Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [43] [44] [45] [46] [47] [48] [49] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chằn tinh Shrek đã viết:
Có một từ mà nhiều người không cùng quan điểm. Đó là động từ: DANG. Tôi đọc Kiều có đoạn:

Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về.

Vậy nhưng có một số người nhất quyết cho rằng dùng từ DANG hay GIANG gì cũng được. Vậy theo mọi người nên như thế nào là hợp lẽ?
Theo Từ điển Chính tả của Hoàng Phê (Giải thưởng Nhà nước về Khoa học và Công nghệ năm 2005), NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, năm 2006:
- Trang 62, dang: chim dang cánh bay, đứng dang ra, dang nắng, dang dở, dẻo dang, dềnh dang, dở dang.
- Trang 105, giang: con chim giang, ống giang, buộc bằng lạt giang, giang biên, giang cảng, giang hà, giang hồ, giang mai, giang san (sơn), giang đò, già giang, giỏi giang, nông giang, quá giang.
21.50
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Chằn tinh Shrek đã viết:
Có một từ mà nhiều người không cùng quan điểm. Đó là động từ: DANG. Tôi đọc Kiều có đoạn:

Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về.

Vậy nhưng có một số người nhất quyết cho rằng dùng từ DANG hay GIANG gì cũng được. Vậy theo mọi người nên như thế nào là hợp lẽ?
Biết đâu nói đấy, xin mạo muội góp vài lời về từ ngữ:
1- Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về.
Bản chữ Nôm Kiều của Nguyễn Du, chữ Dang phải đọc là Dan, (Bộ Thủ và chữ Lan) chữ có từ khi chưa có Ngữ pháp tiếng Việt quốc ngữ, nghĩa như Dang. Người biết Hán Nôm đọc là:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
khi viết phiên âm thì Dan tay, Dang tay, Giang tay đều đúng.
Như vậy, thời gian, thổ âm, thổ ngữ, chữ quốc ngữ đã làm biến âm.

2- Việc biến âm, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi quá trình chuẩn hoá tiếng Việt; cho nên, đối với văn bản cổ, việc đọc ngày xưa cốt để hiểu nghĩa, so với thuật ngữ pháp ngày nay có thể có rất nhiều thay đổi, là lẽ đương nhiên.
Ví dụ:
a- Đức Chúa lời, ngày nay đọc là Đức chúa trời.
b- Đau lòng mỏi miệng cái da da.
Người đọc mọi thời phải chấp nhận theo cách của Bà: Da da là con chim Đa đa.
Chữ Da da này vốn là chữ Nôm, đã làm một nhà thơ có tên tuổi bị ngượng; vì vội đánh giá Bà Huyện Thanh Quan nói ngọng, viết sai chính tả, và chữa lại thành Gia gia.
vv... và vv....

3- Khi đọc văn bản, ta nên chú ý phân loại nguồn gốc văn bản.
Nếu là văn bản hiện đại, hãy lấy quy chuẩn ngữ pháp để "săm soi".
Còn đối với văn bản cổ điển, nên đặt mình vào bối cảnh, ngữ cánh của văn bản để xem xét.

4- Nếu không có Bản Ngữ pháp quy định, khi ký âm phương ngữ bằng chữ quốc ngữ còn phức tạp hơn nhiều.
Nhật thành Nhựt, Trần Quốc Tuấn thành Trần Quấc Tuấn, Trần Quấc Tuấng
Nhưng đọc được những dòng như vậy, ta nên chú ý đến năm tháng xuất bản, thì sẽ không thấy bị áy náy.
Nếu ta tiếp nhận được tất cả, thì là điều rất đáng quý.

..

Hà Như
15.00
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Rất cảm kích vì những dòng diễn giải rất thuyết phục của bác Hà Như. Những dòng này khiến mọi người được dịp mở mắt với nhiều điều còn hoài nghi. Dám xin bác quá bước qua link dưới đây để cho vài lời về bài thơ sau:

http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=VihWQ0oHxLJEm7TL6C4iEQ&Page=5
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hà Như đã viết:
Đau lòng mỏi miệng cái da da.
Người đọc mọi thời phải chấp nhận theo cách của Bà: Da da là con chim Đa đa.
Chữ Da da này vốn là chữ Nôm, đã làm một nhà thơ có tên tuổi bị ngượng; vì vội đánh giá Bà Huyện Thanh Quan nói ngọng, viết sai chính tả, và chữa lại thành Gia gia.

Hà Như
@ bác Hà như! Vậy mà lâu nay em cứ nghĩ "gia gia" (nhà) là đúng  vì nó đối với "quốc quốc" (nước).
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Hà Như đã viết:
  Thương nhà mỏi miệng cái da da. (và đã sửa)
   Người đọc mọi thời phải chấp nhận theo cách của Bà: Da da là con chim Đa đa.
   Chữ Da da này vốn là chữ Nôm, đã làm một nhà thơ có tên tuổi bị ngượng; vì vội đánh giá Bà Huyện Thanh Quan nói ngọng, viết sai chính tả, và chữa lại thành Gia gia.

   Hà Như
Lê Tâm viết,
@ bác Hà như! Vậy mà lâu nay em cứ nghĩ "gia gia" (nhà) là đúng  vì nó đối với "quốc quốc" (nước).

Lê Tâm mến,
Đây là hai câu thơ, mà theo Hà Như và những người cùng trường phái, cho là một tuyệt đỉnh thơ ca cổ.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái da da.

Thơ được viết bằng chữ Nôm. Hai chữ cuốc cuốc, chữ Nôm mượn hai chữ Hán quốc quốc 國國  làm âm đọc, bên phải mỗi chứ có thêm một dấu phẩy thành 國'國' thành cuốc cuốc.
Tương tự như vậy, hai chữ da da, mượn hai chữ gia gia 家家 làm âm đọc, bên phải mỗi chứ có thêm một dấu phẩy thành 家'家' da da; hiểu theo nghĩa là con chim Đa đa.
Ngoài các chữ thể hiện con Cuốc cuốc và Da da ta còn hình dung ra các chữ Quốc quốc và Gia gia.
Cái hay là xuất phát từ cách dùng chữ, vừa hóc búa, đúng tình, đúng nghĩa.
Ngoài ra, Cuốc cuốc còn có tên là chim Đỗ Quyên, Đỗ Vũ; tên một ông vua đất Thục bị mất nước, vào rừng hoá thành con chim này. Đầu mùa hè, nó kêu, nghe rất thảm thiết, người ta thường gán cho chữ Đỗ quyên đề huyết, nghĩa là, Đỗ quyên kêu chảy máu mắt, thương cho nỗi mất nước.
Việc Bà Huyện Thanh Quan dùng điển này, cho bài thơ Việt, chữ Nôm, hay là hay như vậy.
Mạo muội lướt qua vấn đề học thuật, có gì chưa thuận tai, mong các bạn đọc đính chính.

Hà Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

Chằn tinh Shrek đã viết:
Rất cảm kích vì những dòng diễn giải rất thuyết phục của bác Hà Như. Những dòng này khiến mọi người được dịp mở mắt với nhiều điều còn hoài nghi. Dám xin bác quá bước qua link dưới đây để cho vài lời về bài thơ sau:

http://www.thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=VihWQ0oHxLJEm7TL6C4iEQ&Page=5
Chằn mến, có phải Chằn định hỏi về 2 câu này không?
Xui gia hớn hở mừng vui tiếp
Bác họ hân hoan thoả đợi trông

Chữ Xui, nghĩa là gì, Hà Như không biết.
Nhưng nếu Xui gia nghĩa là Thông gia, thì câu trên thất đối.
Còn Xui là từ dùng để chỉ người, thì vẫn đối đấy chứ.

HN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Tình trăng

Em biết chăng tình ta với em
Là tình thi sĩ với trăng đêm
Ta nhìn say đắm bên song cửa
Em sáng lung linh cách mái thềm
Em đến khi tròn khi lại khuyết
Em đi lúc sớm lúc về khuya
Hồn ta thao thức cùng tinh tú
Thơ đính Ngân Hà lấp lánh kia.

Về bài này bác ạ! Bài này lỗi quá nặng đối với một bài Đường Luật phải không bác?
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hà Như

@ Chằn,
Chằn viết:
Tình trăng
Em biết chăng tình ta với em
Là tình thi sĩ với trăng đêm
Ta nhìn say đắm bên song cửa
Em sáng lung linh cách mái thềm
Em đến khi tròn khi lại khuyết
Em đi lúc sớm lúc về khuya
Hồn ta thao thức cùng tinh tú
Thơ đính Ngân Hà lấp lánh kia.
Về bài này bác ạ! Bài này lỗi quá nặng đối với một bài Đường Luật phải không bác?

Đúng, bài này chỉ là bài thơ thể tự do. Mà thơ thể tự do thì khó bàn lắm, hoặc chẳng có gì để bàn.
1- Đầu tiên, khi tiếp xúc một bài thơ kiểu như vậy, hãy hỏi tác giả có định làm thơ Đường luật không đã.
2- Nếu tác giả đề nghị xem và góp ý về Đường luật, thì ta xem qua niêm luật, rồi xem hai câu đối.
3- Ngoài ra Đường luật có nhiều cấp độ chơi khác nhau,
Đúng Niêm Luật Đối Vần mới là sạch nước cản, như trong chơi cờ.
Sau nữa là Điệu, Ý, Tứ, Điển cố (không cứ là phải của Tàu), Liên tưởng ... để có cái gì đấy nằm ngoài con chữ.
ít nhất phải làm được như kiểu học trò đi thi ngày trước, xin xem các bài mẫu của các thầy dạy học trò, mà Hà Như thấy Nguyễn Khuyến rất chuẩn.
4- Các nhà thơ giỏi không coi trọng Đường luật lắm, mặc dù họ thừa sức làm, nhưng để tránh tiếng với lũ học trò, họ cố tình "phá luật", còn câu đối của họ thì chuẩn lắm. Trong Thơ đời Đường, tỉ lệ thơ Đường luật không phải là cao; ông Tống Chi Vấn là người chủ trương và đưa vào thi cử, cũng không có nhiều bài.
5- Có bài nào đấy, Chằn cho là Hoạ thơ là cách chơi bậc cao nhất, có phải không nhỉ ? Nhưng không phải là tất cả, càng không phải là nhiều.
Kiểu Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường mới dám liệt vào hàng "chơi".
Các bài Hoạ của những người chưa đủ kiến thức, chỉ qua là Bài tập, rất khó thành Tác phẩm.
6- Mong rằng, trong ta đây, kể cả Chằn và Lão mỗ, hãy cố gắng gọt dũa lấy một số bài để sau này, bạn đọc có thể đọc trong phần lưu trữ của Thi viện, chứ không chỉ trong diễn đàn.

Hà Như
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Đa tạ bác Hà Như với những dòng  bộc bạch thật quí giá với đám hậu sinh đây
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buivanxuong

Tại hội thảo "Triết lý Giáo dục...",Vị GS Thái Duy Tuyên,được Vietnamnet ngày 20-8 dẫn lời nói rằng:"Ta có triết lý,NHƯNG MÀ GIỜ CHỈ CẦN tổng kết lại".
Xương tôi đành ngửa cổ lên trời mà than rằng:GS của ta "cơ triết lý giáo dục" mà nói ra thì chẳng "TRIẾT",chẳng "LÝ" chút nào.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [43] [44] [45] [46] [47] [48] [49] ... ›Trang sau »Trang cuối