Trang trong tổng số 25 trang (250 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 29/08/2009 11:15
Có 1 người thích
letam đã viết:Xác xuất thành công cho việc đưa con em khuyết tật vào những trường như letam nói chỉ là...1%! Đó là với một phụ huynh chữ nghĩa tương đối. Còn với thiếu phụ trên gần như vô vọng. Tác giả chỉ thoáng gặp thằng bé đôi lần. Đã có nhiều suy tư, Nhưng thật sự là...lực bất tòng tâm! Vả lại khi trình bày điều này với đâu đó lại còn tuỳ thuộc vào...nhân tâm tuỳ bụng mỡ nữa! dù sao, câu chuyện cũng đã khép lại...Và một chương mới sắp mở ra....
Hu hu...sao không biết đưa nhau về thành phố nhỉ? Ở đó dễ có việc làm hoặc dễ xin. Biết đâu thằng cu lại được người ta đưa và trường trẻ em khuyết tật, hay ít ra cũng có lớp học tình thương. Sao tác giả quan tâm tới họ thế mà không chỉ cho con đường sống nhỉ? Mỗi lần cho 5, 10 ngàn thì chẳng đi đến đâu. Ở cái xứ đã nghèo lại dân trí thấp thì ai mà giúp được.
Ngày gửi: 31/08/2009 19:43
Có 1 người thích
Ngày gửi: 31/08/2009 20:24
Có 1 người thích
Ngày gửi: 31/08/2009 21:05
Nguyệt Thu đã viết:Chị Nguyệt Thu,
Cái này thì dính gì đến sự nghiệt ngã của chế độ phong kiến nhỉ? Cũng là một "chuyện thường ngày ở huyện" mà Nam Lan! Tình yêu - nhân cách - và những sự lựa chọn, chị nghĩ thế!
Ngày gửi: 02/09/2009 06:01
letam đã viết:Cầu mong ta cứ cầu mong. Nhưng dứt khoát, những cảnh đời như thế vẫn sẽ xảy ra. Có khi ta nhận thấy, có khi ta nghe kể lại. Và cũng có khi, ở một góc khuất xa nào đó ta chưa biết được. quan trọng nhất là, ta tự dần hoàn thiện ta trước để không bao giờ phải áy náy với chính ta. Điều đó đã là quý rồi phải không?
Ở chỗ tớ cũng có người như thế, nhưng kết cục tươi sáng hơn nhiều. Nghe tớ kể đây:
Dạo ấy, lâu lắm rồi, khoảng giữa những năm 80 của thế kỷ 20, có một người con gái khoảng 17, 18 làm tiền hay đi ngang qua đường tớ ở. Cô ta tá túc ở chợ, tên Lan, nghe nói giá bao nhiêu cũng gục nên được gọi là Lan Gục.
Người ta kể rằng đó là bé gái khoảng 6, 7 tuổi bị lạc gia đình đến đây khi chạy loạn năm 1975 được một người đàn bà đem về nuôi để giữ em. Khi đứa bé kia lớn, Lan lại được dẫn sang nhà khác cũng để giữ em. Rồi không hiểu sao người ta thấy em ra ngủ ngoài chợ và ai thuê gì làm nấy. Sau đó Lan theo một chị làm tiền cũng tá túc ở chợ, hơi khùng khùng. Có những đêm khuya, tớ nghe tiếng guốc chạy quẹt quẹt rất nhanh từ đằng xa ngang qua cùng với tiếng khóc. Khi đi đến chỗ có nhà dân thì tiếng guốc đều đều, nhưng vẫn khóc. Nghe nói đó là lúc bị quỵt tiền mà còn bị đánh nữa. Ác quá! Một ngày nọ Lan sinh ra một bé gái không cha , được mọi người giúp đỡ cũng mẹ tròn con vuông.
Thế rồi năm tháng qua đi, với cảnh sống như vậy, người Lan vàng vọt , bắt đầu chuyển sang bới rác. Hai mẹ con thường dắt nhau đi lượm đồ phế liệu trong các giỏ rác bên đường. Được chính quyền quan tâm cấp cho một miếng đất đủ dựng một mái nhà gần chợ, đứa con được đi học lên đến cấp 3.
Năm ngoái có một bài báo kể rằng Lan sẵn sang chia sẻ căn nhà chật hẹp của mình cho một bà lão vô gia cư không một chút băn khoăn, mà là chia đứt theo sổ đỏ đấy nhé. Một tấm lòng cao thượng của một số phận thấp hèn, trong khi đây đó còn có những kẻ máu mủ ruột già, nhà cửa đầy đủ vẫn tranh giành nhau từng tý đất.
Cầu mong cho không còn có những cảnh đời như thế.
Ngày gửi: 02/09/2009 06:03
iuvan_vaniu đã viết:Hic chằn tinh Shrek là một chú...trống..choai cô bé ở Bà Rịa ah!
HUHU sao lại kết thúc buồn như thế chứ đau nòng wá àh. Nhưng có lẽ đúng như trong đó viết đó là lối thoát duy nhất cho họ và cám ơn chị đã giúp em có thể nhìn lại chính mình khi mà chính em cũng đã lướt wa những con người đáng thương đó và có thể trong những người đó có chú bé câm cũng nên...
Ngày gửi: 02/09/2009 06:13
NamLan đã viết:Cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm đến đề tài trên. NT nhận xét thật sâu sắc. Nam Lan thì thật nhạy cảm và không kém phần tỉ mỉ. Dẫn chứng trong đoạn ngắn đó nghe có vẻ phong kiến . Nhưng thật ra đó lại là cách thiếu phụ nọ tự quyết định cho cuộc đời mình. Khi đã trót để xảy ra một sự lầm lỗi quá lớn theo sự đánh giá của vùng miền. Cách đây khoảng 15 năm thôi, lỗi lầm của cô gái là không thể tha thứ. Ngày nay, cũng tại nơi địa phuơng ấy. Suy nghĩ về vấn đề trên đã không còn đáng kể. Có lẽ những chuẩn mực đạo đức xưa đã tồn tại cả vài trăm năm. Đã bị cuốn phăng đi chỉ trong vòng hơn thập kỷ. Vì vậy, nếu tình cảnh của cô thôn nữ xảy ra trong hiện tại. Thì sự việc đã khác nhiều và chắc chắn sẽ không có mẩu truyện ngắn vừa đăng. S cam đoan truyện trên có thật đến từng chi tiết. Một lần nữa, xin cảm ơn các bạn..Nguyệt Thu đã viết:Chị Nguyệt Thu,
Cái này thì dính gì đến sự nghiệt ngã của chế độ phong kiến nhỉ? Cũng là một "chuyện thường ngày ở huyện" mà Nam Lan! Tình yêu - nhân cách - và những sự lựa chọn, chị nghĩ thế!
Chị nói cũng đúng lắm. Đây là một câu chuyện thường ngày nó được bắt gặp ở khá nhiều nơi. Tình yêu và nhân cách - và những sự lựa chọn của một số người.
Nhưng theo em nghĩ bà mẹ bé câm đã không còng cách lựa chọn nào khác là phải bế con đi du mục. Vì bà muốn giữ sự danh giá cho họ tộc. Cái mấu chốt ở đây nếu như xã hội không quá cay nghiệt và có cái nhìn ghẻ lạnh với bà mẹ của chú bé nói riêng và một số phụ nữ nói chung, chắc gì bà đã bế con đi du mục như vậy. Vì bà chỉ lầm lỡ khi yêu một chàng trai lúc bà còn là cô thôn nữ dại khờ. Và khi yêu ai chắc rằng mình khôn?
Và có lẽ cuộc đời bé câm sẽ được bình yên ở một làng quê vùng đất Mũi, nếu như gia đình và họ hàng dang tay giúp đỡ bà.
Trích đoạn:
"Người ta còn kháo với nhau rằng. Nó, là kết quả của mối tình vụng trộm, giữa một cô thôn nữ(mẹ nó) với một thanh niên trong làng của cô, và nó đã không được thừa nhận. Đây là lý do khiến mẹ nó phải biệt xứ ra đi hơn 10 năm trời, chỉ vì cô muốn giữ phẩm giá cho gia tộc mình."
Ps; Ở trên em nói là "chế độ phong kiến" có hơi quá. Mà phải nói là những suy nghĩ Phong kiến đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân ta.
Ngày gửi: 02/09/2009 07:08
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Chằn Shrek vào 03/09/2009 00:03
Có 1 người thích
Trang trong tổng số 25 trang (250 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] ... ›Trang sau »Trang cuối