Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Anh hùng & mỹ nhân

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
hà ngọc hoàng đã viết:
Diệp Y Như đã viết:

Một lần làm việc ở thư viện trường, mình đọc được một truyện ngắn của một nhà văn hiện đại Trung Quốc kể về Lý Bạch (truyện hư cấu) Trong đó, nhân vật Lý Bạch ("nhân vật" chứ không phải "nhà thơ"): "Thơ hay cốt ở ý, không phải ở khí"
Âu cũng là một cách cảm nhận về thơ văn. Và mình phản đối cách cảm nhận đó. Nếu mình là nhà văn ấy, mình sẽ viết ngược lại: "Thơ hay ở khí, không phải ở ý" Khí hay, thì ý mới hay. Lấy ví dụ về bài "Cảm hoài" của Đặng Dung. Có nhiều ý kiến cho rằng bài thơ không hay vì câu: "Thời lai đồ điếu thành công dị/Vận khứ anh hùng ẩm hận đa" ý không mới, trước đó đã có nhiều bài thơ có ý giống như vậy.
Nhưng theo mình, Đặng Dung làm thơ đâu phải để cho người khác đọc, cũng như nhà thơ làm thơ không phải để in sách. Thơ chẳng phải là nguồn tâm sự, là nỗi lòng của người viết đó sao. Khi đánh giá một nỗi lòng, thiết nghĩ chỉ là đánh giá nỗi lòng ấy tha thiết đến mức nào, cao cả đến mức nào. Thơ hay là diễn tả được nỗi lòng ấy. Còn ý chỉ là cách diễn tả, là công cụ mà thôi (công cụ diễn tả của ý là lời). Thế mới có câu: "Nhị cú tam niên đắc/ Nhất ngâm song lệ lưu"
Nhìn chung, mình phản đối quan niệm cho rằng cái chính của văn chương là câu chữ. Câu chữ cũng quan trọng, nhưng tư tưởng hàm chứa trong văn chương mới làm nên giá trị văn chương. Thơ hay là thơ diễn tả được nỗi lòng, tình cảm tha thiết của nhà thơ, mà diễn tả được "khí" là một mặt.
Mình chỉ bày tỏ một cách cảm thụ thơ văn. Mình còn nhỏ, thiển cận, rất mong mọi người giúp đỡ.
theo anh thì lý bạch nói rất trí lý

Cách đây nhiều năm, mình có đọc một cuốn sách bàn về nghệ thuật của nhà thơ người Pháp Paul Valéry. Ông cho rằng, điều khác biệt của ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi ở chỗ này: Ngôn ngữ văn xuôi (hay nói đúng hơn là không thơ) khi nói lên, vừa được hiểu thì ngay lập tức biến mất câu và chữ, thay vào đó, người ta chỉ còn nhớ đến những cảm nhận, ý tưởng, hành động mà lời văn nói tới. Ngược lại, ngôn ngữ thơ ca sau khi được đọc lên, được thấu hiểu, thì không biến mất, mà nó còn lại, như thể một lần nữa hiện lên từ tro tàn để rồi lặp lại mãi mãi vô cùng tận dưới hình thức thể hiện mà nhà thơ đã tạo ra.

Mình trích ý này để muốn nói, theo mình, cả khí, cả ý đều quan trọng. Bằng không thơ sẽ là văn xuôi! Ranh giới giữa thơ ca và văn xuôi đến giờ người ta vẫn đang tranh cãi, nhưng mình thích ý kiến của P. Valery
một bài thơ hay rất giống một bài hát hay
nhạc và lời rất giống khí và ý của bài thơ

một bài hát hay người ta đánh giá cao nhạc hay lời?
một giảng viên bảo nhạc quan trọng, theo mình lời chiếm 6 nhạc chiếm 4
còn nói về bài hát hay thì quan trọng nhất vẫn là ca sĩ thể hiện
Làm trai chí lớn xưa nay hiếm
Thiếu nữ trong tranh được mấy người
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
hà ngọc hoàng đã viết:
Diệp Y Như đã viết:

Một lần làm việc ở thư viện trường, mình đọc được một truyện ngắn của một nhà văn hiện đại Trung Quốc kể về Lý Bạch (truyện hư cấu) Trong đó, nhân vật Lý Bạch ("nhân vật" chứ không phải "nhà thơ"): "Thơ hay cốt ở ý, không phải ở khí"
Âu cũng là một cách cảm nhận về thơ văn. Và mình phản đối cách cảm nhận đó. Nếu mình là nhà văn ấy, mình sẽ viết ngược lại: "Thơ hay ở khí, không phải ở ý" Khí hay, thì ý mới hay. Lấy ví dụ về bài "Cảm hoài" của Đặng Dung. Có nhiều ý kiến cho rằng bài thơ không hay vì câu: "Thời lai đồ điếu thành công dị/Vận khứ anh hùng ẩm hận đa" ý không mới, trước đó đã có nhiều bài thơ có ý giống như vậy.
Nhưng theo mình, Đặng Dung làm thơ đâu phải để cho người khác đọc, cũng như nhà thơ làm thơ không phải để in sách. Thơ chẳng phải là nguồn tâm sự, là nỗi lòng của người viết đó sao. Khi đánh giá một nỗi lòng, thiết nghĩ chỉ là đánh giá nỗi lòng ấy tha thiết đến mức nào, cao cả đến mức nào. Thơ hay là diễn tả được nỗi lòng ấy. Còn ý chỉ là cách diễn tả, là công cụ mà thôi (công cụ diễn tả của ý là lời). Thế mới có câu: "Nhị cú tam niên đắc/ Nhất ngâm song lệ lưu"
Nhìn chung, mình phản đối quan niệm cho rằng cái chính của văn chương là câu chữ. Câu chữ cũng quan trọng, nhưng tư tưởng hàm chứa trong văn chương mới làm nên giá trị văn chương. Thơ hay là thơ diễn tả được nỗi lòng, tình cảm tha thiết của nhà thơ, mà diễn tả được "khí" là một mặt.
Mình chỉ bày tỏ một cách cảm thụ thơ văn. Mình còn nhỏ, thiển cận, rất mong mọi người giúp đỡ.
theo anh thì lý bạch nói rất trí lý

Cách đây nhiều năm, mình có đọc một cuốn sách bàn về nghệ thuật của nhà thơ người Pháp Paul Valéry. Ông cho rằng, điều khác biệt của ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi ở chỗ này: Ngôn ngữ văn xuôi (hay nói đúng hơn là không thơ) khi nói lên, vừa được hiểu thì ngay lập tức biến mất câu và chữ, thay vào đó, người ta chỉ còn nhớ đến những cảm nhận, ý tưởng, hành động mà lời văn nói tới. Ngược lại, ngôn ngữ thơ ca sau khi được đọc lên, được thấu hiểu, thì không biến mất, mà nó còn lại, như thể một lần nữa hiện lên từ tro tàn để rồi lặp lại mãi mãi vô cùng tận dưới hình thức thể hiện mà nhà thơ đã tạo ra.

Mình trích ý này để muốn nói, theo mình, cả khí, cả ý đều quan trọng. Bằng không thơ sẽ là văn xuôi! Ranh giới giữa thơ ca và văn xuôi đến giờ người ta vẫn đang tranh cãi, nhưng mình thích ý kiến của P. Valery
Anh Hà Ngọc Hoàng đừng nói thế, đấy không phải là lời Lý Bạch, đấy là lời của tác giả truyện ngắn ấy. Còn em thì cho rằng Lý Bạch nói khác cơ ^^'
Cháu tán đồng với cô Hoa Xuyên Tuyết, ý kiến của nhà thơ Pháp rất toàn diện. Nhưng cháu vẫn nghĩ rằng, cái "khí" hay rộng hơn là cái "thần" của bài thơ đã quyết định lời thơ, chứ không phải là ngược lại, tức là, lời thơ hay là do "thần" và "khí" tạo ra, chứ không hoàn toàn do những gọt giũa trau chuốt kỹ năng.
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

BuiQuocTai

Thế nào là một bài thơ hay? trước đây khi mới tập tành viết thơ tôi cũng tự đặt câu hỏi như vậy.rồi tự tìm câu trả lời...nhưng chưa thoả mãn , vì :
1: Thơ không phải như toán học ( tôi rất yêu toán học )ta không đặt công thức cho nó được.Nếu nó có công thức thì thơ quả là ...chán, chính vì nó không có công thức nên nói về riêng chuyện tình yêu thôi đã có hàng trăm , hàng nghìn bài rung cảm người đọc nhưng không bài nào giống bài nào .Đó là cái tuyệt vời của thơ( ca ).
2: Tôi thiển nghĩ thơ chỉ nên viết khi tâm hồn rung cảm thật sự , vui mừng hạnh phúc thật sự, đau đớn thật sự thì nó mới hay được .Sự rung cảm chân thành đó sẽ tạo ra hút tuyệt vời của câu chữ , ngôn từ ,thơ phải lay động được chính tác giả đã rồi hãy nghĩ đến chuyện lay động người đọc.
3.xưa nay, nghệ thuật vốn sinh ra từ lao động sản xuất vì có lao động con người đã đẻ mọi hình thái nghệ thuật khác nhau (trong đó có thơ )do đó ta không thể ngồi đợi cảm xúc đến mà hãy lao động, lao động thật nhiều để mà xúc cảm, mà viết , viết thật trân thành với chính ta đã rồi hãy suy nghĩ ,  sửa câu chữ cho có vần điệu , cho rõ tứ thơ ( quan trọng lắm đó)cho không gian bài thơ nó mênh mang , lan toả , nó lay động người đọc .
4.các bạn hãy viết đi, bắt đầu từ  lao động của các bạn ,từ sự chân thành của cảm xúc...
5. Mình muốn trao đổi quan điểm ,suy nghĩ về thơ và công tác sáng tác thơ với tất cả mọi người , mình để lại nick các bạn có thể chát với mình sau 8 h tối : yeucuocsong.yeucuocsong@yahoo.com.vn, rất hân hạnh làm quen với các bạn.
                                    25/11/2008
                                    Bùi Quốc Tài
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Diệp Y Như đã viết:
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
hà ngọc hoàng đã viết:
Diệp Y Như đã viết:

Một lần làm việc ở thư viện trường, mình đọc được một truyện ngắn của một nhà văn hiện đại Trung Quốc kể về Lý Bạch (truyện hư cấu) Trong đó, nhân vật Lý Bạch ("nhân vật" chứ không phải "nhà thơ"): "Thơ hay cốt ở ý, không phải ở khí"
Âu cũng là một cách cảm nhận về thơ văn. Và mình phản đối cách cảm nhận đó. Nếu mình là nhà văn ấy, mình sẽ viết ngược lại: "Thơ hay ở khí, không phải ở ý" Khí hay, thì ý mới hay. Lấy ví dụ về bài "Cảm hoài" của Đặng Dung. Có nhiều ý kiến cho rằng bài thơ không hay vì câu: "Thời lai đồ điếu thành công dị/Vận khứ anh hùng ẩm hận đa" ý không mới, trước đó đã có nhiều bài thơ có ý giống như vậy.
Nhưng theo mình, Đặng Dung làm thơ đâu phải để cho người khác đọc, cũng như nhà thơ làm thơ không phải để in sách. Thơ chẳng phải là nguồn tâm sự, là nỗi lòng của người viết đó sao. Khi đánh giá một nỗi lòng, thiết nghĩ chỉ là đánh giá nỗi lòng ấy tha thiết đến mức nào, cao cả đến mức nào. Thơ hay là diễn tả được nỗi lòng ấy. Còn ý chỉ là cách diễn tả, là công cụ mà thôi (công cụ diễn tả của ý là lời). Thế mới có câu: "Nhị cú tam niên đắc/ Nhất ngâm song lệ lưu"
Nhìn chung, mình phản đối quan niệm cho rằng cái chính của văn chương là câu chữ. Câu chữ cũng quan trọng, nhưng tư tưởng hàm chứa trong văn chương mới làm nên giá trị văn chương. Thơ hay là thơ diễn tả được nỗi lòng, tình cảm tha thiết của nhà thơ, mà diễn tả được "khí" là một mặt.
Mình chỉ bày tỏ một cách cảm thụ thơ văn. Mình còn nhỏ, thiển cận, rất mong mọi người giúp đỡ.
theo anh thì lý bạch nói rất trí lý

Cách đây nhiều năm, mình có đọc một cuốn sách bàn về nghệ thuật của nhà thơ người Pháp Paul Valéry. Ông cho rằng, điều khác biệt của ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi ở chỗ này: Ngôn ngữ văn xuôi (hay nói đúng hơn là không thơ) khi nói lên, vừa được hiểu thì ngay lập tức biến mất câu và chữ, thay vào đó, người ta chỉ còn nhớ đến những cảm nhận, ý tưởng, hành động mà lời văn nói tới. Ngược lại, ngôn ngữ thơ ca sau khi được đọc lên, được thấu hiểu, thì không biến mất, mà nó còn lại, như thể một lần nữa hiện lên từ tro tàn để rồi lặp lại mãi mãi vô cùng tận dưới hình thức thể hiện mà nhà thơ đã tạo ra.

Mình trích ý này để muốn nói, theo mình, cả khí, cả ý đều quan trọng. Bằng không thơ sẽ là văn xuôi! Ranh giới giữa thơ ca và văn xuôi đến giờ người ta vẫn đang tranh cãi, nhưng mình thích ý kiến của P. Valery
Anh Hà Ngọc Hoàng đừng nói thế, đấy không phải là lời Lý Bạch, đấy là lời của tác giả truyện ngắn ấy. Còn em thì cho rằng Lý Bạch nói khác cơ ^^'
Cháu tán đồng với cô Hoa Xuyên Tuyết, ý kiến của nhà thơ Pháp rất toàn diện. Nhưng cháu vẫn nghĩ rằng, cái "khí" hay rộng hơn là cái "thần" của bài thơ đã quyết định lời thơ, chứ không phải là ngược lại, tức là, lời thơ hay là do "thần" và "khí" tạo ra, chứ không hoàn toàn do những gọt giũa trau chuốt kỹ năng.
Hoàn toàn đồng ý với Diệp Y Như!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Em thì nghĩ nếu có cả hai thì hơn :P
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

THƠ HAY TRƯỚC HẾT PHẢI THẬT

      Thế nào là một bài thơ hay? Chủ đề này thật thú vị. Có bạn nói thơ hay trước hết phải thật, có bạn cho rằng phải đạt được tiêu chuẩn chân, thiện, mỹ. Có người thiên về chữ nghĩa, cố tìm ra những chữ lạ mà … chỉ mình hiểu được, còn nếu độc giả hiểu được thì lại thấy khả năng diễn đạt không hơn gì những chữ đã sẵn có. Lại có người thiên về niêm luật, làm thơ như để “chơi thơ”.
      Tôi chẳng được học lý luận cơ bản về vấn đề này, chỉ đọc lõm bõm ở các sách báo. Tôi thấy ý kiến nào cũng có lý. Tuy nhiên, tôi thiên về ý kiến cho rằng thơ hay trước hết phải thật.
      Xin ví dụ hai bài thơ: “Núi đôi” của Vũ Cao và “Gửi em cô thanh niên xung phong” của Phạm Tiến Duật. Hai bài thơ này, xét về chữ chẳng có gì gọi là cố chau chuốt. Nhưng thực ra tác giả đã cố không chau chuốt để được một bài thơ hay. Cố không chau chuốt thì lao động vất vả hơn là cố chau chuốt nhiều. Bài thơ cũng không có câu nào gọi là “đắt”, có nhiều câu như là bê nguyên xi câu nói thường ngày vào thơ, thậm chí có vẻ như còn “quê mùa” hơn câu nói bình thường, chẳng hạn:
      “Có lẽ nào anh lại mê em”
      “Người tinh nghịch là anh dễ thân”
      “Bảy năm về trước em mười bảy
      Anh mới hai mơi, trẻ nhất làng”
      …
      Vậy mà khi đặt vào toàn bài, thì bài thơ lại rất hay. Đấy lại là những bài thơ nổi tiếng, được rất nhiều bạn đọc yêu thích. Tôi đã đọc ý kiến của Phạm Tiến Duật ở đâu đó, khi nói đến chuyện có người chê: “thơ gì mà cứ kim kim, nhọn nhọn”, anh nói đại ý rằng: “Tôi không biết đấy có phải là thơ không. Tôi yêu quí cô thanh niên xung phong thì tôi viết sao cho mọi người cũng yêu quí cô thanh niên xung phong như tôi”. Chùm thơ viết về Trường Sơn của Phạm Tiến Duật hầu hết được viết ra bằng bút pháp đó.
      Có được những thi phẩm như thế, tác giả phải rút ruột gan ra để viết. Tôi cho rằng thơ không thể vay mượn cảm xúc, tưởng tượng ra cảm xúc hoặc "nâng cấp" cảm xúc. Nếu không có cảm xúc thì dù kỹ thuật tinh xảo đến mấy cũng không thể được độc giả đón nhận. Đương nhiên, không phải cứ có cảm xúc thì sẽ có thơ.
      Tôi viết mấy dòng này với vị trí của một người yêu thơ, một độc giả và xin được trở lại chủ đề này vào một dịp khác.

25/11/2008
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Điệp luyến hoa đã viết:
Chắc chị HXT nói về "parole extraordinaire" (lời nói phi thường) của Valéry mà trong bài kia ông Thuỵ Khuê cũng nhắc tới.
Ủa vậy hả? Chị chưa kịp đọc bài trong link của chú Điệp. Nếu bài không dài thì copy vào đây luôn cho đỡ phải theo đường link, ngại ghê.
Năm xưa, chị dùng các khái niệm của P. Valéry khá nhiều trong các bài của chị, nhưng toàn đọc qua tiếng Nga thôi. Hì.
Luận về đề tài này mình tự thấy không đủ tầm :P nên nhân cái ý này của HXT, mình xin copy và past bài viết của Thụy Khuê vào đây để mọi người tiện tham khảo. Nói thêm là cá nhân mình thấy bài viết ấy chí lý. Hơi dài một chút nhưng đọc chẳng thấy "ngán" lắm đâu!:)

Cấu Trúc Thơ

III. Nhận diện thơ:

    Trên phương diện tinh thần, thơ là nguồn cảm thông chung của nhân loại (Hegel). Về cấu trúc, thơ là một ngôn ngữ riêng trong ngôn ngữ chung của loài người và làm thơ tức là làm thế nào cho ngôn ngữ trở thành một tác phẩm nghệ thuật (Paul Valéry). Về phương diện ngữ học,thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó (Jakobson).

    Nói như thế, không có nghĩa các triết gia, nhà phê bình, nhà ngữ học trên đây đã định nghĩa thơ. Vì thơ, cũng như trí thông minh, hay Thượng Ðế ... là những ý niệm khó định nghĩa. Người ta chỉ có thể nhận diện: Ðâu là thơ? Ðâu chỉ là những câu văn vần? Và muốn nhận diện, trước hết phải tìm hiểu một số tính chất căn bản của thơ.

    Thế kỷ XVIII, Jean Baptiste Vico, triết gia và là một trong những người đi tiên phong trong ngữ học hiện đại, đã có những tìm tòi cặn kẽ về bản chất thi ca và gần đây hơn, Jean Paul Sartre cũng đưa ra những luận điểm kề cận.

    Vico cho rằng đặc tính căn bản của thơ là gán ý nghĩa và nhiệt tình cho những vật vô tri vô giác và là một đặc tính của nhi đồng. Theo ông, hai tính chất ấy -thuộc phạm vi triết học và ngữ học- xác nhận cho chúng ta tin rằng những người thuở sơ khai trên trái đất phải là những nhà thơ có tài. Giả thuyết này giải thích tại sao những tác phẩm đầu tiên của nhân loại còn lưu đến ngày nay là những tập thơ: Kinh Thi và Iliade.

    Trẻ con hay hỏi: "Cái này là cái gì?" "Cái này làm bằng gì?". Triết học, nguồn cội của sự hiểu biết, cũng bắt nguồn từ việc muốn giải đáp những câu hỏi đơn giản nhất trong trí óc con người như  Cái này là cái gì? Cái này làm bằng gì?

    Sang thơ, nếu chúng ta đọc những câu ca dao sau đây:

     Giã ơn cái cối, cái chày
     Nửa đêm gà gáy, có mày có tao
     Giã ơn cái cọc cầu ao
     Nửa đêm gà gáy, có tao có mày.

thì "cái cối, cái chày, cái cọc, con trâu" đã trở thành bầu bạn, thành người, hay ít nhất, một bộ phận nào đó trong con người. Tại sao lối "đối thoại" trên đây lại là một đặc tính của nhi đồng? Vì trẻ con ưa nói chuyện với chó, mèo hay nắm lấy những vật bất động mà chơi, "giao thiệp" với những vật ấy như con người, tạo một đời sống tinh thần linh động cho mọi sinh vật và tĩnh vật.

    Nhà thơ cũng thế: Hàn Mặc Tử chơi với trăng, ngủ với trăng, trong tuyệt đỉnh của đau thương, Hàn đã "dìm hồn xuống một vũng trăng êm, cho trăng ngập dần lên tới ngực". Phạm Duy bước theo người yêu, để cùng "nối gót người vào dĩ vãng nhiệm mầu có lũ kỷ niệm trước sau" và có thể Xuân Diệu đã cảm hứng từ câu thơ của Nguyễn Trãi "lại có hòe hoa chen bóng lục" để vẽ nên những bức hoạt họa đầy hình ảnh với những "nhân vật" cỏ, hoa, trăng, gió:

     Chen lá lục, những búp lài mở cửa
     Hớp bóng trăng đầy miệng nhỏ xinh xinh
     Vì gió im, và đêm cứ làm thinh
     Ðoàn giây phút cũng lần khân, nghỉ đã.


    Sâu hơn Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử tạo nên một bối cảnh phi thường mà gió, trăng, vạn vật, trời, đất ... đều đắm trong vũ trụ nhân sinh với những u sầu, bi lụy, đoạn trường của con ngưòi:

     Bỗng đêm nay trước của bóng trăng quỳ
     Sấp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu
     Lời nguyện gẫm xanh như màu huyền diệu
     Não nê lòng viễn khách giữa cơn mơ
     Trời từ bi cảm động ứa sương mờ
     Sai gió lại lay hồn trong kẽ lá
     Trăng choáng váng với hoa tàn cùng ngã


    Vậy đặc tính của thơ là tạo đời sống tinh thần và thể xác cho vạn vật và cho những ý niệm trừu tượng như thời gian, không gian, dĩ vãng, kỷ niệm ... Bởi vì, nhà thơ, khi sáng tác đã hòa mình với vạn vật: con người, cỏ cây, đêm, ngày, hạt cát hay vũ trụ đều "bình đẳng" và có một linh hồn: Chúng ta thấy lại quan niệm tạo vật huyền đồng của Lão Trang trong tính nhi đồng của thi nhân theo quan điểm của Vico và gần cận với tính ngây ngô -naïf- trong hội họa.

    Tuy lối nói của nhà thơ tựa như lối xử sự của trẻ thơ, nhưng không có nghĩa là trẻ con biết làm thơ: Nhà thơ, với cách nói đặc biệt, sáng chế ra một loại "thần thoại" ở đó muôn loài đều bình đẳng, giống như trẻ con "đối thoại" với muôn loài. Nhưng muốn sáng tạo, thi nhân còn phải làm hơn nữa: Ngoài tri thức và kinh nghiệm sống, nhà thơ còn phải tạo dựng kỹ thuật thi ca.

*

    Phân tích hành trình kỹ thuật đó, Sartre trong Qu'est-ce que la littérature cho rằng thi nhân dùng chữ như dùng đồ vật mà không dùng chữ như dấu hiệu (Les mots comme des choses et non comme des signes).

    Bình thường, đáng lẽ người ta gọi sự vật nhờ các danh từ như cái ghế, cái bàn ... thì nhà thơ lại bắt đầu tiếp xúc với sự vật trước. Sau đó mới quay lại ngôn ngữ, coi chữ nghĩa như những đồ vật (mot-chose), mân mê, sờ mó, dò dẫm ngôn ngữ để tìm ra một thứ ánh sáng riêng. Sau đó, nhà thơ liên lạc những tương quan giữa ba yếu tố: sự vật, ngôn ngữ và đất trời để tạo ra hình ảnh.

    Sự phân tích của Sartre giải thích cảm giác của chúng ta khi đọc thơ: Hình ảnh trong ngôn ngữ nhà thơ về rặng liễu, vầng trăng không giống hình ảnh rặng liễu, vừng trăng trong đời sống thông thường của chúng ta. Cũng cảnh ấy, ta đã nhìn đến cả trăm lần, nhưng dưới góc độ ánh sáng của Hàn Mặc Tử, chúng ta có cảm tưởng lần đầu tiên chiêm ngưỡng:

     Trăng nằm sóng soải trên cành liễu
     Ðợi gió đông về để lả lơi.

    Trong viễn ảnh và cận ảnh của một đêm trăng, hay chỉ là ảo ảnh và thực tại của một đời người, trời đang lộng gió. Xuân Diệu đã nhập hồn trong gió, trong trăng, trong ảo ảnh, trong thực tại để ghi lại "quang cảnh" một đêm trăng chưa từng thấy bao giờ:

     Tôi vẫn có hồn tôi trong gió ấy
     Vì xưa kia ngồi nghỉ dưới trăng sao
     Từng mảnh biếc hồn tôi trăng đã lấy
     Gió đem luôn đi tận tháng năm nào.


    Vậy đặc điểm thứ hai của nhà thơ là nhà thơ không dùng chữ như những dấu hiệu để chỉ định, giải thích, mà dùng chữ như chất liệu (1). Nhà thơ tụ hợp, biến đổi, giao ứng những chất liệu ấy với nhau, sai khiến màu sắc, âm thanh, khiến chúng hấp dẫn nhau, xô đẩy nhau, "đốt cháy" nhau, nhào lộn trong tâm hồn, quyện thành một "thể" mới: ấy là thơ.

    Nói khác đi, nhà thơ dùng chữ nghĩa để làm thơ, giống như họa sĩ dùng mầu để vẽ tranh, hay nhà điêu khắc dùng đá hoặc thạch cao để tạc tượng.

    Một mặt khác, khi chúng ta đã chấp nhận làm thơ tức là làm cho mọi vật có linh hồn, thì ngẫu nhiên, chính những chữ trong thơ, tự nó cũng đã có một linh hồn và từ đó, tạo cho tác phẩm một bản chất riêng biệt và độc đáo. Ví dụ, hai câu:

    Trải vách quế gió vàng hiu hắt
     Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng


    Trải đây có hể là trải ra mà cũng có thể là trải qua: Trải qua một cuộc bể dâu (Kiều), có người đọc là giải qua. Gió vàng (dịch từ kim phong) là gió thu. Sự mập mờ ý nghĩa đến từ những chữ vách quế, vũ y.

    Có ba lối giải thích vách quế: Có thể là vách mùa thu (vì quế đến thu thì tốt), nhưng lại điệp ý với gió vàng. Cũng có người cho là phách quế (tức quế phách) nghĩa là mặt trăng. Nghĩa thứ ba dựa trên điển tích: Ngày trước cung của nàng Trương Lệ Hoa có cửa sổ tròn, hình mặt trăng, trước cửa trồng cây quế. Cho nên, vách quế còn được dùng để chỉ nơi các cung phi ở.

    Vũ y cũng có ba nghĩa: Có thể là chiếc áo để múa, cũng có thể là chiếc áo dệt bằng lông chim của đạo sĩ hay là chiếc áo lót bằng lông chim mặc cho ấm.

    Cả hai câu thơ ghép lại, có nghĩa: Ðời người cung nữ trải bao ngày tháng bị giam lỏng chốn cung quế, dù khoác áo ấm lót lông chim mà người vẫn lạnh ngắt như đồng.

    Nhưng nếu "diễn nghĩa" ra như thế, hai câu thơ trở thành tầm thường, mất hết sức lôi cuốn. Sức quyến rũ của hai câu tuyệt bút còn nằm trong sự mập mờ của hình ảnh:vách quếvũ y, làm ta liên tưởng tới cung trăng: người trên cung trăng thường bận vũ y múa khúc nghê thường. Người cung nữ, phải chăng là hình ảnh Hằng Nga lạnh lẽo trên cung Quảng (cung Quảng Hàn = cung rất lạnh). Và những phụ âm điệp (g, v, h): giải vách quế gió vàng hiu hắt, những điệp ý: gió vàng, vách quế(gió thu, vách mùa thu) càng làm đậm tính chất không dứt khoát -mà Valéry gọi là hésitation entre le son et le sens- do dự giữa âm và nghĩa.

    Tóm lại cái ma lực trong hai câu thơ của Ôn Như Hầu chỉ có thể giải thích bằng: mỗi chữ, mỗi câu, mỗi vần đã có một tâm sự, một linh hồn, một cuộc đời riêng, khiến mỗi lần đọc đến, chúng ta có cảm tưởng như tất cả "hơi lạnh" trong mỗi chữ toát ra, thấm vào tâm can, buộc mình sống lại với Ôn Như hay người cung nữ bị bỏ quên -như Hằng Nga trên cung Quảng- những chiều nối chiều, tàn úa theo nhau, cùng đếm nỗi cô đơn, lạnh lùng đi qua trên vai, trên áo.


*PS: Bài dài quá, mình phải ngắt làm hai đoạn, các bạn quan tâm đọc tiếp ở entry sau nhé.
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

(tiếp theo...)


      Trong thực tế, mỗi hành động của con người thường do nhu cầu hoặc ích lợi thúc đẩy. Hành động chỉ là phương tiện. Cho nên, hành động hay bị bỏ qua, chỉ có kết quả (hay mục đích) là đáng kể. Ví dụ: khi giơ tay bật đèn, tôi ý thức rất mơ hồ về cử chỉ của tôi, nhưng tôi lại thấy rõ ánh sáng chói lòa của ngọn đèn tỏa ra căn phòng (so sánh của Sartre).

    Tản văn cũng vậy, trong tản văn, bài văn chỉ là phương tiện để đạt ý. Ðọc xong bài viết, văn có thể bỏ, chỉ cần giữ lại ý nghĩa: Ðược ý phải quên lời (Trang Tử). Do đó, văn chỉ là phương tiện để đạt ý.

    Thơ đảo lộn liên hệ đó. Trong thơ, mục đích không còn thiết yếu nữa, mục đích đôi khi chỉ là cái cớ để hành động. Cái bình chỉ là cái cớ cho người thiếu nữ yêu kiều giơ tay cắm mấy bông hoa. Nhưng những đóa hoa tươi đẹp kia cũng chỉ là cái cớ để thi nhân nói lên tâm tình chan chứa của mình với người đẹp. Và trời mưa chỉ là phương tiện để diễn tả những nồng nàn, âu yếm:

     Trời mưa ướt bụi, ướt bờ
     Ướt cây, ướt lá, ai ngờ ướt em ...

    Câu ca dao không có nghĩa. Hoặc ý nghĩa vơ vẩn. Ngớ ngẩn nữa. Em đi dưới mưa, làm sao chẳng ướt? Anh hỏi chi lẩn thẩn? Nhưng chính ở chỗ lẩn thẩn "ai ngờ ướt em" ấy mà nó nên thơ, tình tứ, tuyệt diệu. Cho nên, "ý nghĩa trong thơ của phần đông thi sĩ có đáng kể gì, nếu bỏ hết lời thơ" (Rapin).

    Do đó, đọc thơ và đọc truyện khác nhau. Muốn thưởng thức truyện, chúng ta không có cách nào hơn là đọc từ đầu đến cuối. Ðọc thơ, không như thế và không cần phải như thế. Tình cờ, lật vài trang, nếu tìm thấy đôi câu tâm đắc cũng đủ làm ta sảng khoái, không cần đi xa hơn nữa. Biết bao lần chúng ta muốn nói với nhà thơ -cho dù tài tình nhất-: sao không dừng lại ở đây? Ði xa thêm làm gì? Thừa, uổng quá!

    Henri Bremond trong cuốn La poésie pure đưa ra một nhận xét dí dỏm: Ðối với văn xuôi, chúng ta có thể hô: Tiến lên! Và nếu câu chuyện dài dòng, mãi không đi đến kết, mình có thể ăn gian vừa đọc vừa nhẩy. Ðọc thơ, ngược lại, bước đi một bước, giây giây lại ... phải dừng, và ông viết: "Nhà thơ cho chúng ta rất nhiều mà chỉ cần rất ít so với nhà văn."

    Nếu nhà văn, trong cách mô tả, lối kể chuyện, hay lời giải thích, biện luận ... cốt cống hiến cho ta cái "ý nghĩa", thì nhà thơ (dù thơ có nghĩa) cũng không cần đến ý nghĩa, vẫn cho phép ta cảm thông và thưởng thức tác phẩm của họ. Biết bao người bình dân thuộc lòng những câu Kiều mà có cần hiểu ý nghĩa ra sao? Bao nhiêu thí sinh đi thi tú tài "bình" sai thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, ... ?

    Valéry viết: "Người ta gán nghĩa gì thì thơ tôi nghĩa ấy. Nghĩa nào tôi định, chỉ đúng với tôi, và không thể buộc ai thừa nhận."

    Một đặc điểm khác: Văn chỉ phản ảnh thực tế trên bề mặt. Thơ, tuy bề ngoài có vẻ xa thực tế, nhưng xét kỹ lại gần gũi thực tế hơn văn, vì thơ đi từ hành động đến mục đích, trong khi văn chỉ chú trọng đến mục đích của con người. Trong cùng một bối cảnh, một đề tài, văn chỉ đạt được một trong những khía cạnh: hoặc mô tả, hoặc giải thích, hoặc diễn nghĩa, hoặc bình luận, v.v.... Trong khi thơ mở cho ta nhiều bình diện khác, thơ biến hóa từ chữ nghĩa sang hình ảnh rồi từ hình ảnh sang tâm cảm, sang hoài cảm .... Trong Thăng Long thành hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan, Ao thu của Nguyễn Khuyến hay Ông đồ của Vũ đình Liên, ... Thăng Long, ao thu, ông đồ, ... chỉ là những bối cảnh, những cửa ngõ dẫn ta tới một vũ trụ khác: vũ trụ hình ảnh, âm thanh, màu sắc của quá khứ, trong đó tâm hồn con người thoát khỏi sự kiềm tỏa của lý trí, sống những giây phút thần tiên, mộng ảo, ngụp lặn trong nhớ thương, luyến tiếc, ngậm ngùi....

    Có thể nói: Văn thuộc lãnh vực diễn đạt, thơ thuộc phạm vi cấu tạo, hay một cách triết lý hơn, "Tản văn thuộc phía con người, thi ca thuộc phe Thượng Ðế" (Sartre). Valéry đã nói lên sự khác biệt sâu xa ấy, khi ông viết: "Bản chất của tản văn là biến đi, nghĩa là bị hiểu mất, là tan nát, tiêu hủy không cưỡng lại được, hoàn toàn bị thay thế bằng hình ảnh để dẫn đến ý nghĩa của nó theo quy ước ngôn ngữ ... Vũ trụ thực tế là một tập hợp các mục đích. Mục đích đạt rồi,lời nói tiêu tan .... Nhưng thơ đòi hỏi và gợi ra một vũ trụ khác, tương tự như vũ trụ âm thanh, trong đó ý nhạc nẩy sinh và tiêu tán. Trong vũ trụ thơ, âm hưởng đi trước nguyên do, và hình ảnh chẳng những không tiêu tan trong mục đích mà còn được van nài ở lại." (Variété)

    Những nhận xét trên đây giúp chúng ta đưa ra yếu tính thứ ba của thơ và cũng là sự khác biệt căn bản giữa văn và thơ: Giá trị của văn nằm trong ý tưởng. Giá trị của thơ nằm trong mỗi chữ, mỗi vần, không cần qua trung gian của ý tưởng. Nói theo ngữ học: "Thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh." (Jakobson)

*

    Khi viết:

     Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
     Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
     Có nhớ dáng người trên độc mộc
     Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Quang Dũng không có ý hỏi ai lên Châu Mộc trong buổi chiều sương nào đó có nhìn thấy phong cảnh hữu tình không, mà Quang Dũng khơi trong ta nỗi nhớ thương, mất mát, nuối tiếc, ngậm ngùi, những ngày tháng, những kỷ niệm, những ảo ảnh đã tan biến trong đời. Quang Dũng gợi trong ta một trạng thái bằng cách hồi sinh, tái tạo những gì đã mất, đồng thời phản ảnh tâm trạng chính mình. Nhà thơ không dùng ngôn ngữ để nhắn nhủ, giải thích, mà dùng ngôn ngữ để truyền cảm. "Thi nhân khơi gợi trong ta một trạng thái"(Valéry). Nhà thơ trao cho ta một công trình nghệ thuật, như họa sĩ cống hiến một bức tranh, nhạc sĩ tặng một khúc nhạc, chúng ta thẩm thấu nghệ thuật trong thơ, trong tranh, trong nhạc tùy theo tâm cảm, khả năng, trình độ và hoàn cảnh mỗi người. Thoát ra ngoài hệ thống ngôn ngữ bình thường, "thơ là tiếng nói của nội tâm không giống một thứ tiếng nói nào khác" (Croce). Nhà thơ diễn tả mà không chỉ định, chỉ định mà không dùng tên. Tiếng nói của nhà thơ là tiếng nói gián tiếp bằng những tương quan, bằng những đồng âm, đồng cảm. Cùng là ngọn lửa, nhưng ngọn lửa của nhà thơ gợi trong ta những đắm say, cuồng nhiệt của cuộc đời:

     Có những ngọn lửa cháy tàn năm tháng
     Mà không để lại tro.
                                                (Huy Cận)


    Bằng những buông lỏng giữa chừng, bằng những lời không ngỏ, nhà thơ gợi lên vũ trụ mênh mông, tha thiết,ngang trái, thương đau và muôn vàn hạnh phúc của những người yêu nhau ra ngoài giới tuyến:

     Có những vợ chồng
     Không là trăm năm
     Mà tình yêu thương
     ...
                  (Quang Dũng)


    Thơ buộc ta sống cao hơn, sâu lắng hơn, đồng thời cũng nâng ngôn ngữ đến trình độ thiêng liêng, huyền diệu, be bờ bằng những áng mây, những màn sương mờ ảo. "Tôi tập cho quen thói nhìn qua ảo giác, thật quả tôi trông một nhà máy mà thấy một ngôi đền" (Rimbaud). Cho nên, Florence có thể là tên một thành phố, một bông hoa, một người đàn bà, một thành phố đầy hoa hay một đóa hoa trong thành phố ...

    Tính chất khói sương, phiếm định trong thơ, tuy vậy, gắn liền với cuộc đời hơn tản văn, vì ngẫm cho cùng, trong cuộc sống, cái gì chẳng mơ hồ. Những điều chúng ta thấy đúng ngày nay, chưa chắc đã đúng ngày mai. Những "sự thật" chúng ta thấy tận mắt, đôi khi chỉ là một phần sự thật hay không phải là sự thật. Vậy càng tìm cách soi tỏ cuộc đời, ta càng phủ nhận cuộc đời và càng làm cho cuộc đời bâng khuâng, trăm nghĩa, chúng ta lại càng đi đến chỗ nhận diện cuộc đời và nhận diện thi ca....

   Paris 3/1991



Chú thích:

(1) Quan niệmnhà thơ dùng chữ như chất liệu của Sartre tuy có vẻ trái với quan niệm của Ferdinand de Saussure: Ngôn ngữ là hình thức, không phải là chất liệu, nhưng không mâu thuẫn mà bổ xung cho nhau: Saussure nói về cấu trúc ngôn ngữ nói chung, Sartre nói đến cấu trúc nghệ thuật của ngôn ngữ trong thơ nói riêng.


© 1991-1995 Thụy Khuê
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

coboca

Mình không làm thơ nhưng mình không hoàn toàn đồng ý với bạn Diệp Y Như, mình thống nhất quan điểm là một bài thơ hay là phải có cảm xúc có tình cảm chân thực, tức là cái thần như bạn Diệp Y Như đã nói, nhưng câu chữ cũng thực sự quan trọng ko kém gì.
Vì nghề làm thơ là nhào nặn câu chữ, sáng tạo câu chữ, sử dụng câu chữ phong phú và điêu luyện, cái đó nhờ vào tài năng nhà thơ, vốn sống và sư lao động cần cù sáng tạo. Không thể nói câu chữ, và cấu trúc bài thơ ko có tầm quan trọng ngang bằng với ý thơ. Một bài thơ có thể lấy ý hoặc lấy tứ, có bài thơ hay vì cảm xúc chân thanh, vì tình cảm mãnh liệt nào đó ví dụ như một đoạn thơ mình nhớ thế này viết về môt anh lính trước giờ nhập ngũ "ngày nhâp ngũ/cha tôi  không có mặt/ nhưng người đã tiễn tôi bằng cái nhìn như vuốt vào đôi mắt", hay một tình cảm giản gì mà rung động lòng người "em đã hẹn gặp nhau đêm ba mươi/bên bếp lửa nồi bánh chưng rất ấm/uống chung nhau một li trà đậm/sẽ kể hoài mà không hết chuyệm vui" của anh lính giải phóng khi lội qua suối trong đêm 30 nhớ người yêu, nhưng có bài thơ nổi tiếng vì cách láy vần âm điệu, cách vận dụng câu chữ sáng tạo trong khi ý thơ cũng không phải là đôt phá. Và nhất là nếu bạn làm thơ theo Đường luật, bạn phải thực sự chau chuốt kĩ năng, có như thế mới đảm bảo niêm luật rất khắt khe mà vẫn diễn đạt được tình cảm một cách uyển chuyển không khiên cưỡng cứng nhắc, và thơ haiku cũng vậy, vốn từ phải thật phong phú, vận dụng thật cô đọng súc tích thì mối chuyển đạt được cái thiền của bài thơ.
Để làm một bài thơ hay, cảm xúc thôi chưa để để bột phá, trước cảnh đẹp thiên nhiên, đối diện những cảm xúc dạt dào, bất giác ai trong chúng ta cũng lâng lâng muốn làm thơ nhưng mấy ai làm được thơ hay, vì không phải ai trong chúng ta cũng có khả năng sáng tạo câu chữ. Tuy có người nói khi ý thơ dâng trào thì câu thơ cứ thế mà tuôn chảy không suy nghĩ, nhưng một nhà thơ nghiêm khắc thì sau cái phút xuất thần đó đều phải chỉnh sửa lại bai thơ từng câu từng chữ.
Một ý kiến cá nhân mạo muội, bạn Diệp Y Như, xin đừng giận visaolangdu@yahoo.com.vn
làlála
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

coboca

bạn Vết Ngọc viết rất hay, mình cũng như Hoa Xuyên Tuyết, rất thích ý kiến của bạn, khách quan và tổng quát.
làlála
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối