
Đưa nhân loại thoát khỏi vòng tăm tối
Với Đảng, cuộc đời luôn đổi mới
Những hoa thơm thay thế cảnh hoang tàn
Bản tình ca tràn ngập cõi thế gian
Ca ngợi Đảng, những người con của dân tộc.

                           Hải Phòng, 1959
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

DNH

TIẾNG CÒI TẦM

Bác thợ già say sưa bên cỗ máy
Tiếng còi tầm rú át khoảng không gian
Sực nhớ ra đến lúc tầm tan
Ủa, ủa, lại tan tầm rồi, mau nhỉ.
Trên đường về, bác cùng tôi tâm sự
Trao tâm tình về những chuyện cổ kim
Lý luận xa đâu còn phải đi tìm
Cứ phân biệt tiếng còi tầm cũng đủ
Đời làm thợ trải qua hai chế độ
Trên ba mươi năm lăn lộn trong nghề
Tuổi thanh niên tàn lụi ở Tràng Thi
Đoạn tháng qua ngày không hứng thú
Đoạn đời ấy nay đã thành thiên cổ
Kiếp ngựa trâu nay hóa vị chủ nhân
Tóc hoa râm sống lại tuổi hồi xuân
Chủ nhà máy, chủ giang sơn, sự nghiệp
Bên cạnh bác đâu có thằng cai sếp
Cái có chăng là tự giác của lòng
Khi con người lên địa vị chủ ông
Việc xí nghiệp hơn việc nhà, ngay ngáy
Đời bác thợ gắn liền bên cỗ máy
Lo làm sao sản xuất tốt, nhiều, nhanh
Tiếng còi tầm có lúc thét thất thanh
Không át nổi tiếng reo cười của máy.

                          Gia Lâm, tháng 2-1960

                      Đinh Nho Đang (Nho Tích)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

DNH đã viết:
THƠ VÀ ĐỜI

Tạo hóa ban cho mỗi con người một cuộc đời. Có thể ví đời người như một bài thơ, có thể hay, có thể dở, hoặc có đoạn hay đoạn dở.
...........

                           DNH
Bài viết này của bác DINH đọc rất thú vị. Sâu sắc, thấu đáo và thật.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 45 trang (441 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối