Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

ngh.mai đã viết:

Lòng tin còn gì trước sự vô cảm?


Có lòng tin mới có động lực để cống hiến, dâng hiến. Nhưng lòng tin còn gì nơi chúng ta khi bắt gặp sự vô cảm đến lạnh lùng, đáng sợ, nhất là từ những bậc cầm cân nẩy mực?

Trận lũ lụt vừa qua đã mang đến nhiều thiệt hại và nhiều giọt nước mắt cho người dân miền Trung. Ngoài việc động viên tinh thần thì từng đơn vị, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp trong cả nước đang ra sức quyên góp vật chất như tiền, lương thực, quần áo...cho người dân miền Trung trong đó thành phố Hồ Chí Minh đã trao 12,5 triệu đồng cho 25 hộ dân ở xóm 3, xã Hương Đô, Hương Khê, Hà Tĩnh. Cán bộ xã đã gom lại và chia nhỏ cho từng hộ dân, mỗi hộ được 120.000 đồng.

Bà Nguyễn Thị Đề đã 83 tuổi cầm trên tay với số tiền bảy mươi nghìn đồng run rẩy tâm sự xã đã bớt lại năm mươi nghìn để xây cổng làng vì việc xây cổng làng xã đã phát động trước lũ không lâu nên chỉ mới một số ít hộ dân đóng.

Không chỉ gia đình bà bị trừ mà những hộ khác trong xã cũng bị như vậy. Người dân nơi đây đã xin cán bộ xã đừng trừ vào số tiền này vì họ để dành đong gạo sau cơn lũ. Xã đã trả lời một cách lạnh lùng rằng không trừ lúc này thì trừ vào lúc nào?! Niềm tin, niềm hi vọng của người dân vùng lũ dùng số tiền nhỏ nhoi được cứu trợ để trang trải qua ngày nhưng hôm nay đã bị chà đạp không thương tiếc.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân viết:

Chúng ta đang gặt một mùa bội thu sự vô cảm
Vì chúng ta gieo nó
Chúng ta phó mặc cho định mệnh vì chúng ta không tin gì cả.
Chúng ta quen nói dối

Làm từ thiện cũng thích nói dối, cũng thích đập kèn khua trống, cũng chỉ muốn độc quyền từ thiện, lu loa trên truyền thông với gương mặt của “con giả vờ”. Chúng ta tranh dành nhau đến cả thiên tai. Xứ nó có cửa khẩu sướng thế sao bão lụt còn “chiếu cố” tràn vào?. Xứ ta chỉ trông bão tố, lũ lụt mới mong kiếm được chút tiền cứu trợ. Vài chục nóc nhà phải kê thành vài trăm mới mong ơn trên gia cố.

Chúng ta gieo mầm dửng dưng nên gặt về lạnh nhạt. Chúng ta gieo sự tàn nhẫn nên gặt về toàn án mạng. Giết người như đùa vui. Chúng ta thờ ơ với con người nên gặt về con vật.

Chúng ta.
Tự tay ghi vào lý lịch
Định mệnh của dân tộc mình.


(Trích blog Chung Do Kwan)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

ngh.mai đã viết:

Phép thử… vai trò lãnh đạo

Không móc xích mọi việc xấu tốt vào để suy luận, song các sự kiện rời rạc trong xã hội lại thường có mối liên hệ xa gần nào đó. Cho nên, không thể không suy nghĩ khi chiều 17/10, tại khu nghỉ mát 5 sao Sunspa resort ở Bảo Ninh (Đồng Hới, Quảng Bình), giữa vùng lũ lụt, diễn ra giải tennis doanh nhân toàn quốc. Băng rôn, cờ phướn treo đầy đường trong cảnh trời mưa như trút nước, ngập hết phố phường, xe cứu trợ cứu hộ chạy hối hả. Đêm 16/10, trong khi nước lụt đã nhấn chìm 6 huyện của tỉnh Quảng Bình, thì cái giải tennis này cũng tổ chức một gala rượu chè nhảy múa tưng bừng với nhiều cô gái trẻ. Một câu hỏi không thể không đặt ra: Tại sao người ta thản nhiên làm những việc như vậy trong hoàn cảnh như vậy?

http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chinh%20tri%20thoi%20su/b347711e.jpg
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bình Định: Giám đốc sở chưa có bằng cấp ba (?!)



(CATP) Trong đơn khiếu nại gởi tòa soạn Báo CATP, ông Huỳnh Tấn  Phú (SN 1938, ngụ huyện Vân Canh, Bình Định) - hiện là hội viên Hội nhà báo VN, Phó ban kiểm tra Hội văn nghệ Bình Định, đã trình bày việc ông Văn Trọng Hùng được lãnh đạo tỉnh “ưu ái” bổ nhiệm làm Giám đốc Sở VH-TT Bình Định (nay là Sở VH-TT&DL), đồng thời còn kiêm cả chức Tổng biên tập Tạp chí văn hóa tỉnh Bình Định, khi không có bằng cấp ba.

Cũng theo ông Phú, trong khi chưa có bằng cấp ba, ông Hùng lại tự mạo nhận là “cử nhân” văn chương. Trong quyển “Địa chí Bình Định” - Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2006, ở mục Hội đồng nghiệm thu công trình ghi rõ: CN Văn Trọng Hùng; trong “Kỷ yếu hội viên” do Hội văn học nghệ thuật Bình Định ấn hành năm 2005, ông Hùng khai lý lịch trích ngang với trình độ chuyên môn: Đại học Ngữ văn.

Trong biên bản làm việc ngày 15-4-2010, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy tỉnh Bình Định đã kết luận: đơn tố cáo cho rằng đ/c Văn Trọng Hùng khai man là chưa đúng thực tế. Vì Sở KH-CN tỉnh đã thừa nhận thiếu sót trong việc in “nhầm” cụm từ “CN” Văn Trọng Hùng.

Ông Phú thắc mắc: “Vì sao một người không đủ tiêu chuẩn, năng lực như ông Hùng lại được tỉnh bổ nhiệm giữ chức vụ quan trọng như thế? Điều đó trái với Nghị quyết số 42-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch cán bộ.

Xác minh vụ việc, chúng tôi được một số giảng viên khoa Ngữ văn, Đại học Quy Nhơn (tiền thân là Trường ĐH Sư phạm Quy Nhơn) cho biết: ông Văn Trọng Hùng từng được cơ quan cử đi học dự thính tại lớp Đại học Ngữ văn hệ tại chức khóa 2, nhưng ông không có bằng tốt nghiệp cấp ba thì làm sao có bằng đại học?

Ông Nguyễn Trung Tín - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định nêu ý kiến: “Nếu giám đốc sở mà không có bằng cấp ba, lại khai là có bằng đại học là lừa dối Đảng và dân, cần phải xử lý nghiêm khắc”.

Ông Văn Trọng Hùng sắp đến tuổi nghỉ hưu. Phải chăng lãnh đạo tỉnh đang ráng chờ ông giám đốc sở về hưu cho xong chuyện?

Đề nghị lãnh đạo tỉnh Bình Định nhanh chóng đưa ra kết luận cuối cùng, tránh bức xúc kéo dài trong dư luận.

N.B - M.T  (Báo CATP)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:
ngh.mai đã viết:

Phép thử… vai trò lãnh đạo

Không móc xích mọi việc xấu tốt vào để suy luận, song các sự kiện rời rạc trong xã hội lại thường có mối liên hệ xa gần nào đó. Cho nên, không thể không suy nghĩ khi chiều 17/10, tại khu nghỉ mát 5 sao Sunspa resort ở Bảo Ninh (Đồng Hới, Quảng Bình), giữa vùng lũ lụt, diễn ra giải tennis doanh nhân toàn quốc. Băng rôn, cờ phướn treo đầy đường trong cảnh trời mưa như trút nước, ngập hết phố phường, xe cứu trợ cứu hộ chạy hối hả. Đêm 16/10, trong khi nước lụt đã nhấn chìm 6 huyện của tỉnh Quảng Bình, thì cái giải tennis này cũng tổ chức một gala rượu chè nhảy múa tưng bừng với nhiều cô gái trẻ. Một câu hỏi không thể không đặt ra: Tại sao người ta thản nhiên làm những việc như vậy trong hoàn cảnh như vậy?

http://i974.photobucket.com/albums/ae227/ssunyata/Chinh%20tri%20thoi%20su/b347711e.jpg
Giời ơi là giời ! Sống ở xứ này tám mươi đời rồi mà cứ như ở trên giời vừa rơi xuống. Lúc nào cũng sao với răng. Đây là loại con chỉ có mông và bụng. Phía trên có một lỗ tiếp nhận thức ăn. Phía dưới có một lỗ thải cặn bã. Loại này có nhiều lắm.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

cỏ hoang

Vodanhthi đã viết:

http://danlambao.files.wordpress.com/2010/10/tuongphan3.jpg?w=640&h=190
Hoa Phong Lan đã viết:

Tối qua coi ti-vi, BTV Quanh Minh đẹp trai lại thở ra một câu rất "pig" khiến cho tôi phải văng tục mất mấy phút liền.
Câu đó là thế này:
"Đồng bào miền trung đang phải chịu thiệt hại vì cơn lũ LỊCH SỬ"
Điên thật đấy!
Bây giờ sao chúng nó khoái dùng từ "LỊCH SỬ" thế không biết!
Mười năm trở lại đây, năm nào MIỀN TRUNG mà không có lũ, và rồi cái đám "định hướng dư luận" năm nào cũng nói "LŨ LỊCH SỬ".
Chà... cứ đổ cho cái ông LỊCH SỬ là cái đám ĂN TIỀN THUẾ của dân sẽ rũ bỏ được hết trách nhiệm...
Năm ngoái cũng LŨ LỊCH SỬ để đến nỗi tên phó tể tướng họ HOÀNG đã lệnh cho hàng loạt đập thuỷ điện xả lũ đúng lúc dân đang lóp ngóp trong lụt lội.
Ừ thì cứ cho là năm nay đạt đỉnh lũ 100 năm mới có đi, nhưng không lẽ đỉnh lũ là 3 mét thì thiệt hại còn năm ngoái chỉ có 2 mét 9 thì chưa thiệt hại hay sao?

Điên thật đấy! năm nào MIỀN TRUNG cũng lũ mà cái đám ĂN TIỀN THUẾ của dân lại cứ năm nào cũng để cho dân chết, để cho dân đói, để cho dân bị cô lập rồi mới bày trò cứu trợ?
Thật là điên quá đi mất!
Đã thế lại còn đang lăm le bắt Quốc Hội phải tái khởi động đường tàu cao tốc nữa cơ đấy!

Sao cứ để dân tự bơi?
Đăng bởi bvnpost on 21/10/2010
Bút Lông


Nguồn: http://boxitvn.wordpress....3-dn-t%E1%BB%B1-b%C6%A1i/

http://boxitvn.files.wordpress.com/2010/10/image61.png

Nước lũ trước chưa rút, lũ sau đã tràn về. Lần trước địa phương bị sự tàn phá ghê gớm của lũ là Quảng Bình, lần này thêm Hà Tĩnh, Nghệ An. Còn lần tới…?

Chỉ biết kịch bản lặp lại: người dân chạy lũ tứ tung, kẻ chậm chân thì leo lên cây, lên mái nhà… kêu cứu! Trực thăng, xuồng cứu hộ đâu có nhiều. Thế là đói khát, là chết người…

Chẳng lẽ cứ tiếp tục thụ động chờ lũ đến rồi lại chạy, lại đói khát… mà không có giải pháp tích cực phòng ngừa?

Còn nhớ khu vực phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng vốn là vùng trũng, thường xuyên bị ngập sâu. Thế nhưng cơn lũ lớn năm 2007 đã không gây thiệt hại đáng kể cho bà con chỉ vì địa phương đã chủ động phòng ngừa bằng cách xây nhà tránh lũ. Được biết, từ ngày 11 đến 13-11-2007 lũ lên đến “cao trình” 2,3 m, thế nhưng hơn 100 nhân khẩu ở đây vẫn yên tâm vì họ chạy đến nhà tránh lũ.


Đó là căn nhà hai tầng khá kiên cố, có diện tích sử dụng khoảng 500 m2. Tầng trên có nhà vệ sinh, bếp và bồn chứa khoảng 1.000 lít nước. Khi lũ lên, canô chở gạo, mì tôm đến tận chân cầu thang nhà. Đây là căn nhà được xây vào cuối năm 2006 từ vốn của Quỹ phòng chống thiên tai Luxembourg – Hà Lan với kinh phí 563 triệu đồng, trong đó bà con góp 20 triệu đồng.

Sau trận lũ 2007 ngôi nhà này trở nên nổi tiếng, được nhiều nơi đến học tập chỉ bởi cả miền Trung chưa có cái nào. Sở Thủy sản Nông lâm Đà Nẵng lập dự án xây dựng thêm hai ngôi nhà khác với kinh phí khoảng 700 triệu đồng/nhà. Học Đà Nẵng, gần đây Quỹ hỗ trợ thiên tai miền Trung đã và đang xin kinh phí của doanh nghiệp để nhân rộng. Hiện quỹ đã hỗ trợ xây dựng được chín căn nhà tránh lũ có tổng giá trị 17,5 tỉ đồng ở miền Trung. Đến nay, quỹ đã có danh sách 400 điểm cần xây dựng nhà tránh lũ, trong đó có 32 căn tại những khu vực cấp thiết nhất cần đầu tư ngay.

Như vậy, xuất phát từ nhu cầu tự thân của nhân dân, từ sáng kiến của các tổ chức xã hội và lòng hảo tâm của doanh nghiệp đã có một số nơi người dân chủ động hơn trước lũ, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Đáng tiếc là ở 32 khu vực cấp thiết nói trên mới có dự án, thiết kế kiến trúc và dự toán, không kịp có nhà cứu dân trong đợt lũ chồng lũ năm nay.

Dẫu ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, các bộ, ngành còn bận nhiều việc nhưng sinh mạng của những người dân vùng rốn lũ phải được xem là quan trọng hơn cả. Phải chủ động phòng chống ngay từ khi lũ chưa tới.

B. L.

Nguồn: Butlong Blog
là lá trên rừng, là cỏ dưới đất, là nước Biển Đông...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Kết quả bình chọn
Qua 10 ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, theo bạn các sự kiện diễn ra:

Xuất sắc  1103 (5%)   
Đạt yêu cầu  2905 (13%)   
Phô trương hình thức  18589 (82%)  

Theo báo điện tử "Dân trí"

nguồn ở đây
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Tường Thụy đã viết:
"Kết quả bình chọn
Qua 10 ngày Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, theo bạn các sự kiện diễn ra:

Xuất sắc 1103 (5%)
Đạt yêu cầu 2905 (13%)
Phô trương hình thức 18589 (82%)

Theo báo điện tử "Dân trí"


Nếu có thông điệp chung cho đại lễ



SGTT.VN - Chục năm đón chờ đại lễ, nhiều lần xem các lễ kỷ niệm 995 năm, 999 năm của Thăng Long – Hà Nội, nhưng những người Hà Nội – chủ thể văn hoá của sự kiện này, hầu như vẫn chưa tìm thấy slogan (thông điệp chung, khẩu hiệu) mà ban tổ chức đại lễ muốn đem tới. Cố lắm, người ta chỉ tìm được mấy câu slogan của các tổ chức, doanh nghiệp nhân dịp đại lễ, chẳng hạn: Dấu ấn ngàn năm – tinh hoa hội tụ hay Uống mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội (của... bia Halida), và vô số các câu như “(Tên doanh nghiệp) chào mừng 1.000 năm Thăng Long”…

Phố Hà Nội – nơi đã vào thơ, nhạc, hoạ và làm xúc động hàng triệu con tim Việt những ngày này tràn ngập cờ hoa, biểu ngữ. Nhưng trong rừng băngrôn, khẩu hiệu căng tràn cung phố, khó ai có thể tìm ra được câu nào chuyên chở thông điệp chính của đại lễ sắp diễn ra. Dọc phố Nguyễn Chí Thanh – Trần Duy Hưng, tuyến phố được coi là đẹp nhất Hà Nội hiện đại, những bảng quảng cáo thắp sáng lên vài câu khẩu hiệu thật chung chung, nhàn nhạt, đại khái như: Tự hào là người dân thủ đô, hay Chào mừng 1.000 năm Thăng Long… Những dòng chữ ấy không đủ cả yếu tố thông tin và cảm xúc để tạo nên một thông điệp có tính khái quát cao, súc tích, cô đọng, dễ nhớ, và càng ngẫm càng hay.

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái (đại học Khoa học xã hội và nhân văn, đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, cơ sở văn hoá của đại lễ này là một tam giác gồm ba cạnh: chủ thể văn hoá (người Hà Nội gốc), không gian văn hoá (Hà Nội cũ), và thời gian văn hoá (1.000 năm). Từ chỗ nghiên cứu những cơ sở đó, việc thiết kế những thông điệp chính, chủ chốt, và thông điệp bổ trợ không có gì là khó khăn. Tuy nhiên, dường như ban tổ chức đại lễ quá bận rộn với hàng ngàn chương trình lớn nhỏ, mà bỏ qua cái sợi chỉ đỏ xuyên suốt để xâu chuỗi chúng lại với nhau, tạo thành một thông điệp lớn khiến người ta thích thú và lưu giữ trong ký ức!

Nguyễn Thị Thanh Huyền
 (Báo SGTT)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vô Liêm Sỉ

Lỗi không chịu nhận, sửa
Nhắc không chịu hổ, nghe.
Vô liêm sỉ như thế
Chẳng thành ra cái gì!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

cỏ hoang đã viết:
Vodanhthi đã viết:

http://danlambao.files.wordpress.com/2010/10/tuongphan3.jpg?w=640&h=190
Hoa Phong Lan đã viết:

Tối qua coi ti-vi, BTV Quanh Minh đẹp trai lại thở ra một câu rất "pig" khiến cho tôi phải văng tục mất mấy phút liền.
Câu đó là thế này:
"Đồng bào miền trung đang phải chịu thiệt hại vì cơn lũ LỊCH SỬ"
Điên thật đấy!
Bây giờ sao chúng nó khoái dùng từ "LỊCH SỬ" thế không biết!
Mười năm trở lại đây, năm nào MIỀN TRUNG mà không có lũ, và rồi cái đám "định hướng dư luận" năm nào cũng nói "LŨ LỊCH SỬ".
Chà... cứ đổ cho cái ông LỊCH SỬ là cái đám ĂN TIỀN THUẾ của dân sẽ rũ bỏ được hết trách nhiệm...
Năm ngoái cũng LŨ LỊCH SỬ để đến nỗi tên phó tể tướng họ HOÀNG đã lệnh cho hàng loạt đập thuỷ điện xả lũ đúng lúc dân đang lóp ngóp trong lụt lội.
Ừ thì cứ cho là năm nay đạt đỉnh lũ 100 năm mới có đi, nhưng không lẽ đỉnh lũ là 3 mét thì thiệt hại còn năm ngoái chỉ có 2 mét 9 thì chưa thiệt hại hay sao?

Điên thật đấy! năm nào MIỀN TRUNG cũng lũ mà cái đám ĂN TIỀN THUẾ của dân lại cứ năm nào cũng để cho dân chết, để cho dân đói, để cho dân bị cô lập rồi mới bày trò cứu trợ?
Thật là điên quá đi mất!
Đã thế lại còn đang lăm le bắt Quốc Hội phải tái khởi động đường tàu cao tốc nữa cơ đấy!

Sao cứ để dân tự bơi?
Đăng bởi bvnpost on 21/10/2010
Bút Lông


Nguồn: http://boxitvn.wordpress....3-dn-t%E1%BB%B1-b%C6%A1i/

http://boxitvn.files.wordpress.com/2010/10/image61.png

Nước lũ trước chưa rút, lũ sau đã tràn về. Lần trước địa phương bị sự tàn phá ghê gớm của lũ là Quảng Bình, lần này thêm Hà Tĩnh, Nghệ An. Còn lần tới…?

Chỉ biết kịch bản lặp lại: người dân chạy lũ tứ tung, kẻ chậm chân thì leo lên cây, lên mái nhà… kêu cứu! Trực thăng, xuồng cứu hộ đâu có nhiều. Thế là đói khát, là chết người…

Chẳng lẽ cứ tiếp tục thụ động chờ lũ đến rồi lại chạy, lại đói khát… mà không có giải pháp tích cực phòng ngừa?

Còn nhớ khu vực phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng vốn là vùng trũng, thường xuyên bị ngập sâu. Thế nhưng cơn lũ lớn năm 2007 đã không gây thiệt hại đáng kể cho bà con chỉ vì địa phương đã chủ động phòng ngừa bằng cách xây nhà tránh lũ. Được biết, từ ngày 11 đến 13-11-2007 lũ lên đến “cao trình” 2,3 m, thế nhưng hơn 100 nhân khẩu ở đây vẫn yên tâm vì họ chạy đến nhà tránh lũ.


Đó là căn nhà hai tầng khá kiên cố, có diện tích sử dụng khoảng 500 m2. Tầng trên có nhà vệ sinh, bếp và bồn chứa khoảng 1.000 lít nước. Khi lũ lên, canô chở gạo, mì tôm đến tận chân cầu thang nhà. Đây là căn nhà được xây vào cuối năm 2006 từ vốn của Quỹ phòng chống thiên tai Luxembourg – Hà Lan với kinh phí 563 triệu đồng, trong đó bà con góp 20 triệu đồng.

Sau trận lũ 2007 ngôi nhà này trở nên nổi tiếng, được nhiều nơi đến học tập chỉ bởi cả miền Trung chưa có cái nào. Sở Thủy sản Nông lâm Đà Nẵng lập dự án xây dựng thêm hai ngôi nhà khác với kinh phí khoảng 700 triệu đồng/nhà. Học Đà Nẵng, gần đây Quỹ hỗ trợ thiên tai miền Trung đã và đang xin kinh phí của doanh nghiệp để nhân rộng. Hiện quỹ đã hỗ trợ xây dựng được chín căn nhà tránh lũ có tổng giá trị 17,5 tỉ đồng ở miền Trung. Đến nay, quỹ đã có danh sách 400 điểm cần xây dựng nhà tránh lũ, trong đó có 32 căn tại những khu vực cấp thiết nhất cần đầu tư ngay.

Như vậy, xuất phát từ nhu cầu tự thân của nhân dân, từ sáng kiến của các tổ chức xã hội và lòng hảo tâm của doanh nghiệp đã có một số nơi người dân chủ động hơn trước lũ, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Đáng tiếc là ở 32 khu vực cấp thiết nói trên mới có dự án, thiết kế kiến trúc và dự toán, không kịp có nhà cứu dân trong đợt lũ chồng lũ năm nay.

Dẫu ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, các bộ, ngành còn bận nhiều việc nhưng sinh mạng của những người dân vùng rốn lũ phải được xem là quan trọng hơn cả. Phải chủ động phòng chống ngay từ khi lũ chưa tới.

B. L.

Nguồn: Butlong Blog

Toàn lũ lịch sử

Bao rừng phòng hộ phá tan rồi
Người, của hễ mưa bị cuốn trôi
Mỗi đợt lũ lên đều lịch sử
Không ai có lỗi, chỉ ông trời...

HN 22.10.10 -TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Lũ càng ngày càng càng dữ, có thể từ các nguyên nhân: phá rừng bừa bãi cộng với phong trào làm thủy điện. Thủy điện rẻ tiền nên được các nước XHCN rất ưa chuộng.
Vietnamnet có bài "Lũ lớn có liên quan đến thủy điện". Các bạn có thể tham khảo ở đây
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] ... ›Trang sau »Trang cuối