Trang trong tổng số 44 trang (435 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 28/10/2009 14:25
Ngày gửi: 28/10/2009 19:29
Ngày gửi: 29/10/2009 15:01
Flamingo đã viết:Ấy chết, anh mà cũng bị DỐT à?
Quanh quanh không thấy hài kịch. Chỉ bi kịch. Làm cái bi... bi... nữa .
Đang định sang web cũ rinh cái truyện cũ mèm về cho bà con nghía ( truyện can tại dùng đại từ TÔI mà bà con đổ cho là tự truyện, cái nào cũng tự tryện thì... ) mà cái web đấy nó...mẻo.
Giận. Lại không save vào đâu đó. Dốt.
Nguyệt Thu đã viết:Trời, hôm nay là...Halloween béng rồi còn đâu. Gửi lẵng hoa vào ngày này thì...hỏng hết cơm canh bánh kẹo à???
Ừ, không hiểu sao mà sau khi kịp nghía ly rượu chúc mừng của LD cho tới giờ, không thể đặt nửa bước vào đó! Báo hại Anna cũng rầu rĩ vì nghe NT "thông báo, quảng cáo, nhắn tin" mà chẳng thể vào đó coi mặt mũi cái lẵng hoa được tặng nó ra làm sao!
Vì đây là "Chuyện thường ngày ở huyện" nên chuyển cho LD đọc mấy câu than thở của Anna về cái nơi chốn đó này:
-12/10/2009:
"Vào cũng có thấy gì đâu chị. Vắng bóng chị và anh LD nên em cũng chẳng lấy được cảm xúc mà viết nữa"
-26/10/2009:
"Chị ơi chị, em có vào được ... đâu, nó toàn báo lỗi. Chán mù. Hồi hộp mà đã được xem ai chúc gì đâu"
-27/10/2009:
"Trời, sao số em xui vậy ta, em mở hoài ... ko được, bực mình quá đi mất"
Rồi đó, LD xem mà "chuyển phát nhanh" hoa theo đường khác kẻo "cô ba" đang mong đó!
Ngày gửi: 29/10/2009 15:47
NamLan đã viết:Nhiều khi Bờm thế đấy. Viết chơi chả nghĩ save lại.Flamingo đã viết:Ấy chết, anh mà cũng bị DỐT à?
Quanh quanh không thấy hài kịch. Chỉ bi kịch. Làm cái bi... bi... nữa .
Đang định sang web cũ rinh cái truyện cũ mèm về cho bà con nghía ( truyện can tại dùng đại từ TÔI mà bà con đổ cho là tự truyện, cái nào cũng tự tryện thì... ) mà cái web đấy nó...mẻo.
Giận. Lại không save vào đâu đó. Dốt.
Mà Flamingo! Mẻo là chết hay là hỏng thế anh, chưa nghe thấy từ này bao giờ buồn cười quá.
Ngày gửi: 30/10/2009 00:43
Ngày gửi: 30/10/2009 15:34
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:Cái mùa Thu nước Nga của HXT cũng khá giống mùa Thu ở đây vậy. Mùi nồng nồng của lá là khi lá khô bị mưa xuống thì có mùi vậy đó. Bạn làm mình cũng buồn phát khóc khi phải ngắm nhìn mùa Thu ở bên này.
Gió trắng
Ký ức là một miền dữ dội xa xôi…
- Thu, xuống mau kẻo khách đợi nhé! Ở cửa Một, chỗ quán bà Tình ấy…
- Vâng, em xong ngay.
Không đợi thang máy, tôi nhảy 3 bậc một theo cầu thang bộ xuống quán bà Tình. Ông khách từ Việt Nam đang đợi tôi ở đó, bên đĩa mì xào õng mỡ, đặc sản của quán. Trong quán không còn ai khác ngoài bà chủ đang ngáp ngắn ngáp dài bên đống đồ khô, đa nem, măng miến mới nhập về.
Đó là một người đàn ông có gương mặt của U50, vóc dáng lại là U40. Hai vết sẹo kéo dài từ cằm về phía tai trái, nhưng được sắp đặt khéo léo thế nào đó khiến chiếc cằm bạnh ra lại càng có vẻ đàn ông. Dáng người thanh nhã, mặc quần bò áo phông xanh cộc tay cắm thùng, chân đi giày thể thao, đôi bàn tay mạnh mẽ, cơ nổi cuộn. “Show hàng thế!” – Tôi nghĩ thầm, phân vân không biết xưng hô thế nào cho phải. Trời này ở Nga mà mặc cộc tay thì cũng hơi chủ quan! “Em bảo cái gì chủ quan?” Người khách vừa hỏi vừa đứng dậy khỏi bàn, mỉm cười hơi tinh quái. “Không phải cái gì, mà là ai ạ… Cháu…. em bảo anh chủ quan. Trời lạnh rồi.”
- Hết 100 anh ạ. Anh có mua thuốc lá nữa không, lát tôi lấy về cả mấy tút cho. Vị chi cả thảy là… cộng với cái card điện thoại sáng nay anh lấy nữa… - Bà Tình lẩm nhẩm tính toán. Quán tên Tình mà vào chỉ thấy tiền. Khách Việt Nam vào đây thể nào cũng bị chém. Tôi nhớ ở ốp này có một gia đình rất nổi tiếng, bố mẹ tên là Châu, Bảo bán hàng ăn, hai đứa con trai là Lâm và Vận đi lấy thuốc lá, bao đóng hàng đổ cho các nhà bán lẻ ở Salut 3, bán đắt như cứa cổ. Mọi người hay truyền nhau câu: “Châu chém, Bảo băm, Lâm luộc, Vận vặt”. Tôi bất giác toét miệng cười.
- Em cười gì thế?
Tôi lúng túng chống chế:
- Thì em cười anh, mặc áo cộc trong khi ngoài đường, Tây còn phải khoác áo đơn áo kép.
- Em yên tâm, hôm nay trời sẽ ấm.
- Sao anh biết?
- Anh cảm nhận được. Anh ở xứ này hơn 20 chục năm cơ mà!
Nhiều đến vậy sao? Tôi phân vân tính nhẩm. Tôi mới ở đây 6 năm mà đã thấy thời gian dài dằng dặc như cả một đời người. Nếu không vì bố tôi ham cái bằng tiến sĩ (đương nhiên là cho tôi, nhưng tôi có cần đâu?) thì tôi đã không ở lại. Trước chỉ cắm đầu vào học, giờ tôi cũng túc tắc làm thêm. Học bổng nhà nước cho không đủ sống, ăn bám bố mẹ rồi ăn bám người yêu đến gần chục năm trong khi xung quanh bọn bạn đi chợ đi búa, mua công mua nhà ầm ầm, tôi cũng thấy ái ngại. Loay hoay chưa kiếm được việc gì khả dĩ hợp với đứa con gái tay chân mảnh khảnh yếu ớt lại lười nhác sợ ngồi văn phòng pha chè bưng nước như tôi thì cái Thúy hàng xóm gọi đi làm guide du lịch, chủ yếu đón khách Việt Nam sang hoặc đưa khách Việt ở Nga đi tua từ Mat xuống Len. Công việc không nặng, được đi đây đi đó, tôi rất khoái. Chỉ phải cái lịch trình hơi đơn điệu, một thời gian sau chân tôi đi cũng như cái máy. Có lúc đáng lẽ đi về ốp lại đi tuốt lên Quảng trường Đỏ hoặc vào bảo tàng Trechiankovskaya…
Tôi cùng người khách đi ra đường. Cánh cửa gỗ nặng trịch sập lại phía sau lưng, đóng lại một không gian chật chội tù túng, toàn mùi dầu mỡ nước mắm lẫn mùi khói thuốc. Một luồng không khí lạnh ẩm ùa vào mặt tôi, tỏa mùi của mùa Thu. Thật khó tả cái mùi ấy như thế nào, nhưng tôi ngỡ rằng đến mấy chục năm sau tôi vẫn còn có thể nhận ra mùa Thu nước Nga qua mùi hương kỳ lạ này. Cái mùi trong trong, hình như có chút hương hoa cuối mùa đang vội vàng khoe sắc lần cuối khi cành lá đã xiêu vẹo tả tơi vì mưa thu. Hình như có cả mùi của lá mục vẫn bị chổi rễ cây tấp lại đâu đó cuối vườn, giờ những cơn mưa lôi chúng lên, bắt chúng rón rén tỏa hương, không thơm, nhưng không khó chịu. Hình như có cả mùi hăng nồng thoáng qua của con bọ nào đó trên cây. Và mùi hương không lời của bầu trời sũng ướt len lỏi trong lá phổi của tôi, đang khiến tôi run khe khẽ.
- Em lạnh sao?
- Không ạ. Chú… Anh mặc thế còn không lạnh, em mặc áo khoác thì lạnh sao được.
- Vậy thì nghĩa là, em run vì sợ.
- Sợ?
- Sợ đi với anh.
- Có gì mà em phải sợ? – Tôi phì cười.- Em đi với biết bao người như anh, có thâm niên rồi. Em còn biết chắc chắn mình sẽ đi đâu bây giờ. Này nhé. Quảng trường Đỏ. Đồi Lenin. Quảng trường Chiến thắng. Hoặc quần thể nhà thờ Kolomen. Có thể nhà thờ Đấng cứu thế, nhưng mà hồi anh ở đây thì chưa xây nên anh sẽ không biết đến.
- Em tự tin nhỉ? Thế mà anh lại cảm thấy em run.
- Em run không phải vì đi với anh, mà vì điều khác.
- Điều gì?
- Vì mùa thu…- Tôi nói rồi im bặt, chợt thấy mình ngớ ngẩn quá. Nhưng người khách đã cười khẽ:
- Anh hiểu. Em run vì những điều ở trong tim em, mà em cũng không rõ là cái gì. Anh cũng thế đấy. Anh sẽ không đi theo lịch trình của em đâu, đó là lịch trình của cái đầu, em biết rất rõ. Anh sẽ đi theo lịch trình của trái tim, cái này anh cũng chưa rõ lắm. Mình cứ lên tàu rồi xem trái tim sẽ đưa anh em mình đi đâu nhé!
Ngày gửi: 30/10/2009 16:08
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:Câu chuyện cảm động nhỉ. Tanhia của ông Phong cũng giống như là Lêna của ông Nam trong HOa Tuyết của Flamingo vậy. Tình yêu họ dành cho hai ông thật cao cả.
***
Mấy năm sau, tôi về phép. Tự dưng muốn gặp lại người bạn đồng hành dạo ấy, tôi lần theo địa chỉ anh đưa thì đến được một căn nhà rất xinh trên khu phố vắng. Hà Nội bây giờ tìm được một nơi vắng vẻ như thế thật là hiếm. Tôi giật thót khi nhìn thấy những bông lau trắng rất to trồng sát hàng rào, trong đầu thoáng qua hình ảnh bờ lau xoay tròn trong điệu vanlse xoay ngày nào… Đúng là nhà anh Phong rồi… Bấm chuông. Một bác đứng tuổi thập thò ngó ra, dáng như người làm. Bác cho biết ông bà chủ đi chùa, đến chiều mới về.
Tôi đứng thẫn thờ một lúc rồi không hiểu sao lại qua quán chè chén gần đó ngồi. Bà quán hỏi tôi gặp ai, có việc gì, chắc lại nhờ vả gì ông Phong hả? Ông ấy làm to ở bộ X, nhưng mà có dạo bị điên đấy. Bị điên? Ừ, bị điên. A hay là thần kinh… gì nhỉ, thần kinh phân biệt gì đó. Thần kinh phân liệt? Ơ đúng rồi, sao cô biết? Mà thần kinh với điên thì khác gì nhau. Có khi quát tháo vợ con ầm ĩ cả phố. Có bận ghé vào đây uống nước mãi rồi mới về nhà, nói chuyện hay đáo để, thơ phú vui lắm nhé! Có hôm ông ấy còn ra bãi sông Hồng nằm ịch ra cát, cứ nằm thế cho đến khi nước lên ngập gần mũi mà không chết. Cao số thế! Còn bị quáng gà nữa cơ. Một dạo nghe nói sang Nga chữa bệnh… Thế là khỏi à bác? Ừ, khỏi. Bác sĩ Liên Xô thánh thật, chữa bách bệnh. Không khỏi thì có mà… có mà ăn cám. Trượt cái ghế sếp ngay. Nhưng mà phải cúng bái suốt thôi. Thôi thì có thờ có thiêng… Người ta bảo hồi trẻ ông này buôn bán làm ăn kinh lắm bên kia, thế mới tậu được nhà được vợ chứ. Vợ đẹp lắm!... Ông ấy cũng đẹp mà! Ừ, đẹp, nhưng không có tiền thì đẹp cái tép kho tương, kho đi kho lại nó trương phềnh phềnh! Sao bác biết ông ấy buôn bán? Thời ông ấy đi học làm gì có buôn với bán gì được! Là nghe mấy ông đến đây không gặp, ngồi hàng tôi buôn lại thế, tôi biết đâu. Một lần bị Maphia Liên Xô nó rượt, không có cô Tây nào ấy đỡ cho thì có mà chết đời tám hoánh! Cô Tây nào? Nào biết! Nghe bảo cô ấy lao vào bọn phia, xù lông như gà mái che con, bị bọn chúng đâm chết. Ông ấy chỉ bị thương và chết ngất vài ngày, tỉnh dậy ngớ ngẩn mất cả tháng.
Tôi nhấm trà từ chiếc chén sứ men vàng, thấy đắng ngắt đầu lưỡi. Đợi mãi không có vị ngọt dội về. Đi ăn trưa gần đó rồi lại trở về ngồi quán nước, không hiểu sao tôi cứ quyết đợi Phong. Để làm gì, tôi cũng không biết nữa. Chỉ thấy chân tay rã rượi, không đứng lên mà đi nổi.
Ông bà ấy về kìa. Bà quán lay tôi. Hóa ra, tôi dựa vào vách quán mà ngủ từ bao giờ. Tôi choàng dậy nhìn về bên kia đường, phía mặt trời đang chiếu một vài tia cuối cùng dài xuyên qua những bụi lau trắng, hắt vào cửa nhà đối diện, sáng lóa lên. Tôi đứng bật dậy chạy theo chiếc xe màu đen đang từ từ vào cổng. Người đàn ông có gương mặt đã trở nên quen thuộc với tôi, dù mới chỉ vài ngày gần gũi, hạ kính xe, ngó tôi qua tấm gương. Một vài giây. Tôi đứng bất động, hồi hộp. Người ấy nhíu mày. Một vài giây nữa. Rồi chiếc xe chui hẳn vào sân. Cửa sập lại. Tôi không biết ở trong đó, hay ở ngoài này, không gian nào chật chội và tù túng hơn. Có lẽ là ở ngoài này, vì tôi lại lên một cơn nghẹt thở.
Bụi lau trồng sát hàng rào bỗng rạp mình nghiêng ngả. Trong lòng tôi, hình như gió trắng tràn về…
Thụy Anh.
(1): Lời bài hát do nhà giáo ưu tú, dịch giả Vũ Thế Khôi dịch, chưa từng công bố.
NamLan đã viết:
Câu chuyện cảm động nhỉ. Tanhia của ông Phong cũng giống như là Lêna của ông Nam trong HOa Tuyết của Flamingo vậy. Tình yêu họ dành cho hai ông thật cao cả.
Mà sao ông Phong ông ấy không nhận cô bé hướng dẫn du lịch nhỉ? Chắc ông ấy sợ cô bé nhiều chuyện chăng?[/quote HXT để ngỏ cái kết để bà con suy nghĩ. Có thể ông Phong sợ vợ, có thể ông vẫn còn điên nên nhìn quá khứ...nghi hoặc???
Nguyệt Thu đã viết:Khà,khà, khà... cả đời chưa doạ dẫm ai bao giờ, lần này doạ hiệu nghiệm ngay.
@LD: Chắc là "hội đầu sỏ" đã nghe thấu câu dọa của LD! Mô phật! Có save thì về mà save gấp kẻo mai mốt nó nghẻo mất lại rên! Chưa kịp chuyển lời đến cô ba thì chắc cô ba đã vào được để nhận hoa rùi!
Trang trong tổng số 44 trang (435 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] ... ›Trang sau »Trang cuối