Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [113] [114] [115] [116] [117] [118] [119] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

https://lh4.googleusercontent.com/-q-kbe8LhTD0/Tk3Vj_b_zEI/AAAAAAAAH_I/67N_lLPa8Lk/s800/17-7-01nguoibuongio3.jpg

Chán Chống Rồi!

Chống giặc xâm lăng tớ chán rồi
Dành cho chức sắc họ làm thôi.
Không quy phản động thì gây rối
Chửa nhận hư danh đã bỏ đời!
Tụ tập tuần hành đâm phạm luật
Hô hào khẩu hiệu hóa thừa hơi!
Làm thơ vớ vẩn cười vui vẻ
Đã được khen rồi lại được chơi.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Viết văn và… dầu gội đầu

SGTT.VN - Lâu rồi, có một nhãn hàng dầu gội bị dư luận chỉ trích vì slogan “Sống là không chờ đợi”. Chung quy cũng bởi tính chất ra vẻ “hiện sinh bề mặt” của nó. Rồi một lần tình cờ, tôi phì cười khi nghe một nhà văn dùng câu slogan đó để nói về nghề viết: “Viết là không chờ đợi”.

Làm sao một câu quảng cáo dầu gội mà có thể diễn tả đúng tình trạng hay bản chất của nghề viết văn được? Nhưng cái nghịch lý buồn cười ấy lại phần nào có sức thuyết phục. Nhất là viết văn trong điều kiện Việt Nam, hay nói cụ thể, là làm một nhà văn ở Việt Nam.

Viết là không chờ đợi. Bởi vì đơn giản, là người ta chỉ viết khi còn có thể lực tốt để duy trì sự tập trung, ngồi vào bàn nghĩ ngợi và theo đuổi sự độc lập trong tư duy, xúc cảm sáng tạo. Có nghĩa là hãy dành thời gian tuổi trẻ để viết.

Cũng có lý. Hầu hết các nhà văn Việt Nam đều có tác phẩm “ghi bàn” ở độ tuổi 25 – 45. Nhiều người có chút hiểu biết về khoa học, lý giải rằng, với thể trạng người Việt, đó là quãng thời gian lý tưởng nhất để sáng tác. Dĩ nhiên, có những trường hợp ngoại lệ: thành công quá sớm (như các nhà thơ trong phong trào Thơ mới), cũng có những nhà văn coi viết như thiền, dưỡng sinh, duy trì được sức sáng tạo lâu dài (như Nguyễn Tuân, Lê Đạt, Trần Dần, Tô Hoài, Nguyễn Xuân Khánh…), nhưng số này không nhiều.

Ngoài ra, một trong những nguyên do dẫn đến sự đi xuống thể chất (kéo theo sự mất tập trung, sáng sủa trong tinh thần ở các nhà văn Việt Nam) đó là họ bị chi phối bởi một đời sống “văn chương tập quyền”, quen được dẫn dắt, lắm hội hè thù tạc, nhiều hội nhóm nhưng ít khuyến khích giá trị sáng tạo độc lập của cá nhân. Hội Nhà văn Việt Nam với gần một ngàn hội viên một năm quay cuồng với các hoạt động hội nghị, toạ đàm, trại sáng tác, gặp gỡ giao lưu, chưa kể hoạt động các hội văn nghệ địa phương luôn có sức hấp dẫn kỳ lạ, khiến những nhà văn bị cuốn hút, dồn sức vào cái gọi là không gian nghề nghiệp, mê đắm trong tâm tình, giai thoại nghề nghiệp mà quên mất công việc chính là viết. Họ dành thời gian và tâm sức dành cho những hoạt động hướng tha, đàn đúm, xây dựng giai thoại và khẩu văn hơn là những cuộc hướng nội kiếm tìm giá trị mới cho trang viết. Họ để thời gian, sức lực và sáng tạo trôi qua hoang phí.

Vậy, cái cơ chế “viết là không chờ đợi” coi vậy mà thật khó. Vì hiếm ai đủ can đảm để: không nộp đơn chờ đợi đến lượt được kết nạp hội Nhà văn, biết chối từ những cơ hội hội hè thù tạc để có dịp tự phóng chiếu mình vào “giới văn nghệ sĩ”, biết khước từ những trại sáng tác với mục tiêu thành công nhất là giải ngân, và, dám thoát ra khỏi những tôn chỉ nào đó chi phối từ bên ngoài văn chương… Cái yêu cầu cơ bản nhất là khả năng biết đóng cửa với trang viết thì hiếm người làm được.

Viết là không chờ đợi, trong tình thế đắng cay khác, còn có nghĩa là không chờ đợi được in. Điều này là một thử thách lớn, đồng thời đòi hỏi ở người viết một tư thế, thái độ rạch ròi. Có nhiều nhà văn vẫn viết đều đặn hai năm một cuốn sách, hầu hết các bản thảo đều có sức nặng đáng kể, được các công ty sách tranh giành nhau ký hợp đồng tác quyền, song mãi vẫn không xin được giấy phép xuất bản. Tác phẩm đóng kho vẫn không ngăn được sức viết ngày càng mạnh mẽ của anh ta. Tiểu thuyết gia Alessandro Baricco, trong cuộc trò chuyện với nhà báo Hungary Lévai Balázs, có một ý khá hay về nghề viết, ứng với trường hợp này: “Viết văn, tự nó đã là một quá trình kỳ lạ, nó cho anh sự tự do tuyệt đối. Chỉ mình anh tồn tại. Ngay cả độc giả anh cũng không nghĩ tới”. Sáng tạo trong cô đơn và ký thác chưa đủ, đôi khi biết dùng phép thắng lợi tinh thần để cười mỉa đời sống kiểm duyệt cũng là cách giúp nhà văn đứng vững với trang viết của mình.

Và một trong những điều mà nhà văn trên toàn cầu đang phải đối diện, đó là quyền lực truyền thông và thị trường bên ngoài tác động lên trang viết. Liệu có thể “viết là không chờ đợi” với một tình trạng cách ly hoàn toàn với những ồn ào về cơ hội thị trường, danh tiếng, truyền thông? Với một thị trường xuất bản eo sèo, với một đời sống truyền thông nhốn nháo nhưng thiếu trầm trọng đời sống phê bình cùng những kênh thẩm định đáng tin cậy, thì giữ được sự bình tĩnh, bản lĩnh và thái độ bên lề, không can dự cũng là một thử thách lớn lao của những nhà văn hôm nay.

Xem ra, “viết là không chờ đợi” khá hợp lý. Nhưng, cuối cùng, cái thông điệp “không chờ đợi” ấy, tự nó lại đối diện với một thách thức mới: khả năng kiên nhẫn đón chờ và nuôi lớn những cuộc bùng vỡ tạo ra đột phá, không vội vàng bung xung ngạo nghễ phình to để rồi tiêu tan như đám bong bóng của thứ dầu gội kia. Đó cũng là một trạng thái “hiện sinh bề mặt”.

Nguyễn Vĩnh Nguyên
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Minh Bình

LỜI NÓI VÀ VIỆC LÀM...

Người Vân Kiều ở Quảng Trị vốn thật thà chất phác...lời nói và việc làm như đinh đóng cột, một là một, hai là hai...chẳng bao giờ thất hứa. Vì vậy, ai mà thất hứa thì hãy coi chừng ...họ là con cháu "ruột" của Bác Hồ đấy ( mang họ Bác). Trước ngày bầu cử các cấp các đại biểu gặp mặt tiếp xúc với cử tri...thôi thì biết bao nhiêu là lời hứa hẹn...Nghe xong ông Hồ Choang xin phát biểu: " Thưa cán bộ,Không biết lần này cán bộ hứa có giống như mấy ổng trước không, Bà con tui họ nói: cán bộ trên cây nói thiệt hay( Loa công cộng thường treo trên cây)Còn cán bộ dưới đất mần ( làm) dở ẹc...
Chà! Thâm thuý thiệt hết chổ nói!
"Không thầy đố mày làm nên"
"Làm thầy mày không nên đố!"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Cán bộ trên cây nói thật hay
Cán bộ dưới đất làm dở ẹc
Tụi bây:
Cứ làm theo tau nói
Đừng làm theo tau làm
Thì sung sướng giầu sang
  Nếu
           Cứ làm theo tau làm
           Không làm theo tau nói
Thì cả làng
          Chết đói.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thái Thanh Tâm đã viết:
Cán bộ trên cây nói thật hay
Cán bộ dưới đất làm dở ẹc
Tụi bây:
Cứ làm theo tau nói
Đừng làm theo tau làm
Thì sênh xang khá giả
  Nếu
           Cứ làm theo tau làm
           Không làm theo tau nói
Thì cả làng
          Chết đói.
Kinh... Tế

Cứ làm theo tao nói
Không đói, chỉ vừa no.
Chúng mày được khen giỏi
Chúng tao thoải mái vơ.

Đừng tin bọn hay xúi
Đừng tin bọn hay đòi!
Hãy tin chúng tao nói
Chỉ tin chúng tao thôi!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Thái Thanh Tâm đã viết:
Hà Nội yêu cầu chấm dứt biểu tình tự phát

Yêu cầu "chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát của người dân" vừa được UBND Hà Nội phát đi sáng nay sau khoảng 10 cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam diễn ra tại thủ đô.
> 'Không có chủ trương trấn áp người biểu tình'

Trong các chủ nhật từ đầu tháng 6 đến tháng 8, tại Hà Nội liên tiếp diễn ra các cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Các hoạt động này chủ yếu xuất phát từ tinh thần yêu nước và tâm lý bức xúc của nhân dân.

"Những ngày gần đây, các thế lực chống đối trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành gây mất an ninh trật tự ở thủ đô", thông báo của Hà Nội nêu.

Theo chính quyền, những cuộc tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát đã "gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, hình ảnh thủ đô - Thành phố Vì hòa bình; tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, quan hệ ngoại giao của Đảng, Nhà nước".

Trong cuộc họp báo đầu tháng 8, Giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Đức Nhanh (áo trắng) khẳng định: "Hà Nội không có chủ trương trấn áp người biểu tình". Ảnh: Thái Thịnh.

Trong thông báo này Hà Nội cho rằng, có một số người trong và ngoài nước đang lợi dụng các cuộc biểu tình yêu nước của đa số người tham gia để "chống đối Đảng, Nhà nước, kích động hằn thù dân tộc, chia rẽ quan hệ Việt - Trung; tập hợp lực lượng gây mất ổn định chính trị".

Với mục đích "duy trì ổn định an ninh trật tự ở thủ đô", chính quyền Hà Nội yêu cầu: "Chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố".

Cùng với thông báo này, các lực lượng chức năng được Hà Nội cho phép áp dụng các "biện pháp cần thiết" đối với những người "cố tình không chấp hành, tụ tập đông người trái pháp luật, gây rối trật tự, chống người thi hành công vụ".

Từ đầu tháng 6 đến 24/7 tại khu vực sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội và quanh Hồ Hoàn kiếm đã có 8 cuộc biểu tình tự phát. Người tham gia chủ yếu là học sinh, sinh viên, giới trí thức, văn nghệ sĩ... Người biểu tình thường tập trung khoảng 8h30 sáng và giải tán sau chừng 3 tiếng.

Cuộc đầu tiên có khoảng 300 người tham gia nhưng sau giảm dần còn khoảng 50-60 người.

(Trích thông tin trong cuộc trao đổi báo chí của trung tướng Nguyễn Đức Nhanh ngày 2/8)

Chính quyền "khuyến khích" người dân tham gia phong trào yêu nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ chủ quyền bằng những hoạt động thiết thực "trong khuôn khổ tổ chức và pháp luật".

Hơn 2 tháng sau khi Hà Nội diễn ra cuộc biểu tình tự phát đầu tiên phản đối hành vi gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông, đây là lần đầu tiên, chính quyền phát đi một thông điệp chính thức về vấn đề này.

Trước đó, trong cuộc họp chiều 2/8, Giám đốc Công an Hà Nội kiêm Tổng cục phó Tổng cục An ninh 2 Nguyễn Đức Nhanh nói: "Chủ trương của Công an thành phố là tuyên truyền, giải thích, vận động để giải tán người biểu tình; không có việc đàn áp hay bắt bớ".

Tiến Dũng

Ôi! Ối!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Họ làm đúng đó, biểu tình thì phải sang trước Tử Cấm Thành mà biểu chứ, chứ lại đứng bên này thì biểu ...ai...

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Ngocchau2311 đã viết:
Cảnh Mù

vừa trót mới sinh đã bị mù
ngóng nghe thế sự tối âm u
thấy đâu vạn vật màu sáng tối
chưa biết mịt mờ bóng trăng lu
cha mẹ chỉ là trong giọng nói
đất trời đọng lại một tiếng ù
mắt phàm chưa thấy thì tâm sáng
trải hết cuộc đời ngỡ kiếp tù

Thế Giới Cây Cảnh
==============================
Bài Hoạ

KIẾP MÙ

Thương xót cho ai chịu kiếp mù,
Cả đời chìm đắm khoảng u u.
Đất trời cao rộng cam mờ mịt,
Vũ trụ bao la chịu tối lu.
Ánh nguyệt rạng trong, màu xám xịt,
Sắc hoa tươi đẹp, nét âm ù.
Bao giờ thấy mặt người thân thiết?
Trước mặt chung quanh chỉ bóng tù.

Ngọc Châu
Sáng Như Mù

Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ.
                          Nguyễn Đình Chiểu


Tuy hai mắt sáng, trí như mù
Óc lớn, đầu to rặt khối u.
Dễ dãi xông lên khoe tá lả
Nguy nan tụt xuống trốn thu lu.
Chia tiền, hưởng lợi te te tái
Góp của, chung công cạc cạc ù.
Bợ đỡ bên trên, chèn ép dưới
Tâm hồn nước đọng bám ao tù.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Chúa Nguyễn Phúc Chu và ý thức chủ quyền lãnh thổ



TT - Hội thảo khoa học “Quốc chúa - Bồ tát Nguyễn Phúc Chu và sự nghiệp mở mang bờ cõi, phát triển đất nước” khai mạc tại TP.HCM hôm 22-8 do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam - Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Viện Nghiên cứu tôn giáo - Viện Khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức.

http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=515371
Thanh giới đao do vua Tự Đức ban tặng trụ trì chùa Quốc Tự Diệu Đế - Ảnh: L.Điền



Hội thảo có hơn 70 tham luận của các nhà nghiên cứu, chuyên gia, các giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành sử học và Phật học của cả nước, cùng tập trung vào ba chủ đề chính: Vấn đề sử học thời các chúa Nguyễn; Sự nghiệp quốc chúa - Bồ tát Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1675-1725); Sự nghiệp phát triển văn hóa và xiển dương đạo Phật dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu.

Trong hành trình Nam tiến của lịch sử Việt Nam, chúa Nguyễn Phúc Chu (triều Nguyễn truy tôn là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế, là đời chúa thứ 6 của Ðàng Trong) được ghi nhận là người có công lớn trong việc mở mang, phát triển và ổn định đất nước ở Ðàng Trong vào thế kỷ 17-18.

Báo cáo đề dẫn của Viện Nghiên cứu tôn giáo ghi nhận công trạng của ông: “Trong thời gian tại vị, ngoài thành công trong việc mở rộng bờ cõi, ngài còn có rất nhiều công lao trong việc xây dựng đời sống tư tưởng/ tâm linh, đặc biệt là Phật giáo ở Ðàng Trong. Ngài đề ra chủ trương “cư Nho mộ Thích”, kế thừa một cách sáng tạo chủ trương của vua - Phật Trần Nhân Tông “cư trần lạc đạo” ở thế kỷ 13. Ngài cũng là người bảo trợ cho sự phát triển các đền, chùa ở Ðàng Trong...”.

Các tham luận của giới sử học như nhà nghiên cứu Nguyễn Ðình Ðầu, Nguyễn Khắc Thuần, TS Trần Thị Mai ghi nhận ý thức chủ quyền lãnh thổ của chúa Nguyễn Phúc Chu là rất sâu sắc, thể hiện qua việc tiếp tục tổ chức các đội Bắc Hải ra khai thác sản vật ở quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa để khẳng định chủ quyền ở những vùng đảo này. Ông Nguyễn Khắc Thuần dẫn lại ghi nhận trong Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Ðôn để cho rằng: đến thời Nguyễn Phúc Chu, vị chúa này “đã kiểm soát được Hoàng Sa, Trường Sa, có giấy tờ rõ ràng”.

Về những đóng góp của Nguyễn Phúc Chu trong vấn đề phát triển Phật giáo Ðàng Trong, các nhà nghiên cứu đánh giá cao việc truyền bá Phật giáo Bắc tông vào Việt Nam, với sự kiện mời hòa thượng Thạch Liêm mở giới đàn cho 1.400 tăng ni ở Phú Xuân, đúc chuông Thiên Mụ nặng 3.285 cân vào năm 1710 và ngài đích thân làm bài minh khắc vào chuông.

Hòa thượng Thích Phước Sơn đánh giá cao vai trò của chúa Nguyễn Phúc Chu với việc phát triển tông Tào Ðộng Phật giáo vào Việt Nam; TS Trần Lê Bảo đưa cái nhìn biện chứng về sự song hành của Phật giáo với những triều đại Việt Nam, từ Thái tổ Lý Công Uẩn đến Ngự hoàng Trần Nhân Tông và đến Minh vương Nguyễn Phúc Chu.

LAM ĐIỀN


Triển lãm di sản văn hóa Phật giáo Đàng Trong

Song song với hội thảo về sự nghiệp chúa Nguyễn Phúc Chu, ban tổ chức hội thảo và Thư viện Khoa học tổng hợp TP.HCM phối hợp tổ chức Triển lãm di sản văn hóa Phật giáo Đàng Trong thế kỷ 17-20 khai mạc vào sáng 22-8 và kéo dài đến ngày 28-8.

Triển lãm giới thiệu nhiều hiện vật, cổ vật thuộc dòng văn hóa Phú Xuân có liên quan đến Phật giáo. Trong đó, lần đầu tiên trưng bày các bản dập (thác bản) văn bia chùa Huế, có cả ảnh tấm bia “Ngự kiến Thiên Mụ tự” của quốc chúa Nguyễn Phúc Chu và bản dập trên lụa tấm bia chùa Hà Trung (Gio Linh, Quảng Trị) ghi công trạng Trần Đình Ân - vị quan có nhiều công trạng dưới nhiều đời chúa Nguyễn, bản dập văn bia tháp tổ Liễu Quán, tháp tổ Nguyên Thiều và tranh chân dung của hai vị tổ sư này.

Bên cạnh đó là hệ thống các tượng thờ Phật giáo thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Triển lãm cũng giới thiệu nhiều bản kinh Phật thời Nguyễn như các quyển Hiếu kinh và Chư kinh tập, thủ bút của Viên Giác đại sư vào thế kỷ 19, các sớ điệp, sắc chỉ của các vua Nguyễn ban cho các vị hòa thượng trụ trì ở các quốc tự. Đặc biệt có một thanh giới đao do vua Tự Đức ban tặng trụ trì chùa Quốc Tự Diệu Đế - là hiện vật quan trọng trong giới Phật giáo. Thanh đao này dùng để cạo tóc truyền giới cho người xuất gia như một nghi thức biểu tượng.

Triển lãm cũng giới thiệu một số hiện vật Phật giáo Nam bộ như cuốn kinh được viết trên giấy sậy hay kinh viết trên lá thốt nốt. Đây cũng là những dấu tích của sự phát triển Phật giáo Đàng Trong từ thời các chúa Nguyễn đến triều Nguyễn.

THÁI QUYÊN
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Tuấn Khỉ đã viết:
Ngocchau2311 đã viết:
Cảnh Mù

vừa trót mới sinh đã bị mù
ngóng nghe thế sự tối âm u
thấy đâu vạn vật màu sáng tối
chưa biết mịt mờ bóng trăng lu
cha mẹ chỉ là trong giọng nói
đất trời đọng lại một tiếng ù
mắt phàm chưa thấy thì tâm sáng
trải hết cuộc đời ngỡ kiếp tù

Thế Giới Cây Cảnh
==============================
Bài Hoạ

KIẾP MÙ

Thương xót cho ai chịu kiếp mù,
Cả đời chìm đắm khoảng u u.
Đất trời cao rộng cam mờ mịt,
Vũ trụ bao la chịu tối lu.
Ánh nguyệt rạng trong, màu xám xịt,
Sắc hoa tươi đẹp, nét âm ù.
Bao giờ thấy mặt người thân thiết?
Trước mặt chung quanh chỉ bóng tù.

Ngọc Châu
Sáng Như Mù

Thà đui mà giữ đạo nhà
Còn hơn sáng mắt ông cha không thờ.
                          Nguyễn Đình Chiểu


Tuy hai mắt sáng, trí như mù
Óc lớn, đầu to rặt khối u.
Dễ dãi xông lên khoe tá lả
Nguy nan tụt xuống trốn thu lu.
Chia tiền, hưởng lợi te te tái
Góp của, chung công cạc cạc ù.
Bợ đỡ bên trên, chèn ép dưới
Tâm hồn nước đọng bám ao tù.

Cay cho người vô trí, thừa mưu
Đấu đá, đi đêm, bợ tận đâu
Leo lên ngồi ghế, óc hạt sót
Để khối kẻ lo bạc bạc đầu.

Tham chi, tham lắm chức quan lại
Nhấn chìm hiền sĩ chốn ao sâu
Giang sơn suy đắm, còn đâu chỗ?
Võng lọng, cao sang cũng qui chầu!

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Đừng nghĩ những ý kiến trái chiều của trí thức là chống đối!



SGTT.VN - Cần có cơ chế cho các nhà trí thức, khoa học được tham gia đóng góp, phản biện ngay từ đầu đối với những chính sách của thành phố. Thậm chí cho phép nhà khoa học cùng làm việc với bộ máy quản lý nhà nước của thành phố. Từ đó mới ra được sản phẩm có giá trị thương phẩm của nhà khoa học và có lợi ích cho sự nghiệp chung.

Đó là ý kiến của các nhà trí thức, khoa học, các chuyên gia tại TP.HCM tại buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo thành phố với giới trí thức.

Thể chế hóa cơ chế phản biện
Theo TS Trần Công Hoàng Quốc Trang, phó ban công tác phía Nam liên hiệp Hội Việt Nam, quy chế này phải phản ánh cho được vai trò của trí thức là tư vấn, phản biện và giám định xã hội, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, phát triển công nghệ mới... Trong đó, trí thức phải được tôn vinh thông qua những đóng góp cụ thể của mình.

“Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với Liên hiệp hội Việt Nam, Chính phủ mở ra cơ chế vĩ mô, trong đó có quy chế làm việc cho các nhà khoa học đóng góp với đất nước, thì tại sao TP.HCM lại không có? TP.HCM phải thực hiện cụ thể hơn, thiết thực hơn, bởi vì thành phố có “tài nguyên con người”. Tôi quan tâm “hậu” cuộc gặp gỡ này là gì? Phải có chương trình hành động của trí thức theo đơn đặt hàng của lãnh đạo thành phố, phải có cơ chế, quy chế phối hợp về lâu về dài thì mới gọi là phát triển bền vững”, ông Trang nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, GS TS Nguyễn Ngọc Giao, chủ tịch liên hiệp hội Khoa học - kỹ thuật TP.HCM cho rằng, lãnh đạo TP.HCM cần cung cấp thông tin đầy đủ (hoặc đặt hàng sớm) để liên hiệp Hội kịp thời tham gia tư vấn, phản biện các dự án lớn của Nhà nước đối với địa bàn thành phố và các tỉnh phía Nam ngay từ khi bắt đầu chuẩn bị dự án. “Đặc biệt, TP.HCM cần thể chế hóa từng bước công tác tư vấn, phản biện đối với từng loại dự án”, ông Giao nói.

Ở một góc nhìn khác, PGS TS Hoàng Tuấn Anh, phó chủ tịch liên hiệp hội Khoa học - kỹ thuật TP.HCM, nói lãnh đạo TP.HCM phải coi chuyện lắng nghe các nhà trí thức, khoa học trong quá trình ra quyết định là một công đoạn hết sức quan trọng để giúp những quyết sách của lãnh đạo thành phố thêm hiệu quả, thêm đúng đắn.

PGS TS Phan Minh Tân, giám đốc sở Khoa học – công nghệ TP.HCM cũng cho rằng, cần xem xét lại cơ chế, chính sách đối với đội ngũ trí thức hiện nay. “Dường như, cơ chế chính sách này đã lạc hậu, đặc biệt là cơ chế quản lý tài chính đang là rào cản cho sự phát triển khoa học công nghệ của thành phố”, ông Tân nói.

Vị giám đốc sở cũng để nghị thành phố thành lập một Hội đồng tư vấn riêng cho 6 chương trình đột phá mà Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 – 2015) đã đề ra.

Lắng nghe ý kiến trái chiều
Theo PGS TS Lê Kế Lâm, chủ tịch hội Khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM, nguồn nhân lực có trí thức, có tay nghề cao là một vốn quý để góp phần đưa TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung phát triển. Đặc biệt, đây là cái vốn quý gấp hàng tỉ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, theo ông Lâm, đặc điểm của trí thức là hay "nói ngang", nói thẳng vì họ hiểu biết, họ thấy có những cái đúng, cái sai. Do đó, trong phát biểu của trí thức có những cái khó nghe, nhưng có những cái là chân lý. “Lãnh đạo TP.HCM, nên tìm biện pháp, cơ chế như thế nào đó để phát huy được những tư duy, những đóng góp của trí thức cho thành phố. Đừng nghĩ rằng, những ý kiến trái chiều của nhà trí thức là chống đối. Không phải đâu, họ rất yêu Tổ quốc, đất nước Việt Nam”, ông Lâm nhấn mạnh.

PGS TS Lê Kế Lâm cũng cho rằng, để cho trí thức nói, sau đó mở những cuộc tranh luận xem ai đúng, ai sai và cũng là để cho người ta tâm phục khẩu phục là điều rất cần thiết.

Từng là người giám sát và phản biện những chính sách của TP.HCM, theo ông Trương Văn Đa - nguyên phó chủ tịch HĐND TP.HCM khóa IV, nếu như TP.HCM không có những chính sách, chiến lược phù hợp thì khó khai thác được nguồn lực từ các nhà trí thức, khoa học cho sự phát triển của TP.HCM. “Mặc dù, nhiều người đã nghỉ hưu, nhưng tâm huyết của họ còn rất cao, vốn tích lũy của những người này rất lớn và nói chung là họ muốn cống hiến. Đặc biệt, họ là những trí thức do Đảng ta đào tạo trước đây, đã từng ăn cơm nắm, đi xe đạp và làm khoa học... Do đó, đối với họ không có sự câu nệ khi thành phố cần”, ông Đa chia sẻ.

Cần gắn kết khoa học với doanh nghiệp
Chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM Huỳnh Văn Minh cho biết, hiện nay có một thực tế là sự gắn kết giữa giới trí thức và các nhà doanh nghiệp còn rất lỏng lẻo. “Phải có sự tham gia hợp tác giữa doanh nghiệp với các chuyên gia tư vấn hàng đầu, các nhà khoa học chuyên môn. Việc liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà trí thức, khoa học với nhau sẽ tạo điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp”, ông Minh nói.

Đồng tình, PGS TS Phan Minh Tân cho rằng thành phố cần tạo điều kiện để kết nối hơn nữa liên hiệp hội Khoa học- kỹ thuật thành phố với hiệp hội Doanh nghiệp. Đặc biệt, cần đẩy mạnh triển khai kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất kinh doanh, tăng cường cơ chế đặt hàng nhằm gắn kết nghiên cứu với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Ông Tân cũng kiến nghị thành phố khôi phục lại hội đồng Khoa học – công nghệ của thành phố bao gồm một số nhà khoa học, doanh nghiệp, quản lý hàng đầu, với nhiệm vụ tư vấn, tham mưu...

Phát biểu kết thúc buổi gặp gỡ, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải khẳng định “TP.HCM sẽ tạo điều kiện tốt hơn để đội ngũ các nhà trí thức, khoa học có thể cống hiến nhiều hơn nữa năng lực, trí tuệ của mình giúp thành phố phát triển. Thường trực thành ủy nhất trí việc khôi phục lại hội đồng Khoa học – công nghệ theo hướng tinh gọn gồm các nhà khoa học, chuyên gia các ngành mũi nhọn”.

ĐOÀN QUÝ
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [113] [114] [115] [116] [117] [118] [119] ... ›Trang sau »Trang cuối