Trang trong tổng số 23 trang (229 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Xin cùng suy ngẫm !

 Tình yêu là thứ không định nghĩa được . Nó đã có từ rất lâu nhưng không có tuổi . Nó mang sức mạnh ghê gớm nhưng cũng rất yếu đuối . Nó tự sinh ra , lớn lên và có thể mất đi trong một con người không theo quy luật bảo toàn !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Con người tiến hoá từ con vật. Các đặc tính "vật" ngày càng được cải tiến, tiêu biến dần đi. Duy nhất tình yêu luôn chứa một tỷ trọng vật/người là 50/50, không đổi cùng thời gian, bất chấp sau này, con người có tiến hoá thành con gì!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Khi nói " Con người " , có ai đó chiết tự để cho rằng bên trong con người có hai phần : " con " và " người " . Trong phần " người " với cuộc sống hoàn hảo gồm cả vật chất và tinh thần . Trong đó có tình yêu . ở phần " con " cái nửa thứ hai mang nặng bản năng , thú tính . Với động vật cấp cao , phần  " tinh thần " bắt đầu manh nha , le lói một loại tình cảm bầy đàn , lứa đôi . Thứ đó liệu có thể coi là tình yêu chăng ?
    Con người sẽ " Tiến " tới đâu ? Chắc hẳn phải ngày càng hoàn thiện và tình yêu cũng mang nhiều mầu sắc mới phù hợp với hoàn cảnh sống mới ! Có thể một ngày nào đó , một nền văn minh khác trong vũ trụ giao thoa với con người Trái đất để tạo nên âm hưởng , cung bậc rất mới mẻ cho tình yêu . dù vậy nó vẫn được gọi là Tình Yêu vì nó là của Con Người !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Hiện tượng đẩy ngữ nghĩa “ cao ” lên

         Có nhiều trường hợp muốn khảng định ý ngĩa của một từ hay một câu theo hướng mạnh hơn , nặng hơn , gây ấn tượng hơn người ta đã dùng cách thêm vào từ cũ , câu cũ những thành phần khác . Hiện tượng này rất phổ biến trong ngôn ngữ giao tiếp dân gian .
         Nói đến “ Tết ” thì mọi trường hợp đều hàm ý vui rồi . Đặc biệt tết nguyên đán . Ngày xưa cuộc sống khó khăn . Người lao động quanh năm vất vả chỉ chờ tết đến mới được nghỉ ngơi , ăn ngon , mặc đẹp hơn . Nhiều công việc lấy cái mốc tết để hoàn thành . Đối với trẻ con thì khỏi cần nói chúng háo hức mong tết đến nhường nào . Chính vì vậy mọi người đều chờ tết . Sự chờ đợi nào mà chẳng dài đằng đẵng . Thế rồi cụm từ “ Có mà chờ đến tết ” hay “ Đến tết nhé ” ... xuất hiện như một cách cho biết rằng “ Còn lâu ” . Không chịu dừng ở đó . Để khảng định hơn tính còn lâu này , người ta thêm vào để thành nào là “ Tết  Tây ” , “ Tết Tây đen ” , “ Tết Tây Công Gô ”
Gô ”...cho độc đáo hơn , vui tai hơn .
         Nói đến “ Ngu ” người ta hay lấy loài vật để ám chỉ . Thường là bò hoặc lợn . “ Ngu như bò ” . Nhưng chưa thỏa mãn lắm . Phải là “ Bò I-Pha Nho ” mới sướng tai vì loại bò tót này ngu đến nỗi cứ lao vào tấm vải mầu mà húc chí mạng . Vậy mới có câu “ Ngu như bò I-Pha- nho” là thế !
         Còn nói đến “ Dốt ” bảo “ Dốt đặc ” là được chứ gì . Vì đầu óc đặc sệt nên không có chỗ cho nhận thức , tri thức . Thế nhưng để nâng cao “ độ đặc ” ấy lên người ta thêm vào “ cán mai ” . Chưa đủ , phải là “ cán mai táu ” mới đặc , mới chắc  . Thế là thành câu dài hơn một từ “ Dốt ” nhiều . “ Dốt đặc cán mai táu ”
         Những trường hợp trên nằm trong phạm vi ngôn ngữ giao tiếp dân gian . Đôi lúc trong những câu với ý nghĩa rộng lớn hơn , trường hợp sử dụng nghiêm túc hơn cũng có xu hướng “ đẩy cao ” ý nghĩa sử dụng lên . Chẳng hạn , thành ngữ “ Lá lành đùm lá rách ” được bổ sung thêm vào “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều ” để nâng độ đùm bọc lên . Trong kháng chiến chống Mỹ , khẩu hiệu “ Thóc không thiếu một cân , quân không thiếu một người ” được một số địa phương nâng lên “ Thóc thừa cân , quân thừa người ” để nâng cao quyết tâm lên .
         Tản mạn đôi điều như trên để khảng định một hiện tượng trong quá trình phát triển ngôn ngữ chắc rằng không phải chỉ riêng tiếng Việt .
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Lý Viẽn Giao đã viết:
Khi nói " Con người " , có ai đó chiết tự để cho rằng bên trong con người có hai phần : " con " và " người " . Trong phần " người " với cuộc sống hoàn hảo gồm cả vật chất và tinh thần . Trong đó có tình yêu . ở phần " con " cái nửa thứ hai mang nặng bản năng , thú tính . Với động vật cấp cao , phần  " tinh thần " bắt đầu manh nha , le lói một loại tình cảm bầy đàn , lứa đôi . Thứ đó liệu có thể coi là tình yêu chăng ?
    Con người sẽ " Tiến " tới đâu ? Chắc hẳn phải ngày càng hoàn thiện và tình yêu cũng mang nhiều mầu sắc mới phù hợp với hoàn cảnh sống mới ! Có thể một ngày nào đó , một nền văn minh khác trong vũ trụ giao thoa với con người Trái đất để tạo nên âm hưởng , cung bậc rất mới mẻ cho tình yêu
. dù vậy nó vẫn được gọi là Tình Yêu vì nó là của Con Người !
Thưa Bác LVG,
Một đồng đội của tôi, Bác Bảo Sinh, có câu, nghe chừng có thể lý giải được phần nào về "con" và "người" của Con người, xin đọc biếu Bác, để tham khảo:
Khi mê, TÌNH chỉ là TÌNH,
Ngộ rồi mới biết trong TÌNH có DÂM.
Khi mê, DÂM chỉ là DÂM,
Ngộ rồi mới biết trong DÂM có TÌNH.

Tiểu đệ thì thấy đúng là như vậy.
Mà hầu như tất cả mọi người, đều muốn dịch "Bài thơ tình" của mình ra "Văn xuôi" cả, chứ không muốn để ở trong tủ kính.

Kính Bác
Có gì không phải, xin Bác bỏ qua, như Đệ chưa nói.
Hà Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phượng Hoàng _Lửa

Lý Viẽn Giao đã viết:
Hiện tượng đẩy ngữ nghĩa “ cao ” lên

.....................
dụng lên . Chẳng hạn , thành ngữ “ Lá lành đùm lá rách ” được bổ sung thêm vào “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều ” để nâng độ đùm bọc lên
Hiện nay đã xuất hiện thành ngữ : "Lá rách ít đùm lá rách tơi tả" :D
"Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại"
______________________________________
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Khi mở máy , tôi nhận được hai ý kiến phản hồi một lúc . Vì vậy xin phép được trả lời hai bạn Hà Như và Phượng Hoàng Lửa của tôi trong một bài viết chung . Mong các bạn lượng thứ !
         Trong khúc thơ được trích  hẳn bác Bảo Sinh viết về con người rồi ! “ Tình” có thể hiểu là tình cảm , tình yêu . Đó thuộc về phần “ Người” . “ Dâm” là yếu tố duy trì nòi giống , là bản năng phải chăng là của phần “ Con” ? Con người có cả hai thứ đó cả khi “ Mê” và khi “ Ngộ ra” ( tỉnh ) , điều đó chả quá đúng sao ? Có điều khi “ Vào” thơ phải viết sao cho ý ấy thành “ Thơ” thôi mà !
         Còn như “ Lá rách ít đùm lá rách tả tơi” âu cũng là một cách “ Đẩy ngữ nghĩa cao lên” như bài viết ngắn ta đã bàn !
         Vâng ! ý của hai bạn đều rất đồng thuận với của tôi . Cảm ơn hai bạn !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Vui vui chút xíu !

- Cậu có thấy sự chênh lệch quá lớn về tuổi tác của họ không . Chàng ba mươi lăm , nàng mới hai mươi ?
- Cậu thật chẳng nhìn xa chút nào . Sau này , khi cụ ông một trăm tuổi còn cụ bà tám mươi lăm . Thử hỏi có rất đẹp đôi không !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lý Viẽn Giao

Xin cùng suy ngẫm :

       Khuôn mặt nào khi gắn một nụ cười
       đều trở nên đẹp và thân thiện hơn !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tiểu Thanh Đình

Anh LVG ơi cho Thanh Đình quậy 1 chút, anh cứ xem cái ảnh của Thiên Nga chụp nụ cười của Thanh Đình là anh thấy mà :D
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 23 trang (229 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối