Trang trong tổng số 2 trang (18 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Bài viết này đã gần được 10 tuổi.
Hôm nay mình mới đọc được.
Bài viết nêu ra một vấn đề không có chứng cứ, nhưng bằng suy luận khoa học, khiến người đọc giật mình.
Copy vào đây, bác nào quan tâm thì đọc.


Trả Lại Thăng Long Cho Dân Việt
Nguyễn Cường


Nhân đọc bài viết của một nhà văn khá nổi tiếng, ca tụng về những nét đẹp vừa lãng mạn nên thơ, vừa hào hùng của Hà Nội, mảnh đất biểu tượng cho ngàn năm văn hóa của dân tộc Việt, làm người viết không khỏi nhớ lại một ý tưởng tình cờ đến, trong tiềm thức sau một giấc mơ kỳ lạ, cách đây không lâu.
Thật vậy, cái âm hưởng của từ "Hà Nội" dám chắc đã in sâu đậm vào tâm khảm ký ức mọi người, trải qua ít nhất cũng khoảng chừng gần mươi thế hệ, nên đối với đa số không còn phải thắc mắc hay tìm hiểu gì thêm về nguồn gốc hay ý nghĩa của nó. Hà nội là Hà nội, là cái tên như Sài`gòn hay Huế, là tiếng gọi đầu đời của biết bao trẻ thơ, là nơi chốn hẹn hò gặp gỡ của những văn nhân nghệ sĩ, và cũng giống như hơi thở của nhịp sống luân lưu trong hàng triệu triệu con dân Việt, thì sao lại còn phải dài dòng giải thích hay thắc mắc làm gì!? Ðó thường là cảm tưởng chung của những người miền Bắc mỗi khi có dịp hỏi về ý nghĩa của Hà nội. Cũng có một số vị có sự kiên nhẫn độ lượng và thông cảm hơn, đã đưa ra lời giải thích theo sát nghĩa, đơn sơ và dễ hiểu là: Thành phố có con sông (Hồng), hay chính xác hơn, thành phố nằm ở ven sông.
Nếu chỉ giản dị như trên, thì chẳng có gì đáng nói, và dĩ nhiên, cũng chẳng có bài viết này. Nhớ lại câu châm ngôn thường nghe nói: không có lửa, sao có khói? Thắc mắc được nêu ra đây là: Tại sao cái tên nguyên thủy "Thăng long" được vua Lý Thái Tổ sáng lập khai sinh ra, kéo dài trong suốt hơn tám thế ky,ủ qua biết bao triều đại, kể cả khi nhà Trần đã cướp ngôi và thảm sát cả nhà dòng họ Lý, bị đổi tên khác là Ðông Ðô, Ðông Quan, rồi Ðông Kinh cả hơn trăm năm, rồi cuối cùng cũng được trả lại cho tên cũ, thì tại sao triều đình nhà Nguyễn lại quyết định bỏ đi, rồi sau cùng thay thế luôn bằng cái tên HàNội?
Câu trả lời cho thắc mắc trên sẽ được lần lượt trình bày trong bài viết này, theo chiều hướng suy luận chủ quan của người làm công việc khảo cứu, không nhất thiết phải là hoàn toàn đúng, và chắc sẽ có được tiếng nói phê bình từ nhiều giới độc giả hay các nhà chuyên môn nghiên cứu về văn hóa sử.
Thông thường, tên của một địa phương hay thành phố, đa số xuất phát từ một trong hai trường hợp sau: Tên khởi thủy do nhóm người đầu tiên đến khai phá hay lập nghiệp, thường gọi hay đặt cho. Giống như trường hợp tên người do cha mẹ đặt cho từ khi mới sinh ra, thường được giữ luôn đến suốt đời và ít khi bị thay đổi, không ngoài lý do tôn trọng ý kiến của nhửng bậc tiền nhân có công gây dựng. Ngoài ra, giữ được cái tên nguyên thủy còn nói lên tinh thần muốn duy trì truyền thống bảo tồn văn hóa của địa phương, chưa nói đến nhử~ng rắc rối về giấy tờ hay công việc hành chánh khi phải thay tên đổi họ. Do vậy, hiếm khi thấy tên của một thành phố hay thị trấn lớn trên thế giới bị thay đổi, trừ một thiểu số vì lý do chính trị. Ðây thuộc về trường hợp thứ hai với các lý do có thể tạm coi là chính đáng, như một thuộc địa vừa được thâu hồi lại chủ quyền, và tên đường hay tên của thành phố là do ngoại bang đặt cho khi còn đang ở thế mạnh, hoặc đang chiếm đóng lãnh thổ.
Dù ở trong trường hợp nào, thì cái tên của một thành phố đều hàm chứa một ý nghĩa nào đó, mà những người thẩm quyền khi đặt tên, phải mất nhiều thời gian suy nghĩ đến, và ít ra cũng có sự đồng thuận của môt số người. Tuyệt đối không thể cho là kết quả của một sự ngẫu nhiên hay tình cờ theo cảm hứng cá nhân được. Hơn nữa, riêng trong trường hợp tiếng Việt thuộc dạng đơn âm, nên dù chỉ có một chữ hay một âm thôi, cũng thường cho ra nghĩa rồi, nói gì đến hai âm ghép vào. Dựa trên những suy tư đó, người viết đã thử truy tìm nguồn gốc ý nghĩa của Hà Nội.
Hà có nghĩa là con sông thì đã quá rõ, ai cũng biết cả rồi, không phải nói tới nữa. Riêng chữ "Nội" mới là vấn đề, vì từ "Nội" ở đây đóng vai của một trạng từ hay tĩnh từ. Theo nghĩa đen "Nội" là ở trong như đã giải thích, ngược lại với "Ngoại" là bên ngoài. Nghĩa đen bóng bẩy hơn một chút thì Nội là chính, còn Ngoại là phụ, như ta vẫn thường nói họ nội, hay họ ngoại. Thành phố có con sông chính, hay thành phố có con sông chảy ngang qua là ý nghĩa thuần nhất của Hànội. Có người thì cho rằng vì có Hà Bắc, Hà Nam, Hà Ðông và Hà Tây, nên có cái tên Hà Nội ở giữa, cho hợp lẽ. Giải thích như vậy thì tạm được, nhưng chưa thông và còn thiếu sót. Trước khi có tên Hà Nội thì chỉ có các địa danh như Kinh Bắc và Sơn Tây. Mãi sau này, khi đã có từ Hànội rồi, thì các "Hà" khác mới được khai sinh ra sau cho có vẽ hợp lý. Ðúng ra, tên Hà Nội đầu tiên đã được đặt cho một làng nhỏ nằm trong huyện Nông Cống thuộc tỉnh Thanh Hóa dưới thời vua Lê chúa Trịnh.
Sự thật có thể không chỉ đơn giản như vừa nói! Hãy lý luận thêm một chút: Một thành phố có con sông chảy qua là chuyện rất bình thường ở khắp nơi trên thế giới, ngay cả như ở miền Nam chẳng hạn, không là điều hiếm có, thì việc gì phải cần nhấn mạnh Hà "Nội với Ngoại" (hay chính với phụ!?) Vậy, tạm thời quên cái ý nghĩa đen bên ngoài có vẻ như vô tội vạ và ngay thẳng nhất. Còn lại, chỉ có thể là "người ta" thâm nho, muốn chơi "chữ với nghĩa", muốn ám chỉ một ý khác như "Con sông hướng về bên trong" chẳng hạn! Xin nhắc lại, trong tiếng Việt thì giới tự đứng sau danh từ và làm bổ từ, nên theo đúng văn phạm phải là "sông (ở) trong".
Nếu đúng, thì quả là một điều cần xét lại. Bỡi vì, một con sông lớn mạnh và bề thế như sông Hồng, phải chảy ra "ngoài" biển cả về với đại dương, mới xứng đáng là rồng mây gặp hội, và nhất là không thể nào lại chịu bị gò bó kềm hãm "trong" đất liền, chật chội nhỏ hẹp như những con kinh, hay cái mương, cái rạch được. Ðây là chưa dám nghĩ tới cái ý quanh co, khi muốn ám chỉ đến cái loại dòng nước cho ra từ "bên trong thân thể của các sinh vật"!
Dù sao, trên là chỉ mới nói sơ đến cái nghĩa đen và bóng đơn thuần bề ngoài, nhưng chưa nói đến ẩn nghĩa thâm sâu nhất, mà "người ta" muốn ngầm hiểu, áp đặt vào cái vùng đất địa linh nhân kiệt, tiêu biểu cho cả mấy ngàn năm văn hóa BáchViệt. Rồng hay Long, tuy là giống vật linh thiêng tưởng tượng chỉ có trong truyền thuyết, nhưng nguồn gốc về hình dạng vẫn thuộc vào loài bò sát, có thân mình dài như rắn. Cho nên theo khoa hình tượng học, thì sông được ví như rồng, như sông Cửu long được ví như chín (9) con rồng chảy cong vòng lượn mình uốn khúc qua lại. Rắn hay Rồng, trong tư thế mạnh mẻ và đáng sợ nhất là khi chụp mồi hay để tự vệ, thường ngẩng cao đầu lên, phóng ra "ngoài" hướng về phía trước, để đối diện với nguy hiểm khó khăn hay kẻ địch. Ngược lại, trong thế sơ hở hay yếu nhất thì cuộn tròn lại, quay đầu vào bên "trong" nghỉ ngơi, lúc no mồi phè phởn, hay khi ngủ.
Câu trả lời đã bắt đầu xuất hiện một cách khá rõ ràng, giống như ta đem hai bức tranh thật và giả treo sát bên cạnh nhau để so sánh sự tương phản khác biệt. Nếu đem viết hai chữ Hà Nội ngay liền phía dưới Thăng Long thì có thể thấy ngay có sự đối xứng nhịp nhàng. Cùng một ý là sông, thay vì dùng "Long" hay rồng tượng cho sự thông minh cao quý, thì lại biến cho thành "Hà", tầm thường và nhỏ mọn như loài giun rắn. Thay vì "Thăng" tiến, dũng cảm tự tin để hướng thượng đi lên, thì bị làm cho u mê nhu nhược chui rúc vào "Nội" thành hang hóc để cầu an. Rõ là nghĩa đối nghĩa, lời thay lời, theo cách đối đáp thời nho học còn thịnh không thể nhầm lẫn được. Và chỉ cần thế thôi, họ chẳng muốn phải làm mạnh tay hay hảm hại gì cả. Chỉ cần phù phép làm cho con rồng Việt đang tính bay lên, đành chịu quay lại rúc đầu vô bụng ngủ yên cho quên hết mọi việc, cho họ khỏi phải bận tâm lo lắng. Tính đúng ra, thì con rồng Việt đã bị làm cho ngủ say sưa mê mệt đến cả hơn một thế kỷ rưỡi!
Nhớ lại, chẳng phải chỉ có người viết mới có ý nghĩ như vậy thôi. Các nhà làm văn hóa, các nhạc sĩ theo trực giác tự nhiên hay cảm tính bén nhạy, cũng đã thấy được điều muốn nói. Phải gọi cho được bản nhạc hùng ca là "Thăng long hành khúc", mà không là "Hà nội hành khúc"! Phải tựa như rồng đang bay lên lượn xuống, uy nghi mãnh liệt, cuồn cuộn như sóng dồn, như hào khí của đắng Quân vương, anh hùng hào kiệt. Phải được vậy thì mới xứng danh là đất của ngàn năm văn vật, niềm hảnh diện của các sĩ phu Bắc Hà! Nếu không, thì chỉ là giống Lươn, giống Trạch chuyên chui rúc ở bờ ao đầm lầy, có gì mà ca tụng, tự hào hãnh diện.
Nghĩ cho cùng, không phải là chuyện mê tín dị đoan mà là dữ kiện khoa học, cũng chẳng phải là Sấm truyền mà là Duy Lý Sử Quan, Thống Kê Xác Xuất. Kể từ khi cái vùng đất được vị vua anh minh họ Lý cho mang tên là "Thăng long" đó, thì ít ra cũng đã sản sinh cho đất nước những bộ óc tuyệt vời, những "Phá Tống, Bình Chiêm", "Hội nghị Diên Hồng", hay "Bình Ngô Ðại Cáo". Nếu đã không làm cho đất nước trở thành cường quốc lẫy lừng trong thiên hạ, thì cũng không làm gì hổ thẹn đến vong linh tiền nhân.
Nhưng, kể từ khi mang cái tên Hà nội vào, thì may lắm cũng chỉ cho ra đời nhửng nhân tài đại khái như "Truyện Kiều còn, nước ta còn!"; "Thống chế ơi, có tôi đây"; hay là tội nghiệp đáng thương hại hơn "Anh thành công, thì em sẽ thành công; còn anh thất bại, thì em xin chịu thất bại theo anh!" Ôi! còn đâu là cái hào khí của giòng giống Lạc Hồng muôn thuở!
Nguyên do nào thúc đẩy vua Minh Mạng ra Sắc lệnh (hay Chiếu Chỉ) đổi Thăng Long ra Hà Nội vào năm 1831, sau khi đã đăng quang nhiếp chính cầm quyền gần một con giáp? Xin trở lại từ đầu, lý do chính ai cũng có thể hiểu là dưới ảnh hưởng chế độ phong kiến thời xưa, cái gì thuộc về Vua đều được ví như rồng, hay ngược lại. Thăng long không còn là kinh đô triều đình thuộc nơi chốn vua ở nữa, nên không được quyền mang tên Long. Tuy nhiên, thắc mắc ở đây là vì sao, trong cả trăm ngàn tên đẹp đẽ có ý nghĩa thiếu gì trong kho tàng văn chương Hán Việt hay Nho học không chọn, mà lại lựa ngay cái tên có vẽ tầm thường như Hà nội vừa nói ở trên, mới là điều cần nêu lên nghi vấn.
Phải chăng vì sợ rằng miền đất đó sẽ cho ra những anh hùng cái thế có thể làm nổi chuyện thay ngôi đổi chủ, hay vì sợ hồn ma của vua Lê chúa Trịnh muốn quay về, nên họ đã tìm ra đủ mọi phương cách để phòng ngừa hay chế ngự, bằng ngay cả các biện pháp thuộc lảnh vực huyền học siêu nhiên? Hẳn các vị quan lại đại thần thời đó, phải biết là hơn ngàn năm trước, có một thái thú Cao Biền rất tinh thông về khoa Phong thủy, đã không mấy thành công và cũng gần như bỏ mạng, vì muốn ém cái đầu rồng của nước Việt. Hậu sinh thật đáng kính nể, dùng biện pháp mạnh như ông thầy họ Cao, tính cắt phăng luôn cái đầu rồng thì thất bại, nhưng dùng cách nhẹ nhàng hơn để dụ rồng quay đằu vô bụng ngủ, thì lại thành công hoàn toàn, bằng khoa siêu hình hay tâm linh, phá được cái thế quý địa "Nhả ngọc phun châu", mà các thầy Ðịa lý ví như con rồng đang bay rồi hạ giáng xuống vịnh Bắc Việt để phun nước (?).
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

(tiếp theo)

Trăm dâu không thể đổ đầu tằm! Chắc chắn rằng vua Minh Mạng không chủ động xướng xuất việc này, vì nếu có thành kiến hay nghi ngờ, thì ông đã làm từ khi mới lên ngôi vua. Ngoài ra, ông cũng không giỏi gì lắm về văn chương chữ nghĩa, lại ham mê luyện tập võ nghệ săn bắn, và có nhiều phi tần mỹ nữ nhất trong các ông vua, thì không thể nào lại có những ý tưởng "cao siêu" đến thế. Vậy thì còn lại giả thuyết là do một ông quan nào đó đã "mớm" ý cho vua.
Giả thuyết trên tuy có vẽ hợp lý, nhưng vẫn còn thiếu sót. Hãy thử suy luận xa thêm một chút, nếu thật sự đó là sản phẩm trí tuệ của ông quan nào đó nghĩ ra, thì hẳn phải là người thuộc dòng khoa bảng thông minh xuất chúng. Mà đã làmột bậc sĩ phu chân chính được xã hội trọng vọng như vậy, thì danh dự, lương tâm của kẻ sĩ để đâu, để có thể cho phép chính mình xúi dục vua làm cái chuyện ám hãm cho đất nước như vậy. Câu trả lời ở đây chỉ có thể là do kết quả của những ông quan mà trí óc không cao quá cái ghế ngồi của mình, chỉ biết nhìn thấy cái lợi ngắn hạn trứơc mắt, để rồi bị gạ gẫm xúi dục, mua chuộng bỡi những hồn ma bóng quế nào đó!
Tất nhiên, chắc sẽ có nhiều người thắc mắc cho rằng, dù giả thuyết trên nếu có đúng đi chăng nữa, thì cũng chỉ là một cái tên gọi, một sự liên tưởng mơ hồ thiếu cơ sở khoa học nào đó, giữa con rồng chỉ có trong huyền thoại với con sông Hồng. Làm sao có thể dám kết luận đó là nguyên nhân cho những sút kém thua thiệt mà cả dân tộc Việt phải gánh chịu về sau này!? Câu trả lời ở đây sẽ là: Tất cả những suy luận trên đều dựa hoàn toàn vào bằng chứng sử liệu, trên cơ sở kiến thức khoa học ngày nay, và không phải là chuyện giả tưởng do trí tưởng tượng sắp đặt, hay từ một sự linh thiêng huyền bí nào cả. Ngôn từ về "Siêu hình" hay "Huyền học" có nói đến ở trên, chính là hiện thân của khoa tâm lý học hay phân tâm học, và kết quả của những cái gọi là huyền bí đo,ù chính là những phương pháp "Tẩy Não" hay nhẹ hơn là "Tự Kỷ Ám Thị" được áp dụng cho ngày nay.
Dù sự thật có như thế nào đi nữa, quan trọng hơn hết, vẫn là cái tâm cái ý của những người có quyền lực thời bây giờ khi muốn đổi ra tên Hànội, rồi biến thành hành động thể hiện qua chánh sách xử dụng nhân tài v.v. Thí dụ, trong bộ "Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện" do Quốc Sử Quán Triều Nguyễn biên soạn, xuất bản vào khoảng năm 1909, viết về chuyện các Hoàng Thân Quốc Thích, cùng các Quan từ thời vua Gia Long cho đến Ðồng Khánh, gần một trăm năm. Nếu bỏ ra các nhân vật thuộc Hoàng Gia Tôn Thất, thì trong tổng số hơn sáu trăm (600) tên của các quan lại, có không quá năm (5) vị là có nguyên quán gốc ở Hànội nói riêng, và không quá 60 vị có nguyên quán từ Nghệ An hay sông Cả trở ra, nói chung cho Bắc Hà. Con số quá khiêm nhường cho một miền đất mà tỷ số nho sinh sĩ tử dám chắc không dưới 30 % của cả nước, vào thời bấy giờ.
Rồng là con vật tưởng tượng ai cũng biết, nhưng sở dĩ vân hóa Phương Ðông thường nhắc đến coi như có thật, bỡi vì ngoài vấn đề uy quyền linh thiêng dành cho vua chúa, nó còn là biểu tượng của sự sang giàu, cho trí tuệ hay sự thông minh của con người. Chẳng cần đợi đến khi thực dân Pháp qua hay mãi về sau này, ngay từ thời đất nước còn độc lập và xuyên qua cả ngàn năm lịch sử, ai cũng phải khách quan nhìn nhận là miền Bắc, được coi như cái đầu của con rồng Việt, siêu hình hay thực tế, biểu tượng cho trí tuệ hàng đầu của cả nước. Từ đó, cũng chẳng có gì lạ khi miền đất gọi là Thăng Long, não bộ của đầu rồng, đã là mục tiêu chính để triệt hạ theo đúng sách vở, đánh rắn phải đánh ở cái đầu!
Nhìn lại một vài hiện tượng văn hóa đã xảy ra và chỉ khởi sắc từ miền Bắc, như hát Ả Ðào hay Ca Chầu dành cho mấy Ông, hoặc lên "Ðồng Cốt"dành cho mấy Bà. Hát Ả Ðào bình thường đúng là môn văn nghệ giải trí có nguồn gốc từ cung đình cho vua quan thưởng thức. Thế nhưng sau này đã được truyền ra trong dân gian, rồi bị biến dạng thành "nhà chứa" và kèm theo luôn nhà hút á phiện. Những món ăn chơi vừa nói, thật sự đã có từ thời vua Minh Mạng. Lúc đầu chỉ nhắm vào các giới quan lại cựu thần vua Lê miền Bắc, được khuyến khích mượn thú ca kỹ, đi mây về gió tại tư gia để giải sằu, quên đi chuyện cũ mà thôi. Nhưng đến thời vua Tự Ðức thì trở thành thương mại, lan xuống tận giới trung lưu hay thành phần nho học trí thức, và khi người Pháp qua cai trị thì họ lại càng mạnh tay khai thác để biến thành một phong trào "Bảo tồn văn hóa"! Thời đó, giới sĩ phu Hà Thành mà không biết thưởng thức cái món "Hát Ả Ðào", thì không xứng đáng được coi là người lịch lãm.
Hiện tượng trên đúng là phù hợp với cái ẩn nghĩa "Hà Nội" hay "Rồng ngủ ". Vả lại, Rồng đang ngủ thì không thể làm gì khác trừ chuyện mơ mộng viễn vông, nên nhân tài Bắc Hà trong thế kỷ qua chỉ có quy tụ vào trong các bộ môn Thơ, Nhạc và Họa hay nói chung là về nghệ thuật, nghĩa là cần có nhiều đức tính mơ mộng và trí tưởng tượng dồi dào, và phải rời xa cái đất gốc thì mới có danh tiếng khá được! Ðó là chưa nhắc đến hiện tượng đa số các văn nghệ sĩ có tiếng ở miền Bắc thời bấy giờ, không ít thì nhiều, đều mang thêm vào cái nghiệp "Ði mây về gió".
Trên chỉ mới là những biện pháp dành cho tầng lớp từ trung lưu trở lên, nhưng vẫn chưa đủ, vì miền Bắc nước Việt thời đó phải có ít nhất 90% nông dân. Chính số đông này dù có cha mẹ thuộc thành phần bần nông ít học, nhưng nhờ tính hiếu học và trọng khoa bảng, nên một số không ít cũng cố gắng cho con đi học để có thể vươn lên. Ðối với đám đông quá nhiều này, thì họ lại dùng phương pháp "tự kỷ ám thị". Lợi dụng lòng mê tín và thương con của các bậc cha mẹ, qua lời khuyên bảo của mấy ông Ðồng bà Cốt hay các thầy Pháp Sư đã được huấn luyện và mua chuộng, tìm những cái tên xấu xí, thô tục đặt cho trẻ con. Thế là cái đất ngàn năm văn hiến đó đã một lúc cho ra đời hàng ngàn hàng vạn những "Thằng Cu" và "Cái Hĩm", đã là nơi phát xuất ra một hủ tục phi nhân bản, phản dân tộc, tệ hại nhất trong lịch sử văn hóa của....loài người! Vì, ngay cả những bộ lạc kém văn minh ở miền núi hay bên Phi Châu, cũng không hề gọi tên con mình xấu như vậy. Rõ ràng là người ta muốn cho những mầm non tương lai của nước Việt, phải bị nhập tâm ngay từ khi còn nhỏ: "Luôn luôn phải nhớ là giá trị của chúng mày chỉ xứng đáng với cái tên được gọi"!!!
Nhân viết tới đây, không thể không nói đến một trường hợp tương tự thứ hai xảy ra sau cái tên Hà nội, chính là tên của phi trường quốc tế "Nội Bài". Thú thật, người viết không thể hiểu được tâm trạng của cái ông tác giả nào đã đưa ra cái tên kỳ lạ như vậy! Tại sao người ta lại hay thích dùng chữ "Nội"? Có thể nào là kết quả của những nổi lo sợ ám ảnh bởi chữ "Ngoại", vì liên hệ đến ngoại bang hay xài đồ ngoại hóa, nghĩa là không yêu nước? Còn nếu cho là dùng chữ "Nội" vì do từ Hà Nội mà ra, thì sao lại ghép liền với chữ "Bài", mới thật là hết ý kiến vì khó hiểu và vô lý quá! Trước hết, xét về nghĩa lý thì chữ "Nội" là ỡ trong, đã nói rồi và không cần lập lại. Riêng chữ "Bài" thì chỉ có hai nghĩa mà thôi. Nghĩa thứ nhất làm động từ là bài bác hay gạt bỏ đi. Ðiều này hoàn toàn vô lý, vì nếu có ý đó thì "Bài Ngoại" chớ sao lại "Bài Nội"? Nghĩa thứ hai còn lại là khuôn khổ có giới hạn, hay đóng khuôn trong kích thước, như bài học, bài vẽ, bài ngà (thẻ bài), hay bài vị trên bàn thờ. Tạm bỏ qua những nghĩa không ổn, chẳng hạn như phi trường của thủ đô là phải thuộc hạng quốc tế, chỗ máy bay đi khắp bốn bể năm châu, làm sao lại bị hạn chế trong nội địa được! Vậy thì chỉ còn một nghĩa tạm thời có lý là "cái thẻ ở trong (người)". Có thể, theo nhận xét của người khai sinh ra cái tên Nội bài, thì phi trường là chỗ mà ai tới đó phải có cái thẻ bài hộ chiếu thông hành, thẻ xanh, thẻ đỏ, hay gì gì đó.....thì mới được đi(!?) Còn như dân thường không có thẻ, thì chắc suốt đời làm gì được bén mảng đến phi trường, nói chi đến chuyện đi xuất ngoại!. Nghĩa này tuy đơn sơ, nhưng có thể hiểu được. Và nếu chỉ có vậy thì tội nghiệp và buồn cho cái phi trường này quá.
Nhưng chưa hết, một giả thuyết khác có thể là trường hợp "chơi chữ' của cụ nào vốn dòng thâm nho mà thôi. Giống như câu chuyện "Quần Thần" hay "Bầy tôi" là ám chỉ "Bồi Tây", biết đâu mấy cụ lại bắt chước ông nghè họ Nguyễn, muốn nói "Nội Bài" đọc lái là "Lại Bồi" (theo cách phát âm sai "N" thành "L") nghĩa là mấy người ra phi trường thời đó để đi xuất ngoại hay công tác nước ngoài chỉ là đi làm "Bồi" cho thiên hạ! Nghĩa này thì có vẽ suy diễn hơi tếu lâm, khó có thể xảy ra. Dám chắc không cụ nào cả gan xâm mình để đùa kiểu như vậy. Tuy nhiên, điểm thắc mắc chính ở đây là người Việt mình, nhất là sĩ phu Bắc Hà rất nhạy cảm về những chữ nói lái, mà cớ vì sao lại không hề có ai thấy từ lúc cái tên đề nghị còn nằm trên giấy tờ?
Cuối cùng, nếu tất cả giả thuyết trên đều sai, thì chỉ còn duy nhất một trường hợp, rất là khó chịu khi phải nói ra đây. Số là người viết thích ăn một món mà chỉ có mấy tiệm người Hoa làm mới ngon. Ðó là cái món "Dồi trường", nguồn gốc theo nguyên thủy là do từ "Nội trường" mà ra. Thành thử khi nghe đến cái tên Nội Bài thì tự nhiên người viết lại có ấn tượng mạnh khi nhớ cách nói vắn tắt, bỏ bớt chữ thường hay dùng, thí dụ như "Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội" thì gọi tắt là "Việt Minh". Vậy thì có thể nào "Nội Bài" là do từ 4 chữ "Nội Trường Bài Tiết"?. Nếu đúng vậy, thì quả là chuyện "kinh thiên động địa", quá sức tưởng tượng của mọi người!
Ai cũng biết rằng phi trường hay hải cảng đối với một thành phố, có thể được ví như là cái miệng để nuôi sống con người về vật chất, nơi để xuất ra hay nhập vào hàng hóa, cung cấp thực phẩm tiêu thụ cho dân chúng. Riêng về phương dịên tinh thần, và với thời đại không gian này, thì phi trường quốc tế còn là nơi trao đổi tiếp xúc với trí tuệ của thế giới. Những du học sinh về nước, các nhà kinh doanh hay các nhân vật quan trọng (VIP) khi đến phi trường, thì cũng có thể coi như là mang sự thịnh vượng về vật chất hay chất xám về tinh thần cho đất nước, hiểu chung theo nghĩa bóng. Do đó, không thể coi thường, vì vô tình hay bị gạ gẫm (?), khi đặt cho cái tên tếu lâm như vậy. Những người có thẩm quyền, nếu cần, phải truy tìm tông tích nguyên nhân nào, và ai đã chịu trách nhiệm xướng ra cái tên "Nội Bài". Nghĩ "quẩn" thêm một chút, chẳng lẽ bỡi vì có vị danh nhân nào đó, hình như là Mao Trạch Ðông, đã phán "Trí thức không bằng cục phân", nên mới có lý do để "lòi ra" cái tên "Nội Trường Bài Tiết"? Và, một sự liên tưởng khác, biết đâu ẩn nghĩa của Hà Nội chính là "Hà Khứ Quy Nội"?
Ðể kết thúc bài viết này, xin có một vài đề nghị chân thành, mong rằng những vị nào có thẩm quyền và cơ hội để làm được chuyện thay đổi tốt đẹp cho đất nước trong tương lai, thì cũng nên cứu xét giùm cho:
1.Trả lại tên cũ là Thăng Long cho thủ đô của nước Việt. Ðây không những là việc làm hợp tình hợp lý, mà còn có ý nghĩa vô cùng, vì trong thiên niên kỷ mới này, người Việt nào cũng mong ước cho đất nước mình sẽ trở thành con rồng đang cất cánh bay lên của châu Á.
2.Bỏ hẳn cái tên "Nội Bài" và thay thế bằng tên nào thanh tao và có ý nghĩa hơn. Thí dụ, tại sao không gọi là phi trường "Hạ Long"? Chữ Hạ Long mà dùng cho phi trường quốc tế ở thủ đô Thăng Long của nước Việt, thì thật là tuyệt vời. Trước hết, nghĩa đen Hạ long là rồng giáng hạ hay rồng đến nhà, vừa nói sự may mắn sẽ đến với mình, mà còn chứng tỏ cho du khách, cái tinh thần quý trọng và hiếu khách của chủ nhà. Mặt khác, theo nghĩa bóng và quan trọng hơn hết, là ám chỉ sự thịnh vượng và nhân tài của thế giới, hay trí tuệ của khắp bốn phương, sẽ cùng nhau theo cánh chim sắt đáp xuống, hội tụ vào càng nhiều càng tốt. Có được như vậy, thì lo gì cái thủ đô Thăng Long hay con rồng nước Việt không thức giấc để chuẩn bị cất cánh bay lên!.
Không còn chừng gần mười năm nữa là kỷ niệm đúng 1000 năm ngày khai sinh ra "Thăng Long", kinh đô đầu tiên của nước Việt độc lập và tự chủ, biểu tượng cho tài năng và trí tuệ của giòng giống Lạc Hồng. Vậy thì nhân dịp này và còn chờ gì nữa mà không "LẤY LẠI THĂNG LONG CHO ÐẤT VIỆT"?

Nguyễn Cường
Sacto 8/2000
phucuong@pacbell.net
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nói về kỉ niệm 1000 năm Thăng Long tôi lại thấy không hài lòng.
Một sự kiện trọng đại và thiêng liêng như vậy lại chọn tổ chức đại lễ vào một ngày chẳng liên quan gì đến sự kiện rồng vàng bay lên của 998 năm về trước.

Ở đây: http://www.thivien.net/fo...ID=rkM9p1snnIbCeRhSQgd9NA

Vâng... đúng là mỗi người một quan điểm. Đúng là mảnh đất Hà Nội bây giờ đã trở thành một địa danh hành chính từ khoảng hai nghìn năm trước thì phải.
Nhưng sự kiện Lý Thái Tổ rời đô được xem như là sự kiện KHAI SINH ra THĂNG LONG - ĐÔNG ĐÔ - HÀ NỘI.
Trong ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ còn chép:
"Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ nhất (1010), mùa Thu, tháng Bảy, Thái Tổ từ thành Hoa Lư, dời đô ra thành Đại Lạ, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là THĂNG LONG"

Không biết người khác thế nào, tôi thì không bao giờ lại muốn tổ chức sinh nhật của mình vào ngày cưới, ngày tốt nghiệp đại học... hay là một ngày nào đó chẳng liên quan gì tới cái sự kiện có duy nhất một lần trong đời ấy.

Chẳng biết những người tư vấn giỏi đến mức độ nào. Nếu ai đó hỏi tôi, tôi sẽ trả lời:
Nếu không biết đích xác ngày mà vua Lý Thái Tổ đặt tên cho thành Thăng Long. Thì cứ theo sử sách, bỏ nguyên ra một tháng Bảy Nguyệt lịch để cử hành lễ hội tại thủ đô đi.
Cho phép mỗi ngày diễn ra một sự kiện văn hóa gì đó. Ví dụ như:

Canh Dần, CHXHCN năm thứ 35 (2010), mùa Thu, tháng Bảy, cử hành lễ hội 1000 năm Thăng Long:
Ngày mùng 1 hội thi bánh tét
Ngày mùng 2 thi hội chọi trâu
Tới ngày ba thi đàn hát đúm
Sang ngày bốn là hội vẽ tranh
Ngày mùng 5 thi thư pháp họa
Tới ngày sáu là hội chơi đu
...
Ngồi kể ra thì có cả tỉ thứ mà toàn dân có thể tham gia phải không? Vừa vui, vừa hoành tráng, lại ít tốn kém.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Tham khảo một bài viết về lý do đặt tên "Hà Nội"
Nguồn: Simple Vietnam's Blog

Tại sao gọi là Hà nội?
Khi Gia Long diệt được Tây Sơn, ông đã đổi phủ Phụng Thiên (vốn là đất đai kinh thành Thăng Long cũ) thành phủ Hoài Đức và vẫn coi là đơn vị ngang với trấn, tức trực thuộc Trung ương mà đại diện là Tổng trấn ở Bắc Thành. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), vị vua này tiến hành đợt cải cách hành chính lớn, xoá bỏ Bắc Thành tổng trấn với 11 trấn và 1 phủ trực thuộc ở miền Bắc và lập ra 15 tỉnh trực thuộc Trung ương. Lúc đó, Hoài Đức trở thành một trong bốn phủ họp thành tỉnh Hà Nội. Danh từ Hà Nội bắt đầu có từ bấy giờ. Hà Nội có nghĩa là phía trong sông. Vì trong thực tế, tỉnh mới này trên đại thể nằm trong 3 con sông Hông, sông Nhuệ và sông Đáy.

Tổng có 4 phủ là:

- Hoài Đức gồm 3 huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm

- Thường Tín gồm 3 huyện Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên

- ứng Hoà gồm 4 huyện Sơn Minh (nay là ứng Hoà), Hoài An (nay là phía nam ứng Hoà và một phần Mỹ Đức), Chương Đức (nay là Chương Mỹ), Thanh Oai

- Lý Nhân gồm 5 huyện: Nam Xang (nay là Lý Nhân và Kim Bảng), Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục.

Như vậy tỉnh Hà Nội so với nay gồm thành phố Hà Nội, nửa phía đông tỉnh Hà Tây (chính là tỉnh Hà Đông thời Pháp thuộc) và toàn bộ tỉnh Hà Nam, rõ ràng nằm kẹp giữa sông Hồng, sông Đáy và sông Nhuệ.
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đồ Nghệ

Hoa Phong Lan đã viết:
Nói về kỉ niệm 1000 năm Thăng Long tôi lại thấy không hài lòng.
Một sự kiện trọng đại và thiêng liêng như vậy lại chọn tổ chức đại lễ vào một ngày chẳng liên quan gì đến sự kiện rồng vàng bay lên của 998 năm về trước.

Ở đây: http://www.thivien.net/fo...ID=rkM9p1snnIbCeRhSQgd9NA

Vâng... đúng là mỗi người một quan điểm. Đúng là mảnh đất Hà Nội bây giờ đã trở thành một địa danh hành chính từ khoảng hai nghìn năm trước thì phải.
Nhưng sự kiện Lý Thái Tổ rời đô được xem như là sự kiện KHAI SINH ra THĂNG LONG - ĐÔNG ĐÔ - HÀ NỘI.
Trong ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ còn chép:
"Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ nhất (1010), mùa Thu, tháng Bảy, Thái Tổ từ thành Hoa Lư, dời đô ra thành Đại Lạ, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là THĂNG LONG"

Không biết người khác thế nào, tôi thì không bao giờ lại muốn tổ chức sinh nhật của mình vào ngày cưới, ngày tốt nghiệp đại học... hay là một ngày nào đó chẳng liên quan gì tới cái sự kiện có duy nhất một lần trong đời ấy.

Chẳng biết những người tư vấn giỏi đến mức độ nào. Nếu ai đó hỏi tôi, tôi sẽ trả lời:
Nếu không biết đích xác ngày mà vua Lý Thái Tổ đặt tên cho thành Thăng Long. Thì cứ theo sử sách, bỏ nguyên ra một tháng Bảy Nguyệt lịch để cử hành lễ hội tại thủ đô đi.
Cho phép mỗi ngày diễn ra một sự kiện văn hóa gì đó. Ví dụ như:

Canh Dần, CHXHCN năm thứ 35 (2010), mùa Thu, tháng Bảy, cử hành lễ hội 1000 năm Thăng Long:
Ngày mùng 1 hội thi bánh tét
Ngày mùng 2 thi hội chọi trâu
Tới ngày ba thi đàn hát đúm
Sang ngày bốn là hội vẽ tranh
Ngày mùng 5 thi thư pháp họa
Tới ngày sáu là hội chơi đu
...
Ngồi kể ra thì có cả tỉ thứ mà toàn dân có thể tham gia phải không? Vừa vui, vừa hoành tráng, lại ít tốn kém.
Mình hoàn toàn đồng tình với HPL. Nhưng "họ" đã quyết và có nghe "ai" bao giờ đâu...Ngay như Di chúc của Bác ghi rất rõ nhiều chuyện phải theo, phải làm, nhưng "Họ" đâu cần nghe theo, làm theo ý Bác, mà chỉ theo ý họ mà thôi. Không chỉ HPL có ý hay, mà theo mình được biết thì cũng có nhiều sử gia có tên tuổi cũng đề nghị kỉ niệm 1000 năm Thăng Long nên theo Nguyệt lịch...Nhưng, lại chữ nhưng muôn thưở...
Mà hơn nữa, thời nay làm cái gì "ít tốn kém" thì...hì hì...làm làm quái gì, không bõ ...
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Hic, đọc cái bài mà lão post lên thấy đau mắt quá. Viết một bài nghiên cứu khoa học mà chính tả sai tùm lum. Vì lão bảo nó có nhiều cái hay nên em cũng cố đọc hết, nhưng mà em không thích mấy cách suy luận của bài viết này. Chán òm!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Lão có bảo nhiều cái hay đâu, em đúng là...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Đồ Nghệ đã viết:

Mình hoàn toàn đồng tình với HPL. Nhưng "họ" đã quyết và có nghe "ai" bao giờ đâu...Ngay như Di chúc của Bác ghi rất rõ nhiều chuyện phải theo, phải làm, nhưng "Họ" đâu cần nghe theo, làm theo ý Bác, mà chỉ theo ý họ mà thôi. Không chỉ HPL có ý hay, mà theo mình được biết thì cũng có nhiều sử gia có tên tuổi cũng đề nghị kỉ niệm 1000 năm Thăng Long nên theo Nguyệt lịch...Nhưng, lại chữ nhưng muôn thưở...
Mà hơn nữa, thời nay làm cái gì "ít tốn kém" thì...hì hì...làm làm quái gì, không bõ ...

Vâng! đúng thế bác Đồ ạ! "Họ" luôn tự vỗ ngực là "trí tuệ hàng đầu" nên hay tự "độc đoán" đưa ra những quyết định thuộc vào loại "chuối cả rừng" đẩy những chuyên gia trong nhiều lĩnh vực vào thế "việc đã rồi".
Ở nhiều nước có đến hàng ngàn cái "think tank", ở VN có mỗi cái "think tank" được gây dựng từ thời cố TT Võ Văn Kiệt, bây giờ mới bị "bóp cổ" rồi, chẳng biết rồi cái đám "lợi ích nhóm" ấy sẽ đưa Dân Tộc, Tổ Quốc đến đâu
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thanhqs

Nghĩ mà buồn thay!Hình như mấy năm trước,người ta định thay từ Bác trong Bác Hồ .Họ suy luận rằng:tại sao đời ông gọi Bác đến đời cháu chít cũng bằng Bác?Một người bạn tôi cười :ôi đó là các vị tiến sĩ hữu nghị của Liên Xô đấy mà!-May mà chưa đổi.Có những cái cần thay thì họ không thay, có những cái không cần đổi thì họ  đổi
Sau 1975 thay tất cả các địa danh làng mạc xưa trở thành thôn 1,2,3.. để rồi hôm nay ta đã trả về như cũ .Mừng!
Còn về địa danh Thăng Long của nước Việt,tôi tin chắc nhiều người đồng tình với HPL!


Nghêu ngao giữa chốn dương trần
Phù hoa đổi lâý phù vân cười xoà
                          -ĐẶNG ÂN-
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Natasha

Đồ Nghệ đã viết:
Hoa Phong Lan đã viết:
Nói về kỉ niệm 1000 năm Thăng Long tôi lại thấy không hài lòng.
Một sự kiện trọng đại và thiêng liêng như vậy lại chọn tổ chức đại lễ vào một ngày chẳng liên quan gì đến sự kiện rồng vàng bay lên của 998 năm về trước.

Ở đây: http://www.thivien.net/fo...ID=rkM9p1snnIbCeRhSQgd9NA

Vâng... đúng là mỗi người một quan điểm. Đúng là mảnh đất Hà Nội bây giờ đã trở thành một địa danh hành chính từ khoảng hai nghìn năm trước thì phải.
Nhưng sự kiện Lý Thái Tổ rời đô được xem như là sự kiện KHAI SINH ra THĂNG LONG - ĐÔNG ĐÔ - HÀ NỘI.
Trong ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ còn chép:
"Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ nhất (1010), mùa Thu, tháng Bảy, Thái Tổ từ thành Hoa Lư, dời đô ra thành Đại Lạ, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là THĂNG LONG"

Không biết người khác thế nào, tôi thì không bao giờ lại muốn tổ chức sinh nhật của mình vào ngày cưới, ngày tốt nghiệp đại học... hay là một ngày nào đó chẳng liên quan gì tới cái sự kiện có duy nhất một lần trong đời ấy.

Chẳng biết những người tư vấn giỏi đến mức độ nào. Nếu ai đó hỏi tôi, tôi sẽ trả lời:
Nếu không biết đích xác ngày mà vua Lý Thái Tổ đặt tên cho thành Thăng Long. Thì cứ theo sử sách, bỏ nguyên ra một tháng Bảy Nguyệt lịch để cử hành lễ hội tại thủ đô đi.
Cho phép mỗi ngày diễn ra một sự kiện văn hóa gì đó. Ví dụ như:

Canh Dần, CHXHCN năm thứ 35 (2010), mùa Thu, tháng Bảy, cử hành lễ hội 1000 năm Thăng Long:
Ngày mùng 1 hội thi bánh tét
Ngày mùng 2 thi hội chọi trâu
Tới ngày ba thi đàn hát đúm
Sang ngày bốn là hội vẽ tranh
Ngày mùng 5 thi thư pháp họa
Tới ngày sáu là hội chơi đu
...
Ngồi kể ra thì có cả tỉ thứ mà toàn dân có thể tham gia phải không? Vừa vui, vừa hoành tráng, lại ít tốn kém.
Mình hoàn toàn đồng tình với HPL. Nhưng "họ" đã quyết và có nghe "ai" bao giờ đâu...Ngay như Di chúc của Bác ghi rất rõ nhiều chuyện phải theo, phải làm, nhưng "Họ" đâu cần nghe theo, làm theo ý Bác, mà chỉ theo ý họ mà thôi. Không chỉ HPL có ý hay, mà theo mình được biết thì cũng có nhiều sử gia có tên tuổi cũng đề nghị kỉ niệm 1000 năm Thăng Long nên theo Nguyệt lịch...Nhưng, lại chữ nhưng muôn thưở...
Mà hơn nữa, thời nay làm cái gì "ít tốn kém" thì...hì hì...làm làm quái gì, không bõ ...
@Bác Hoa Phong Lan và Bác Đồ Nghệ:
Nhân đọc Báo Văn nghệ số ra hôm thứ Bảy vừa rồi, thấy có ý kiến này rất hợp với suy nghĩ của các bác và "cư dân" Thi Viện, Na xin chép lại và gửi lên đây để các bác thấy rằng thời bây giờ thì "nói phải" củ cải cũng....vẫn chẳng "thèm nghe" đâu, văn nghệ sĩ với trí thức là...cái đinh gì với những kẻ đi lên từ đất! Mời các bác xem:

             CẦN NÓI LẠI

        Chúng ta đều biết vào Mùa Thu năm 1009 , sau những biến động triều chính mà Lý Công Uẩn, một võ tướng trẻ được văn võ bá quan trong triều suy tôn làm Vua. Chấm dứt triều đaị tiền Lê mở ra một thời kì mới của nhà nước Đại Việt, ông trở thành vị Vua khai sáng nhà Lý. Và ngay lập tức, với “tầm nhìn ngàn năm” Đức Lý Thái Tổ ban  Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu)  để lấy ý kiến văn võ bá quan đồng thời khẳng định vị thế mới của nhà nước Đại Việt. Đến mùa xuân năm sau tức là vào  Mùa Xuân năm 1010  toàn bộ triều đình nhà Lý từ Hoa Lư (Ninh Bình hiện nay) theo thuyền xuôi ra biển, rồi từ biển lại ngược sông Hồng đến định đô mới ở thành Đại La. Khi đoàn xa giá vừa cặp bến thì xuất hiện một con Rồng Vàng bay lên trời. Đức Thái Tổ thấy đó là điềm tốt liền cho đổi tên Đại La thành Thăng Long. Tính từ đây Kinh đô nhà nước Đại Việt vốn từ ở “thế hiểm” chuyển sang ở vào thế “nhìn sông, dựa núi” và “tụ hội bốn phương”. Kinh đô Thăng Long đã trở thành “đế đô muôn đời”. Những điều này sử sách đều ghi chép hết sức đầy đủ.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, Kinh đô Thăng Long dù có thay đổi tên gọi nhưng vẫn trường tồn là trung tâm chính trị - hành chính của các triều đại phong kiến và đến thời đại Hồ Chí Minh thì Thăng Long – Hà Nội trở thành “Thủ đô của phẩm giá con người”, thành “Trái tim của mọi người dân nước Việt”, là “Thủ đô Anh hùng” và “Thành phố vì Hòa bình”. Vậy Thăng Long – Hà Nội sẽ tròn 1000 năm tuổi vào thời điểm nào? Chúng ta sẽ có hai phương án tính tuổi cho Thăng Long – Hà Nội: Phương án thứ nhất: Căn cứ vào thời điểm Đức Lý Thái Tổ tiến hành ban Chiếu dời đô hay như cách gọi hiện nay thì căn cứ vào thời điểm “công bố quyết định”; theo cách này thì Thăng Long – Hà Nội tròn 1000 năm tuổi vào Mùa Thu năm 2009. Còn phương án thứ hai là chúng ta căn cứ vào thời điểm Vua tôi nhà Lý chính thức định đô ở Thăng Long, hay như cách gọi bây giờ thì vào thời điểm triều đình nhà Lý tiến hành “thực hiện quyết định”. Và theo căn cứ này thì  Thăng Long – Hà Nội tròn 1000 năm tuổi vào mùa Xuân năm 2010. Trong hai phương án đó thì phương án Hai nghe có vẻ hợp lý hơn cả vì lẽ gì thì gì, cũng phải thực hiện đã rồi mới được tính. Như vậy có thể khẳng định chắc chắn rằng   Thăng Long – Hà Nội tròn 1000 năm tuổi vào Mùa Xuân năm 2010. Điều này chắc ai cũng biết.

Với cách tính như vậy chúng ta đã và đang “ngộ nhận” về thời gian, không những thế mà thế hệ mai sau và sử sách sẽ làm sai lệch đi lịch sử một cách rất đáng trách. Chưa kể đến việc thế giới cũng theo cách tính ấy để hiểu sai về một Thủ đô của Việt Nam, họ cũng sẽ coi ngày 10-10-2010 Hà Nội mới được tròn 1000 năm. Lịch sử sẽ không cho phép những sai sót mà lịch sử đã đổi bao máu xương để làm nên.

Theo tôi thì để chào đón Thăng Long – Hà Nội 1000 năm tuổi chúng ta chỉ nên lấy năm 2010 làm  Năm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Sẽ có chuỗi các hoạt động kỷ niệm được diễn ra trong năm 2010. Chúng ta có thể tiến hành các hoạt động đó bắt đầu từ ngày mùng Một tết cổ truyền (dịp mùa Xuân) và kéo dài cho đến ngày 10 – 10 – 2010 (dịp mùa Thu). Như vậy mốc thời điểm ngày 10 tháng 10 sẽ được xem là ngày kết thúc các hoạt động của Năm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Chọn ngày kết thúc Năm kỷ niệm vào ngày 10 tháng 10 được gắn với Ngày giải phóng Thủ đô sẽ thêm ý nghĩa thời đại. Và như thế chúng ta rất cần “xem lại” việc tính thời gian của đồng hồ đếm ngược để tránh đi những hiểu lầm không đáng có, cũng như phải dũng cảm mà nói lại đâu là mốc thời gian Thăng Long – Hà Nội tròn 1000 năm tuổi.

Thăng Long – Hà Nội tròn 1000 năm, tuổi tính từ Mùa Xuân năm Canh Tuất 1010 đến Mùa Xuân Canh Dần 2010.

Nguyễn Trọng Văn.
Báo Văn nghệ số 51 ( Thứ Bảy.19-12-2009)
"Khuyến quân cánh tận nhất bôi tửu
Dữ ngã đồng tiêu vạn cổ sầu".
Mời anh uống cạn chén này
Nỗi sầu vạn cổ thả bay cuối trời.
(Thơ Đường)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (18 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối