Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [69] [70] [71] [72] [73] [74] [75] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

ngh.mai đã viết:
Như vậy là những lời tiên tri của bà Vanga đã gần như đúng hết:
- tháng 10/2010 bắt đầu một cuộc chiến tranh trên toàn thế giới, khởi đầu tại Triều Tiên, bây giờ lấn sang Libi và sắp tới là cả thế giới Hồi giáo cùng đứng dậy
-năm 2011 cả vùng Bắc bán cầu không có sinh vật sống nỗi nhiễm lắng phóng xạ,

bây giờ các đám mây phóng xạ đang lan truyền về vùng Đại Tây Dương và Bắc Mỹ, Canada... hứa hẹn một tương lai nhiễm lắng không xa ở Bắc bán cầu.
Không tin nhưng cũng phải thừa nhận thực tế.
Con người đang tàn sát môi trường và tàn sát lẫn nhau quá thể
Một tương lai thế giới đen tối đang chờ nay mai...
Hoàn toàn phóng đại, sai toét và vớ vẩn!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Em cũng đang hy vọng là nó sai đấy bác Tuấn à...?

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Tuấn Khỉ đã viết:
ngh.mai đã viết:
Như vậy là những lời tiên tri của bà Vanga đã gần như đúng hết:
- tháng 10/2010 bắt đầu một cuộc chiến tranh trên toàn thế giới, khởi đầu tại Triều Tiên, bây giờ lấn sang Libi và sắp tới là cả thế giới Hồi giáo cùng đứng dậy
-năm 2011 cả vùng Bắc bán cầu không có sinh vật sống nỗi nhiễm lắng phóng xạ,

bây giờ các đám mây phóng xạ đang lan truyền về vùng Đại Tây Dương và Bắc Mỹ, Canada... hứa hẹn một tương lai nhiễm lắng không xa ở Bắc bán cầu.
Không tin nhưng cũng phải thừa nhận thực tế.
Con người đang tàn sát môi trường và tàn sát lẫn nhau quá thể
Một tương lai thế giới đen tối đang chờ nay mai...
Hoàn toàn phóng đại, sai toét và vớ vẩn!
Theo em nên nhìn nhận vấn đề tiên tri một cách logic.
Trong một buổi thuyết giáo với một nhà tiên tri, vị vua tò mò muốn biết trước cái chết của mình trong tương lai nên đã hỏi, nhưng nhà tiên tri không trả lời.thế là vị vua dùng đủ mọi cách thuyết phục lẫn ép buộc vị tiên tri nói ra.Cuối cùng thì người cũng đành lòng nói rằng:
"Ông sẽ phải chết dưới lưỡi gươm của đứa con trai đầu lòng" và khuất đi không bao giờ xuất hiện. Trở lại với nhà vua, trong tâm trạng hoãn hốt, ông tìm đủ mọi cách để giết con mình khi hoàng hậu có mang, nhưng đứa bé vẫn không chết,nó được sinh ra trên đời trong sự hờ hững của người cha, mỗi lần đứa trẻ đến gần ông, ông lại đưa thanh gươm ra như muốn giết chết nó, và nó chỉ lẳng lặng sống trong căm hờn. Từng ngày đứa trẻ lớn lên, nó nghĩ rằng người cha này không phải là người cha ruột của nó và trong một lần cãi vã, nó đã vô tình đưa thanh gươm ra giết chết người cha.

Đây là câu chuyện trong kinh Phật, chắc có lẽ các bác đã từng nghe qua. Em thấy rằng nếu như nhà vua không tin vào lời tiên đoán , cố gắng yêu thương đứa con mình thì có lẽ sẽ không có bi kịch như vậy.

Lời tiên tri vốn vô dụng, nhưng nó lại có hiệu lực tác động vào người tin nó, người được tiên tri cố chống lại nhưng vô tình tạo nên sự thật như lời nói hời hợt của vị thiền sư. Đứng trên lập trường tâm lý học mà nói, lời tiên tri giống như một sự thôi miên gián tiếp, ta nghe lời nói, tưởng tượng theo lời nói, và thực hiện lời nói.

Người tin và người không tin vào lời tiên tri đều chịu sự tác động như nhau:

Người tin:cố gắng chống trả tiên đoán =>VÔ tình góp phần hoàn thành lời tiên tri giống như câu chuyện trên

Người không tin:cố gắng làm trái với tiên đoán =>vô tình góp phần hoàn thành lời tiên tri giống như nhiều nhà khoa học không tin vào tiên đoán của vanga đã cố gắng kiểm soát nguồn năng lượng nhiệt hạch, phóng tàu vũ trụ lên sao Kim trước năm 2028(theo tiên đoán của vanga là trong năm 2028)

Cả hai loại người trên đều vô tình can thiệp, tác động thế giới theo hướng lời tiên tri, làm cho tiên đoán dường như trở thành hiện thực, đây là hiện tượng "Phát xạ cảm ứng" trong xã hội học.

Chỉ có một loại người không chịu tác động của lời tiên tri, đó là những người khi nghe xong thì xem lời tiên tri như là câu nói đùa rồi bỏ qua,không bận tâm về nó nữa.Tuy nhiên,Trái Đất này có rất nhiều người,nếu như phần đông theo 2 dạng người lúc đầu nói đến thì xác xuất để lời tiên tri thực hiện là khá cao.

Vì vậy, lời tiên chi cũng chỉ là một câu nói bình thường về tương lai thôi,ai có quan niệm nào thì phát biểu theo quan niệm đó,không ai giống ai, Vanga, đã trải qua quá nhiều thảm họa,vì vậy lẽ đương nhiên bà ta nhìn về tương lai theo hướng của những người bi quan

Ở thế giới này, con người chính là thần thánh, tất cả các thần thánh khác đều do con người tạo ra.

Phỏng theo nhakhoahocnacdanh
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Mấy kiến nghị với ngành giáo dục

TT - Lâu nay môn giáo dục công dân luôn bị xem là môn học chán, “vô bổ” nhất trong các môn học. Học sinh chán vì cách dạy đơn điệu, nội dung sách giáo khoa khô cứng.

Trong khi đó, cách ứng xử của người dân Nhật Bản từ già đến trẻ trước thảm họa động đất - sóng thần - rò rỉ phóng xạ - đảo lộn cuộc sống mấy ngày qua cho thấy ai cũng đều có ý thức công dân rất cao, hành động cao thượng như từ trong bản năng.

Ta sẽ còn phải tìm hiểu nhiều về nguyên nhân thành tựu tuyệt vời này của xã hội Nhật. Trước mắt, nhất là khi Bộ GD-ĐT Việt Nam đang chuẩn bị ra bộ sách giáo khoa mới, xin được đề nghị:

1. Nhà xuất bản Giáo Dục tập hợp và in những câu chuyện cảm động, hành vi cao thượng những ngày qua mà các báo đã đưa tin thành sách. Tin chắc sách sẽ bán rất chạy và người mua không chỉ là thầy cô giáo mà còn là học sinh, cha mẹ các em và những ai sống hướng thượng.

2. Các thầy cô giảng giáo dục công dân, giáo viên chủ nhiệm nên đem các câu chuyện này ra thảo luận cùng học sinh trong giờ giảng bài hay giờ sinh hoạt lớp. Tác động sẽ cao hơn nhiều so với các lý luận khô cứng hay giáo huấn sáo rỗng.

3. Bộ GD-ĐT xem lại chương trình, phương pháp dạy học sinh về cách làm người để sửa đổi trong lần biên soạn bộ sách giáo khoa mới.

TS HỒ THIỆU HÙNG
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Vodanhthi đã viết:
Mấy kiến nghị với ngành giáo dục

TT - Lâu nay môn giáo dục công dân luôn bị xem là môn học chán, “vô bổ” nhất trong các môn học. Học sinh chán vì cách dạy đơn điệu, nội dung sách giáo khoa khô cứng.

Trong khi đó, cách ứng xử của người dân Nhật Bản từ già đến trẻ trước thảm họa động đất - sóng thần - rò rỉ phóng xạ - đảo lộn cuộc sống mấy ngày qua cho thấy ai cũng đều có ý thức công dân rất cao, hành động cao thượng như từ trong bản năng.

Ta sẽ còn phải tìm hiểu nhiều về nguyên nhân thành tựu tuyệt vời này của xã hội Nhật. Trước mắt, nhất là khi Bộ GD-ĐT Việt Nam đang chuẩn bị ra bộ sách giáo khoa mới, xin được đề nghị:

1. Nhà xuất bản Giáo Dục tập hợp và in những câu chuyện cảm động, hành vi cao thượng những ngày qua mà các báo đã đưa tin thành sách. Tin chắc sách sẽ bán rất chạy và người mua không chỉ là thầy cô giáo mà còn là học sinh, cha mẹ các em và những ai sống hướng thượng.

2. Các thầy cô giảng giáo dục công dân, giáo viên chủ nhiệm nên đem các câu chuyện này ra thảo luận cùng học sinh trong giờ giảng bài hay giờ sinh hoạt lớp. Tác động sẽ cao hơn nhiều so với các lý luận khô cứng hay giáo huấn sáo rỗng.

3. Bộ GD-ĐT xem lại chương trình, phương pháp dạy học sinh về cách làm người để sửa đổi trong lần biên soạn bộ sách giáo khoa mới.

TS HỒ THIỆU HÙNG
Việc gì phải học đâu xa
Thường ngày, cổ tích, dân ca thiếu gì.
Chẳng qua cắm cổ quên đi
Thấy cơn động đất tức thì a dua.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Em cũng không khoái lắm cách của bác Hồ Thiệu Hùng. Trẻ nhỏ bây giờ rất tinh. Cái sự tập hợp toàn những điều hay đẹp để đọc cho trẻ cũng ko khác một sự nhồi nhét. Sách giáo khoa và các thày cô cần phải có sự tinh tế mới đem đến cho trẻ cảm nhận về những giá trị sống, chân thành, lãng mạn nhưng lại rất thực tế - ko chỉ cần những câu chuyện cảm động về những hành vi cao thượng - mà cần cả những kiến thức phân tích cái xấu, cái dở, cái ko hay.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Giáo Dục

Người được giáo dục không đơn thuần làm theo kiến thức
Người được giáo dục chủ yếu làm theo những tấm gương.
Bộ trưởng Nhật Bản vì sáu trăm đô la tự xin từ chức
Việt Nam thất thoát ngàn tỷ đồng vẫn tự đắc dương dương.
Trong khi cứ mãi nghiên cứu, loay hoay, đổi thay phương pháp
Lại quên mất hằng ngày ai cũng phải soi gương.
Những chân lý giản đơn có ngay trong hiện thực
Đang bị khuấy đảo, che mù bởi tầng lớp lý luận suông.
Tích tụ sai lầm còn hơn tích tụ sức ép trên mặt đất
Sự bùng nổ trong tương lai còn hơn mọi trận động đất, sóng thần.
Thấy trước, biết trước mà chẳng thể làm gì được
Chỉ còn cách trông chờ vào sự sáng suốt của nhân dân.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

hoan1982

Môn giáo dục công dân: Khó, khô và... khổ
TTCT - Bộ Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) đang có những động thái đánh giá một cách toàn diện về những bất cập trong việc dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD). Nhằm mục tiêu định hướng, hình thành ý thức, tư cách đạo đức của học sinh trong thời đại mới, chương trình sách giáo khoa về môn học này đang khiến cả giáo viên lẫn học sinh gặp khó khăn trong việc cảm thụ và ứng dụng. Giáo viên gọi môn học này là môn “3K”: khó, khô và khổ (!).
Đề kiểm tra học kỳ II môn GDCD lớp 10 ở một trường THPT có các câu hỏi trắc nghiệm như thế này: câu 3: Lương tâm tồn tại ở mấy trạng thái?; câu 7: Yêu đương quá sớm là điều nên tránh thứ mấy trong tình yêu?; câu 12: Nuôi dưỡng và giáo dục con cái là chức năng thứ mấy của gia đình?; câu 4: Biết kiềm chế những ham muốn, nhu cầu không chính đáng là người có? (chọn một trong bốn đáp án: a - danh dự, b - lương tâm, c - lòng tự ái, d - lòng tự trọng).
Ở đề kiểm tra học kỳ lớp 7, phần tự luận (7 điểm), HS được yêu cầu: Trả lời tín ngưỡng là gì, tôn giáo là gì, tín ngưỡng và tôn giáo khác mê tín dị đoan như thế nào? Lập sơ đồ phân cấp bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Ở đề kiểm tra dành cho khối lớp 9, HS phải giải quyết một tình huống hôn nhân gia đình: Hùng 27 tuổi, Mai 25 tuổi, họ yêu nhau đã được ba năm, muốn kết hôn nhưng gia đình Mai cấm đoán, do Hùng theo tôn giáo khác. Gia đình Mai khuyên Hùng nên tìm người cùng tôn giáo để kết hôn vì lấy Mai sẽ không có hạnh phúc.
Học sinh gồng mình họcNhững khái niệm về lương tâm, tình yêu, chức năng gia đình... đều được đánh số thứ tự, HS nhớ các khái niệm xã hội như nhớ các công thức toán học. Một HS lớp 7 cho biết chỉ cố gắng nhớ sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước để làm bài thi chứ... không hiểu gì. Ở đề thi lớp 9, các em phải giải quyết một tình huống còn quá xa lạ với lứa tuổi của mình.
Đó là một phần thực trạng dạy và học môn GDCD ở bậc phổ thông hiện nay. Chương trình khá dài và nặng nề, nhiều nội dung chưa được sắp xếp phù hợp với độ tuổi của HS, thời lượng giảng dạy không đủ để chuyển tải khối lượng kiến thức, giáo cụ ít được hỗ trợ... là những phàn nàn của phần đông giáo viên giảng dạy môn GDCD. Tầm quan trọng của một môn học có tác động sâu sắc tới đạo đức HS hiện đang bị coi nhẹ, bởi với HS thì “môn không thi là môn phụ”, còn giáo viên thì mang tâm trạng... “dạy cho xong” do chương trình quá nặng.
Nói về những giờ dạy GDCD tại trường, em Nguyễn Hằng Nga, HS Trường THCS Phan Chu Trinh, Hà Nội, nhận xét: “Toàn những kiến thức nặng nề, nhiều bài học khó hiểu. Để làm tốt bài kiểm tra cuối kỳ, chúng em đều phải cố học thuộc lòng. Nhưng có những vấn đề chúng em không hiểu lắm và cũng không thấy cần thiết”.
Ngọc Anh, HS Trường THCS Đống Đa, Hà Nội, cho biết: “Chúng em bị áp lực nhiều ở các môn học chính. Ngoài giờ học chính khóa phải học thêm bên ngoài nên hầu hết các môn phụ đều chỉ học thuộc lòng bài giảng của cô trên lớp. Trong giờ học cũng chỉ cố ghi hết những gì cô đọc cho chép. Nói chung là nặng nề, nhàm chán. Một số bạn trong lớp thường xuyên ngủ gật trong giờ GDCD”.
Giáo viên gồng mình dạy
Hơn 20 năm gắn bó với bộ môn GDCD, cô Dương Thái Huyền Nga (giáo viên Trường dân lập Việt Thanh, TP.HCM) trăn trở: “Dạy môn GDCD tưởng là dễ nhưng để HS nghe và thích thì không đơn giản. Ở khối THPT, HS phải làm quen với các khái niệm về triết học, duy vật biện chứng, phủ định siêu hình, kinh tế vĩ mô, pháp luật... quá khô khan, dễ gây chán nản.
Người dạy phải “dụng công” để cô đọng lại những nội dung trong sách, vận động HS tham gia vào bài giảng bằng cách cho các em sắm vai, thuyết trình, diễn kịch, chơi trò chơi. Chỉ có cách đó mới giúp các em nhớ phần lý thuyết dài và khô”. Công việc “hậu cần” trước mỗi tiết học cũng ngày một công phu hơn mới mong thu hút được sự chú ý của HS. Giáo viên phải mất khá nhiều thời gian và công sức chuẩn bị giáo cụ, tìm tư liệu, hình ảnh. Dạy được hết giáo án đã khó, thời gian eo hẹp (1 tiết GDCD/tuần) khiến giáo viên hiếm có cơ hội đi sâu vào các vấn đề đạo đức, kỹ năng sống cho những HS ở tuổi mới lớn.
Để dạy bài “Lao động”, cô Đỗ Thị Lai Châu (giáo viên Trường THCS Trần Văn Ơn, quận 1, TP.HCM) phải tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thiết kế trang phục bằng giấy”, “Thiết kế kiểu tóc cho bạn bè”. Tiết học trở nên sôi nổi, không phụ thuộc vào phần lý thuyết dài hai trang giấy trong sách giáo khoa nữa. Cô Châu tâm sự: “Nếu giáo viên không linh động, cải tiến phương pháp dạy thì việc HS chán học là đương nhiên. Kích thích các em hoạt động, giao tiếp... trong giờ học còn bổ sung phần kỹ năng sống cho các em. Cần phân tích cho HS biết những hiểu biết xã hội, giá trị đạo đức sẽ là kiến thức theo các em suốt cuộc đời, phục vụ các em ở bất kỳ ngành nghề nào sau này”.
Cô Châu cũng bày tỏ băn khoăn: chương trình GDCD hiện nay có những nội dung chưa phù hợp với đúng lứa tuổi HS. Thời lượng giảng dạy quá ít, nhiều bài chỉ nói trong 1-2 tiết thì không đủ. Sách giáo khoa viết quá dài và cách định nghĩa các khái niệm quá khô khan, dẫn đến chuyện HS học vẹt mà không hiểu gì. Một số bài nên sắp xếp cho giáo viên trình bày theo kiểu “giới thiệu”. Còn những bài quan trọng hơn thì nên tăng thời lượng.
Cô Lê Thanh Mai, giáo viên dạy GDCD bậc THCS ở Hà Nội, cho biết: do thiếu giáo viên chuyên trách nên ngoài những khối lớp được phân công cho giáo viên chủ nhiệm dạy kiêm thêm GDCD, những giáo viên chuyên trách môn GDCD vẫn phải đảm nhiệm số tiết quá lớn…
NHÓM PV GIÁO DỤC thực hiện
Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Chuyen-de/318831/Mon-giao-duc-cong-dan-Kho-kho-va-kho.html
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ảo ảnh

hoan1982 đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
ngh.mai đã viết:
Như vậy là những lời tiên tri của bà Vanga đã gần như đúng hết:
- tháng 10/2010 bắt đầu một cuộc chiến tranh trên toàn thế giới, khởi đầu tại Triều Tiên, bây giờ lấn sang Libi và sắp tới là cả thế giới Hồi giáo cùng đứng dậy
-năm 2011 cả vùng Bắc bán cầu không có sinh vật sống nỗi nhiễm lắng phóng xạ,

bây giờ các đám mây phóng xạ đang lan truyền về vùng Đại Tây Dương và Bắc Mỹ, Canada... hứa hẹn một tương lai nhiễm lắng không xa ở Bắc bán cầu.
Không tin nhưng cũng phải thừa nhận thực tế.
Con người đang tàn sát môi trường và tàn sát lẫn nhau quá thể
Một tương lai thế giới đen tối đang chờ nay mai...
Hoàn toàn phóng đại, sai toét và vớ vẩn!
Theo em nên nhìn nhận vấn đề tiên tri một cách logic.
Trong một buổi thuyết giáo với một nhà tiên tri, vị vua tò mò muốn biết trước cái chết của mình trong tương lai nên đã hỏi, nhưng nhà tiên tri không trả lời.thế là vị vua dùng đủ mọi cách thuyết phục lẫn ép buộc vị tiên tri nói ra.Cuối cùng thì người cũng đành lòng nói rằng:
"Ông sẽ phải chết dưới lưỡi gươm của đứa con trai đầu lòng" và khuất đi không bao giờ xuất hiện. Trở lại với nhà vua, trong tâm trạng hoãn hốt, ông tìm đủ mọi cách để giết con mình khi hoàng hậu có mang, nhưng đứa bé vẫn không chết,nó được sinh ra trên đời trong sự hờ hững của người cha, mỗi lần đứa trẻ đến gần ông, ông lại đưa thanh gươm ra như muốn giết chết nó, và nó chỉ lẳng lặng sống trong căm hờn. Từng ngày đứa trẻ lớn lên, nó nghĩ rằng người cha này không phải là người cha ruột của nó và trong một lần cãi vã, nó đã vô tình đưa thanh gươm ra giết chết người cha.

Đây là câu chuyện trong kinh Phật, chắc có lẽ các bác đã từng nghe qua. Em thấy rằng nếu như nhà vua không tin vào lời tiên đoán , cố gắng yêu thương đứa con mình thì có lẽ sẽ không có bi kịch như vậy.

Lời tiên tri vốn vô dụng, nhưng nó lại có hiệu lực tác động vào người tin nó, người được tiên tri cố chống lại nhưng vô tình tạo nên sự thật như lời nói hời hợt của vị thiền sư. Đứng trên lập trường tâm lý học mà nói, lời tiên tri giống như một sự thôi miên gián tiếp, ta nghe lời nói, tưởng tượng theo lời nói, và thực hiện lời nói.

Người tin và người không tin vào lời tiên tri đều chịu sự tác động như nhau:

Người tin:cố gắng chống trả tiên đoán =>VÔ tình góp phần hoàn thành lời tiên tri giống như câu chuyện trên

Người không tin:cố gắng làm trái với tiên đoán =>vô tình góp phần hoàn thành lời tiên tri giống như nhiều nhà khoa học không tin vào tiên đoán của vanga đã cố gắng kiểm soát nguồn năng lượng nhiệt hạch, phóng tàu vũ trụ lên sao Kim trước năm 2028(theo tiên đoán của vanga là trong năm 2028)

Cả hai loại người trên đều vô tình can thiệp, tác động thế giới theo hướng lời tiên tri, làm cho tiên đoán dường như trở thành hiện thực, đây là hiện tượng "Phát xạ cảm ứng" trong xã hội học.

Chỉ có một loại người không chịu tác động của lời tiên tri, đó là những người khi nghe xong thì xem lời tiên tri như là câu nói đùa rồi bỏ qua,không bận tâm về nó nữa.Tuy nhiên,Trái Đất này có rất nhiều người,nếu như phần đông theo 2 dạng người lúc đầu nói đến thì xác xuất để lời tiên tri thực hiện là khá cao.

Vì vậy, lời tiên chi cũng chỉ là một câu nói bình thường về tương lai thôi,ai có quan niệm nào thì phát biểu theo quan niệm đó,không ai giống ai, Vanga, đã trải qua quá nhiều thảm họa,vì vậy lẽ đương nhiên bà ta nhìn về tương lai theo hướng của những người bi quan

Ở thế giới này, con người chính là thần thánh, tất cả các thần thánh khác đều do con người tạo ra.

Phỏng theo nhakhoahocnacdanh
Chào bạn Hoan 1982:
Mình rất thích bài viết của bạn. Định luật "Nhân Quả Công Bằng" là cái xương sống của giáo lý đạo Phật. Thực ra định luật ấy chẳng phải của riêng đạo Phật. Nó tồn tại trong vũ trụ này trước cả khi Đức Phật giáng trần. Đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi thành đạo, có trí tuệ tuyệt vời, đã nhìn thấy được rõ ràng định luật ấy và ngài thấy cần thiết phải truyền dạy lại cho thế giới vô minh này hiểu "phước hay hoạ chẳng ai ban cho ta, đều là tự mình chuốc lấy". Nhân gieo trong quá khứ sẽ hái quả tương lai. Có điều con người không biết sợ nhân quả chỉ bởi đơn giản con người vô minh không biết kiếp trước không hiểu kiếp vị lai nên tội nghiệp chất chồng tội nghiệp...
Có điều lạ là con người lúc trẻ chẳng có mấy người có hứng thú học giáo lý của Đức Phật để tự sửa mình, nhưng lúc chết ai cũng muốn mình được vãng sanh tịnh độ theo Tiếp dẫn Đạo sư A-Di-Đà Phật. Khác nào là mò trăng đáy nước?
Có ai đó rất tự hào về bạn, Có ai đó đang nghĩ đến bạn, Có ai đó quan tâm đến bạn, Có ai đó rất nhớ bạn, Có ai đó muốn nói chuyện với bạn, Có ai đó muốn ở cạnh bạn, Có ai đó luôn mong sự bình yên cho bạn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

ảo ảnh đã viết:

Định luật "Nhân Quả Công Bằng" là cái xương sống của giáo lý đạo Phật. Thực ra định luật ấy chẳng phải của riêng đạo Phật. Nó tồn tại trong vũ trụ này trước cả khi Đức Phật giáng trần. Đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni Phật sau khi thành đạo, có trí tuệ tuyệt vời, đã nhìn thấy được rõ ràng định luật ấy và ngài thấy cần thiết phải truyền dạy lại cho thế giới vô minh này hiểu "phước hay hoạ chẳng ai ban cho ta, đều là tự mình chuốc lấy". Nhân gieo trong quá khứ sẽ hái quả tương lai.
Tôi đồng ý với bạn về tính phổ quát toàn vũ trụ của luật nhân quả. Tuy nhiên, đối với mỗi sự việc cụ thể, nguyên nhân của nó có thể sâu xa hơn ta tưởng, thậm chí, sâu xa hơn đến mức ta chưa biết, hoặc không thể biết. Vì thế, tồn tại những vong hồn oan uổng, do những cái chết oan uổng tạo ra.

Đối với những nạn nhân vô tội của chiến tranh, bệnh dịch, thiên tai, động đất, sóng thần, tai nạn... thì hoặc là họ phải chịu hậu quả của những nguyên nhân không do mình tạo ra, hoặc bởi nguyên nhân duy nhất là họ đã trót sinh ra trên đời, hoặc bởi một nguyên nhân nào đó mà loài người, trong đó có Đức Phật, còn chưa nghiên cứu được.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [69] [70] [71] [72] [73] [74] [75] ... ›Trang sau »Trang cuối