Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [81] [82] [83] [84] [85] [86] [87] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

haanh8354

HƯỚNG ĐẾN KỶ NGUYÊN CỦA NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO


              Chính sách năng động

              Điều đáng chú ý là ngày càng có nhiều các chính sách tích cực tập trung vào ngành năng lượng tái tạo và cột mốc đánh dấu bước chuyển quan trọng diễn ra vào đầu năm 2010 khi có hơn 100 quốc gia ban hành các mục tiêu chính sách và/hoặc các chính sách thúc đẩy liên quan đến ngành năng lượng mới mẻ này, tăng hơn 50 quốc gia so với đầu năm 2005.

               Trên thực tế, các chính sách thúc đẩy năng lượng tái tạo đã có ở một số quốc gia từ những năm 1980 -1990 nhưng thực sự nổi lên trong vòng 15 năm trở lại đây, đặc biệt là trong giai đoạn 2005 -2010. Năm 2009, trên 85 quốc gia đã đưa ra mục tiêu chính sách năng lượng tái tạo, tăng 40 quốc gia so với năm 2005. Một trong những chính sách được áp dụng phổ biến là chính sách ưu đãi về giá đối với năng lượng tái tạo. Ngoài ra, cũng có nhiều chính sách khác thúc đẩy sự tăng trưởng nguồn năng lượng này như chính sách ưu đãi thuế, trợ cấp vốn, hỗ trợ kỹ thuật…

              Xu hướng phát triển

              Mỗi một quốc gia đều định hướng và lựa chọn cho mình xu hướng phát triển năng lượng tái tạo riêng, dựa trên những điều kiện về chính sách, kinh tế, môi trường và xã hội. Dưới đây là những xu hướng chính tại nhiều quốc gia trên thế giới.

               Năng lượng gió: Xu hướng này bao gồm việc mở rộng qui mô phát triển năng lượng gió ngoài khơi, mạng lưới tua-bin và các dự án mới về năng lương gió tại nhiều vùng địa lý đa dạng khắp thế giới. Nhiều doanh nghiệp hiện đang tiếp tục gia tăng kích thước tua-bin trung bình và cải thiện công nghệ, chẳng hạn như với các thiết kế không sử dụng bánh răng.

                Năng lượng sinh khối: Các nhà máy điện sinh khối đã có mặt tại hơn 50 quốc gia trên thế giới, cung cấp ngày càng nhiều nguồn điện năng cho con người. Một vài nước ở châu Âu cũng đang mở rộng nguồn năng lượng này trong tổng nguồn cung năng lượng, bao gồm Australia (7%), Phần Lan (20%) và Đức (5%). Khí sinh học dùng để sản xuất điện năng cũng đang là một trong những xu hướng phát triển ở nhiều nước.

                 Điện mặt trời: Ngành công nghiệp điện mặt trời đã ứng phó với sự tụt giá và điều kiện thay đổi của thị trường bằng cách củng cố, mở rộng qui mô và chuyển hướng sang việc phát triển các dự án. Trong những năm gần đây, các tấm pin màng mỏng đã tăng nhanh về thị phần, đạt khoảng 25%. Số lượng các nhà máy pin mặt trời ,còn gọi là các nhà máy “vạn năng” có công suất 200kW và lớn hơn, hiện chiếm tới ¼ tổng công suất điện mặt trời.

                 Năng lượng địa nhiệt: Các nhà máy nhiệt điện sử dụng năng lượng địa nhiệt đã xuất hiện tại 19 quốc gia, và nhiều nhà máy mới vẫn tiếp tục được đưa vào hoạt động hàng năm, chẳng hạn như một số nhà máy đã được vận hành tại Inđônêxia, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ và Mĩ trong năm 2009.

                Công nghệ tập trung nhiệt năng mặt trời (CSP): CSP đang nổi lên như một nguồn năng lượng mới quan trọng trong suốt giai đoạn từ 2006 đến 2010 sau quá trình phát triển trì trệ từ hai thập kỉ trước. Đầu năm 2010, 0.7 GW của CSP đã đi vào hoạt động, tất cả đều được thực hiện tại Tây Nam Hoa Kì và Tây Ban Nha, cùng với các hoạt động xây dựng và qui hoạch đang diễn ra tại nhiều quốc gia khác.

                  Máy nước nóng năng lượng mặt trời: Trung Quốc tiếp tục chiếm lĩnh thị trường máy nước nóng năng lượng mặt trời, với 70% tổng thị phần toàn cầu, còn châu Âu đứng thứ hai với khoảng cách khá xa - 12%. Tuy nhiên, trong khi hầu hết các thiết bị của Trung Quốc chỉ chú ý tới đặc tính “làm nóng nước” thì các nhà chế tạo châu Âu còn kết hợp được cả khả năng sưởi ấm không gian, hiện hệ thống này đang chiếm một nửa thị trường hàng năm.

                  Năng lượng sinh khối và năng lượng địa nhiệt: Thị trường nhiệt sinh khối cũng được mở rộng nhanh chóng, đặc biệt là tại châu Âu. Xu hướng này bao gồm việc tăng cường sử dụng năng lượng sinh khối dạng rắn, sử dụng sinh khối trong qui mô xây dựng hoặc qui mô một cộng đồng và dùng trong hệ thống cấp nhiệt tập trung ở cấp quận/huyện. Việc các nhà máy sử dụng trực tiếp năng lượng địa nhiệt và công nghệ bơm nhiệt đất cũng ngày một tăng.

                Nhiên liệu sinh học: Ethanol từ ngũ cốc, từ mía và diesel sinh học đang là thị trường nhiên liệu sinh học chính hiện nay, mặc dù các nguồn nhiên liệu như khí sinh học dùng cho vận tải và các dạng khác của nhiên liệu ethanol cũng rất đáng chú ý. Lượng ngũ cốc hiện chiếm hơn một nửa nguồn nguyên liệu để sản xuất ethanol trên toàn cầu, trong khi mía đường chiếm hơn 1/3. Hiện hai nước Hoa Kì và Brazin đang nắm giữ gần 90% sản lượng ethanol toàn cầu.

             Ngoài những thành tựu và xu hướng nêu trên, Báo cáo cũng chỉ rõ mối lưu tâm của rất nhiều quốc gia đến vấn đề năng lượng tái tạo tại các vùng nông thôn. Theo thống kê, hiện vẫn còn gần 1,5 tỉ người trên thế giới chưa được tiếp cận với nguồn điện, gần 2,6 tỉ người vẫn phụ thuộc vào các nguyên liệu như gỗ, rơm rạ, than củi… để đun nấu hàng ngày. Số hộ ở nông thôn đang sử dụng năng lượng tái tạo chỉ chiếm vài chục triệu hộ. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu để sản xuất năng lượng tái tạo ở khu vực này lại khá dồi dào. Cơ hội phát hiện, khai thác và sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, vì thế càng có điều kiện phát triển.
Theo báo năng lượng Việt Nam ( Số 68 + 69)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Mỹ khởi động dự án điện Mặt Trời lớn nhất thế giới

Ủy bang Năng lượng California (CEC) của Mỹ ngày 15/9 đã bỏ phiếu thông qua dự án sản xuất điện Mặt Trời Blythe quy mô lớn nhất thế giới. Dự án sản xuất điện nói trên sẽ sử dụng công nghệ chảo parabol, trong đó các tấm gương hình parabol sẽ được dùng để đốt nóng một hợp chất truyền dẫn, tạo ra hơi nước để vận hành các máy phát điện.

Bốn nhà máy điện công suất 250MW trong khuôn khổ dự án này có tổng sản lượng danh nghĩa là 1.000MW, nghĩa là có khả năng cung cấp đủ điện tiêu dùng cho hơn 300.000 hộ gia đình mỗi năm. Hai nhà máy điện đầu tiên dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm nay.

http://tietkiemnangluong.com.vn/home/eepmedia/20100906/15-Anh%20Nong%20thon%20NN.jpg
Dự án Blythe do công ty Solar Millennium, LLC, chi nhánh của tập đoàn Solar Trust of America, chịu trách nhiệm xây dựng. Josef Eichhammer, Chủ tịch Solar Trust of America đồng thời là Tổng giám đốc Solar Millennium cho biết: "Cùng với sự lãnh đạo của chính quyền bang California, chúng tôi sẽ cố gắng hết mình để khôi phục vị thế là người đi đầu thế giới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Dự án trị giá nhiều tỷ USD này sẽ là dự án sản xuất điện mặt trời lớn nhất thế giới và sẽ giúp củng cố vị thế đó." Dự án Blythe là dự án điện Mặt Trời thứ ba được CEC bật đèn xanh trong vòng vài tuần qua.

Trong tháng 8/2010, ủy ban này đã thông qua dự án NextEra's Beacon công suất 250MW - dự án điện Mặt Trời lớn đầu tiên được thông qua tại Mỹ trong vòng hai thập kỷ. Và ngay trong tuần trước, CEC cũng đã thông qua dự án Abengoa's Mojave công suất 250MW. Thống đốc bang California, Arnold Schwarzenegger, hoan nghênh quyết định của CEC. Ông nhấn mạnh: "Tôi mong muốn sẽ có thêm nhiều dự án năng lượng Mặt Trời khác được triển khai. Những dự án như vậy cần được chú ý, bởi điện Mặt Trời và năng lượng tái tạo chính là tương lai của nền kinh tế California"

Thúy Hằng (theo greenoptimistic.com)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

NĂNG LƯỢNG GIÓ

Tuabin lớn hơn, tốt hơn cho tương lai

“Thời kì lớn mạnh của tuabin gió đang đến” là nhận định mà Diễn đàn công nghệ gió diễn ra vào tháng 8/2009 đã đưa ra. Theo đó, cả sản lượng điện tối đa 1 tuabin có thể sản xuất, chiều cao trung tâm và đường kính roto sẽ tăng trong thời gian tới. 1 tuabin giờ đây có chiều cao trung bình là 258 feet với đường kính roto là 268ft. Nó có thể sản xuất 1,74 MW điện trong điều kiện lý tưởng, và thực tế, tới năm 2008 đã đạt được công suốt 1,66 MW.

Đây là 1 điều đáng mừng: tuabin càng lớn thì càng có hiệu quả khi sử dụng trong điều kiện tốc độ gió chậm. Tuabin có thể sản xuất ngay cả ở tốc độ gió thấp thì dòng điện tạo ra càng dễ dàng hòa vào lưới điện. Việc sản xuất và kĩ năng sản xuất điện hiệu quả là rất cần thiết để năng lượng gió ngày càng có vai trò trong nền công nghiệm năng lượng.
http://image.tin247.com/vietnamnet/080920080113-969-360.jpg

http://tietkiemnangluong.com.vn/home/eepmedia/20100914/Bigger,better%20turbines%20on%20the%20horizon.jpg
Xa hơn nữa, không chỉ các tuabin gió mà cả công suất và số lượng các trang trại sử dụng loại năng lượng này cũng phát triển. Các trang trại dùng năng lượng gió ở Mỹ năm 2009 đạt công suất trung bình là 91MW, cao hơn rất nhiều so với con số năm 2007. Công suất trung bình của các trang trại gió càng cao càng đưa loại năng lượng sạch này đóng vai trò quan trọng hơn trong nền năng lượng quốc gia. Thêm vào đó, với các trang trại gió lớn hơn cùng với những cải tiến đem đến những chi phí hợp lý hơn.
Cũng theo diễn đàn, tổng số tuabin gió được lắp đặt ở Mỹ ngày càng tăng. 1 nghiên cứu chỉ ra rằng Mỹ có khả năng lắp đặt tới các tua bin với tổng công suất là 300 GW nếu có hệ thống điện giữa các bang có thể trao đổi với nhau. Bộ Năng lượng Mỹ đã đặt mục tiêu đến năm 2030 có thể sản xuất 300 GW điện từ gió. Điều này có nghĩa 2011 và 2012 là những năm nền tảng để đưa điện từ gió vào cuộc sống. Và trong tương lai,chúng ta có thể tin tưởng vào 1 nền năng lượng sạch.

Huong Pham (theo nationalwind.wordpress.com)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

NĂNG LƯỢNG SÓNG

Nguồn điện năng điện sóng ở VN rất khả thi


Theo PGS TSKH Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học, Chủ tịch Ủy ban Hải dương học liên chính phủ (IOC), VN có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng từ sóng biển.
PGS TSKH Nguyễn Tác An cho biết: Từ năm 1973, Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) đã tiến hành nghiên cứu để khai thác năng lượng từ sóng biển tại một số nước tiên tiến như Mỹ, Bồ Đào Nha, Pháp... Đến năm 2003, Bồ Đào Nha là nước đầu tiên trên thế giới có tổ hợp phát điện từ sóng biển, với công suất khoảng 30 MW; giá thành của nó tương đương với điện gió. Lĩnh vực nghiên cứu năng lượng biển bao gồm: năng lượng thủy triều, năng lượng gió, năng lượng chênh lệch nhiệt, năng lượng dòng chảy và năng lượng sóng. Đối với điều kiện của biển VN thì năng lượng sóng là có tiềm năng nhất.
http://www.hvacr.vn/home/images/stories/2009/11/23/images1885301_DIEN-SONG.XL.jpg
Thiết bị chuyển năng lượng sóng thành điện năng của Bồ Đào Nha trên biển Đại Tây Dương –
Dự án năng lượng sóng khổng lồ của Trung Quốc đạt 10GW
Công ty thủy điện SDE Energy cho biết tới cuối tháng 4 này, công trình  điện  sóng biển công suất 10 GW của Trung Quốc sẽ được hoàn thành. Đây là dự án năng lượng biển đầu tiên ở Trung Quốc đạt công suất 10GW trên vùng ven biển.

Dự án  được đặt tại tỉnh Dongping, thành phố Yangjiang, tỉnh Quảng Đông tại phía Nam Trung Quốc, với tổng chi phí xây dựng khoảng 700 nghìn đô la.

http://tietkiemnangluong.com.vn/home/eepmedia/20100428/phao%20khong%20lo.jpg

Hầu hết các dự án điện sóng biển đều có phương thức sản xuất điện riêng. Dự án này cũng không nằm trong ngoại lệ. Hệ thống bao gồm một chiếc phao nổi được gắn với đê chắn sóng. Khi những con sóng đập vào đê, chiếc phao này sẽ di chuyển lên xuống và truyền động cho hệ thống các trụ bao gồm các pít tông và dầu thủy lực. Dầu thủy lực bị nén sẽ được đưa trực tiếp đến một máy phát điện và sản sinh ra điện năng.

Với mật  độ dân số dày đặc tại các thành phố ven biển, Trung Quốc có thể vừa sản xuất và  tiêu thụ điện tại chỗ, giúp giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng truyền tải điện.

Được tài trợ của chính phủ Ixrael, công ty năng lượng SDE đã xây dựng 8 công trình thủy điện kiểu mẫu. Theo công ty SDE cho biết, năng lượng sóng là một nguồn năng lượng mạnh, có thể cung cấp điện năng trên mỗi m2 nhiều gấp 4 lần năng lượng gió tại Trung Quốc. Và Trung Quốc rất quan tâm đến lĩnh vực này.
Phương Anh
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Thủ tướng Nhật bị kêu gọi từ chức sau thảm họa

Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đang phải đối mặt với những lời kêu gọi ông từ chức từ các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng đối lập và các nghị sỹ đảng cầm quyền.

http://www.hanoimoi.com.vn/Uploads/trieuhoa/2011/4/15/avatar.jpg
Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan. (Nguồn: Internet)


Họ phẫn nộ vì cách ứng phó của Thủ tướng sau trận động đất và sóng thần gây ra cuộc khủng hoảng hạt nhân.

Ngày 14/4, ông Sadakazu Tanigaki, Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) đối lập, nói rằng đã đến lúc ông Kan quyết định có từ chức hay không bởi điều ông Tanigaki gọi là cách xử lý kém cỏi của Thủ tướng trong hoạt động cứu hộ.

Ông nói rằng, việc tiếp tục quyền lãnh đạo hiện nay của Thủ tướng Kan sẽ là điều hết sức bất hạnh cho nhân dân Nhật.

Những người phê bình ông Kan ban đầu đã kiềm chế không chỉ trích Thủ tướng sau khi xảy ra trận siêu động đất cường độ 9 độ Richter kèm theo sóng thần ập vào vùng duyên hải Thái Bình Dương của đảo Honshu và làm hư hại nhà máy điện hạt nhân hôm 11/3. Kể từ đó, ông Kan đã kêu gọi hợp tác giữa các đảng để giúp đất nước phục hồi sau thảm họa nghiêm trọng nhất thời hậu chiến này.

Ông Kan cũng phải đối mặt với lời kêu gọi từ chức từ ngay trong Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền.

Chủ tịch Thượng Viện, ông Takeo Nishioka nói rằng ông Kan phải từ chức vì đã không xử lý thích đáng sau ba tai họa liên tiếp này.

Một ngày trước đó, một đối thủ của Thủ tướng trong DPJ, ông Ichiro Ozawa cũng đã chỉ trích cách đối phó của ông Kan trước cuộc khủng hoảng này./.

Bản gốc: http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/The-gioi/487795/thu-tuong-nhat-bi-keu-goi-tu-chuc-sau-tham-hoa.htm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Sử dụng năng lượng tái tạo là tuyệt vời, tuy nhiên, bị hạn chế bởi những điều không thể khắc phục:

1. Không chủ động, liên tục.
2. Vốn đầu tư và diện tích sử dụng lớn.
3. Công suất và hiệu suất thấp.


Năng lượng hạt nhân luôn là nguồn năng lượng mạnh mẽ, vô tận, sạch sẽ... mỗi tội là phải làm sao tuyệt đối an toàn. Không những là tăng cường thêm các biện pháp an toàn mà cái chính là phải tìm ra một phương pháp mới để sử dụng loại năng lượng trời cho này.

Biết đâu, có nhà khoa học Việt Nam sẽ giải quyết được bài toán hóc búa đó.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Trách nhiệm các quan và trách nhiệm... cái tai
Tác giả: Kỳ Duyên
Trách nhiệm... S.O.S
Ngày 1-4, cả xã hội bàng hoàng vì báo chí đưa tin: Mỏ đá Lèn Cờ (Nam Thành, Yên Thành- Nghệ An) đang được đưa vào khai thác, đột ngột sập, làm 18 người chết, và 6 người khác bị thương. Đây không phải là cái tin "sạo" ngày Cá tháng 4, mà là cái tin thật kinh hoàng và đau đớn.
Đau đớn cho những người thợ khai thác đá, vài phút trước, còn mới rít điếu thuốc lào, nhấp ngụm chè xanh, đùa cười tếu táo, chỉ ít phút sau đã ra người thiên cổ. Họ đã không thể hiểu vì sao họ phải chết, những cái chết oan uổng, cho dù họ đâu biết, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã phải làm việc cật lực suốt 3 ngày để cứu họ. Nhưng Thần Chết đã nhanh tay hơn.
Sự kinh hoàng giờ lại rơi vào đầu gần 40 đưa trẻ vô tội, dù rất có thể chúng chưa thấu hiểu hết nỗi đau mồ côi cha- vì thế mà nối đau đồng bào ấy, những người lớn có lương tâm phải chịu.
Phải chịu, như biết bao vụ tai nạn thương tâm ở Nghệ An đã từng xảy ra: Ngày 15/12/2007, vụ sập núi đá tại công trình thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương) làm 18 công nhân bị đá đè chết. Ngày 12/1/2008, vụ sập mỏ đá Lèn Nậy, tại khối 9, thị trấn Hoàng Mai (huyện Quỳnh Lưu) làm chết 3 người, 7 người bị thương. Ngày 28/8/2008, vụ sập hầm khai thác quặng thiếc xã Châu Thành (huyện Quỳ Hợp) làm 3 người chết tại chỗ. Và nay, vụ Lèn Cờ...
Đá thì nặng, mà sao mạng người lại nhẹ đến vậy? Nhẹ đến cay đắng?
Và một điểm khá giống nhau, vụ Lèn Cờ này- thuộc Công ty TNHH Chín Mến, mà ông Phan Văn Chín làm giám đốc, tương tự giống như những vụ trước- hoạt động khai thác đá trong khi chưa được các cơ quan chức năng liên ngành duyệt hồ sơ khai thác(?)
Đã thế, theo nhận định của ông Nguyễn Chân - nguyên Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than thì "Công nghệ khai thác đá của VN vẫn như thời Pháp thuộc" (?)
Thay về nổ mìn từ trên xuống, người ta nổ mìn khoét hàm ếch từ dưới chân mỏ để đá sập xuống- một cách khai thác kiểu "chụp giật" để giảm bớt chi phí. Với cách chụp giật này, chi phí có thể giảm, thì  thương vong rất dễ tăng. Cái tỷ lệ nghịch nghiệt ngã, tiếc thay, nó cứ lặp đi lặp lại như điệp khúc khai thác của các mỏ, hình như không chỉ riêng Lèn Cờ?
Một câu hỏi nữa: Vì sao, Công ty vô trách nhiệm của ông Phan Văn Chín lại ngang nhiên cho thợ khai thác, khi mà hồ sơ thăm dò khai thác chưa được duyệt? Cái cách cho thợ nổ mìn chạy trước "cái dấu đỏ" có cần làm sáng tỏ hay không?
Ở đây, ai là người chịu trách nhiệm? Câu trả lời: Hình như không ai cả!
Cứ đọc những câu trả lời của quan chức các cấp thì rõ.
Ông Hoàng Danh Lai, Phó Giám đốc Sở TN -MT Nghệ An trả lời báo VietNamNet: "Thực tế mà nói, từ khi cấp phép, gia hạn cho Công ty Chín Mến đến khi xảy ra tai nạn thì đang giao cho cấp huyện, cấp xã thanh tra và kiểm tra". Tức là từ lúc cấp phép, tháng 4-2007 đến lúc sập mỏ đá, tháng 4- 2011, tròn 4 năm, Sở TN- MT Nghệ An chưa một lần kiểm tra(?)
Ông Phan Thế Trung, Chủ tịch UBND xã Nam Thành: "Ở cấp xã thì chỉ một mức độ nào đó thôi, quan trọng là ở cấp huyện và cấp tỉnh. Đặc biệt là những cơ quan cấp phép cho khai thác. Những anh đó là có trách nhiệm. Chứ ở đây chủ tịch xã thì chưa bao giờ phạt công ty một đồng nào cả, chỉ mới đôn đốc nhắc nhở, phạt thì chỉ có huyện làm được thôi.
Đến lượt huyện, ông Nguyễn Tiến Lợi, Chủ tịch UBND huyện Yên Thành: "Quyền hạn của chủ tịch UBND huyện trong việc quản lý mỏ theo luật thì không phải là toàn quyền. Mà cái này có liên quan ở cấp cao hơn...".
Nói thật, nếu trách nhiệm các quan chức mà ...có chân, thì cái chân này nó cũng mỏi nhừ bởi phát ngôn của các quan. Vì nó phải chạy đi chạy lại, leo cao rồi xuống thấp, chạy ngang rồi chạy dọc mà vẫn không sao tìm đến đúng địa chỉ.
Còn nói như ông huyện Nguyễn Tiến Lợi, cấp cao hơn là đâu, nếu không phải cấp tỉnh?
Thì đến lượt ông Huỳnh Thanh Điền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát ngôn đây: "Để xảy ra một điều như thế là không hay....". Phát ngôn của Phó Chủ tịch tỉnh vô tình gây ấn tượng sâu sắc...xấu cho xã hội, khi báo Sài Gòn Tiếp Thị bình một câu nhẹ nhàng mà thấu xương: "18 mạng người mà (nói) nhẹ như không". Phải nói chính xác là "nhẹ hều". Biện bạch cho vụ tai nạn thương tâm, ông Điền nói như đang hô một câu khẩu hiệu quen thuộc: "Tỉnh thường xuyên tăng cường công tác chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc...".
Nhưng người ta có quyền vặn lại: Vì sao "thường xuyên tăng cường, thường xuyên kiểm tra" mà lại không phát hiện ra chủ mỏ đá tổ chức khai thác ẩu, vi phạm quy tắc an toàn lao động? Hay đó, chỉ là tăng cường trên văn bản, trên lời nói?
Người viết bài này, thấy đau khi nhớ đến những vụ việc dân khiếu nại: Đồng tiền, cân gạo của Nhà nước hỗ trợ cho dân nghèo, không dưng bỗng nhiên cứ tự giác chạy vào nhà cán bộ, nhà người thân cán bộ. Tự hỏi, nếu ở vụ Lèn Cờ này, không phải là trách nhiệm, mà là lợi tức, là hoa hồng, là tiền bạc, là "lại quả"...liệu nó có bị các vị đá đi đá lại như thế không nhỉ?
Nghĩ rồi tự trả lời: Cái trách nhiệm đó, nó không tìm ra địa chỉ, vì hình như nó cũng đang bị chôn sống theo 18 mạng thợ đá rồi. Nó cũng đang cần... cứu giúp.

Lương tâm

Có một sự việc của một người kỹ sư cơ khí, được rất nhiều báo đưa tin tuần qua. Và anh trở thành gương mặt nổi bật trong mục Phát ngôn & hành động của tuần này. Bởi câu chuyện của anh đã chạm  tới 2 chữ rất căn bản của đạo làm người- Lương tâm.
Anh là Lê Văn Tạch- cái tên có gốc gác chân quê. Tốt nghiệp ĐH Bách Khoa Hà Nội, thạo tiếng Anh, 8 năm liền làm việc cho Công ty ôtô Toyota Việt Nam (TMV)  hưởng lương kể cả phụ cấp là 15 triệu/ tháng- một thu nhập vào loại khá trong thời buổi gạo châu củi quế này.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/levantrach-toyota.jpg

Anh kĩ sư Lê Văn Tạch: "Biết mà không nói là có tội"

Cuộc sống cũng coi là dễ chịu và phẳng lặng với Tạch, nếu như không có một ngày, cùng với nhiều kỹ sư khác, anh tham gia việc đánh giá điều kiện lắp đặt thiết bị trong nhà máy, và đã phát hiện ra 3 lỗi kỹ thuật trong quá trình sản xuất ô tô của hãng. Sau những thời khắc suy nghĩ, cuối cùng người kỹ sư quyết định gửi các ý kiến đến lãnh đạo công ty, mong muốn công ty triệu hồi các sản phẩm bị lỗi để sửa chữa.
Đương nhiên, cuộc đời này không phải cứ ý kiến gửi lên là có phúc đáp gửi xuống. Không phải cứ có người dám nói thẳng là có người chịu lắng nghe. Anh Tạch đã phải sống những ngày nặng nề, bất an, giữa rất nhiều nghi kỵ, suy diễn của ngay chính đồng nghiệp, thậm chí anh rất sợ hãi vì... chính sự dũng cảm của mình, dù tin chắc mười mươi mình đúng, và lòng mình chân thành.
Bởi trước đó không lâu, Toyota đã điêu đứng với lỗi lắp đặt thảm xe sai quy cách. Hãng phải tiến hành đợt thu hồi chưa từng có trong lịch sử: 4,2 triệu xe (lỗi thảm lót chân) ở các quốc gia. Tháng 2/2011 vừa qua, Toyota lại thêm một phen khốn khổ với những chiếc chân phanh, nguyên nhân gây ra hàng trăm tai nạn của khách hàng sử dụng xe Toyota. Tổng cộng trong vòng 18 tháng, Toyota đã phải thu hồi 12 triệu xe trên toàn cầu.
Thống kê vậy, để thấy việc làm của anh sẽ tác động thêm, làm lung lay uy tín của hãng thế nào, liên quan đến kinh doanh lỗ, lãi, đến thu nhập... Nhưng số phận của những khách hàng sẽ không may ra sao, nếu anh thờ ơ vô cảm?
Sau 2 tháng đối diện với sự... im lặng, thư đi mà không có thư về, anh Tạch quyết định phải quyết liệt hơn- gửi thông tin các lỗi của TMV đến Cục Đăng kiểm và cơ quan truyền thông.
Khỏi phải nói, khi đó, không chỉ riêng Tạch, mà cả gia đình anh buộc phải bước ra khỏi sự êm đềm vốn dĩ. Có lẽ đây là lần đầu tiên, họ phải đối mặt với cuộc sống không ít những đàm tiếu, những dị nghị đa chiều bởi thói quen cam chịu, cam phận nhiều năm đã biến con người ta trở nên nhút nhát và vô cảm trước số phận con người, trước cuộc đời, vì sợ hãi quyền lực.
Gia đình anh từng rất lo sợ Tạch sẽ mất việc làm, mất luôn nguồn mưu sinh. Nhưng cuối cùng, cả gia đình, từ người cha, người mẹ đến vợ của Tạch đều đứng sau làm điểm tựa bình yên ủng hộ việc anh làm.
Chẳng phải họ hiểu gì về kỹ thuật, về 2 lỗi áp suất dầu phanh của xilanh phanh bánh sau quá tiêu chuẩn, hay lỗi bulông camber được siết khi xe không ở trạng thái tiêu chuẩn...v...v... Và cũng chẳng phải họ thích gì 2 cái từ "đấu tranh", mà chính bằng con tim nhân hậu, họ thấu hiểu và chia sẻ với anh, người con, người chồng của họ một việc làm của lương tâm, của trách nhiệm con người. Họ tin anh đúng- thế là đủ. Đủ để anh dũng cảm đi tiếp sự chọn lựa của mình.
Và như anh đã nói một cách chân thành: "Biết sai mà không nói là có tội"
Trước áp lực dư luận xã hội ủng hộ kỹ sư Tạch,  và sự sòng phẳng buộc phải có trong đạo đức kinh doanh, TMV đã phải thừa nhận gần 9.000 ô tô (dòng xe Innova và Fortuner) mắc lỗi kỹ thuật. Trong đó, có khoảng 200 chiếc xe Innova mắc lỗi quan trọng nhất- không đảm bảo đúng tiêu chuẩn về áp suất dầu phanh, gần 8000 xe mắc lỗi siết bu-lông không chặt, và giảm độ bền so với thiết kế.
Lê Văn Tạch vẫn làm việc ở hãng. Chưa rõ con đường đi của anh phía trước ra sao. Riêng người viết bài này lại nghĩ rất nhiều về câu nói của kỹ sư Lê Văn Tạch, về sự thờ ơ, cam chịu của con người trong cuộc sống hiện đại vốn nhiều bất an này.
Nghĩ đến chuyện của chính mình, vì bất bình, đã báo cho một phụ nữ bị kẻ cắp cuỗm mất cái ví ở chợ. Nhưng báo xong, thì chân tay bủn rủn, mồ hôi vã ra như tắm, vì sợ đồng bọn chúng trả thù. Nghĩ đến hình ảnh các chú cảnh sát giao thông nhiều lần phải tảng lờ, quay mặt đi trước các "anh hùng" đầu trần, tóc húi trọc, cổ đeo dây chuyền vàng chóe, ngang nhiên vượt đèn đỏ, như đi chốn không người...Nghĩ đến những chuyện bất bình xảy ra giữa phố đông, mà số đông con người ta không dám tỏ thái độ, cứ lặng lẽ đi qua...

Vì sao mà người ngay lại luôn phải sợ kẻ gian, cái tốt sợ cái xấu, cái phải sợ cái trái, cái trắng sợ cái đen, cái thẳng sợ cái cong. Vì sao và vì sao...?

Kỹ sư Lê Văn Tạch bảo: "Biết sai mà không nói là có tội". Nhưng có người  lại chua chát: "Biết sai, nói ra có
mà ...phải tội". Vì cái "phải tội" này mà không ít người, trong đó có tôi, có anh, có chị, chúng ta, chúng tôi... hãi sợ, một nỗi hãi sợ mơ hồ. Để rồi chính nỗi hãi sợ mơ hồ đó, khóa luôn sự chính trực của con người chúng ta.


Xã hội có thể vẫn tăng trưởng, hết dự án nọ đến dự án kia, hết cao ốc đến nhà lầu, ô tô đời mới... nhưng sẽ khó gọi là một xã hội phát triển, thăng hoa, hoặc sẽ chỉ phát triển chậm bởi chúng ta, ai cũng chọn triết lý và cái khóa "im lặng là vàng!".

Trách nhiệm... cái tai

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/phamchilan.jpg
Bà Phạm Chi Lan: "Chính quyền phải làm quen việc người dân đánh giá mình".
Ngẫu nhiên, sau câu chuyện dám nói của kỹ sư Lê Văn Tạch, người viết bài này đọc được bài trả lời phỏng vấn về sự minh bạch, mức độ hài lòng của người dân... trong cải cách hành chính, của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho báo Pháp Luật TP. HCM mới đây, với phát ngôn gây ấn tượng của bà: "Chính quyền phải làm quen việc người dân đánh giá mình"
Lẩn mẩn, nghĩ về  hai chữ "lời nói".

Xã hội Việt Nam chúng ta có không ít câu thành ngữ của ông cha răn đe "cái miệng":
-  Nói phải củ cải cũng nghe
-  Lời nói, đọi máu.
- Thuốc đắng dã tật/ Sự thật (nói thẳng) mất lòng
- Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Bệnh từ mồm bệnh vào/ Vạ từ miệng vạ ra
.........

Đủ hiểu từ xa xưa cái miệng của con người ta, trong mối quan hệ xã hội phải rất biết cẩn trọng và giữ gìn, để có cái miệng ...thông minh. Không chỉ để cười duyên khi giao tiếp xã hội, gây được thiện cảm, mà còn để nói những lời "châu ngọc" dễ lọt tai. Không cẩn trọng, nói văng mạng, nhẹ thì dễ lời qua tiếng lại, nặng thì có khi oánh nhau, nặng nữa có khi đi... tù như chơi (!)

Cùng không chỉ người dân bình thường cần có cái miệng thông minh, mà ngay cả các vị quan chức cũng rất cần. Người viết bài này có lần làm việc với bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng GD (cũ). Khi hỏi về những lần kiến nghị các chính sách cho GD, bà cười rất hóm: "Các cậu (chuyên viên GD) cứ nóng vội dễ hỏng việc.
Nhiều khi trước một vấn đề rõ mười mươi rồi, mình vẫn phải có cách nói với các ảnh, mới đạt được yêu cầu mình cần làm được cho ngành". Quả thực, dày dạn giữa chính trường, bà là người có cái đầu thông minh và cái miệng còn thông minh hơn.
http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/assets/Uploads/phatngonanhghep.jpg

Nhưng xã hội hiện đại thời hội nhập, cái miệng thông minh cũng rất cần những cái tai...thông minh. Cái tai thông minh để biết lắng nghe và lọc thông tin, biết nghe lời nói thẳng mà không tự ái, từ đó mà điều chỉnh đường hướng, chính sách xã hội, mà biết lúc tiến lúc lui, lúc ngang lúc dọc cho hợp lẽ đời, hợp quy luật và hợp lòng người.
Xã hội càng nhiều điều bất ổn, thang giá trị càng nhiều đổi thay, càng cần những cái tai biết lắng nghe- những cái tai có trách nhiệm. Xét cho cùng, cái tai mà thông minh bởi biết 2 chữ- vì dân

Mà chả cứ xã hội rộng lớn. Xin hãy cứ nhìn ngành GD xưa nay vốn ổn định và bảo thủ, đủ biết.

Sau hàng mấy chục năm thầy truyền thụ - trò chép, đến giờ, ngành GD hoảng hốt, tỉnh ngộ về cái giá phải trả cho cách GD một chiều.
Thầy là duy nhất đúng, thì sản phẩm GD chỉ có thể là những công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về.
Lấy đâu ra những cái đầu dám tư duy độc lập, dám  phản biện trong một môi trường có những cái tai thông minh, để có thể có những cái đầu thông minh sáng tạo và thăng hoa như hiện tượng GS Ngô Bảo Châu.
Rút cục ngành GD thủ cựu, với tư duy xơ cứng đang phải loay hoay tự cứu mình, khuyến khích trò phản biện, thầy làm quen với việc trò đánh giá, để tự điều chỉnh và thay đổi phương thức đào tạo.
Cũng có không ít ý kiến lo ngại, sự đánh giá của trò với thầy sẽ khiến thầy mất thiêng. Nhưng thực ra không có gì khiến thầy mất thiêng bằng "mũ ni che tai", không dám lắng nghe sự phản biện, sự đánh giá, dẫn đến tụt hậu vì xa rời thông tin.
Trách nhiệm của cái tai thông minh là thế.
Một xã hội cũng như lớp học của ngành GD vậy. Không có phản biện, không có tư duy độc lập là xã hội không có sáng tạo- một xã hội tồn tại, chứ khó lòng phát triển.
Một xã hội chậm phát triển cũng sẽ là một xã hội khó hội nhập, và thiệt thòi cho dân tộc, cho nhân dân
Nhưng liệu có nhiều không những cái tai thông minh?
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

"Biển số chẵn, lẻ"
Bản lĩnh của cơ quan công quyền là nghĩ ra việc khó, nhận lấy việc khó mà làm, nhường cái dễ, cái tiện cho người dân chứ không nên làm ngược lại. Cũng có lúc cần để cho nạn kẹt xe nhắc nhở chúng ta về những bất cập trong công tác quản lý, phát triển đô thị và thúc đẩy các giải pháp, kể cả về công tác cán bộ.

Biện pháp hạn chế xe ô tô lưu thông ở trung tâm thành phố theo biển số chẵn-lẻ do Sở Giao thông Công chính TP Hồ Chí Minh đề xuất xem ra không nhận được sự đồng tình của người dân. Tác giả Trần Minh Quân trong bài viết "Chống ùn tắc giao thông hay chống bế tắc tư duy" (TuanVietnam.net, ngày 11-4-2011) có lý khi nói rằng "chỉ khi nào họ (tức là những người quản lý đô thị) thoát ra khỏi lối mòn tư duy cũ kỹ mới mong có những giải pháp thích hợp".

Có đủ cơ sở pháp lý không?

Người viết bài này cho rằng Sở GTCC TP Hồ Chí Minh nên tham vấn kỹ với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) để xem việc cấm mỗi chiếc xe ô tô không được lưu thông ở trung tâm thành phố 3 ngày mỗi tuần như vậy liệu có đầy đủ cơ sở pháp lý trong hệ thống pháp luật hiện hành hay không? Trong một xã hội văn minh, mọi sự cấm đoán cần được các quy định luật pháp cho phép một cách rõ ràng để ngăn ngừa các quyết định hành chính mang tính áp đặt.

Những nhà quản lý của chúng ta nên tạo cho mình một thói quen cẩn trọng là những gì mà cả thế giới không làm, hoặc chỉ có một vài nơi làm thôi, thì mình cũng không nên làm. Cách hạn chế ô tô tham gia giao thông theo kiểu biển số chẵn-lẻ chưa từng được áp dụng ở nơi nào trên thế giới. Nếu Sở GTCC TP Hồ Chí Minh nêu ra được một vài ví dụ thì cũng chỉ là những trường hợp hạn hữu, vẫn cần phải nghiên cứu thật kỹ xem cách họ làm thực sự có giống với cách chúng ta đang định làm hay không, để không thành chuyện "thầy bói xem voi".

Nạn kẹt xe ở Bangkok (Thái Lan) kéo dài nhiều năm gây bức xúc cho cả người dân địa phương lẫn du khách nước ngoài, nhưng chỉ được giải quyết tương đối cơ bản sau khi Bangkok đầu tư phát triển mạnh đường đô thị trên cao, tàu điện ngầm và tàu điện trên cao. Nếu như có thể giải quyết kẹt xe một cách đơn giản kiểu biển số chẵn-lẻ của ta thì chắc người Thái họ cũng đã nghĩ ra từ rất lâu rồi.

Hay như ở London, từ nhiều năm nay, mỗi tối thứ 6 hầu hết các đường phố vào trung tâm thành phố đều kẹt cứng xe cộ. Mỗi người phải tự quyết định có đi xe vào đó hay không. Cũng không có nhà quản lý đô thị nào ở London nghĩ ra "sáng kiến" kiểu biển số chẵn-lẻ như ta.

Xe ô tô là một phần của cuộc sống văn minh, hiện đại, là mục tiêu hướng đến của người dân. Cần phát triển văn hoá ô tô (kể cả phương tiện ô tô công cộng) thay thế cho văn hoá xe máy đã và đang "đóng góp" phần lớn số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông hằng năm ở Việt Nam. Kể cả các nước phát triển hơn và các nước kém phát triển hơn Việt Nam, không nước nào có văn hoá xe máy như Việt Nam (riêng Honda mỗi năm xuất xưởng ở Việt Nam trên dưới 2 triệu chiếc xe máy!).

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, ô nhiễm không khí ở đô thị do xe cơ giới gây ra chiếm 70% các tác nhân. Số liệu đo đạc tại nút giao thông Ngã Tư Sở (Hà Nội) cho thấy 54% lượng phát khí thải là do xe máy gây ra. So với ô tô, xe máy thải ra nhiều hơn khí các-bon đi-ô-xít gây hiệu ứng nhà kính, làm gia tăng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Vì vậy, việc hạn chế xe ô tô và gián tiếp làm tăng xe máy (vốn đã quá nhiều!) là đi ngược lại các mục tiêu cuộc sống văn minh và bảo vệ môi trường.

Các biện pháp hạn chế sở hữu ô tô cá nhân ở Singapore (đấu giá phiếu mua xe), ở Mỹ (có làn đường cao tốc dành cho những xe có 2 người trở lên) và các nước khác có mục tiêu chung là hạn chế sở hữu ô tô khi nhu cầu đi lại có thể được giải quyết dễ dàng bằng cách khác. Trong khi đó, biện pháp biển số chẵn-lẻ của ta lại có nguy cơ làm tăng sở hữu ô tô một cách lãng phí.



Ảnh minh họa: MSinhVien.com


Một người sống ở trung tâm thành phố hoặc làm việc ở đó không thể đi làm việc 3 ngày mỗi tuần bằng ô tô, còn những ngày khác thì đi bằng xe máy. Nếu áp dụng biện pháp này, người đó sẽ phải mua thêm một chiếc ô tô nữa và tìm cách nào đó để có một biển số chẵn, một biển số lẻ (nếu bốc thăm biển số xe thì có khi cả hai số đều chẵn hoặc đều lẻ!). Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đi lại ở trung tâm thành phố cũng sẽ phải tăng gấp đôi số lượng xe ô tô con của mình để có đủ xe hoạt động trong tất cả các ngày chẵn, lẻ trong tuần.

Quản lý đô thị không phải là đẩy cái khó cho dân

Đã cấm là phải kiểm tra và xử lý vi phạm. Cảnh sát giao thông sẽ phải tăng thêm người để phát hiện các xe biển số chẵn đi vào ngày lẻ, xe biển số lẻ đi vào ngày chẵn. Vào giờ cao điểm, việc phạt vi phạm biển số xe sẽ tăng thêm ách tắc, rối loạn giao thông, gây ức chế cho người dân.

Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, ô nhiễm không khí ở đô thị do xe cơ giới gây ra chiếm 70% các tác nhân. Số liệu đo đạc tại nút giao thông Ngã Tư Sở (Hà Nội) cho thấy 54% lượng phát khí thải là do xe máy gây ra. So với ô tô, xe máy thải ra nhiều hơn khí các-bon đi-ô-xít gây hiệu ứng nhà kính, làm gia tăng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Vì vậy, việc hạn chế xe ô tô và gián tiếp làm tăng xe máy (vốn đã quá nhiều!) là đi ngược lại các mục tiêu cuộc sống văn minh và bảo vệ môi trường.

Nạn kẹt xe có những nguyên nhân của nó. Người viết bài này vào TP Hồ Chí Minh lần đầu tiên vào năm 1980. Sau hơn 30 năm, không nhìn thấy nhiều đường phố mới, cây cầu mới. Trong khi đó, dân số và lượng xe ô tô, xe máy ở thành phố đã tăng gấp nhiều lần, việc kẹt xe là không thể tránh khỏi. Một dự án đường chỉ dài gần 14 km như sân bay Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài được phê duyệt từ năm 1997, đến nay đã gần 15 năm rồi mà vẫn đang còn tranh luận đúng, sai, triển khai thế nào, cũng đủ để thấy tốc độ và hiệu quả giải quyết các vấn đề hạ tầng đô thị có những vấn đề rất nghiêm trọng. Có lẽ, cụ rùa phải gọi chúng ta bằng "cụ" mới phải.

Không thể ngồi khoanh tay nhìn nạn kẹt đường mà không làm gì, nhưng biện pháp biển số chẵn-lẻ mà Sở GTCC TP Hồ Chí Minh đề xuất không thể xem là giải pháp tin cậy để theo đuổi. Cần rà soát, điều chỉnh quy hoạch thành phố để diện tích mặt đường giao thông các loại so với tổng diện tích, tổng dân số đạt tiêu chuẩn thành phố hiện đại.

Cần đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông đô thị hiện đại như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, hệ thống đường cao tốc trên cao, mở rộng và hiện đại hóa hệ thống xe buýt. Nâng cấp đáng kể hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tăng cường giáo dục nâng cao ý thức tuân thủ của người dân khi tham gia giao thông... Cuối cùng, nếu vẫn cần phải hạn chế số lượng phương tiện tham gia giao thông, giữa xe máy và ô tô thì cái cần hạn chế là xe máy (phương tiện lạc hậu, độ an toàn thấp) chứ không phải là ô tô (phương tiện hiện đại, an toàn hơn).

Có rất nhiều việc phải làm để giảm nạn kẹt đường ở TP Hồ Chí Minh, nhưng biện pháp gì thì cũng đều phải nhằm mục tiêu xây dựng, phát triển một thành phố văn minh, hiện đại, không thể chấp nhận bất kỳ "sáng kiến" nào kéo lùi sự phát triển của thành phố lớn nhất Việt Nam này.

Bản lĩnh của cơ quan công quyền là nghĩ ra việc khó, nhận lấy việc khó mà làm, nhường cái dễ, cái tiện cho người dân chứ không nên làm ngược lại. Cũng có lúc cần để cho nạn kẹt xe nhắc nhở chúng ta về những bất cập trong công tác quản lý, phát triển đô thị và thúc đẩy các giải pháp, kể cả về công tác cán bộ. Trong khi tỷ lệ sở hữu ô tô ở TP Hồ Chí Minh còn đang rất thấp, bắt người dân "cất" bớt ô tô đi để bớt kẹt xe không phải là câu trả lời nghiêm túc.

Thử hỏi lý do gì mà người ta cứ tập trung sống nơi các đô thị lớn để chịu đựng cảnh kẹt xe và ô nhiễm môi trường?
Phải chăng ở nơi đó, họ được hưởng nhiều hơn các phúc lợi công cộng?
Sao những nhà quản lý không có các giải pháp chống ùn tắc giao thông từ các chính sách mang tính căn cơ, tận gốc?
Vấn đề là những người quản lý các cấp phải biết hy sinh những lợi ích cá nhân, cục bộ hay những lợi ích nhóm.
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

haanh8354

Bộ trưởng GTVT ủng hộ 'biển chẵn, ngày lẻ'
Cập nhật lúc 15/04/2011 05:06:11 PM (GMT+7)
http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/04/15/17/20110415170825_diep.JPG

- Sáng 15/4, bên lề Hội nghị Quốc tế về An toàn giao thông đường bộ Quốc gia đến 2020 và tầm nhìn 2030 của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GTVT, Hồ Nghĩa

Dũng cho biết: “Tôi ủng hộ đề xuất cấm biển chẵn đi ngày lẻ theo hướng chọn một số tuyến thí điểm có điều kiện thực thi, không cấm mở rộng hết các

loại phương tiện. Sau đó nếu áp dụng có hiệu quả thì chúng ta nhân rộng ra các tuyến”.

(VietNamNet)
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...”(Trịnh Công Sơn)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Có một đàn cá bơi trong một vũng nước, chúng quẫy đuôi là nước bùn bắn lên tung toé, chúng reo lên:

- Ôi, trời mưa rồi, chúng ta sắp được thoát khỏi cái vũng này rồi!

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [81] [82] [83] [84] [85] [86] [87] ... ›Trang sau »Trang cuối