Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

hongha83

Chị HXT và ĐLH có nhắc đến một vài ý của Paul Valéry bàn về thơ. Những ý đó nằm bài bài tiểu luận phê bình Các vấn đề thi ca của  ông được đăng trên Tạp chí Pháp mới. Có thể tham khảo bài tiểu luận này trong Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3-2006/ Hội Nhà Văn Việt Nam.
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

coboca đã viết:
Mình không làm thơ nhưng mình không hoàn toàn đồng ý với bạn Diệp Y Như, mình thống nhất quan điểm là một bài thơ hay là phải có cảm xúc có tình cảm chân thực, tức là cái thần như bạn Diệp Y Như đã nói, nhưng câu chữ cũng thực sự quan trọng ko kém gì.
Vì nghề làm thơ là nhào nặn câu chữ, sáng tạo câu chữ, sử dụng câu chữ phong phú và điêu luyện, cái đó nhờ vào tài năng nhà thơ, vốn sống và sư lao động cần cù sáng tạo. Không thể nói câu chữ, và cấu trúc bài thơ ko có tầm quan trọng ngang bằng với ý thơ. Một bài thơ có thể lấy ý hoặc lấy tứ, có bài thơ hay vì cảm xúc chân thanh, vì tình cảm mãnh liệt nào đó ví dụ như một đoạn thơ mình nhớ thế này viết về môt anh lính trước giờ nhập ngũ "ngày nhâp ngũ/cha tôi  không có mặt/ nhưng người đã tiễn tôi bằng cái nhìn như vuốt vào đôi mắt", hay một tình cảm giản gì mà rung động lòng người "em đã hẹn gặp nhau đêm ba mươi/bên bếp lửa nồi bánh chưng rất ấm/uống chung nhau một li trà đậm/sẽ kể hoài mà không hết chuyệm vui" của anh lính giải phóng khi lội qua suối trong đêm 30 nhớ người yêu, nhưng có bài thơ nổi tiếng vì cách láy vần âm điệu, cách vận dụng câu chữ sáng tạo trong khi ý thơ cũng không phải là đôt phá. Và nhất là nếu bạn làm thơ theo Đường luật, bạn phải thực sự chau chuốt kĩ năng, có như thế mới đảm bảo niêm luật rất khắt khe mà vẫn diễn đạt được tình cảm một cách uyển chuyển không khiên cưỡng cứng nhắc, và thơ haiku cũng vậy, vốn từ phải thật phong phú, vận dụng thật cô đọng súc tích thì mối chuyển đạt được cái thiền của bài thơ.
Để làm một bài thơ hay, cảm xúc thôi chưa để để bột phá, trước cảnh đẹp thiên nhiên, đối diện những cảm xúc dạt dào, bất giác ai trong chúng ta cũng lâng lâng muốn làm thơ nhưng mấy ai làm được thơ hay, vì không phải ai trong chúng ta cũng có khả năng sáng tạo câu chữ. Tuy có người nói khi ý thơ dâng trào thì câu thơ cứ thế mà tuôn chảy không suy nghĩ, nhưng một nhà thơ nghiêm khắc thì sau cái phút xuất thần đó đều phải chỉnh sửa lại bai thơ từng câu từng chữ.
Một ý kiến cá nhân mạo muội, bạn Diệp Y Như, xin đừng giận visaolangdu@yahoo.com.vn
Hic, bạn coboca hiểu lầm mình rồi! Thực ra mình chỉ muốn nhấn mạnh rằng trong thơ thì "khí" quan trọng hơn "ý" thôi, chứ có bàn luận gì về lời thơ đâu. Mình quan niệm rằng lời hay mới gọi là thơ. Lời thơ phải hay là chuyện hiển nhiên, mình ko có ý kiến mà!
Bạn có viết "khi ý thơ dâng trào", mình thì gọi cái "ý thơ" đó gọi là chí khí của người viết, tức là cảm xúc í. Vậy là mình và bạn đâu có gì mâu thuẫn phải ko?
Bạn coboca nói thế làm như mình nhỏ nhen lắm ấy. Đáng giận thật! >___<
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Anh hùng & mỹ nhân

bài thơ có ý hay chẳng khác nào bức tranh trừu tượng mà người hoạ sĩ vẽ nên giá trị nó nằm ở đó
đây là bái rất có chí khí. Ví như bài "BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO"
Làm trai chí lớn xưa nay hiếm
Thiếu nữ trong tranh được mấy người
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Mình nghĩ cái này tiếp tục sẽ tới nghệ thuật vị nhân sinh/nghệ thuật vị nghệ thuật hay hiện thực/duy mỹ-lãng mạn thôi, thiên hạ đã tốn nhiều nước bọt rồi nhưng không đi đến đâu. Theo mình cả hai đều có giá trị riêng, có thể có tác phẩm nọ giá trị hơn tác phẩm kia, chứ bảo trường phái nọ có giá trị hơn trường phái kia thì có lẽ chẳng bao giờ so sánh được. Nghệ thuật, thẩm mỹ hay đời sống, văn hoá xét cho cùng đều theo trào lưu, một số ít người có vai trò đầu tàu (mà xét cho cùng cũng lại là sản phẩm phát sinh từ những trào lưu, trường phái nào đó), còn đa phần là bắt chước.

Thơ ca là cái xuất phát từ tâm hồn, cảm xúc. Theo mình, những ông cứ ép nó vào vị nhân sinh hay vị nghệ thuật chẳng qua chỉ là những người ăn tục nói phét :))
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

PandaKid

:p đã viết:
Mình nghĩ cái này tiếp tục sẽ tới nghệ thuật vị nhân sinh/nghệ thuật vị nghệ thuật hay hiện thực/duy mỹ-lãng mạn thôi, thiên hạ đã tốn nhiều nước bọt rồi nhưng không đi đến đâu. Theo mình cả hai đều có giá trị riêng, có thể có tác phẩm nọ giá trị hơn tác phẩm kia, chứ bảo trường phái nọ có giá trị hơn trường phái kia thì có lẽ chẳng bao giờ so sánh được. Nghệ thuật, thẩm mỹ hay đời sống, văn hoá xét cho cùng đều theo trào lưu, một số ít người có vai trò đầu tàu (mà xét cho cùng cũng lại là sản phẩm phát sinh từ những trào lưu, trường phái nào đó), còn đa phần là bắt chước.

Thơ ca là cái xuất phát từ tâm hồn, cảm xúc. Theo mình, những ông cứ ép nó vào vị nhân sinh hay vị nghệ thuật chẳng qua chỉ là những người ăn tục nói phét :))
Ối, lời lẽ có vẻ hơi cay, nhưng... đúng ^^! Cuối cùng thì chuyện Hoài Thanh và Hải Triều chỉ còn là chuyện... phì cười của những người bước đầu tìm đến thơ văn hiện đại mà thôi.
"Ý" hay là "Khí" đều cần đặc sắc, nhưng nhấn mạnh cái này hơn cái kia, e là hơi khiên cưỡng.
Dĩ hoà vi quý, thôi thì:
"Thơ là điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu" - Tố Hữu
nhưng cũng đồng thời:
"Thơ là công trình kiến trúc ngôn ngữ mà nếu chỉ bớt đi 1 dấu phẩy là làm hỏng cả bài thơ" - Karl Marx
Vài dòng nhận xét, thiển cận xin chỉ giáo.
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu...
              ***
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

PandaKid đã viết:

Ối, lời lẽ có vẻ hơi cay, nhưng... đúng ^^! Cuối cùng thì chuyện Hoài Thanh và Hải Triều chỉ còn là chuyện... phì cười của những người bước đầu tìm đến thơ văn hiện đại mà thôi.
What do you mean? Can you show me how that idea came to you?
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

PandaKid

Diệp Y Như đã viết:
PandaKid đã viết:

Ối, lời lẽ có vẻ hơi cay, nhưng... đúng ^^! Cuối cùng thì chuyện Hoài Thanh và Hải Triều chỉ còn là chuyện... phì cười của những người bước đầu tìm đến thơ văn hiện đại mà thôi.
What do you mean? Can you show me how that idea came to you?
À, thật ra thì việc chiến đấu của 2 phái "nghệ thuật vị nghệ thuật" (tiêu biểu là Hoài Thanh) và " nghệ thuật vị nhân sinh" (Hải Triều) giai đoạn  1930 - 1945 đã được nhận định lại theo nhiều góc độ khác nhau, nhưng phần đông vẫn cho rằng đấy là 1 cuộc chiến có phần... ngây ngô của những con người bước đầu đi tìm chân lí nghệ thuật. Thật ra, nghệ thuật phải hội đủ cả hai điều "vị" trên, đủ cả chân - thiện - mĩ, vừa là chính nó vừa góp phần tô điểm thêm cho xã hội, giúp ích cho xã hội về mặt nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, v.v... Hai phái chủ trương đề cao 1 phía, bác bỏ phía còn lại, cho nên đều có những hạn chế nhất định. Chiến thắng cuối cùng thuộc về phái "vị nhân sinh" vì đó là một chiến thắng hợp với xu hướng của nước ta lúc bấy giờ bắt đầu bước vào cao trào cách mạng giải phóng dân tộc. Tóm lại đó chỉ là sự bất đồng không đáng có giữa những người đương thời mà thôi... Cho đến giờ thì vẫn chưa tìm ra một hướng giải quyết thấu đáo hơn thế.

PandaKid cũng chưa biết đã có thiệt hại gì to lớn trong cuộc tranh luận này, nhưng nhà viết kịch Nguyễn Huy Tưởng đương thời đã dựng nên 1 vở bi kịch lịch sử "Vũ Như Tô" cũng xoay quanh đề tài trên. Chiến thắng cuối cùng thuộc về lớp nhân dân lao động, Cửu Trùng Đài (tuyệt tác nghệ thuật với quan niệm chỉ phục vụ cho nghệ thuật) đã bị đốt sập. Than ôi! Một bất đồng quan điểm không đáng có lại khiến một kiến trúc sư tài hoa phải vong mạng, một công trình nghệ thuật bị sụp đổ... Đáng hay không??

Vài dòng lí giải, thiển cận xin chỉ giáo...
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu...
              ***
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Diệp Y Như

Em đặt vấn đề "ý", "khí" chỉ là để bác bỏ cái cách nhìn mới mẻ của ông nhà văn kia về Lý Bạch, đồng thời nêu lên một khía cạnh nho nhỏ trong đánh giá tác giả-tác phẩm mà thôi. Mọi người đừng nghĩ em coi thường câu chữ nữa nhé. Văn chương hay thì đương nhiên câu chữ phải hay, không cần bàn cãi gì cả, bàn mấy cái khác thôi ^^
Về việc nghệ thuật vị nhân sinh hay vị nghệ thuật, theo ngu ý của em, không chỉ là vấn đề thuần tuý nghệ thuật, mà còn là vấn đề xã hội. Nhũng tranh cãi về vấn đề này là một khía cạnh của sự trưởng thành và tương tác giữa những ý thức hệ, những tầng lớp khác nhau trong giai đoạn lịch sử nhiều biến động. Theo em, thì chẳng phải hai "trường phái" ấy không thấy được rằng sự tranh cãi này là "không đáng có". Cảm thụ thơ văn là việc cá nhân, người ta thấy thế nào thì nó thế ấy, ai mà thay đổi được. Thế nhưng, phải chăng mục đích của họ không chỉ là nghệ thuật, mà còn là những thứ khác nữa mang tính lịch sử, tính xã hội hơn. Ví dụ như cụ Huỳnh Thúc Kháng bút chiến với Phạm Quỳnh về Kiều đâu có phải chỉ đơn thuần là việc bàn xem cô Kiều đáng thương hay đáng ghét.
Em nghĩ thế có sai không ạ?
Môn toả hoàng hôn,
Nguyệt tẩm mai hoa lãnh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

PandaKid

Diệp Y Như đã viết:
Em đặt vấn đề "ý", "khí" chỉ là để bác bỏ cái cách nhìn mới mẻ của ông nhà văn kia về Lý Bạch, đồng thời nêu lên một khía cạnh nho nhỏ trong đánh giá tác giả-tác phẩm mà thôi. Mọi người đừng nghĩ em coi thường câu chữ nữa nhé. Văn chương hay thì đương nhiên câu chữ phải hay, không cần bàn cãi gì cả, bàn mấy cái khác thôi ^^
Về việc nghệ thuật vị nhân sinh hay vị nghệ thuật, theo ngu ý của em, không chỉ là vấn đề thuần tuý nghệ thuật, mà còn là vấn đề xã hội. Nhũng tranh cãi về vấn đề này là một khía cạnh của sự trưởng thành và tương tác giữa những ý thức hệ, những tầng lớp khác nhau trong giai đoạn lịch sử nhiều biến động. Theo em, thì chẳng phải hai "trường phái" ấy không thấy được rằng sự tranh cãi này là "không đáng có". Cảm thụ thơ văn là việc cá nhân, người ta thấy thế nào thì nó thế ấy, ai mà thay đổi được. Thế nhưng, phải chăng mục đích của họ không chỉ là nghệ thuật, mà còn là những thứ khác nữa mang tính lịch sử, tính xã hội hơn. Ví dụ như cụ Huỳnh Thúc Kháng bút chiến với Phạm Quỳnh về Kiều đâu có phải chỉ đơn thuần là việc bàn xem cô Kiều đáng thương hay đáng ghét.
Em nghĩ thế có sai không ạ?
Bạn nói thế cũng có phần đúng. Thật ra, trong bài của bạn đã vô tình (hay hữu ý) nhắc lại mục đích của cuộc tranh cãi đó rồi. Hoài Thanh chủ trương "thuần tuý nghệ thuật", còn Hải Triều thì "mang tính lịch sử, xã hội hơn". Bạn nói thế là hơi nghiêng về phía Hải Triều rồi đấy, nhưng thật ra Pandakid biết bạn vẫn hiểu trong 1 góc độ nào đó "Nghệ thuật vẫn là nghệ thuật", đúng không nào :). Cái " không đáng có" chính là chỗ đó. Tại sao cứ phải nghiêng hẳn về phía 1 bên nào đó, trong khi bản thân vẫn tự nhận thức được cả hai cần sự dung hoà (Hoài Thanh và Hải Triều đều là những người có tên tuổi trong làng văn cả)?

Sở dĩ gần đây mới nói đến việc "không đáng có" là vì có 1 sự đổi mới về mặt xã hội cũng như cảm hứng, thị hiếu, nhận thức đương thời. Trong những năm cao trào cách mạng đó, theo xu thế thời đại, Hải Triều chiến thắng là điều tất yếu. Nhưng bây giờ đã là thời bình, văn chương không còn phải lúc nào cũng cổ động chiến đấu, phản ánh hiện thực, phê phán cái xấu,... mà đã được quyền tìm đến những cái đẹp lãng mạn, những suy nghĩ sâu xa .... Đây chỉ là một sự đánh giá lại các vấn đề trong lịch sử văn học mà thôi. Biết đâu, vài mươi năm nữa, người ta lại đánh giá không còn "không đáng có nữa" ^^!

Nếu có gì uẩn khúc, xin cứ giải trình để cùng bàn luận...
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu...
              ***
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vân Hạc

Đọc các ý kiến của các bạn, mình thấy ý kiến nào cũng hay và đều có lý cả! Nói thế không khéo bị cho là...ba phải nhưng quả thật là mình thấy vậy! Tất cả đều cùng một hướng mà thôi: hướng tới cái hay và cái đẹp "vốn dĩ" của thơ - tất nhiên là thơ ra thơ!:) Nói vốn dĩ là vì dù ai có nói sao đi nữa cũng không thể thay đổi được cái "bản chất" của thơ, dù đó có là các bậc học giả nghiên cứu thâm sâu, các nhà lý luận cao minh và cả ...các nhà chính trị nữa!
Tuy nhiên, nói đi thì cũng cần nói lại: mỗi thời vẫn có một quan điểm, nền tảng lý luận riêng. Buổi sơ khai của nhận thức về phương pháp, nội dung sáng tác văn học nghệ thuật nói chung, thơ nói riêng (ấy là nói về giai đoạn, thời kỳ văn học của VN mình), của một nền lý luận văn học còn non trẻ thì không thể có được hệ quy chiếu mới, tỏa rộng hơn, thấu đáo hơn với thời đại ngày nay được. Có lẽ các bạn tham gia ý kiến trên đây đều rất hiểu điều đó, chỉ là tranh luận hơn để sáng tỏ hơn thôi và một mặt nào đó cũng để nói lên quan điểm riêng của mỗi người mà tựu trung là mong muốn người làm thơ, người đọc thơ ngày càng trân trọng hơn với các tác phẩm thi ca và thơ sẽ được lên ngôi thật sự trong lòng công chúng, độc giả...
Mình cũng chỉ đóng góp thêm chút ý lạm bàn cùng các bạn, theo nhận thức riêng của mình vậy!:)
I "ớn" U...^_^
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 19 trang (185 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ... ›Trang sau »Trang cuối