Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 15/03/2012 14:52
Có 5 người thích
Tuấn Khỉ đã viết:GIẢI PHÁP CHỐNG THAM NHŨNG THÌ CÓ HÀNG TẤN, CHỈ MỘT LÍ DO DUY NHẤT MÀ KHÔNG LÀM ĐƯỢC VÌ HỌ KHÔNG MUỐN CHỐNG MÀ THÔI!
Trao đổi với nhà báo Thái Duy:
Về giải pháp chống tham nhũng
Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (14/03/2012)
Cương lĩnh Đại hội Đảng lần thứ XI nêu việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhưng hệ thống pháp luật thì quá lạc hậu, không theo kịp thực tế đời sống, có quá nhiều sơ hở, và pháp luật lại không được thực thi nghiêm minh, lại còn tạo ra "vùng cấm” trên thực tế, trở ngại việc thực thi Nhà nước pháp quyền và xây dựng Đảng.
Hồ Chủ tịch nói chuyện tại một lớp chỉnh huấn
năm 1952 tại Việt Bắc - Ảnh: T.L
Kính thưa nhà báo Thái Duy (tức nhà văn Trần Đình Vân).
Tôi là Đào Ngọc Đệ, Giảng viên đại học, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, là bạn đọc thường xuyên và cộng tác viên của báo Đại Đoàn Kết.
Thưa bác, tôi đã đọc kỹ bài viết "Chống tham nhũng để củng cố "cái nóc” của bác, trên báo Đại Đoàn Kết, số 69, ra ngày 9-3-2012, trong mục: "Tham vấn- Phản biện”. Thông qua báo Đại Đoàn Kết, tôi xin được trao đổi với bác, tác giả bài viết nêu trên.
Thật ra, tôi dùng chữ "trao đổi” với bác là không "chuẩn”, là "phạm thượng”. Thật vậy. Bác là nhà báo lão thành, là nhà văn nổi tiếng, là một cây bút trụ cột của báo ĐĐK đã mấy chục năm nay. Tôi là thế hệ sau, làm sao xứng để "trao đổi” với bác. Nói đúng ra là tôi xin "thưa chuyện” với bác, để bày tỏ những cảm nghĩ của tôi về bài báo nêu trên (cũng như các bài viết khác của bác đăng ở báo ĐĐK, trên mục Thời luận và Tham vấn - Phản biện), và cũng để bàn luận thêm về vấn đề bác nêu.
1. Thưa bác, tôi phải nói ngay rằng: Tất cả các bài viết của bác về xây dựng, chỉnh đốn Đảng- mà cốt lõi là chống tham nhũng- tôi đều đọc một cách chăm chú và tôi rất đồng tình về những điều bác phân tích, bình luận. Tôi nghĩ, điều bức xúc lớn nhất ở đất nước ta hiện nay là nạn tham nhũng, tệ lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa dân của "một bộ phận không nhỏ” cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương. Nó chẳng những không hề giảm bớt, mà ngày càng gia tăng cực kỳ nghiêm trọng; không chỉ ngày càng tinh vi, đa dạng mà nhiều lúc còn công khai đến mức như một sự "đặc quyền” (?) của nhiều cán bộ có chức quyền ở các cấp, các ngành, các địa phương. Nó cũng như một sự "thách thức” nhân dân, "thách thức” công lý và công luận! Điều đó làm không ít đảng viên và đông đảo nhân dân vô cùng bất bình! Tham nhũng đã đẻ ra nhiều tệ nạn xã hội nghiêm trọng và sự suy thoái đạo đức xã hội, gây bất ổn định xã hội. Nói cách khác: Quốc nạn tham nhũng là "cha đẻ” của nhiều tệ nạn xã hội và làm cho xã hội không còn kỷ cương, phép nước. Cho nên, muốn chỉnh đốn Đảng, để làm cho Đảng được trong sạch, từ đó xây dựng được niềm tin trong nhân dân đối với Đảng, đưa nước ta tiến tới văn minh, giàu mạnh- thì trước hết và luôn luôn phải quyết liệt chống, tiến tới diệt trừ nạn tham nhũng! Vì vậy, báo chí vẫn cần viết bài về chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền và tệ xa dân. Đấy là sứ mệnh của báo chí chân chính, là hợp ý Đảng lòng dân.
