Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cún nhỏ

@ Chị haanh8354 và anh Vien.vien:

Theo em thì thành ngữ đó là "Vụng chèo khéo chống" chứ không phải "Vụng chèo khéo trống". Chèo với chống là hai từ thường đi liền với nhau, có thể ghép lại thành từ ghép "chèo chống", hoặc "chống chèo". Thanh ngữ "Vụng chèo khéo chống" để chỉ hành động của những người làm dở (vụng chèo)nhưng khéo tự biện hộ, chống chế (khéo chống). Còn "khéo trống" là thế nào? Mong các anh chị giải thích cho em biết với. Còn dấu phẩy trong trường hợp này em không có ý kiến.
- Viết "nề nếp" hay "nền nếp" đều không sai, chỉ sai khi dùng không đúng văn cảnh mà thôi.

Theo Từ điển Tiếng Việt, nề nếp và nền nếp được hiểu như nhau.

Trích nguyên văn:
"dt (cn. Nề nếp) Thói quen giữ gìn những cách làm việc hợp lí và sự sinh hoạt có kỉ luật, có trật tự, có tổ chức: Gian nhà thanh bạch nhưng rõ vẻ nền nếp lâu đời (NgĐThi).
tt Có thói quen tốt"

Ví dụ: - Ổn định nề nếp sinh hoạt.{Không nói "Ổn định nền nếp")
      - Đó là một gia đình nền nếp. Cũng có thể nói "Gia đình nề nếp".
      - Có thể nói "Nề nếp gia đình ấy không được tốt lắm" nhưng không thể nói "Nền nếp gia đình ấy không được tốt lắm". Bởi vì từ "nền nếp" đã bao hàm điều tốt đẹp.

Vài lời trao đổi chân tình, mong các anh chị đừng giận nhé!

Riêng gửi chị haanh8354: Em thiết nghĩ chị không nên dùng từ "sai bét" để trao đổi nhận xét với anh Vien.vien. Như thế thì còn gì là giao lưu nữa chị ơi?
11.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

NanLan đã viết:
Mình rất thích đọc những mẩu truyện ngắn hay những đoạn hay các đoạn tự sự của một số nhiều các bài viết của các bạn trong Thi Viện nhà mình. Mình thấy đáng tiếc là mặc dù có nhiều bài viết rất hay nhưng trình bày lại không được đẹp mắt. Không phải lỗi chính tả thực sự nhưng nó làm giảm đi hứng thú của người đọc. Khi một đoạn văn mà trình bày không đẹp mắt thì đúng là mình không muốn đọc nữa.
Ví dụ như khi sau dấu chấm, hay dấu phẩy nên để một cách trống, hay sau một ngoặc kép cũng để cách và trong ngoặc kép thì nên viết hoa.
Tôi không nhất trí ý kiến cho rằng: chữ đầu tiên trong dấu ngoặc kép (" ") luôn phải viết hoa. ?

Vien.vien đã viết:
Vien.vien đã viết:


Nếu Mây đã có chồng rồi.
Thi Viện tôi sẽ lên ngồi cả đêm.
Làm thơ chải chuốt thật êm
Chắp vần, nối nhịp cho thêm mượt mà.

Từ đây sum họp một nhà
Để "Thơ tôi" mãi vẫn là của "mây".

(Mây trong ngoặc kép không viết hoa đâu nha!)
Vien.vien
23.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoài Thanh

Nếu mây là danh từ riêng thì mới phải viết hoa ạ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Trống và chèo ở đây xuất phát từ các thành phần trong một buổi biểu diễn của gánh chèo là: Tiếng trống chèo và diễn chèo; Diễn chèo dở (vụng)nhưng tiếng trống vang, giòn giã (khéo) lấn át để lôi cuốn khán giả (khán giả không nhận biết được cái dở của người diễn). Nếu dùng chèo và chống theo nghĩa của động từ dùng để chỉ hành động của người lái và đẩy con thuyền đi thì không đúng ý nghĩa của câu thành ngữ. Bởi vì: dù chèo hay chống nếu khéo thì con thuyền sẽ đi về đúng đích.

Cún nhỏ đã viết:
@ Chị haanh8354 và anh Vien.vien:

Theo em thì thành ngữ đó là "Vụng chèo khéo chống" chứ không phải "Vụng chèo khéo trống". Chèo với chống là hai từ thường đi liền với nhau, có thể ghép lại thành từ ghép "chèo chống", hoặc "chống chèo". Thanh ngữ "Vụng chèo khéo chống" để chỉ hành động của những người làm dở (vụng chèo)nhưng khéo tự biện hộ, chống chế (khéo chống). Còn "khéo trống" là thế nào? Mong các anh chị giải thích cho em biết với. Còn dấu phẩy trong trường hợp này em không có ý kiến.
Vien.vien
13.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cún nhỏ

Vụng chèo khéo chống

(Nguồn: http://maxreading.com/sac...heo-chong-25693.html)

Thí dụ:
“Khen cho ông bạn có tài
Vụng chèo khéo chống, nói hay hơn làm"

Về ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ vụng chèo khéo chống, nhìn chung là đơn giản, dễ hiểu, dễ dùng. Nhưng về nguồn gốc và cơ chế hình thành thành ngữ này thì lại được lý giải theo những hướng rất khác nhau.

Phần lớn, mọi người đều cho rằng thành ngữ vụng chèo khéo chống bắt nguồn từ việc lái thuyền trên sông nước. Theo cách hiểu này, chèo và chống là các động từ. Chèo là dùng mái chèo gạt nước để cho thuyền đi lên phía trước, hướng tới đích. Chống là dùng tay tì vào đầu cây sào để đẩy cho thuyền di chuyển. Trong thực tế, chèo khó hơn chống. Lệ thường, người ta chỉ chống thuyền ở chỗ cạn khi cây sào chạm đến đất, còn những chỗ sâu, nhất là ở giữa dòng thì nhất thiết phải chèo. Người lái thuyền lành nghề phải khéo léo cả chèo lẫn chống. Ai đó mà chèo thuyền vụng, chỉ biết mỗi chống thôi thì chưa lành nghề. Nhưng trên đời cũng có người chỉ biết chống thôi mà không biết chèo, hoặc chèo vụng vẫn lái được thuyền ra sông. Trong trường hợp đó, người lái thuyền thường biết phát huy “sở trường” chống để bù lấp cho chỗ thiếu hụt hoặc vụng về khi chèo thuyền. Có điều dễ nhận thấy là tuy vụng trong chèo lái, nhưng nếu biết khéo léo thì vẫn chống thuyền đi lại được. Việc làm trên, thực chất là đem cái giản đơn, cái thứ yếu để thay thế cho cái phức tạp, cái chính yếu, khó khăn hơn mà bản thân mình vốn vụng về yếu kém. Đó chính là ý nghĩa của thành ngữ vụng chèo khéo chống hiện đang dùng trong tiếng Việt.

Có một cách hiểu khác về xuất xứ của thành ngữ vụng chèo khéo chống. Theo cách hiểu này, thành ngữ vụng chèo khéo chống vốn gắn liền với việc diễn chèo. Ở đây, chèo là kịch hát, làn điệu dân ca cổ truyền, còn chống vốn là trống, một nhạc khí thuộc bộ gõ. Người ta đã biện luận khá hợp lý cho quá trình chuyển đổi từ trống sang chống. Chẳng là, chèo xuất hiện và phát triển ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, và ở đây âm tr nhất loạt nói là ch. Đối với dân vùng này, cặp đôi chèo và trống được nói tự nhiên thành chèo và chống. Như đều biết, trống là nhạc khí quan trọng, thường được kết hợp với nhị và một vài nhạc cụ để tạo nền nhạc cho chèo. Vậy thì dạng gốc của thành ngữ đang xét phải là vụng chèo khéo trống, trong đó từ vụng đối với khéo, chèo  đối với trống. Cả chèo và trống đều là danh từ. Với một kết cấu như thế, thành ngữ vụng chèo khéo trống tỏ ra cân xứng và hợp lý. Đây cũng là kết cấu ta thường gặp trong thành ngữ tiếng Việt như vụng tay hay con mắt chẳng hạn. Trong diễn chèo, làn điệu chèo mới quan trọng, còn trống và các nhạc khí khác chỉ là thứ yếu. Hát chèo, kém vụng đến phải lấy trống che lấp sự kém cỏi ấy thì quả là đáng chê cười. Nếu cái nghịch lý này thu được thành công gì thì cũng nhờ vào sự khéo lấp liếm của người diễn trò và nhạc công. Phải chăng đây là cơ sở logic về sự hình thành của thành ngữ vụng chèo khéo chống hiện đang dùng trong tiếng Việt?
Rõ ràng, cả hai cách hiểu về xuất phát điểm của thành ngữ vụng chèo khéo chống đều tỏ ra hợp lý. Chúng đều lý giải được logic nội tại để hình thành ý nghĩa của thành ngữ này. Dẫu vậy ở cách hiểu thứ nhất có phần nào hợp lý hơn, do có chỗ các từ chèo, chống trong thành ngữ hiện đang dùng đều được nhận diện là động từ. Nhưng không phải vì thế mà dễ dàng phủ nhận cách hiểu thứ hai. Có điều đáng lưu ý nữa là ngay cả khi từ chống được hiểu là động từ thì dường như nó cũng chẳng còn liên hệ gì đến việc chống thuyền, lái thuyền mà luôn luôn được liên hệ với chống trong chống chế…

Do đó vụng chèo khéo chống được hiểu là làm kém, làm dở nhưng lại khéo biện bạch, chống chế. Trong sử dụng ngôn ngữ, khi nói ai đó vụng chèo khéo chống thì cũng giả định rằng người ta đã biết “tỏng” thực chất cái yếu, cái dở của kẻ “khéo biện bạch” rồi.
Gần nghĩa với thành ngữ vụng chèo khéo chống trong tiếng Việt còn có các thành ngữ vụng hát chê đình tranh và vụng múa chê đất lệch. Ở thành ngữ này, tính chất biện bạch, bao biện đã mất hết vẻ tế nhị. Chúng không có vỏ bọc khéo léo như trong vụng chèo khéo chống mà lại tỏ ra quá thô thiển, lộ liễu, đáng chê trách hơn.

-----------------------------------------------------------------------
Qua bài viết trên, chúng ta thấy người ta toàn gọi là thành ngữ Vụng chèo khéo chống, đó là cách người ta quen gọi, đã từng gọi và đang gọi như thế.

Như vậy dù hiểu theo nghĩa nào thì thành ngữ đã và đang được dùng vẫn là "Vụng chèo khéo chống". Còn tương lai có thay đổi hay không thì chưa biết.

Link tìm kiếm cho "Vụng chèo khéo chống":

http://www.google.com.vn/...q=V%E1%BB%A4NG+CH%C3%88O+
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

buivanxuong đã viết:
Có nhiều PHONG CÁCH NGÔN NGỮ:Phong cách văn chương,phong cách hành chính,phong cách báo chí...phong cách sinh hoạt(còn gọi là PHONG CÁCH ĐỜi SỐNG)vân vân.Mỗi phong cách, ngoài việc sử dụng lớp từ chung,nó còn dùng lớp từ riêng,có tính đặc trưng,chỉ dùng cho nó.Chẳng hạn "hoàng hôn" là từ thuộc phong cách văn chương không dùng trong đời sống.Có thể nói "Đến chiều mình đi Hà Nội",chứ không nói"Đến hoàng hôn mình đi Hà Nội".Vì vậy mới có hiện tượng như bác Tường Thuỵ nói :Có những từ xuất hiện trong văn chương đã lâu nhưng không được dùng trong đời sống.
Trở lại với từ "thao thiết".Ngôn ngữ văn chương đấy.Nó hàm nghĩa"thao thức" lại hàm nghĩa"tha thiết" và không chỉ có thế.Nói"Dòng sông thao thiết chảy".Hay quá chứ.Sáng tạo cá nhân đấy.Nhưng không dùng được trong ngôn ngữ sinh hoạt.
Dẫn vài ví dụ:
              Tiếng ca VẮT VẺO lưng chừng núi,
              HỔN HỂN như lời của nước mây.
              THẦM THĨ với ai ngồi dưới trúc
              Nghe ra ý vị và thơ ngây.
                              (HÀM MẶC TỬ)
  
Trong đời sống chỉ có từ "THẦM THÌ" chứ không có từ "THẦM THĨ".Đây là sáng tạo của nhà thơ mà ta không dùng trong sinh hoạt được.Trong văn cảnh này,nó rất hay."THẦM THÌ" chỉ là nói nhỏ,"THẦM THĨ" thì không chỉ có thế mà nó là sự run rẩy  của tâm hồn.Nó ứng với "VẮT VẺO","HỔN HỂN"ở trên ,tạo thành hệ thống ngôn ngữ vẽ nên bức tranh tâm trạng...
 Nguyễn Tuân tả gương mặt của ông lái đò trên sông Đà "Mặt ông đò MÉO BỆCH đi".Trong sinh hoạt ta chỉ nói MÉO XỆCH và TRẮNG BỆCH chứ không có MÉO BỆCH.Nhưng trong văn cảnh này ,quả là sáng tạo cực giỏi của tác giả.Thật hay và chính sác.Mặt ông MÉO XỆCH đi vì phải vật vã với thác đá thác nước sông Đà để vượt qua cửa tử đến với cửa sinh.Mặt ông lại nhợt nhạt(TRẮNG BỆCH) ra vì dầm sóng nước nhiều ngày...đói và rét.Không từ nào đắc địa hơn MÉO BỆCH.Nó là sáng tạo cá nhân không nhất thiết phải được sử dụng trong sinh hoạt.Nó không được dùng trong đời sống hàng ngày không có nghĩa là không được tiếng Việt chấp nhận.
chỉ có chính sáclà không được tiếng Việt chấp nhận.
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Khát Chữ

Xin hỏi : Giả dối với giả giối? Dông bão với giông bão thì cái nào đúng cái nào sai? tôi không phân biệt được.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Khát Chữ đã viết:
Xin hỏi : Giả dối với giả giối? Dông bão với giông bão thì cái nào đúng cái nào sai? tôi không phân biệt được.
Giả dối là đúng, giả giối là sai (trang 73, 111).
Dông bãogiông bão đều dùng được nhưng dạng chuẩn là dông bão (trang 74, 111).

Theo TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ của Hoàng Phê, Hà Nội 2006
(Công trình được giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2005)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

anhphuong2405 đã viết:
khitieu đã viết:
Chào Anton_hoa7x, lâu lắm mới thấy bạn về thăm. Xin mời

Chảy hội Cổ Loa


Ngày mai Ngày hội Cổ Loa       (6.Giêng Tân Mão)
Ai về chảy hội với ta thì về
Hôm nay thong thả thăm quê
Ngày mai có ảnh hội hè post lên
Sẽ có khuôn mặt thân quen
Của các thi hữu - thành viên - Loa Thành
       KT 7.2.11
???
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Anton_hoa7x đã viết:
Hành hương về Chùa Hương

Lên đường từ sớm tinh mơ
Bến đò xuối Yến sương tan rõ rồi
Nước reo róc rách mạn thuyền
Tiếng con khướu hót đón trào bình minh
Nhịp nhàng khoan nhật, nhật khoan

 

????????????

Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] ... ›Trang sau »Trang cuối