Trang trong tổng số 7 trang (65 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nguyễn Bính có một bài lục bát ngắn chỉ có 4 câu mà vẽ nên một bức tranh. Thậm chí, còn hơn thế nữa: như một đoạn video clip của thời hiện đại.Này nhé:

KHÔNG ĐỀ

Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu ?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...

1939

Một cô gái xuống bến đò để chia tay người thương đi xa. Họ chỉ có thể thông qua cửa tò vò của con thuyền mà nhìn nhau, chia tay nhau, không nói cụ thể gì được cả. Từ bến đò, người con gái nhìn con thuyền cứ xa dần, xa dần. Từ chỗ là cả con thuyền, cánh buồm với đủ kích cỡ hình hài. Rồi đến lúc xa nữa, nhưng vẫn nhận ra cánh buồm màu nâu. Nhưng con thuyền đi xa nữa, chỉ còn là một cánh buồm nhỏ xíu không thể nhận biết được sắc màu nữa. Thế mà người con gái vẫn còn đứng trông theo...Thật là một quan sát tinh tế của nhà thơ. Hay đúng ra là từ một quan sát rành rọt được thi vị hóa bằng 4 câu lục bát giản dị cứ như trần thuật.Nhưng đến câu 4 thì tuyệt hay, lòng người đọc cũng thấy man mác nhẹ buồn trước một cánh buồm dần xa khuất. Đồng thời cũng chính ở câu kết này cho thấy cái lắng đọng chất ngất khó đong đếm của tấm lòng người con gái trong buổi chia ly.
Nguyễn Bính có nhiều bài thơ hay rất hợp với "khẩu vị" của nhiều thế hệ người Việt. Theo tôi bài thơ ngắn này cũng là một bài thơ hay của ông.

Ha Nôi 24/3/11-TTT
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Ơi những người yêu thơ Nguyễn Bính ! Theo mình, yêu Nguyễn Bính nhưng vì một lý do nào đó mà chép sai thơ ông, đọc sai thơ ông là mới yêu "ang áng" thôi. Thế là vô tình làm ông ấy "buồn" đấy. NB dù đi nhiều, biết nhiều ông vẫn quyết dùng những ngôn ngữ "nhà quê" trong nhiều bài thơ của mình. Đây cũng là một một nét tạo nên cái đặc sắc riêng của thơ ông.
Trong bài TƯƠNG TƯ, ông viết:... Gió mưa là bệnh của giời... Xin thưa : Giời đấy ạ, chứ không phải trời đâu.Rồi trong bài VŨNG NƯỚC ông viết:
Hồn tôi như vũng nước đầy
Em như cữ nắng bẩy ngày chưa thôi
Nắng đưa vũng nước lên giời
Làm mây lơ lửng để rồi làm mưa...
Trong bài HẾT BƯỚM VÀNG có đoạn:
...Em đã sang ngang với một người
Anh còn trồng cải nữa hay thôi
Đêm qua mơ thấy hai con bướm
Khép lại tình chung ở giữa giời...
Trong bài THOI TƠ, ở ngay khổ thơ đầu:
Em lo gì giời gió
Em lo gì giời mưa
Em buồn gì mùa hạ
Em tiếc gì mùa thu...
và còn nhiều nữa.
Với cau, trầu ở vùng quê ông và gần đó, đến tận bây giờ nhiều người vẫn gọi là giàn giầu không, lá giầu không.Còn thơ ông viết từ hơn 70 năm về trước, ông càng dùng những ngôn từ ấy:
Cũng trong bài TƯƠNG TƯ, ở đoạn cuối:
...Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào ?
Và trong bài CHỜ NHAU:
  Láng giềng đã đỏ đèn đâu
  Chờ em ăn dập bã giầu em sang...
Còn TRĂNG nữa. Trong thơ ông, nếu có xuất hiện thì ông dùng từ GIĂNG. Dù ông viết GIỜI, GIẦU, GIĂNG...nhưng đều ở trong ngữ cảnh hợp lý, phù hợp với tình, cảnh, nội dung của bài thơ nên vừa tạo nét riêng vừa gây hứng thú khó quên cho người đọc và yêu thơ ông.
Vài lời nông cạn. Có gì không đúng mong được thứ lỗi và góp ý để càng thấy thêm cái hay, cái đẹp của thơ ông.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Một số giai thoại về Nguyễn Bính

1. Một thần đồng

Năm 1931, ở làng Thiện Vịnh, Vụ Bản, Nam Định, người ta đồn ầm lên là có một thần đồng! Đó là một cậu bé 13 tuổi được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng. Mà oái ăm, người thứ nhì lại là một cụ bà ngoài 70 tuổi, đầu tóc bạc phơ. Cậu bé đó là Nguyễn Bính và cụ già là cụ Nguyễn Thị Chanh.
Chẳng là, từ mùng 6 đến 13 tháng giêng ta, cùng dịp hội Phủ, làng tổ chức thi hát trống quân ở ngay sân đình, một bên nam, một bên nữ. Cụ Chanh gà cho bên nữ. Bính gà cho bên nam. Hát hỏi đối đáp nhau suốt đêm. Cuối cùng bên nam thắng cuộc. Bên nam thắng là nhờ câu hỏi, đáp rất hay của Nguyễn Bính.
Ngày nay, các cụ tham gia hát hồi ấy còn nhớ mấy câu sau đây:
  ...Anh đố em này:
Làng ta chưa vợ mấy người?
Chưa chồng mấy ả, em thời biết không
Đố ai đi khắp Tây Đông
Làm sao kiếm nổi tấm chồng như chúng anh đây?
Làm sao như rượu mới say
Như giăng mới mọc, như cây mới trồng?
Làm sao như vợ như chồng?
Làm sao như thói má hồng răng đen?
Làm sao cho tỏ hơn đèn?
Làm sao cho bút gần nghiên suốt đời?
Làm sao ? Anh khen em tài
Làm sao? em đáp một lời, làm sao?
Câu đố mà như câu hát, thật trữ tình, thật mơ mộng, và thật khó trả lời, làm bên nữ chỉ biết cười rúc rích, đấm nhau thùm thụp, và rồi sau 5 phút, 10 phút, sau 3 hồi trống dài, bên nữ không đáp được! Thế là già làng chấm bên nam thắng. Bọn con trai sung sướng hò vang, kiệu Nguyễn Bính lên vai đi khắp vòng đình...

Theo VŨ NAM
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Pham Thuy Nguyen

ĐỌC THƠ NGUYỄN - BÍNH, CUỐI XUÂN !


"MƯA XUÂN" thấm ướt "THOI TƠ"
Đưa hồn Nguyễn - Bính sang bờ lãng du
" LÒNG MẸ ", "CÂY BÀNG CUỐI THU"
Là "HOA VỚI RƯỢU" mịt mù "CHÂN QUÊ"
Đâu "NGƯỜI HÀNG XÓM " hững hờ
"NHỚ NGƯỜI TRONG NẮNG" - hong tơ ngày ngày
"MỘT CON SÔNG LẠNH", vơi đầy
"TRƯỜNG HUYỆN " "TỪ ĐÓ VỀ ĐÂY ", "MỘT MÌNH"
"THU RƠI TỪNG CÁNH ", vô tình
"THÔI NÀNG Ở LẠI" ,"RƯỢU XUÂN " nhạt rồi
"CHÙA HƯƠNG XA LẮM " người ơi
"TÂM HỒN TÔI "với "HỒN TÔI ", "GHEN " hờ
 "NGƯỜI CON GÁI Ở LẦU HOA"
"MẮT NHUNG ",giờ chẳng "QUA NHÀ ", "CHỜ NHAU"
"CÔ LÁI ĐÒ " đi "LÀM DÂU"
"MỘT TRỜI QUAN TÁI", một màu sương sa
"TÌNH TÔI ", "CÔ HÁI MƠ "già
"HẾT BƯỚM VÀNG " với "ĐOÁ HOA HỒNG "tàn
"ANH VỀ QUÊ CŨ " làng Ngang
"XUÂN THA HƯƠNG ", "NHỚ " mênh mang, "KHÔNG ĐỀ"
"KHĂN HỒNG ", "NHẶT NẮNG ", "TRƯA HÈ"
"QUAN TRẠNG ",võng lọng, "XUÂN VỀ " với ai ?
"TRUYỆN CỔ TÍCH ", "CẢM TÁC " hoài
"GIỜI MƯA XỨ HUẾ ",lai dai rượu buồn
" LÒNG YÊU ĐƯƠNG ", "XÓM NGỰ - VIÊN"
"LÁ THƯ VỀ BẮC ", "TÂM HỒN TÔI " xa
"NHỮNG BÓNG NGƯỜI TRÊN SÂN GA"
Âm thầm những cuộc chia xa từng ngày
"VIẾNG HỒN TRINH NỮ " thơ ngây
"ĐÊM CUỐI CÙNG " uống đắng cay "MỘT MÌNH"
"MÙA XUÂN XANH ", " NHIỀU ", "THƠ XUÂN"
"THƯ GỬI THÀY MẸ " muôn phần xót xa
"ĐƯỜNG RỪNG CHIỀU ", ánh dương tà
Nhớ "ĐÊM SAO SÁNG ", "THÁNG BA "hội làng
 " CẦU NGUYỆN ","CHÙA VẮNG " hội tan
Mình anh "LỠ BƯỚC SANG NGANG " một mình
"TRỞ VỀ QUÊ CŨ " đi anh
"LỬA ĐÒ ", "BẢY CHỮ " lại "HÀNH PHƯƠNG NAM "
"BƯỚC ĐI BƯỚC NỮA ",vội vàng
"HÔN NHAU LẦN CUỐI "cho tàn " CHIỀU THU "
"HOA CỎ MAY ", mãi " TƯƠNG TƯ "
"ĐÀN TÔI ", " THỜI TRƯỚC " phiêu du một đời
Từ "VŨNG NƯỚC", đến "NHÀ TÔI "
"THANH ĐẠM", " XÂY LẠI CUỘC ĐỜI" tự do
Và "GIẤC MƠ ANH LÁI ĐÒ"
Thêm "VÀI NÉT HUẾ " nón thơ che đầu
"NHẠC XUÂN" nghe "CHUYỆN SÁO DIỀU "
Chuyện "ĐÔI KHUYÊN BẠC "thêm yêu xóm làng
"SAO CHẲNG VỀ ĐÂY " bướm vàng ?
"DIỆU VỢI "đến Mộc - hoa - trang xa vời
"EM VỚI ANH " có thế thôi
Cũng như khách lạ, gặp rồi sang ngang
Lá hoa đỏ "TẶNG KIÊN - GIANG "
Có con sông chảy, mênh mang đôi bờ
"BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG " đợi chờ
Nặng tình Nam - Bắc, hồn quê dạt dào
"TỪ ĐÓ VỀ ĐÂY " nghẹn ngào
Mưa xuân hay lệ thấm vào thơ anh .

(những bài thơ của Nguyễn - Bính mình xếp lại theo vần lục bát cho dễ nhớ)

         THUỶ NGUYÊN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

THƠ NGUYỄN BÍNH ĐẮT NHƯ VÀNG

Đồng bào Nam Bộ rất mê thơ Nguyễn Bính, từ năm 1941 thi sĩ vào trong đó, nhiều tờ báo mời Bính tham gia. Ông Tế Xuyên (Hoàng Hữu Tiếp)là chủ một tờ báo đặt Nguyễn Bính làm một bài thơ cho báo mình. Lúc đầu định giá một hào một chữ, sau mặc cả mãi thành một đồng một câu.
Bính thấy Tế Xuyên cò kè hà tiện quá, mới nghĩ cách chơi lại một vố. Bính làm một bài thơ dài 40 câu nhưng chưa đưa vội, đến khi sắp in báo, Bính vẫn nói chưa xong. Chủ bút thấy lo, thay bài khác cũng được, nhưng thiếu thơ Bính thì không được, báo sẽ ế! Vả lại, đã giới thiệu quảng cáo rồi, độc giả họ chửi, họ tẩy chay thì báo chết! Đến ngày in báo, Tế Xuyên phải đế nói khó với Bính làm cho kịp, Bính mới đưa bài thơ ra. Bài thơ nói về xã hội đảo điên, lòng người điên đảo, trong đó có câu: "Thiên hạ đem thơ đọ với tiền" thì Tế Xuyên cho là Bính xỏ mình, đề nghị Bính sửa câu đó và phải sửa ngay mới kịp đưa in. Bính đồng ý sửa ngay, nhưng giá phải gấp đôi. Bí quá, chủ bút đành nhận lời. Bính sửa: "Thiên hạ bao nhiêu mặt chữ điền".
"Mặt chữ điền" tượng trưng người có tâm huyết. Câu thơ tỏ niềm tin vào xã hội còn có người tốt. Thế là được. Song ông chủ báo phải trả bài thơ 80 đồng. Nếu tính chi li, Bính chỉ phải sửa có 5 chữ. Xin nói ró năm đó ở Nam Bộ một xu một tô phở, cơm tháng của công chức là 2 đồng đến 4 đồng, và 1 chỉ vàng là 8 đồng. Vị chi nhuận bút của bài thơ là 1 lạng vàng. Một siêu kỷ lục về giá trị thơ vậy.

Theo Vũ Nam
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Thái Thanh Tâm đã viết:
Ơi những người yêu thơ Nguyễn Bính ! Theo mình, yêu Nguyễn Bính nhưng vì một lý do nào đó mà chép sai thơ ông, đọc sai thơ ông là mới yêu "ang áng" thôi. Thế là vô tình làm ông ấy "buồn" đấy. NB dù đi nhiều, biết nhiều ông vẫn quyết dùng những ngôn ngữ "nhà quê" trong nhiều bài thơ của mình. Đây cũng là một một nét tạo nên cái đặc sắc riêng của thơ ông.
Trong bài TƯƠNG TƯ, ông viết:... Gió mưa là bệnh của giời... Xin thưa : Giời đấy ạ, chứ không phải trời đâu.Rồi trong bài VŨNG NƯỚC ông viết:
Hồn tôi như vũng nước đầy
Em như cữ nắng bẩy ngày chưa thôi
Nắng đưa vũng nước lên giời
Làm mây lơ lửng để rồi làm mưa...
Trong bài HẾT BƯỚM VÀNG có đoạn:
...Em đã sang ngang với một người
Anh còn trồng cải nữa hay thôi
Đêm qua mơ thấy hai con bướm
Khép lại tình chung ở giữa giời...
Trong bài THOI TƠ, ở ngay khổ thơ đầu:
Em lo gì giời gió
Em lo gì giời mưa
Em buồn gì mùa hạ
Em tiếc gì mùa thu...
và còn nhiều nữa.
Với cau, trầu ở vùng quê ông và gần đó, đến tận bây giờ nhiều người vẫn gọi là giàn giầu không, lá giầu không.Còn thơ ông viết từ hơn 70 năm về trước, ông càng dùng những ngôn từ ấy:
Cũng trong bài TƯƠNG TƯ, ở đoạn cuối:
...Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào ?
Và trong bài CHỜ NHAU:
  Láng giềng đã đỏ đèn đâu
  Chờ em ăn dập bã giầu em sang...
Còn TRĂNG nữa. Trong thơ ông, nếu có xuất hiện thì ông dùng từ GIĂNG. Dù ông viết GIỜI, GIẦU, GIĂNG...nhưng đều ở trong ngữ cảnh hợp lý, phù hợp với tình, cảnh, nội dung của bài thơ nên vừa tạo nét riêng vừa gây hứng thú khó quên cho người đọc và yêu thơ ông.
Vài lời nông cạn. Có gì không đúng mong được thứ lỗi và góp ý để càng thấy thêm cái hay, cái đẹp của thơ ông.
Tôi hoàn toàn đồng ý với bác Thái Thanh Tâm. Ở một vài diễn đàn, tôi từng nêu ý kiến của mình về vấn đề này.
Những bài thơ của NB, đầu tiên tôi được biết đến qua lời ru của mẹ, của chị, sau này lớn lên mới biết là của NB.
Khi tôi học tới lớp 8, lớp 9 thì tôi được đọc thơ NB trong một cuốn sổ của người anh là sinh viên khoa văn, Đại học Tổng hợp (sinh viên truyền tay nhau chép). Trong đó vẫn còn nguyên những chữ như giời, giầu, nhời, mái gianh, giăng ... Ví dụ:

"Khi giời lặng lẽ và trong trẻo"

"Cô hái mơ ơi
Chẳng giả nhời nhau lấy một nhời"

"Nhà anh có một giàn giầu".

"Nhà chị giồng cam ở mé sông"

"Bỏ lại vườn cam bỏ mái gianh"

v.v...


Sau này, khi tái bản, hay in báo, người ta đã sửa lại theo đúng lối viết hiện nay. Tuy nhiên do sửa vẫn chưa hết (ví dụ bài "Hoa với rượu" chỗ thì "mái gianh", chỗ thì "mái tranh") nên lại gây nên một sự không thống nhất (xem Ở ĐÂY )

Ngày nay, ở miền quê Nam Định, nhất là các huyện vùng biển, người ta vẫn nói: ông giời, ông giăng, mái gianh ... y như trong thơ Nguyễn Bính.
Vậy Nguyễn Bính có viết sai chính tả không. Tôi nghĩ là không vì lối viết bây giờ sau này người ta mới qui định. Vì vậy theo tôi, không nên sửa lại chính tả cho tiền nhân làm gì.
Rồi họ lại cắt thơ Nguyễn Bính mà không ghi chú "đã cắt ..." nữa chứ (trường hợp bài "Viếng hồn trinh nữ", "Oan nghiệt" là những ví dụ)
Ngay cả các văn bản hành chính, người ta chỉ áp dụng từ ngày ký văn bản thôi chứ không bắt các cụ ngày xưa phải chấp hành. :)
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tuấn Khỉ thuộc dạng hiện đại nhưng vẫn rất khoái kêu "giời".
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Tiếng Việt ngày càng hoàn thiện. Ngày xưa họ viết vậy là đúng, ví dụ Nguyễn Ái Quốc viết "Đường kách mệnh" có sai đâu. Nhưng nếu bây giờ thì không đúng chính tả. Còn "ông giăng", "ông giời" hay con "gà sống thiến" bây giờ có thể vẫn dùng trong văn học, nghệ thuật ở những đoạn đối thoại giữa các nhân vật gốc làng quê, nhất là các cụ cao niên.  
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thuý xinh

Thái Thanh Tâm đã viết:
Ơi những người yêu thơ Nguyễn Bính ! Theo mình, yêu Nguyễn Bính nhưng vì một lý do nào đó mà chép sai thơ ông, đọc sai thơ ông là mới yêu "ang áng" thôi. Thế là vô tình làm ông ấy "buồn" đấy. NB dù đi nhiều, biết nhiều ông vẫn quyết dùng những ngôn ngữ "nhà quê" trong nhiều bài thơ của mình. Đây cũng là một một nét tạo nên cái đặc sắc riêng của thơ ông.
Trong bài TƯƠNG TƯ, ông viết:... Gió mưa là bệnh của giời... Xin thưa : Giời đấy ạ, chứ không phải trời đâu.Rồi trong bài VŨNG NƯỚC ông viết:
Hồn tôi như vũng nước đầy
Em như cữ nắng bẩy ngày chưa thôi
Nắng đưa vũng nước lên giời
Làm mây lơ lửng để rồi làm mưa...
Trong bài HẾT BƯỚM VÀNG có đoạn:
...Em đã sang ngang với một người
Anh còn trồng cải nữa hay thôi
Đêm qua mơ thấy hai con bướm
Khép lại tình chung ở giữa giời...
Trong bài THOI TƠ, ở ngay khổ thơ đầu:
Em lo gì giời gió
Em lo gì giời mưa
Em buồn gì mùa hạ
Em tiếc gì mùa thu...
và còn nhiều nữa.
Với cau, trầu ở vùng quê ông và gần đó, đến tận bây giờ nhiều người vẫn gọi là giàn giầu không, lá giầu không.Còn thơ ông viết từ hơn 70 năm về trước, ông càng dùng những ngôn từ ấy:
Cũng trong bài TƯƠNG TƯ, ở đoạn cuối:
...Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào ?
Và trong bài CHỜ NHAU:
  Láng giềng đã đỏ đèn đâu
  Chờ em ăn dập bã giầu em sang...
Còn TRĂNG nữa. Trong thơ ông, nếu có xuất hiện thì ông dùng từ GIĂNG. Dù ông viết GIỜI, GIẦU, GIĂNG...nhưng đều ở trong ngữ cảnh hợp lý, phù hợp với tình, cảnh, nội dung của bài thơ nên vừa tạo nét riêng vừa gây hứng thú khó quên cho người đọc và yêu thơ ông.
Vài lời nông cạn. Có gì không đúng mong được thứ lỗi và góp ý để càng thấy thêm cái hay, cái đẹp của thơ ông.


Thơ Nguyễn Bính mang đậm chất nhà quê. Chính vì thế, ngôn ngữ thơ cũng rất "quê". Có thể, cách nói như Nguyễn Bính là lạc hậu, ngày nay không còn được sử dụng nữa, hoặc có chăng chỉ có những người lớn tuổi còn hiểu và sử dụng thì nó vẫn cần được tôn trọng. Bởi lẽ, đó là phong cách nghệ thuật, là lối sử dụng ngôn ngữ đã trở thành nét ổn định trong thơ Nguyễn Bính. Câu thơ sẽ kém hay đi rất nhiều nếu như "phổ thông hóa" những từ ngữ vốn đã được "cộp dấu" Nguyễn Bính. Nói tóm lại, khi trích dẫn tác phẩm của Nguyễn Bính nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung, cần chú ý đến độ chính xác của nó để có được cái nhìn đúng đắn nhất về giá trị của một tác phẩm văn học.
sau cơn mưa trời lại nắng...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Mình yêu thơ Nguyễn Bính rất nhiều. Những ngôn từ ông dùng rất chân thật gần gũi với người quê. Mỗi lần đọc thơ Nguyễn Bính mình rất nhớ bà ngoại nhớ mẹ. Vì bà và mẹ hay dùng những từ như thế.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 7 trang (65 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối