Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

unhappy

BAO NHIÊU MỚI GỌI LÀ ĐẦY?

Sắp vào giờ triết, vị giáo sư chuẩn bị sẵn một số đạo cụ ở trước mặt.

Lớp học bắt đầu, chẳng nói một lời, giáo sư nhấc lên một chiếc hũ lớn, và cho vào đấy những quả banh golf.

Đoạn, ông hỏi cả lớp hũ có đầy không, câu trả lời đồng thanh rằng đầy.

Vị giáo sư lại cầm lên một chiếc hộp đầy những sỏi và đổ vào hũ. Ông lắc nhẹ, từng viên sỏi lăn vào các khoảng trống giữa những quả banh. Ông lại hỏi, câu trả lời vẫn thế.

Giáo sư tiếp tục giơ lên một hộp cát và đổ vào hũ. Cát có thể lấp đầy mọi khoảng trống. Câu hỏi cũ lại vang lên, các sinh viên đều nhất loạt rằng không còn chỗ nhét thêm được nữa.

Nhưng không, từ hộc bàn, giáo sư bưng ra 2 tách cafe và đổ luôn thứ nước sóng sánh "đầy tâm sự" ấy vào hũ, len lỏi giữa những hạt cát. Cả lớp cười ồ.

Đợi tiếng cười lắng xuống, giáo sư mới cất tiếng:

"Chiếc hũ tượng trưng cho cuộc đời mỗi người.

Những quả banh golf là các điều quan trọng như tôn giáo, gia đình, sức khỏe, bạn bè, tình yêu, và những niềm đam mê. Nếu mọi thứ khác mất hết, chỉ còn lại những điều này, cuộc đời vẫn đầy ắp.

Những viên sỏi là các vấn đề khác như học tập, công việc, nhà cửa, xe cộ.

Cát là tất cả những thứ vụn vặt còn lại. Nếu cho cát vào hũ trước, sẽ không còn chỗ cho những quả banh golf hay các viên sỏi.

Cuộc đời cũng thế, nếu bạn dành tất cả thời gian và năng lượng cho những điều vụn vặt, thì các điều quan trọng lách vào đâu? Chăm sóc những quả banh golf trước, đặt ra cho mình những ưu tiên, và phần còn lại chỉ là cát."


Bạn thấy 24 giờ của một ngày quá ngắn, hãy nhớ đến chiếc hũ sành, và xem mình đã đặt gì vào đấy.

(ST)

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Rõ ràng là 24 giờ mỗi ngày quá ngắn mà Unhappy. Bài sưu tầm của bạn thật hay. Cám ơn bạn
Ps...Chữ có thể còn nhỏ hơn được không bạn?:d
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

@ Namlan: Ôi rõ ràng hôm qua mình thấy chữ to lắm mà sao giờ thành bé tí teo thế này, chắc hoa mắt rồi. Mình đọc và thấy có lúc mình đã lãng phí rất nhiều thời gian, tiếc cũng thôi đành:d

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Viết tiếp bài Nhà thương thí trong mơ...

Kỳ 2:  Triết lý “rạp xiếc”

* Bài và ảnh: LAN PHƯƠNG (Báo Tuổi Trẻ)



Bác sĩ Beat Richner mở đầu câu chuyện xây bệnh viện của mình bằng một ký ức đẹp. Bác sĩ luôn thích rạp xiếc và thích nhìn những nghệ sĩ đu dây. Thậm chí tháng 5-2007, nhà vua Campuchia Norodom Sihamoni đến Thụy Sĩ dự một buổi nói chuyện về bệnh viện tại đây, Beat Richner đã đưa nhà vua đi... xem xiếc.

http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=435949
Trong phòng chăm sóc trẻ sơ sinh của Bệnh viện Kantha Bopha



Bệnh viện và... rạp xiếc
Bác sĩ thích nói về những chú voi trong rạp xiếc Circus Knie. Ông mô tả công việc của các bác sĩ: “Giống một rạp xiếc, tôi rất thích rạp xiếc, ở đó anh ngôi sao đi dây ban ngày vẫn phải phụ quét dọn khu lều diễn hoặc phụ bán vé ở quầy hay bán kem. Không ai có quyền làm ngôi sao cả. Họ phải như một diễn viên đi dây, đi trên một sợi dây của nhiều công việc và phải giữ được thăng bằng. Vì thế các nhân viên hiểu tinh thần chung của công việc khám chữa bệnh và nắm rõ tình hình thông qua bác sĩ.

Bác sĩ sẽ tỏ ra có trách nhiệm hơn với bệnh viện, họ không phải chỉ có một công việc đơn giản là làm ngôi sao và nhìn khinh thường những người xung quanh mình”.

Tại Kantha Bopha, người kiểm soát các nhân viên lau dọn, tạp vụ là một bác sĩ. Bác sĩ đó truyền đạt tất cả kiến thức quan trọng về nhiễm trùng, sự lây lan của vi khuẩn, bệnh tật thông qua nhà vệ sinh, vòi nước hay nền nhà. Vì thế, việc lau dọn và hướng dẫn người nhà bệnh nhân tuân thủ yêu cầu giữ vệ sinh được thực hiện khắt khe ở mức tối đa theo chuẩn kiến thức của bác sĩ. Đó chỉ là một trong nhiều ví dụ khi các bác sĩ đầu bộ môn nhận thêm một nhiệm vụ nào đó ngoài khám chữa bệnh.

Đối mặt với nhiều vấn đề do y tế nghèo đói gây ra như nạn ăn cắp thuốc, nhận tiền của người nhà bệnh nhân, mở phòng mạch tư và lén đưa bệnh nhân về để vòi vĩnh tiền bạc, Beat Richner đã siết chặt bệnh viện của mình bằng những luật lệ nghiêm khắc và khoa học nhất.

“Tôi nhận ra các bác sĩ ăn cắp thuốc và thiết bị y tế, như kim tiêm, dây truyền dịch, bông băng... đem bán ở chợ đen. Họ có phòng mạch riêng và làm mọi việc rất nhanh ở bệnh viện. Họ về nhà và chăm sóc phòng mạch của mình. Họ nhận tiền của bệnh nhân để ưu tiên hơn cho một số người bệnh” - bác sĩ Beat Richner nhớ lại. Tình trạng của bệnh viện là một ác mộng. Điều kiện y tế cũng là một ác mộng.

Năm 1995, Beat chính thức tự tay tuyển mộ lại từng bác sĩ, y tá từ Trường đại học Y của Phnom Penh bằng chính những phỏng vấn, đánh giá của riêng mình. “Chỉ hai tháng để họ làm việc, tôi sẽ có thể nhận ra họ là người thế nào, thích hợp với việc gì”. Đến cả người quét dọn và nhân viên vệ sinh, Beat Richner cũng tự mình phỏng vấn.

Ông tái cơ cấu toàn bộ hệ thống của mình bằng một tuyên bố sắt đá: “Không ai được có việc làm khác ở ngoài và không ai được nhận tiền của bệnh nhân cả. Đổi lại chúng tôi trả cho họ mức lương xứng đáng, bác sĩ 1.000-1.500 USD/tháng, nhân viên làm vệ sinh trong bệnh viện cũng nhận mức lương 300 USD/ tháng. Không bác sĩ nào có thể sống với mức lương 25 USD/tháng như các bệnh viện tỉnh ở đây cả”.

Hàng chục bác sĩ và y tá liên tục bị sa thải theo luật mới của Beat Richner khi những câu chuyện về đút tiền, nhận tiền hoặc có phòng mạch riêng đến tai ông.

Hiện đại cho người nghèo

Beat Richner nhớ lại: “Tôi phải mời từ Thụy Sĩ sang một chuyên gia về vệ sinh bệnh viện”. Quá nhiều người dồn trong bệnh viện. Nếu một em bé bị bệnh, cả gia đình em dắt díu nhau từ quê lên, vật vạ khắp nơi trong bệnh viện. Người nghèo ở quê thậm chí còn đi vệ sinh và xả rác ở mọi nơi. Kantha Bopha luôn trong điều kiện nguy hiểm hơn cho chính bệnh nhân. Ông nhún vai: “Thà chết ở nhà còn hơn là đến bệnh viện để nhiễm thêm các bệnh nguy hiểm khác phải không?”.

Một hệ thống vệ sinh mới ra đời. Một bệnh nhân nhí chỉ đi với một người thân vào bệnh viện. Tất cả nhân viên vệ sinh và y sĩ đều phải nhắc nhở, ép buộc và nghiêm khắc với việc giữ gìn vệ sinh của bệnh nhân. Khi vào phòng bệnh, tất cả phải bỏ giày dép ở một kệ ngoài cửa. Hàng chục quy định mới ra đời và được huấn luyện trực tiếp trên đội ngũ nhân viên vệ sinh.

Và ngày nay, ở cả năm bệnh viện với hơn 2.000 bệnh nhân ra vào mỗi ngày, Kantha Bopha sạch như ly như lau và hoàn toàn yên tĩnh cho trẻ em giữ giấc ngủ của mình. Hai nghìn bệnh nhân không làm tắc nghẽn bất cứ khâu nào trong quá trình đưa trẻ đến đúng phòng điều trị.

Tại Kantha Bopha IV, Denis Laurent, một nhà sinh học người Pháp đang quản lý bốn bệnh viện Kantha Bopha I, II, IV, V ở Phnom Penh, dắt chúng tôi đến phòng CT của Bệnh viện Kantha Bophan IV. Bác sĩ Kysanty đang điều khiển chiếc máy hiện đại để đưa ra hình ảnh não của bệnh nhân nghi ngờ bị lao màng não.

Bác sĩ Kysanty hào hứng cho biết: “Năm 1995 tôi tốt nghiệp và năm 1996 được bác sĩ Beat tuyển về làm ở đây. Tôi chuyên về X-ray. Sau nhiều năm, khi bệnh viện mua thêm các máy siêu âm, CT và MRI, tôi được đào tạo chuyên sâu hơn về sử dụng các thiết bị này. Bây giờ tôi phụ trách hoàn toàn về hình ảnh và hệ thống máy móc này ở đây, đồng thời hằng năm đào tạo lại cho các bác sĩ trẻ”.

Ở bệnh viện giữa một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á, Denis Laurent và Kysanty tự hào nói bệnh viện mình có tất cả thiết bị chuyên nghiệp nhất để phát hiện những tổn thương phức tạp nhất trong cơ thể trẻ bị bệnh.

Bác sĩ Beat Richner tâm niệm: “Nhà vua nhờ tôi xây dựng lại bệnh viện. Tôi sẽ cố gắng hết sức để thuê những người Campuchia ở đây làm. Bác sĩ đứng đầu về phẫu thuật của chúng tôi là người Campuchia. Ông đã chứng tỏ cho các đồng nghiệp cấp cao của tôi ở Thụy Sĩ thấy ông không hề kém họ. Thậm chí với hàng chục ca mổ phải xử lý một ngày, ông chuyên nghiệp hơn”.

Beat Richner thuê người địa phương với mong muốn xây dựng thật sự một thế hệ bác sĩ mới cho Campuchia, không lệ thuộc bất cứ chuyên gia nào từ phương Tây tới, vốn phải trả nhiều tiền để thuê họ.

Năm bệnh viện, 2.200 bác sĩ, y tá, nhân viên, Kantha Bopha chỉ có hai người nước ngoài là Beat Richner và người quản lý chung Denis Laurent. Bác sĩ hiểu rằng chính tình thương và sự gắn bó với quê hương sẽ khiến những thầy thuốc ở đây chăm lo tận tụy cho những đứa trẻ trên đất nước mình hơn bao giờ hết.

Ở một quốc gia đói nghèo thuộc thế giới thứ ba, chính tay những bác sĩ chuyên nghiệp địa phương đang từng ngày tái thiết đất nước bằng sức lực và tài năng của mình.

************
Nhiều chuyên gia nước ngoài đến thăm và nói ở đây có hệ thống quản lý tốt nhất mà họ từng thấy. Nó tốt bởi vì chúng tôi không có hệ thống gì cả. Bác sĩ chia sẻ với nhau công việc chung của cả bệnh viện, và chịu trách nhiệm nhiều hơn với việc khám chữa bệnh hơn là chỉ ngồi trong phòng với chức vụ cao     

Bác sĩ Beat Richner
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

          Chỉ có một người thôi


Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:

- Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.

Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.

Bác làm công trở về gặp người chủ.

Người chủ hỏi:

- Ở bên ấy có nhiều người không?

Bác làm công trả lời:

- Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.

- Tại sao vậy?

- Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.

                     ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Ôm hôn cha mẹ có bất bình thường?



Xem phim Mỹ, Hàn Quốc thấy con nói với bố mẹ “Con yêu mẹ/bố” rồi ôm hôn rất tình cảm. Tôi làm theo thì bị bạn bè nói là sến, bắt chước phim… Thậm chí họ đồn là tôi tưng tửng. Mẹ tôi cũng nói mẹ thích tôi làm thế nhưng đừng ôm mẹ giữa chỗ đông người. Tôi làm vậy có gì bất bình thường không NST?
                                              cobemongmo…@gmail.com


http://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=440132



Tổng đài NST nối mạng đến chị Hồ Mai Thi, người khởi xướng và chịu trách nhiệm dự án cộng đồng Con yêu mẹ tại http://www.conyeume.com/  , nhờ chị trả lời câu hỏi này:

- Khi tôi khởi xướng dự án Con yêu mẹ, mọi người nói: “Dự án hay quá nhưng mà… hơi lãng mạn, vì người Việt Nam mình đâu có thói quen biểu hiện tình cảm bằng cách nói “I love you” hay ôm như người nước ngoài đâu”. Tôi cũng ngại ngần như cobemongmo bây giờ. Liệu mình có làm việc bất bình thường?

Thế rồi những bức email lần lượt bay về hộp thư trang web Con yêu mẹ. Có lẽ nói bằng bàn phím dễ dàng hơn chăng? Tôi đã đọc thấy rất nhiều bạn trẻ nói: con yêu mẹ, cháu yêu bà, chị yêu em… Có những bạn không thích dùng từ “yêu” vì nó “tây quá” thì nói “thương”, “thích”…

Ban tổ chức dự án đã làm tiếp một công việc tôi rất tâm đắc: gửi những bức email đó cho người thân của các bạn nếu như các bạn ngại. Thế là một lần nữa lời yêu thương được gửi đi. Đến nay đã có hàng ngàn tin nhắn yêu thương được khởi xướng từ chương trình này, và tôi tin nếu cobemongmo biết được thông tin này bạn sẽ tin mình không phải là người duy nhất trên đời này thích, mong muốn nói lời yêu thương hay bày tỏ sự ân cần qua những cái ôm.

Chính sự đồng cảm của các bạn trẻ đã tiếp sức cho tôi để  tôi về nhà và nói với mẹ mình rằng: Con yêu mẹ. Mẹ tôi đã xúc động đến bật khóc. Mẹ nói từ khi tôi còn nhỏ đến nay, mẹ rất mong tôi nói với mẹ câu ấy nhưng mẹ ngại không nói ra thành lời.

Tại lễ trao giải cuộc thi Điều con muốn nói, là người tổ chức, tôi đến sớm, lặng lẽ quan sát mọi người và thật vui khi rất nhiều người con đã đưa mẹ đến dự buổi trao giải và nói với mẹ những lời yêu thương, chăm sóc mẹ thật ân cần, từ việc kéo ghế cho mẹ ngồi, đi lấy nước, lấy thức ăn cho mẹ, sửa lại nếp áo, nếp tóc khi chụp hình với mẹ… Hôm đó rất nhiều người mẹ đã khóc vì hạnh phúc...

Câu chuyện tôi vừa kể là người thật việc thật. Vì vậy, nếu bạn thấy rằng bạn cần phải nói lời yêu thương và thể hiện cái ôm chân thành chia sẻ với người xung quanh thì bạn cứ làm đi bởi vì điều ấy thật đẹp. Bạn rất bình thường và là một cô bé đáng yêu nữa. Có thể người xung quanh nói bạn “tưng tửng” gì đó nhưng tôi tin bản thân họ cũng muốn được ôm, được nói lời yêu thương lắm.

