Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [60] [61] [62] [63] [64] [65] [66] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

hoan1982

Thư ngỏ của Nhà văn Nguyễn Văn Thọ gửi Nhà thơ Trần Mạnh Hảo
Cập nhật: 9:31:00 23/2/2011
VanVn.Net – Nhà văn Nguyễn Văn Thọ, một trong số những tác giả được giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba của Hội Nhà văn Việt Nam với cuốn tiểu thuyết “Quyên”, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam hiện đang làm việc và sống tại cộng hòa Liên bang Đức vừa gửi về cho Ban biên tập VanVn.Net bức thư “kêu cứu” vì bị xúc phạm nhân phẩm. Chúng tôi xin đăng nguyên văn thư của Nhà văn Nguyễn Văn Thọ gửi tòa soạn và những kháng nghị gay gắt trong thư ngỏ gửi ông Trần Mạnh Hảo vì những bình luận có tính xúc phạm đến nhân cách của ông trên các phương tiện truyền thông đại chúng để các Nhà văn và bạn đọc trong và ngoài nước tham khảo và có ý kiến…
Kính gửi: Nhà văn Khuất quang Thuỵ - Tổng biên tập Báo mạng Hội nhà văn Việt Nam
Vừa qua, nhà thơ Trần Mạnh Hảo trong một văn bản có tên: Trao đổi với ông Trần Ngọc Tuấn: Ai “cầm batoong gõ lên đầu đồng nghiệp”? (1)in tại báo Thông luận- Paris, có đoạn văn vu cáo tôi vào Hội nhà văn không minh bạch: Vào cửa sau.
Thưa các anh chị!
Tôi viết văn từ năm 1972, cùng thời gian tham gia Hội diễn quân đoàn Ba Mặt trận Tây Nguyên với nhà văn Khuất quang Thuỵ, khi tôi là sĩ quan thuộc trung đoàn 593 sư 320. Từ năm 1985 tôi xuất hiện chính thức trên văn đàn với tư cách người viết văn xuôi với ba truyện ngắn in liền trên Tuần báo Văn Nghệ, khi đó gây dư luận nhất là truyện ngắn Muối mặn, sau được nhà văn Lưu Quang Vũ chuyển thể thành kịch chèo, giật giải nhất tại liên hoan sân khấu chèo năm 1986.
Do lí do cá nhân tôi không viết nữa, cho tới tận năm 1996 quay trở lại văn chương lần lượt từng năm xuất bản ba tập thơ, ba tập truyện ngắn và  hai tập tạp bút, ấy là chưa kể tới cuốn tiểu thuyết “Quyên” gần đây được dư luận văn học Việt Nam trong và ngoài nước chú ý. Tiểu thuyết “Quyên” được giải B ở cuộc thi tiểu thuyết 2006-2009 Hội nhà văn.
Từ khi xuất hiện trên văn đàn tới nay, mặc dù ở nước ngoài, tôi đã giật được bốn gỉai văn chương quan trọng trên hai tờ báo văn học lớn, đáng chú ý là:
- Giải nhì không có giải nhất cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội 2000-2001
- Hai lần đoạt giải ba và giải tư của hai lần các cuộc thi báo Văn nghệ.
- Giải thưởng tập truyện ngắn “Vàng xưa” của giải hàng năm Hội nhà văn Việt Nam.
Tự nhận thấy tôi đủ tư cách tham gia vào Hội nhà văn Việt Nam theo điều lệ Hội, tôi đã viết đơn xin vào Hội và gửi về Việt Nam từ năm 2002 và ngay sau đó liên tục có nhiều tác phẩm in đều đặn trên các báo văn chương Việt Nam, nên năm 2004 tôi đã được Hội nhà văn kết nạp là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Tôi tự khẳng định ở mặt bằng nhà văn Việt Nam đương đại, tôi xứng đáng là Hội viên Hội nhà văn với 45 truyện ngắn, mà trong đó hơn 90 phần trăm rơi vào các tuyển tập truyện ngắn hay chọn lọc hàng năm, topten hàng năm của báoVăn Nghệ hay nhiều báo khác tại miền Bắc, cũng như topten tuyển 50 năm truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại của ba nhà xuất bản lớn tại Việt Nam. Ngoài ra là hơn 50 tuỳ bút bút kí văn học cùng nhiều bài tiểu luận văn chương in báo ch í văn chương từ Mỹ tới Canada và  Hung, Nga, Đức; cũng như trên những tờ báo lớn trong nước từ Nam đến Bắc.
Tự biết mình, việc làm của Ông Trần Mạnh Hảo tôi xác định là sự vu cáo bôi nhọ danh dự, nhân cách của tôi. Đó là điều không chỉ tổn thương tới nhân cách một con người mà còn tư cách một nhà văn.
Xin các anh chị công khai  lá thư này, để các nhà văn căn cứ vào các tác phẩm của tôi, thấy rõ tôi là ai, có đủ tư cách nhà văn không? Và, nếu ai phát hiện tôi có một hành vi chạy chọt vào Hội nhà văn, thậm chí gọi điện thoại cho bất cứ Uỷ viên Ban chấp hành nào vận động cho tôi vào Hội, hãy tố cáo rõ hành vi ấy, nếu có.
Tôi nhờ ba mạng cá nhân các anh chị, với tư cách đồng nghiệp và mạng Hội Nhà văn bảo vệ uy tín, nhân cách tôi, cho đăng công khai lời tự bạch này bảo vệ quyền con người trước sự vu cáo của ông Trần Mạnh Hảo và kèm theo lá thư của tôi công khai chất vấn ông Hảo.
Kính thư!
Nguyễn Văn Thọ (Đã kí)

Thư ngỏ: ông Trần Mạnh Hảo phải  công khai trả lời tôi - Nguyễn VănThọ
Thưa ông Trần Mạnh Hảo!
Trên báo mạng Thông luận-Paris có bài viết của ông: Trao đổi với ông Trần Ngọc Tuấn: Ai “cầm batoong gõ lên đầu đồng nghiệp”? (1) kí tên ông: Trần Mạnh Hảo, có đoạn liên quan tới cá nhân tôi, viết như sau:
Có người nói nhỏ với tôi: sở dĩ ông Trần Ngọc Tuấn viết bài “Chém” “Dị hương” là Trần Mạnh Hảo “tự thiến” văn hóa đọc” là để làm đơn xin vào Hội Nhà Văn Việt Nam theo kiểu Thọ Muối (Nguyễn Văn Thọ). Tôi không tin điều này, vì một người quân tử như ông Trần Ngọc Tuấn, lẽ nào lại phải vào Hội Nhà Văn theo kiểu “đi cửa sau” không minh bạch thế?
Như vậy, ở đoạn văn này, tôi và nhiều bạn bè tôi trên thế giới và bạn đọc được hiểu là:
Tôi Nguyễn Văn Thọ đã làm đơn xin vào Hội nhà văn theo cửa sau. Vậy đề nghị ông nói rõ công khai cho tất cả các nhà văn Việt Nam biết: Tôi làm đơn xin vào Hội nhà văn theo  cửa sau như  thế nào. Và, xin ông chứng minh rõ điều đó.
Tôi xin cam đoan rằng, nếu ông chứng minh rõ được việc này, tôi sẽ làm ngay đơn xin ra khỏi Hội nhà văn Việt Nam, đồng thời xin rút tất cả các giải thưởng, phần thưởng văn học từ trước tới nay, sẽ công khai xin lỗi nhân dân và xin lỗi các nhà văn nhà thơ bạn đọc tôi trên toàn thế giới.
Thưa ông Tràn Mạnh Hảo, cũng trên văn bản này, khi tranh luận với người tên là Trần Ngọc Tuấn sống ở CH. Sec, ông có bộc lộ v ề ông:
Thưa ông Trần Ngọc Tuấn, nguyên tắc phê bình văn học của tôi từ trước đến nay là: tuyệt đối không xúc phạm cá nhân, bất cứ kết luận nào, sự phân tích nào cũng phải đưa ra bằng chứng. Tôi chỉ phê bình trên văn bản học thuật, không hề bịa tạc ra dẫn chứng hay đi ra ngoài lĩnh vực văn học (Trần Mạnh Hảo – Trao đổi với Trần Ngọc Tuấn…. đã dẫn như trên-1)
Tôi cũng tin một nhà thơ như ông có nhân cách để làm như ông viết, tức là tuyệt đối không xúc phạm các nhân, bất cứ kết luận nào, sự phân tích nào cũng phải đưa ra bằng chứng. Vậy xin ông thực hiện việc tôi nêu trên là, chứng minh một cách nghiêm túc, có bằng chứng việc đi cửa sau của tôi vào Hội nhà văn. Việc tôi yêu cầu ông làm này cũng là để khẳng định nhân cách của ông nói như làm hoặc là ông nói và làm là hai việc trái ngược nhau.
Tôi coi việc này là nghiêm trọng, vì đây là nhân cách một con người, tư cách một nhà văn cần có bị ông làm tổn thương nghiêm trọng.
Còn nếu ông không chứng minh được, thì ông phải xin lỗi công khai tôi trên tờ báo mạng Thông Luận và trên các mạng ở Việt Nam như Báo mạng Hội nhà văn Việt Nam, mạng của các nhà văn Lê Thiếu Nhơn, Trần Nhương và Phong Điệp.
Nếu ông không tiến hành trả lời đề nghị này của tôi, sau một tuần, thì căn cứ vào luật pháp nhà nước về quyền bảo vệ nhân phẩm và con người, tôi buộc phải đưa ông ra toà án nhân dân để chúng ta hai Nhà văn cùng giải quyết.
Kính thư!
Nguồn:http://hoinhavanvietnam.vn/Default.aspx?tabid=14&lang=vi-VN
Cái gì biết thì chia sẻ.Đừng sợ người ta cười mình hợm hĩnh.Chỉ e người ta không muốn tiếp thu.Cái gì chưa biết thì hỏi.Đừng ngại người ta cười mình dốt.Chỉ sợ mình hoài dốt thật(Ketxu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

TS. Đinh Hoàng Thắng nói về tình hình thế giới:

Những gì xảy ra tại Ai Cập và Bắc Phi cho thấy dù là Hồi giáo hoặc bất cứ nền văn hoá nào đi nữa cũng không thể duy trì mãi chính sách ngu dân. Cải cách kinh tế phải đi cùng cải cách chính trị như hai chân và phải cùng bước thì mới tiến xa mà không ngã. Nếu để thế hệ tương lai sa đà trong các trò giải trí rẻ tiền hoặc chỉ muốn qua xứ khác sinh sống thì không thể nâng cao kiến thức và năng suất để làm chủ cuộc sống để sánh vai với thế giới được. Độc tài dẫn tới khủng hoảng kinh tế – xã hội là cái giá phải trả cho mọi chế độ chính trị hôn ám.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

hoan2182 đã viết:
Thư ngỏ của Nhà văn Nguyễn Văn Thọ gửi Nhà thơ Trần Mạnh Hảo
Cập nhật: 9:31:00 23/2/2011
...
Nếu ông không tiến hành trả lời đề nghị này của tôi, sau một tuần, thì căn cứ vào luật pháp nhà nước về quyền bảo vệ nhân phẩm và con người, tôi buộc phải đưa ông ra toà án nhân dân để chúng ta hai Nhà văn cùng giải quyết.
Kính thư!
Theo tôi thì ông Thọ đã mắc một sai lầm nghiêm trọng: trong hai người này, chỉ có thể có nhiều nhất một nhà văn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Người Việt tiêu xài lạc quan nhất thế giới!




SGTT.VN - Ở nước ta, làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng, xài đồng tiền (dù do bản thân mình làm ra) mà không chú ý đến hoàn cảnh đất nước, xã hội, cộng đồng xung quanh đang là một vấn đề bức xúc.


                 LTS: Thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu trong một phát biểu gần đây cho biết, năm nay dân mình ăn tết lớn chưa từng có. Chỉ tháng 1.2011, NHNN đã phải cung cho các tổ chức tín dụng 132.000 tỉ đồng, phần lớn số tiền này chảy vào tiêu dùng trong dịp tết Tân Mão.

                  Thời điểm này, tổ chức MasterCard World Wide công bố một khảo sát tiêu dùng trên 10.502 người ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông thì: ưu tiên số một cho ăn chơi giải trí, Việt Nam dẫn đầu với 86%, Hàn Quốc 78%, Hong Kong 75%. Tỷ lệ tiêu dùng một cách tuỳ nghi, không toan tính thì Việt Nam cũng dẫn đầu đến 62%, Úc và Hàn Quốc 59%.

                 Những con số trên cho thấy ở nước ta, tiêu xài quá mức lao động tích luỹ bản thân cũng như tích luỹ toàn xã hội của nền kinh tế đang là một vấn đề bức xúc. Làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng, xài đồng tiền (dù do bản thân mình làm ra) mà không chú ý đến hoàn cảnh đất nước, xã hội, cộng đồng xung quanh.


                 Những chiến dịch kích cầu đã là việc thông thường trong xã hội thị trường. Không tiêu xài thì làm sao sản xuất phát triển được. Vậy mà những người có dịp sang thăm thân nhân ở Mỹ, Úc, Singapore đều ngạc nhiên về mức độ tiết kiệm của công dân các nước ấy.

                 Trong khi đó, ở một số nước đang phát triển lại đang bùng nổ ngành công nghiệp xa hoa. Ở đó, con người thích thể hiện mình bằng vật chất, xài hàng hiệu nhập khẩu đắt tiền mà không để ý là nước mình đang nhập siêu. Ở Việt Nam, nhóm 20% người giàu nhất tiêu dùng 43,3% tổng chi tiêu cả nước. Có một con số báo chí đưa ra cách đây năm năm: một gia đình trung lưu ở TP.HCM tiêu xài gấp bảy lần số tiền kiếm được (số liệu của công ty nghiên cứu thị trường TNS). Việt Nam tăng trưởng theo mẫu hình: đổ tiền ra đầu tư, sản xuất vô độ, huỷ hoại môi trường, phải đối đầu với những thách thức như tham nhũng, lãng phí tài nguyên, đầu tư sai. Báo chí từng đăng các câu chuyện cầu xây không ai đi, cảng không ai đến, sân bay không ai dùng, hàng đống biệt thự sang trọng bỏ không. Một mặt GDP cứ tăng, nhưng con người cứ phải đối đầu với các vấn đề xã hội khi thay đổi kinh tế, và sống không an toàn giữa các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục, giao thông và môi trường.

                    Sức mua, tiêu xài của người Việt tăng nhanh: thị trường bán lẻ ở nước ta đứng thứ tư, sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và mỗi năm tăng 20%, đạt tới 53 tỉ USD vào năm 2010. Chả thế mà người Việt được đánh giá là tiêu xài lạc quan vào hạng nhất thế giới!

                    Nếu kêu gọi tiết kiệm thì thế nào cũng có câu trả lời: nghèo không đủ sống, lấy đâu ra mà tiết kiệm. Nhưng rõ ràng đặc tính “xả láng” được coi là ưu điểm rộng rãi đã lan ra cả nước, bị biến tướng thành lối sống không tốt cho cả dân tộc. Nghèo khổ gì mà mỗi năm đốt hàng tỉ đồng tiền vàng mã. Trông cảnh người ta chen nhau suýt chết xin ấn đền Trần, bê hàng khay tiền vàng mã cao ngất đi trả nợ bà Chúa Kho, xe công tấp nập đi lễ giờ làm việc, ăn chơi cờ bạc… mà kinh khiếp. Hình như ở Việt Nam, người ta đang sống theo kiểu ném tiền qua cửa sổ.

                     Chi xài quá mức cái làm ra được – đang trở thành một đặc tính của người Việt? Tính chất cẩn trọng, hợp lý, khoa học của chi tiêu, một đặc điểm giúp người ta làm giàu (Buôn bán tàu bè không bằng ăn dè hà tiện – câu của các cụ xưa) bây giờ không mấy ai chịu học nữa?

                    Ở ta chưa có thống kê điều tra xã hội học, thì hãy tham khảo một cuộc điều tra ở Trung Quốc vậy: khi được hỏi những tính cách bị ghét nhất ở giới nhà giàu gồm những gì, câu trả lời là (theo thứ tự): xa hoa, tham lam, truỵ lạc.

                   Có lẽ thói quen chi xài quá mức có nguyên nhân này chăng: kiếm tiền quá dễ, không chính đáng nên chi đi chẳng tiếc. Tiết kiệm làm gì, khi người ta dễ dàng giàu lên nhờ tận dụng quan hệ thân quen (có nhà nghiên cứu gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu”), bằng cách hối lộ mua bán, tham nhũng, trốn thuế, lách qua luật pháp nhiều sơ hở?

                   Cho nên, “chi bạo” trở thành một lối ứng xử?


(Nguyễn Thị Ngọc Hải)



Nguồn: http://sgtt.vn/Tieu-dung/...c-quan-nhat-the-gioi.html
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Đó là kết quả của việc tiêu tiền từ trên trời rơi xuống đó chị. Mỗi lần về VN em có thấy thế. Họ thể hiện đẳng cấp qua cách ăn chơi, nhậu nhẹt.  
Rồi kể cả tầng lớp thanh thiếu niên nếu bố mẹ có tiền thì con cái cũng vung tay quá trán dù chưa làm ra được một đồng xu. Chúng sẽ nghĩ không cần cố gắng hay làm việc vẫn có tiền để tiêu. Đó là một cái sai rất lớn để tạo nên nhân cách một con người sau này.

Lại so sánh một chút với thanh thiếu niên ở đây. Trẻ Hà lan Chúng được bố mẹ khuyến khích đi làm từ lúc 16 tuổi. Nếu không chúng cũng tự xin đi làm. Nếu chúng thích đi du lịch cùng chúng bạn hay muốn mua một món đồ ưa thích chúng phải tiết kiệm từ những đồng tiền chúng làm ra.
Không phải vì bố mẹ không có tiền mà vì họ muốn trang bị thêm kỹ năng sống cho con. Chúng sẽ tự tin hơn khi không quá phụ thuộc vào cha mẹ. Hay không quá cảm thấy vô dụng khi phải ngửa tay xin tiền bố mẹ. Cho nên không mấy khi thấy thanh thiếu niên ở đây tiêu xài quá đáng. Chúng biết trân trọng và quí mến người lao động, dù làm bất cứ việc gì. Và chúng sẽ có nhiều mối quan hệ và sẽ vững vàng bước vào cuộc sống sau này.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Sinh viên nghèo thêm lo



SGTT.VN - Những quy định mới về việc thực hiện chế độ miễn giảm học phí đang khiến nhiều sinh viên lo lắng bởi trong khi chờ tiền giải ngân, họ phải xoay xở tiền nong để trang trải học hành.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=126877
Sau khi có quy định mới về miễn giảm học phí, nhiều sinh viên trong số này sẽ coi làm thêm thời vụ là biện pháp “chữa cháy” để trang trải việc học. Ảnh: Trung Dũng



Theo quy định mới này, từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015, sinh viên các trường công lập thuộc diện chính sách sẽ phải đóng 100% học phí tại trường, sau đó nhận lại khoản học phí đó tại phòng lao động thương binh và xã hội nơi đăng ký hộ khẩu sau 15 ngày, kể từ ngày nộp đơn xin hưởng trợ cấp. Mỗi năm sinh viên sẽ được nhận hai lần theo từng học kỳ.

Thêm thủ tục, thêm khó khăn
Huỳnh Thanh Sang, sinh viên năm hai học viện Hành chính quốc gia (cơ sở TP.HCM) vừa mừng vừa lo khi đóng xong hơn hai triệu đồng học phí. Mừng vì không còn sợ bị đuổi học, nhưng lo là “số tiền dành dụm sau ba tháng làm thêm cũng chỉ mới đủ cho phân nửa học phí, còn tiền ăn và tiền nhà trọ chưa biết tính sao”. Sang quê ở xã Tân Bình, huyện Châu Thành, Đồng Tháp, nhà thuộc diện hộ nghèo được giảm 50% học phí. Tưởng rằng sẽ được giảm phân nửa học phí nhưng theo quy định mới, Sang sẽ phải đóng 100% cho trường. “Nghe trường thông báo các sinh viên còn nợ học phí phải đóng tiền trước tết, nếu không sẽ bị đuổi học, em rất lo. Nhà nghèo, mẹ bị bệnh tim, bố thường xuyên ốm đau, để có tiền cho em ăn học bố mẹ phải vay nóng ở quê, em thì làm thêm, phải thuê nhà trọ tận Bình Tân cho đỡ tốn kém. Giờ em chưa biết kiếm đâu tiền ăn, nhà trọ huống chi còn phân nửa học phí còn lại”, Sang bộc bạch. Đồng môn của Sang là Mai Hoàng Sơn Lâm, quê xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, Bình Định cũng rầu rĩ không kém: “Để có tiền đóng học phí, em phải chạy vạy khắp nơi, mượn cô giáo chủ nhiệm một triệu, tiền làm thêm nhờ đi giao hàng được 500 ngàn đồng”. Quê Lâm thuộc diện vùng sâu vùng xa, được giảm 100% học phí. “Quy định đóng học phí tại trường sẽ gây trở ngại, tốn thời gian cho sinh viên”, Lâm khẳng định.

Đa số sinh viên diện được miễn giảm học phí khi được hỏi đều bộc bạch nỗi lo với quy định mới. “Vì để đóng tiền trước cho trường, sau đó mới nhận tiền ngân sách, những sinh viên nghèo, có đông anh em đang ăn học như em không có cách nào khác là bố mẹ phải đi vay hoặc sinh viên phải tự kiếm việc làm”, Lâm cho hay.

Lê Thị Hồng Công, sinh viên đại học Mỹ thuật TP.HCM, quê Dăk Lăk cũng cho rằng: “Vì phải đóng tiền trước nên rất bị động do phải chuẩn bị tiền. Đi vay thì phải trả, nếu thủ tục xin miễn giảm và nhận tiền ở địa phương mà trục trặc thì sinh viên nghèo lại thêm khó khăn”. Nhà Hồng Công có ba người ăn học, hưởng chế độ mồ côi. Ngoài chạy tiền ăn học, sinh viên này phải đi dạy thêm kiếm tiền trang trải chỗ ở. Phan Thị Bưởi, sinh viên năm nhất đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, trăn trở: “Trước đây, từ năm hai trở đi không phải lo lắng học phí vì năm nhất đã được xét. Giờ năm nào cũng phải đóng tiền, đến đầu học kỳ lại phải xoay xở, vay tiền rất mất thời gian”. Ông Tôn Ngọc Dân, xã Tịnh Ấn Tây (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), thương binh 3/4, có con đang học ngành vận hành khai thác máy tàu thuỷ đại học Giao thông vận tải TP.HCM, phân tích: “Không biết quy định mới này lợi cho sinh viên chỗ nào chứ trước mắt toàn thấy khó khăn! Nhà tôi không có ruộng đất nên phải đi làm thuê, thu nhập thấp, phải đi vay tiền cho con ăn học. Tưởng được giảm phân nửa học phí sẽ tránh được tình trạng chạy vạy vay tiền nhưng hoá ra lại phải vay nhiều hơn, vì đóng học phí xong có biên lai mới nhận tiền ở quê được”.

Ngoài ra, còn tình trạng tuy cùng địa phương, sinh viên trường này được giảm học phí 100% trường khác thì không. Nguyễn Thị Ninh, sinh viên năm hai đại học Kinh tế – luật, thắc mắc: “Bạn bè cùng xã đang học tại trường Giao thông vận tải TP.HCM và đại học Nông lâm TP.HCM được miễn 100% học phí thì trường em không xét cho nên em phải vay ngân hàng để đóng. Không biết đây là do quy định của trường hay chính sách?”

Linh động để giúp sinh viên
Lãnh đạo nhiều trường đại học thừa nhận quy định này sẽ làm sinh viên mất thời gian hơn và nhiều gia đình sẽ bị động trong việc thu xếp tiền để đóng học phí, nhưng đã là quy định thì phải thực thi.

Tuy nhiên, nhiều trường đã linh động trong việc giải quyết chế độ cho sinh viên. Ông Huỳnh Thanh Hùng, phó hiệu trưởng đại học Nông lâm TP.HCM, cho biết học kỳ một trường vẫn thực hiện miễn giảm tại trường nhưng qua học kỳ hai sẽ thực hiện theo chủ trương mới. Ông cho rằng, thời gian năm đầu có thể bỡ ngỡ, nếu địa phương linh hoạt, chuyển tiền cho sinh viên qua thẻ ngân hàng thì sẽ tiện cho sinh viên. Trường đại học Nông lâm đã lên danh sách sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí và gia hạn thời gian đóng học phí đồng thời giải quyết các giấy tờ để sinh viên về địa phương làm thủ tục.

Cùng cách làm này, ông Nguyễn Việt, hiệu trưởng đại học Kinh tế TP.HCM, cho biết: “Nhà trường đã thông báo quy định mới cho sinh viên, thu học phí chậm lại để sinh viên chuẩn bị tiền. Về mặt nào đó, đi đi lại lại cũng gây khó khăn cho sinh viên nhưng về sau, địa phương quản lý chất lượng hơn, xác nhận đúng đối tượng mới chi”. Trường này còn hỗ trợ tiền cho sinh viên vay không tính lãi trong thời gian chờ giải ngân ở địa phương thông qua trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường. Còn theo ông Nguyễn Văn Thư, phó hiệu trưởng đại học Giao thông vận tải TP.HCM, “trường tạm thời không thu học phí học kỳ một, nhưng khi có hướng dẫn thì phải đóng bù”. Lãnh đạo các trường này khẳng định, nhà trường tạo điều kiện thuận lợi các loại giấy tờ chứng nhận để sinh viên có thể dễ dàng làm thủ tục tại địa phương. Vấn đề là phía địa phương cần tạo điều kiện để sinh viên diện chính sách được nhận tiền đúng thời gian quy định.

Về phía địa phương, lãnh đạo một số sở ngành hữu quan cho biết họ đã nhận được thông tư hướng dẫn và đang thống kê số liệu, làm kế hoạch ứng tiền để giải ngân cho sinh viên diện chính sách. Trưởng phòng ngân sách sở tài chính một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long cho biết: “Chúng tôi đã có kế hoạch ứng trước 60 tỉ để giải ngân cho sinh viên, trong đó quý một giải ngân 15 tỉ. Tuy nhiên sở đang chờ báo cáo số liệu từ ngành giáo dục. Thời gian đầu có thể sẽ chậm vì phải làm thủ tục, xác nhận hồ sơ, tuy nhiên thời gian sau thì sẽ ổn”.

Trọng Văn
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Nguyệt Thu đã viết:

Người Việt tiêu xài lạc quan nhất thế giới!




SGTT.VN - Ở nước ta, làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng, xài đồng tiền (dù do bản thân mình làm ra) mà không chú ý đến hoàn cảnh đất nước, xã hội, cộng đồng xung quanh đang là một vấn đề bức xúc.


                 LTS: Thống đốc ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Giàu trong một phát biểu gần đây cho biết, năm nay dân mình ăn tết lớn chưa từng có. Chỉ tháng 1.2011, NHNN đã phải cung cho các tổ chức tín dụng 132.000 tỉ đồng, phần lớn số tiền này chảy vào tiêu dùng trong dịp tết Tân Mão.

                  Thời điểm này, tổ chức MasterCard World Wide công bố một khảo sát tiêu dùng trên 10.502 người ở 24 quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông thì: ưu tiên số một cho ăn chơi giải trí, Việt Nam dẫn đầu với 86%, Hàn Quốc 78%, Hong Kong 75%. Tỷ lệ tiêu dùng một cách tuỳ nghi, không toan tính thì Việt Nam cũng dẫn đầu đến 62%, Úc và Hàn Quốc 59%.

                 Những con số trên cho thấy ở nước ta, tiêu xài quá mức lao động tích luỹ bản thân cũng như tích luỹ toàn xã hội của nền kinh tế đang là một vấn đề bức xúc. Làm ra 1 đồng chi xài 2 đến 4 đồng, xài đồng tiền (dù do bản thân mình làm ra) mà không chú ý đến hoàn cảnh đất nước, xã hội, cộng đồng xung quanh.


                 Những chiến dịch kích cầu đã là việc thông thường trong xã hội thị trường. Không tiêu xài thì làm sao sản xuất phát triển được. Vậy mà những người có dịp sang thăm thân nhân ở Mỹ, Úc, Singapore đều ngạc nhiên về mức độ tiết kiệm của công dân các nước ấy.

                 Trong khi đó, ở một số nước đang phát triển lại đang bùng nổ ngành công nghiệp xa hoa. Ở đó, con người thích thể hiện mình bằng vật chất, xài hàng hiệu nhập khẩu đắt tiền mà không để ý là nước mình đang nhập siêu. Ở Việt Nam, nhóm 20% người giàu nhất tiêu dùng 43,3% tổng chi tiêu cả nước. Có một con số báo chí đưa ra cách đây năm năm: một gia đình trung lưu ở TP.HCM tiêu xài gấp bảy lần số tiền kiếm được (số liệu của công ty nghiên cứu thị trường TNS). Việt Nam tăng trưởng theo mẫu hình: đổ tiền ra đầu tư, sản xuất vô độ, huỷ hoại môi trường, phải đối đầu với những thách thức như tham nhũng, lãng phí tài nguyên, đầu tư sai. Báo chí từng đăng các câu chuyện cầu xây không ai đi, cảng không ai đến, sân bay không ai dùng, hàng đống biệt thự sang trọng bỏ không. Một mặt GDP cứ tăng, nhưng con người cứ phải đối đầu với các vấn đề xã hội khi thay đổi kinh tế, và sống không an toàn giữa các dịch vụ xã hội, y tế, giáo dục, giao thông và môi trường.

                    Sức mua, tiêu xài của người Việt tăng nhanh: thị trường bán lẻ ở nước ta đứng thứ tư, sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và mỗi năm tăng 20%, đạt tới 53 tỉ USD vào năm 2010. Chả thế mà người Việt được đánh giá là tiêu xài lạc quan vào hạng nhất thế giới!

                    Nếu kêu gọi tiết kiệm thì thế nào cũng có câu trả lời: nghèo không đủ sống, lấy đâu ra mà tiết kiệm. Nhưng rõ ràng đặc tính “xả láng” được coi là ưu điểm rộng rãi đã lan ra cả nước, bị biến tướng thành lối sống không tốt cho cả dân tộc. Nghèo khổ gì mà mỗi năm đốt hàng tỉ đồng tiền vàng mã. Trông cảnh người ta chen nhau suýt chết xin ấn đền Trần, bê hàng khay tiền vàng mã cao ngất đi trả nợ bà Chúa Kho, xe công tấp nập đi lễ giờ làm việc, ăn chơi cờ bạc… mà kinh khiếp. Hình như ở Việt Nam, người ta đang sống theo kiểu ném tiền qua cửa sổ.

                     Chi xài quá mức cái làm ra được – đang trở thành một đặc tính của người Việt? Tính chất cẩn trọng, hợp lý, khoa học của chi tiêu, một đặc điểm giúp người ta làm giàu (Buôn bán tàu bè không bằng ăn dè hà tiện – câu của các cụ xưa) bây giờ không mấy ai chịu học nữa?

                    Ở ta chưa có thống kê điều tra xã hội học, thì hãy tham khảo một cuộc điều tra ở Trung Quốc vậy: khi được hỏi những tính cách bị ghét nhất ở giới nhà giàu gồm những gì, câu trả lời là (theo thứ tự): xa hoa, tham lam, truỵ lạc.

                   Có lẽ thói quen chi xài quá mức có nguyên nhân này chăng: kiếm tiền quá dễ, không chính đáng nên chi đi chẳng tiếc. Tiết kiệm làm gì, khi người ta dễ dàng giàu lên nhờ tận dụng quan hệ thân quen (có nhà nghiên cứu gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu”), bằng cách hối lộ mua bán, tham nhũng, trốn thuế, lách qua luật pháp nhiều sơ hở?

                   Cho nên, “chi bạo” trở thành một lối ứng xử?


(Nguyễn Thị Ngọc Hải)



Nguồn: http://sgtt.vn/Tieu-dung/...c-quan-nhat-the-gioi.html
Thôi thì không nhất được cái nọ thì cố nhất cái kia. Chẳng nhẽ cái gì mình cũng bét với gần bét cả à ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Chằn Shrek

Tuấn Khỉ đã viết:
hoan2182 đã viết:
Thư ngỏ của Nhà văn Nguyễn Văn Thọ gửi Nhà thơ Trần Mạnh Hảo
Cập nhật: 9:31:00 23/2/2011
...
Nếu ông không tiến hành trả lời đề nghị này của tôi, sau một tuần, thì căn cứ vào luật pháp nhà nước về quyền bảo vệ nhân phẩm và con người, tôi buộc phải đưa ông ra toà án nhân dân để chúng ta hai Nhà văn cùng giải quyết.
Kính thư!
Theo tôi thì ông Thọ đã mắc một sai lầm nghiêm trọng: trong hai người này, chỉ có thể có nhiều nhất một nhà văn.
Chính xác nhưng bỏ vài từ chính xác hơn.

...trong hai người này, chỉ có.... một nhà văn.
Shrek - Chằn Tinh Xanh yêu thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chằn tinh Shrek đã viết:
Tuấn Khỉ đã viết:
hoan2182 đã viết:
Thư ngỏ của Nhà văn Nguyễn Văn Thọ gửi Nhà thơ Trần Mạnh Hảo
Cập nhật: 9:31:00 23/2/2011
...
Nếu ông không tiến hành trả lời đề nghị này của tôi, sau một tuần, thì căn cứ vào luật pháp nhà nước về quyền bảo vệ nhân phẩm và con người, tôi buộc phải đưa ông ra toà án nhân dân để chúng ta hai Nhà văn cùng giải quyết.
Kính thư!
Theo tôi thì ông Thọ đã mắc một sai lầm nghiêm trọng: trong hai người này, chỉ có thể có nhiều nhất một nhà văn.
Chính xác nhưng bỏ vài từ chính xác hơn.

...trong hai người này, chỉ có.... một nhà văn.
Tại tôi còn chưa loại bỏ được khả năng zero!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Bài BBC:

Thác Bản Giốc là cảnh quan thiên nhiên TQ?



Báo Việt Nam vừa đăng bài ca ngợi vẻ đẹp của thác Bản Giốc, nhưng nói đây là "cảnh quan thiên nhiên" của Trung Quốc.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/02/23/110223103645_ban_gioc_466x262_bangioc_nocredit.jpg



Bài giới thiệu thác Detian (Đức Thiên) mang tựa đề 'Thác nước Detian - thiên đường chốn hạ giới', dịch từ trang mạng Sina, được đăng trên báo Lao Động điện tử và tới sáng thứ Tư 23/02 vẫn còn hiển thị trên mạng.
Cũng giống như bản gốc tiếng Trung, bài báo tiếng Việt ca ngợi dòng thác là một trong những "cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời nhất đất nước Trung Hoa", nằm ở "thị trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc".

Bài này nay đã được ban biên tập Lao Động gỡ xuống nhưng cũng đã gây ra phản ứng bất bình trong một số độc giả, những người cho rằng đây là sơ xuất của biên dịch và biên tập tờ báo.

Không chỉ Lao Động, mà trước đó một số báo khác trong nước cũng đăng thông tin về 'thác Detian' mà không biết đây chính là thác Bản Giốc.
Điều này cho thấy sự bất cẩn của một số báo trong khi viết về những chủ đề nhạy cảm như biên giới lãnh thổ.

Hồi tháng 9/2009 báo điện tử Đảng Cộng Sản VN đăng tin Hải quân Trung Quốc diễn tập tại Biển Đông lấy nguồn báo Hoàn Cầu, Phượng Hoàng của Trung Quốc, với nội dung trái với lập trường của Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau vụ này, Tổng Biên tập báo Đào Duy Quát đã bị khiển trách.

Ngọn thác Bản Giốc từng là một trong các điểm tranh cãi trong quá trình phân định biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, trước khi hai bên hoàn tất quá trình phân giới cắm mốc vào phút chót năm 2008.

Thác Bản Giốc là một trong những thác đẹp nhất Việt Nam, nằm tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Thác là một phần của sông Quây Sơn được chia làm 2 phần, thác chính và thác phụ.

Theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam còn thác chính được hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng khai thác.

Tranh chấp với Trung Quốc về thác Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974-1975 nhưng lên cao vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979.
Cơ sở để chia đôi phần thác chính là việc tính mốc bắt đầu từ cột mốc 53 cũ được dựng lên từ cuối thế kỷ 19 sau khi người Pháp và Nhà Thanh ký kết hiệp định phân chia biên giới.

Sự chia sẻ thác Bản Giốc được thống nhất như một phần của "gói thương lượng" gồm thác này và bãi Tục Lãm trên tinh thần mà chính phủ Việt Nam nói là "hiệp thương hữu nghị thẳng thắn".

Tuy nhiên một bộ phận người Việt vẫn tỏ ra bất bình trước việc thác Bản Giốc nay có phần thuộc về Trung Quốc.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [60] [61] [62] [63] [64] [65] [66] ... ›Trang sau »Trang cuối