Tuy nhiên, có một điều tôi cần lưu ý bạn: lời yêu thương và cái ôm phải đi kèm với sự thể hiện chân thành và những hành động chân thành. Điều này cũng đòi hỏi cả nghệ thuật nữa: đó là sự tế nhị trong giao tiếp để không gây sốc và hiểu lầm cho người xung quanh.

MINH THẮNG ghi

Bạn có ý kiến gì về vấn đề này? Hãy gửi ý kiến cho chúng tôi qua email tto@tuoitre.com.vn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đ.M.T

unhappy đã viết:
BAO NHIÊU MỚI GỌI LÀ ĐẦY?

Sắp vào giờ triết, vị giáo sư chuẩn bị sẵn một số đạo cụ ở trước mặt.

Lớp học bắt đầu, chẳng nói một lời, giáo sư nhấc lên một chiếc hũ lớn, và cho vào đấy những quả banh golf.

Đoạn, ông hỏi cả lớp hũ có đầy không, câu trả lời đồng thanh rằng đầy.

Vị giáo sư lại cầm lên một chiếc hộp đầy những sỏi và đổ vào hũ. Ông lắc nhẹ, từng viên sỏi lăn vào các khoảng trống giữa những quả banh. Ông lại hỏi, câu trả lời vẫn thế.

Giáo sư tiếp tục giơ lên một hộp cát và đổ vào hũ. Cát có thể lấp đầy mọi khoảng trống. Câu hỏi cũ lại vang lên, các sinh viên đều nhất loạt rằng không còn chỗ nhét thêm được nữa.

Nhưng không, từ hộc bàn, giáo sư bưng ra 2 tách cafe và đổ luôn thứ nước sóng sánh "đầy tâm sự" ấy vào hũ, len lỏi giữa những hạt cát. Cả lớp cười ồ.

Đợi tiếng cười lắng xuống, giáo sư mới cất tiếng:

"Chiếc hũ tượng trưng cho cuộc đời mỗi người.

Những quả banh golf là các điều quan trọng như tôn giáo, gia đình, sức khỏe, bạn bè, tình yêu, và những niềm đam mê. Nếu mọi thứ khác mất hết, chỉ còn lại những điều này, cuộc đời vẫn đầy ắp.

Những viên sỏi là các vấn đề khác như học tập, công việc, nhà cửa, xe cộ.

Cát là tất cả những thứ vụn vặt còn lại. Nếu cho cát vào hũ trước, sẽ không còn chỗ cho những quả banh golf hay các viên sỏi.

Cuộc đời cũng thế, nếu bạn dành tất cả thời gian và năng lượng cho những điều vụn vặt, thì các điều quan trọng lách vào đâu? Chăm sóc những quả banh golf trước, đặt ra cho mình những ưu tiên, và phần còn lại chỉ là cát."


Bạn thấy 24 giờ của một ngày quá ngắn, hãy nhớ đến chiếc hũ sành, và xem mình đã đặt gì vào đấy.

(ST)
@ chị Unhappy
Bài này N vẫn gọi là "Hòn Đá Lớn", vì khi N biết câu chuyện này thì vị giáo sư kia đặt những hòn đá lớn vào chiếc hũ trước tiên chứ không phải banh golf! từ đó "Hòn Đá Lớn" vẫn luôn nhắc nhở mỗi khi N lập kế hoạch làm gì đó!
Cảm ơn Chị! :)
Chuyên tâm khiến chuyển
 Phương đắc tựu thành
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

          Đừng bao giờ quên


Sự hiện hữu của bạn là món quà cho thế giới này. Bạn là duy nhất và không ai thay thế được bạn. Cuộc đời bạn là tất cả những gì bạn muốn, bạn hãy sống trọn vẹn từng ngày ngay từ bây giờ.

Hãy luôn sống trong những niềm vui, chứ không phải là những phiền toái, và bạn sẵn sàng đương đầu với những gì sẽ đến. Trong bạn hẳn sẽ luôn có quá nhiều câu hỏi, hoài nghi… Nhưng hãy hiểu, hãy dũng cảm… bạn sẽ thành người mạnh mẽ.

Đừng tự giới hạn mình. Những giấc mơ của bạn đang chờ bạn đánh thức và chinh phục. Đừng rời bỏ những quyết định quan trọng để tạo ra cơ hội của ngày mai. Bạn hãy vươn đến đỉnh cao và giá trị của chính mình.

Không có gì lãng phí năng lượng sống cho bằng sự lo lắng. Bạn càng ưu tư bao nhiêu, bạn càng trĩu nặng tâm hồn bấy nhiêu. Đừng cho mọi vấn đề quá nghiêm trọng – hãy sống một cuộc đời “trời quang mây tạnh”, chứ không phải sống trong những âu sầu hối tiếc.

Hãy nhớ rằng một tình yêu nhỏ sẽ không thể tồn tại, hãy nhớ rằng rất nhiều quy luật tuần hoàn là điều không tránh khỏi. Hãy nhớ rằng tình bạn là một sự đầu tư khôn ngoan, và kho báu cuộc đời là chúng ta… được ở bên nhau.

Có sức khỏe và hy vọng và hạnh phúc. Hãy dành thời gian ước nguyện đến một vì sao. Và đừng bao giờ quên… chúng ta đặc biệt đến thế nào.

              ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

unhappy

Đ.M.T đã viết:
unhappy đã viết:
BAO NHIÊU MỚI GỌI LÀ ĐẦY?

Sắp vào giờ triết, vị giáo sư chuẩn bị sẵn một số đạo cụ ở trước mặt.

Lớp học bắt đầu, chẳng nói một lời, giáo sư nhấc lên một chiếc hũ lớn, và cho vào đấy những quả banh golf.

Đoạn, ông hỏi cả lớp hũ có đầy không, câu trả lời đồng thanh rằng đầy.

Vị giáo sư lại cầm lên một chiếc hộp đầy những sỏi và đổ vào hũ. Ông lắc nhẹ, từng viên sỏi lăn vào các khoảng trống giữa những quả banh. Ông lại hỏi, câu trả lời vẫn thế.

Giáo sư tiếp tục giơ lên một hộp cát và đổ vào hũ. Cát có thể lấp đầy mọi khoảng trống. Câu hỏi cũ lại vang lên, các sinh viên đều nhất loạt rằng không còn chỗ nhét thêm được nữa.

Nhưng không, từ hộc bàn, giáo sư bưng ra 2 tách cafe và đổ luôn thứ nước sóng sánh "đầy tâm sự" ấy vào hũ, len lỏi giữa những hạt cát. Cả lớp cười ồ.

Đợi tiếng cười lắng xuống, giáo sư mới cất tiếng:

"Chiếc hũ tượng trưng cho cuộc đời mỗi người.

Những quả banh golf là các điều quan trọng như tôn giáo, gia đình, sức khỏe, bạn bè, tình yêu, và những niềm đam mê. Nếu mọi thứ khác mất hết, chỉ còn lại những điều này, cuộc đời vẫn đầy ắp.

Những viên sỏi là các vấn đề khác như học tập, công việc, nhà cửa, xe cộ.

Cát là tất cả những thứ vụn vặt còn lại. Nếu cho cát vào hũ trước, sẽ không còn chỗ cho những quả banh golf hay các viên sỏi.

Cuộc đời cũng thế, nếu bạn dành tất cả thời gian và năng lượng cho những điều vụn vặt, thì các điều quan trọng lách vào đâu? Chăm sóc những quả banh golf trước, đặt ra cho mình những ưu tiên, và phần còn lại chỉ là cát."


Bạn thấy 24 giờ của một ngày quá ngắn, hãy nhớ đến chiếc hũ sành, và xem mình đã đặt gì vào đấy.

(ST)
@ chị Unhappy
Bài này N vẫn gọi là "Hòn Đá Lớn", vì khi N biết câu chuyện này thì vị giáo sư kia đặt những hòn đá lớn vào chiếc hũ trước tiên chứ không phải banh golf! từ đó "Hòn Đá Lớn" vẫn luôn nhắc nhở mỗi khi N lập kế hoạch làm gì đó!
Cảm ơn Chị! :)
@ ĐMT: Uh," Hòn đá lớn" hay "Trái banh golf" cũng chỉ là hình ảnh để minh hoạ thôi, điều quan trọng là mình xác định được mục tiêu cho cuộc sống của mình là gì, và kế hoạch thực hiện nó ra sao. Chúc em luôn vui:)

Nỗi sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Một giờ của cha

Người đàn ông đi làm về muộn, mệt mỏi và buồn bực. Ðứa con trai năm tuổi chờ ông ta ở cửa.
- Bố ơi, con có thể hỏi bố một câu được không?
- Ðược, gì vậy? - Người đàn ông đáp.
- Bố, một giờ làm việc bố kiếm được bao nhiêu tiền?
- Ðó không phải là chuyện của con, tại sao con lại hỏi bố như vậy? - Người đàn ông cau có nói.
- Con chỉ muốn biết một giờ bố kiếm được bao nhiêu tiền thôi, nói cho con nghe đi, bố! Thằng bé nài nỉ.
- Nếu con cần biết thì bố nói đây, 20 đôla một giờ.
- Vậy hả bố, thằng bé cúi mặt đáp. Con có thể vay bố 10 đô la được không? Nó hỏi.

Ông bố nổi giận: “Nếu con vay tiền bố chỉ để mua đồ chơi vớ vẩn hay mấy cái thứ vô bổ gì đó thì hãy đi ngay về phòng của con, lên giường nằm và suy nghĩ xem tại sao con lại có thể ích kỷ như vậy. Ngày nào bố cũng phải làm việc vất vả suốt cả ngày rồi, bố không có thời gian cho những trò trẻ con như thế này đâu". Thằng bé lặng lẽ đi về phòng, đóng cửa lại.

Người đàn ông ngồi xuống và càng tức giận hơn khi nghĩ đến những điều thằng bé hỏi. Tại sao nó lại hỏi mình những câu hỏi như vậy chỉ để xin tiền thôi nhỉ? Khoảng một giờ sau, khi đã bình tĩnh lại, ông ta nghĩ có lẽ mình hơi nghiêm khắc với thằng bé. Có thể thằng bé thật sự thiếu 10 đôla để mua thứ gì đó mà nó cần và đúng ra nó đâu có thường hay xin tiền mình.

Người đàn ông tiến về phía cửa phòng thằng bé và mở cửa.
- Con đã ngủ chưa, con trai? - ông hỏi.
- Chưa bố ạ, con vẫn còn thức.
- Bố nghĩ có lẽ lúc nãy bố quá nghiêm khắc với con" - người đàn ông nói. Hôm nay bố phải làm thêm giờ và bố đã trút sự bực mình lên con. Ðây, bố cho con 10 đôla.

Thằng bé ngồi bật dậy, mỉm cười và reo lên: "Ôi, cảm ơn bố!". Rồi nó luồn tay xuống dưới gối lôi ra mấy tờ giấy bạc nhàu nát. Nhìn thấy tiền của thằng bé, người đàn ông lại bắt đầu nổi giận. Thằng bé chậm rãi đếm từng tờ bạc một rồi ngước nhìn bố nó.
- Tại sao con đã có tiền rồi mà còn xin bố nữa? - ông bố gầm lên.
- Bởi vì con còn thiếu, nhưng bây giờ thì đủ rồi ạ - thằng bé đáp. Bố, bây giờ con có 20 đôla, con có thể mua một giờ của bố không? Ngày mai bố hãy về nhà sớm, con xin bố, con muốn được ăn tối cùng bố.

Hãy chia sẻ thời gian của bạn với người bạn yêu thương. Ðây chỉ là lời nhắc nhở tất cả những ai luôn tham công tiếc việc. Chúng ta đừng nên bỏ lỡ thời gian được gần gũi, chia sẻ tình cảm yêu thư ối cùng với bố.ơng với những người mình thương yêu, những người thật sự quan trọng đối với cuộc đời mình.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 44 trang (432 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] ... ›Trang sau »Trang cuối