2. Vấn đề "nhìn thẳng vào sự thật”, "nói đúng sự thật”, thì thưa bác, cách đây ngót một thế kỷ (ngót 100 năm), lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga và của Đảng CS Liên Xô, V. Lênin đã nói rồi. Và cách đây 65 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc” (bút danh X.Y.Z) rồi! Các kỳ Đại hội Đảng lần trước cũng đã nói rồi. ĐH Đảng XI và Hội nghị TƯ 4 đã tiếp tục đề cập vấn đề này. Do bệnh "thành tích” mà người ta cứ tưởng tượng ra các con số hồng mà "ảo”, thậm chí báo cáo những thành quả ... chưa diễn ra. Bên cạnh đó do sợ lãnh đạo cấp trên cho nên trong phê và tự phê bình trong Đảng, người ta né tránh, ngại nói khuyết điểm, thiếu sót của người khác... Cho nên, như Cụ Hồ đã nói trong "Sửa đổi lối làm việc” (năm 1947), rằng: trong Đảng và các cấp chính quyền, có hiện tượng "làm ít, xuýt ra nhiều”, có bệnh "báo cáo không thật thà”! Mọi sự trì trệ, cũng do đó mà ra. Bây giờ càng cần "nhìn thẳng vào sự thật”, phê bình và tự phê bình "không nể nang, né tránh” cũng là để thực hiện lời Cụ Hồ đã dạy, là thực hiện những việc mà các Đại hội của Đảng đã đề ra.
3. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước không nói đến "vùng cấm”. Luật pháp các nước tiên tiến Âu - Mỹ không có "vùng cấm”. Xã hội và công dân đều "thượng tôn pháp luật”. Nguyên thủ quốc gia hay các quan chức khác, nếu mắc sai phạm, thì đều bị đưa lên công luận, bị đưa ra tòa; việc cách chức, từ chức là chuyện bình thường. Cương lĩnh được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua đã nêu việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhưng hệ thống pháp luật thì vẫn lạc hậu, không theo kịp thực tế đời sống, có quá nhiều sơ hở, và pháp luật lại không được thực thi nghiêm minh, lại còn tạo ra "vùng cấm” trên thực tế, trở ngại việc thực thi Nhà nước pháp quyền và xây dựng Đảng.
4. Lại nói đến việc "Sửa đổi cơ chế” (cơ chế các loại) để chống tham nhũng. Ông Phạm Văn Chung cũng nói điều này, trong bài "Để chỉnh đốn Đảng thành công, cần đổi mới cơ chế quản lý, điều hành” (Báo ĐĐK, số 70, ra ngày 10-3-2011). Rất nhiều người khác cũng đã đề cập điều này trên nhiều tờ báo. Tôi cho rằng, không nên đổ lỗi hoàn toàn do cơ chế! Thưa bác Thái Duy, "cơ chế” do ai đề ra? Do con người đề ra mà thôi. Lỗi đâu phải chỉ ở cơ chế, mà chính là lỗi của những con người tạo ra cơ chế và lợi dụng cơ chế. Nói cách khác, do một bộ phận cán bộ, đảng viên biến chất, và thêm vào đó là sự yếu kém về trình độ văn hóa- khoa học, mà người ta đã xây dựng nên một cơ chế không khoa học, không hệ thống, không hợp lý... Lấy ví dụ, khi bàn bạc, quyết định về quản lý giá xăng dầu, cơ chế về quản lý đất đai, vấn đề bù giá, bù lỗ... thì ngành nào, địa phương nào thấy có lợi là "OK”, thấy bất lợi và bị phê phán thì cùng nhau né tránh; hay là Đảng bộ của một trường Đại học hiện nay trực thuộc Đảng bộ cấp huyện- địa phương nơi trường đóng; v. v.... dẫn đến việc cách chức ai đó là "rất khó”, kết nạp Đảng cũng không khách quan, hoặc đùn đẩy trách nhiệm, không rõ trách nhiệm của người đứng đầu v.v...
5. Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 (khóa XI) nêu lên trách nhiệm của người đứng đầu, nêu phương châm phải làm từ trên xuống, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải làm gương, thực hiện trước là hết sức đúng. Việc này từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) và từ năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cũng đã nói rồi. Như thế cũng có nghĩa là đã có rất nhiều chỉ thị, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ mấy chục năm nay, nói nhiều, nhưng làm chưa đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó là xử lý kỷ luật không nghiêm minh, có "vùng cấm” (nêu trên). Vì thế, thực hiện Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 có hiệu quả thiết thực, cụ thể, thì mới là điều nhân dân trông đợi, mới có được niềm tin của nhân dân.
6. Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 nêu ra phương châm "nhìn thẳng vào sự thật”, phê và tự phê bình "không nể nang, né tránh”, điều đó rất đúng nhưng thưa bác: "Liệu có ai đủ can đảm để vạch ra (những khuyết điểm) của "một bộ phận không nhỏ” ấy”! Đây là điều băn khoăn của nhân dân, được GS, NGND Nguyễn Lân Dũng viết trong bài "Bước đột phá mới trong công tác xây dựng Đảng”, đăng báo ĐĐK, số 60, ra ngày 29-2-2012. Mấu chốt của sự thành công là phải thực sự có phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong các tổ chức Đảng, để vạch rõ, "một bộ phận không nhỏ” đó rồi xử lý kỷ luật nghiêm minh, kể cả cách chức, ra toà, bất kể người đó là ai. Sự thật thì, vạch ra những người tham nhũng không hề khó. Chỉ nhìn vào đồng lương, rồi đối chiếu với số tài sản thực tế của họ cũng có thể là phát hiện ngay. Việc đó cũng rất cần dựa vào Dân không phải chỉ vào những người được "lựa chọn”.
7. Thưa bác Thái Duy, tôi thiển nghĩ, đã là cán bộ lãnh đạo, tức là những người đại biểu của Dân, của Đảng, thì phải thực sự làm việc vì Dân, phải yêu nước, thương dân. Chức quyền đã có, bổng lộc và chế độ chính sách đã tạo cho họ cuộc sống đầy đủ, sung mãn mọi điều, cớ sao một số cán bộ lại ức hiếp dân (như vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, v. v...) và cớ sao không làm những việc ích nước lợi dân? Làm những việc ích nước lợi dân, chỉ tăng thêm giá trị và uy tín của mình, để Dân tin cậy, thậm chí là Dân kính trọng, biết ơn! Thế thì còn gì sung sướng, hạnh phúc, vinh quang hơn! Thế mới để được phúc cho con cháu mình sau này...
Những bài báo bác Thái Duy viết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đăng báo Đại Đoàn Kết là những bài rất đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước, rất hợp lòng dân. Tôi yêu thích, đồng tình với những bài viết tâm huyết của bác, và rất hoan nghênh Ban Biên tập báo ĐĐK đã đăng những bài này (và các bài của mục Tham vấn- Phản biện của các tác giả khác). Kính chúc nhà báo Thái Duy mạnh khỏe, sống lâu, viết nhiều bài báo hay hơn nữa. Nhân đây, tôi kính chúc sức khỏe và sự thành công của Ban Biên tập, của báo Đại Đoàn Kết- một trong những cơ quan báo chí luôn luôn phản ánh những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được nhân dân tin cậy.
ĐÀO NGỌC ĐÊ
Ngày gửi: 15/03/2012 17:29
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Thái Thanh Tâm vào 15/03/2012 20:15
Có 4 người thích
Nguyễn Bá Hoà đã viết:Sao lắm bác cứ hay phản đối các quyết sách vô cùng sáng suốt của quan trên thế nhỉ ? Không thu tiền thì lấy gì mà... sửa đường. Động một tý là các bác lại kêu đường xấu, đường nứt, lún, ổ trâu, ổ voi...bé bằng cái ổ gà cũng kêu. Thu thêm tiền của các anh có ô tô xe máy là đúng quá rồi còn gì ? Toàn dân triệu phú cả. Có cái xe máy nào mới ra lò bán mấy trăm nghìn đâu. Dân triệu phú ở ta bây giờ máy nào đếm cho xuể. Anh đã là triệu phú phải chia sẻ khó khăn với nhà nước chứ. Rồi đến lúc để công bằng, bất kể ai đi bằng phương tiện gì đều phải nộp phí mới đúng. Tự nhiên có đường cho anh đi à? Ở VN dù đường bé, kém chất lượng cũng phải mấy chục tỷ mới được 1 km chứ bỡn à. Ô tô, xe máy, xe đạp... thu phí tất. Anh đi bộ cũng phải thu. Tóm lại anh nào có chân, có phương tiện tham gia giao thông là thu tất tần tật. Mà thu càng nặng càng có lợi nhiều bề: Góp phần hạn chế phương tiện cá nhân, bớt đi lại lung tung, ai có việc bất khả kháng hãy mò ra đường-đường xá bớt hỏng, lâu hỏng- thêm nguồn thu cho ngân sách- bớt phải in thêm tiền, thế là góp phần tích cực chống lạm phát... Các bác còn kêu ca nữa tôi hiến mấy ý tưởng mới về đánh thuế và thu phí...giỏi thu như thằng Pháp ngày xưa cũng rập đàu xuống đất mà lậy.
http://vn.news.yahoo.com/...B5ng-60-70-183406306.html
Ô TÔ CÁ NHÂN sẽ “cõng” 60-70 triệu đồng phí/năm?
VTC NewsVTC News – Thứ tư, ngày 14 tháng ba năm 2012
Theo dự kiến, phí lưu hành 20-50 triệu đồng/xe ô tô/năm; phí cho quỹ bảo trì đường bộ 180.000-1,4 triệu đồng/xe ô tô/tháng.
>> Ô tô mang biển số xanh chở gỗ lậu
>> Sẽ đuổi việc tài xế cho trẻ nhỏ "lái taxi"
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, trong đó yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp với Bộ GTVT khẩn trương trình phương án về phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân. Tới đây, nếu các phương án phí do Bộ GTVT soạn thảo được thông qua thì một chiếc xe ô tô có thể sẽ phải đóng phí 60-70 triệu đồng/năm mới được lăn bánh.
Sắp có ba loại phí mới?
Theo đề xuất của Bộ GTVT, để hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông sẽ tiến hành thu phí lưu hành đối với xe chín chỗ ngồi trở xuống với mức phí 20-50 triệu đồng/năm. Đồng thời, thu phí 500.000-1 triệu đồng/năm đối với xe máy ở năm TP trực thuộc trung ương (Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng và Hải Phòng).
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đề xuất thu phí ô tô đi vào trung tâm TP giờ cao điểm là 30.000 đồng/lượt đối với xe ô tô chở người đến bảy chỗ ngồi và 50.000 đồng/lượt đối với các loại ô tô còn lại như xe tải, xe chở người lớn hơn bảy chỗ ngồi…
Sắp tới, nếu các đề xuất của Bộ GTVT được chấp thuận thì mỗi xe ô tô sẽ phải tốn gần trăm triệu đồng tiền phí mới …
Không chỉ có hai loại phí trên, hiện Bộ GTVT cũng đã trình Chính phủ xem xét thông qua đề án Quỹ bảo trì đường bộ, với mức thu dự kiến là 180.000-1,4 triệu đồng/tháng đối với xe ô tô và 80.000-150.000 đồng/năm đối với xe máy.
“Đề án trên cơ bản đã được Chính phủ chấp thuận và sẽ được ban hành trong thời gian tới” - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho hay.
Phí “thập diện mai phục”
Trao đổi với PV, ông Ngô Hữu Lợi, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế (Bộ Tài chính), cho biết các mức phí trên mới chỉ được Bộ GTVT khởi thảo và chưa thống nhất cụ thể.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết thêm khi xây dựng phương án thu phí lưu hành phương tiện, Bộ GTVT có mời Bộ Tài chính và các bộ, ngành tham gia góp ý kiến. Sau đó, Bộ GTVT đã tiến hành tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành để hoàn chỉnh dự thảo.
“Hiện Bộ GTVT vẫn là đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo chứ không phải Bộ Tài chính. Sau khi dự thảo được hoàn chỉnh thì Bộ Tài chính sẽ tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến trước khi trình Thủ tướng” - bà Mai nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam, cho rằng nếu tất cả các đề xuất trên được ban hành thì tới đây một chiếc xe sẽ phải “cõng” hàng chục thứ phí. Cụ thể, ông Hùng tính toán, hiện nay ở Hà Nội mức phí trước bạ đối với ô tô chở người đã là 20%, lệ phí cấp biển ô tô 20 triệu đồng.
Như vậy, chỉ tính riêng hai khoản này thì một chiếc xe có giá 400 triệu đồng cũng đã tốn 100 triệu đồng tiền phí. Thêm vào đó, muốn lăn bánh mỗi năm còn phải đóng 20 triệu đồng tiền phí lưu hành, khoảng 2-16 triệu đồng cho quỹ bảo trì đường bộ rồi hàng loạt những khoản tiền khác như phí xăng dầu 1.000 đồng/lít, phí bình ổn giá xăng dầu 500 đồng/lít, thuế môi trường 1.000 đồng/lít, phí kiểm định, phí bảo hiểm… “Phí nhiều như thế e rằng ô tô, xe máy khó mà “cõng” nổi” - ông Hùng e ngại.
Tận thu chứ khó giảm được ùn tắc
“Việc có quá nhiều loại phí đánh vào ô tô, xe máy mang nhiều ý nghĩa tận thu chứ không giải quyết được vấn đề ùn tắc” - ông Hùng nhận xét và cho rằng để giảm được sự phát triển xe cá nhân thì Nhà nước phải sử dụng đồng bộ các biện pháp như cải thiện cơ sở hạ tầng, phát triển vận tải hành khách công cộng.
“Hiện nay do giao thông công cộng chưa phát triển nên người dân vẫn buộc phải sử dụng xe máy đi làm hoặc buôn bán mưu sinh. Nay chỉ vì những lý do chính đáng đó mà bắt họ phải đóng phí 500.000 đồng đến 1 triệu đồng là không hợp lý, sẽ gây khó khăn cho người dân, nhất là người nghèo” - ông Hùng phân tích.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, việc thu phí lưu hành phương tiện cá nhân là để thu trực tiếp vào đối tượng có tiền, có điều kiện mua xe, không ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số người dân hiện nay.
Tuy nhiên, ông Hùng lại nghĩ khác: “Chúng ta không thể nói rằng số tiền đóng phí đó là ít, không đáng là bao. Bởi nhiều cái ít đó cộng lại sẽ là một khoản tiền lớn, mà nhiều gia đình chưa chắc chi trả nổi.
Theo tôi, đã xây dựng quỹ bảo trì đường bộ rồi lại còn thêm phí lưu hành phương tiện nữa sẽ là không hợp lý, phí chồng phí. Do đó, Bộ GTVT và Bộ Tài chính cần cân nhắc, hoặc có thu thì mức phí nên thấp hơn mức 20-50 triệu đồng và không nên thu phí lưu hành đối với xe máy”.
Theo Pháp luật TP.HCM
Ngày gửi: 15/03/2012 17:51
Có 3 người thích
ngh.mai đã viết:Nước Nam ta trăm họ
GIẢI PHÁP CHỐNG THAM NHŨNG THÌ CÓ HÀNG TẤN, CHỈ MỘT LÍ DO DUY NHẤT MÀ KHÔNG LÀM ĐƯỢC VÌ HỌ KHÔNG MUỐN CHỐNG MÀ THÔI!
Ngày gửi: 15/03/2012 18:02
Có 3 người thích
Ngày gửi: 15/03/2012 18:12
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tuấn Khỉ vào 15/03/2012 18:13
Có 2 người thích
vịt anh đã viết:Sinh từ một cái "đồng bào"
Nước ta trăm họ
Phải chi một đâu
Sao một họ cắn
Chín chín họ đau
Ngày gửi: 15/03/2012 20:43
Có 4 người thích
ngh.mai đã viết:Tuấn Khỉ đã viết:GIẢI PHÁP CHỐNG THAM NHŨNG THÌ CÓ HÀNG TẤN, CHỈ MỘT LÍ DO DUY NHẤT MÀ KHÔNG LÀM ĐƯỢC VÌ HỌ KHÔNG MUỐN CHỐNG MÀ THÔI![/quote]
Trao đổi với nhà báo Thái Duy:
Về giải pháp chống tham nhũng
Bài đăng trên Đại Đoàn Kết (14/03/2012)
Cương lĩnh Đại hội Đảng lần thứ XI nêu việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhưng hệ thống pháp luật thì quá lạc hậu, không theo kịp thực tế đời sống, có quá nhiều sơ hở, và pháp luật lại không được thực thi nghiêm minh, lại còn tạo ra "vùng cấm” trên thực tế, trở ngại việc thực thi Nhà nước pháp quyền và xây dựng Đảng.
Hồ Chủ tịch nói chuyện tại một lớp chỉnh huấn
năm 1952 tại Việt Bắc - Ảnh: T.L
Kính thưa nhà báo Thái Duy (tức nhà văn Trần Đình Vân).
Tôi là Đào Ngọc Đệ, Giảng viên đại học, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, là bạn đọc thường xuyên và cộng tác viên của báo Đại Đoàn Kết.
Thưa bác, tôi đã đọc kỹ bài viết "Chống tham nhũng để củng cố "cái nóc” của bác, trên báo Đại Đoàn Kết, số 69, ra ngày 9-3-2012, trong mục: "Tham vấn- Phản biện”. Thông qua báo Đại Đoàn Kết, tôi xin được trao đổi với bác, tác giả bài viết nêu trên.
Thật ra, tôi dùng chữ "trao đổi” với bác là không "chuẩn”, là "phạm thượng”. Thật vậy. Bác là nhà báo lão thành, là nhà văn nổi tiếng, là một cây bút trụ cột của báo ĐĐK đã mấy chục năm nay. Tôi là thế hệ sau, làm sao xứng để "trao đổi” với bác. Nói đúng ra là tôi xin "thưa chuyện” với bác, để bày tỏ những cảm nghĩ của tôi về bài báo nêu trên (cũng như các bài viết khác của bác đăng ở báo ĐĐK, trên mục Thời luận và Tham vấn - Phản biện), và cũng để bàn luận thêm về vấn đề bác nêu.
1. Thưa bác, tôi phải nói ngay rằng: Tất cả các bài viết của bác về xây dựng, chỉnh đốn Đảng- mà cốt lõi là chống tham nhũng- tôi đều đọc một cách chăm chú và tôi rất đồng tình về những điều bác phân tích, bình luận. Tôi nghĩ, điều bức xúc lớn nhất ở đất nước ta hiện nay là nạn tham nhũng, tệ lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, xa dân của "một bộ phận không nhỏ” cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương. Nó chẳng những không hề giảm bớt, mà ngày càng gia tăng cực kỳ nghiêm trọng; không chỉ ngày càng tinh vi, đa dạng mà nhiều lúc còn công khai đến mức như một sự "đặc quyền” (?) của nhiều cán bộ có chức quyền ở các cấp, các ngành, các địa phương. Nó cũng như một sự "thách thức” nhân dân, "thách thức” công lý và công luận! Điều đó làm không ít đảng viên và đông đảo nhân dân vô cùng bất bình! Tham nhũng đã đẻ ra nhiều tệ nạn xã hội nghiêm trọng và sự suy thoái đạo đức xã hội, gây bất ổn định xã hội. Nói cách khác: Quốc nạn tham nhũng là "cha đẻ” của nhiều tệ nạn xã hội và làm cho xã hội không còn kỷ cương, phép nước. Cho nên, muốn chỉnh đốn Đảng, để làm cho Đảng được trong sạch, từ đó xây dựng được niềm tin trong nhân dân đối với Đảng, đưa nước ta tiến tới văn minh, giàu mạnh- thì trước hết và luôn luôn phải quyết liệt chống, tiến tới diệt trừ nạn tham nhũng! Vì vậy, báo chí vẫn cần viết bài về chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền và tệ xa dân. Đấy là sứ mệnh của báo chí chân chính, là hợp ý Đảng lòng dân.
2. Vấn đề "nhìn thẳng vào sự thật”, "nói đúng sự thật”, thì thưa bác, cách đây ngót một thế kỷ (ngót 100 năm), lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga và của Đảng CS Liên Xô, V. Lênin đã nói rồi. Và cách đây 65 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc” (bút danh X.Y.Z) rồi! Các kỳ Đại hội Đảng lần trước cũng đã nói rồi. ĐH Đảng XI và Hội nghị TƯ 4 đã tiếp tục đề cập vấn đề này. Do bệnh "thành tích” mà người ta cứ tưởng tượng ra các con số hồng mà "ảo”, thậm chí báo cáo những thành quả ... chưa diễn ra. Bên cạnh đó do sợ lãnh đạo cấp trên cho nên trong phê và tự phê bình trong Đảng, người ta né tránh, ngại nói khuyết điểm, thiếu sót của người khác... Cho nên, như Cụ Hồ đã nói trong "Sửa đổi lối làm việc” (năm 1947), rằng: trong Đảng và các cấp chính quyền, có hiện tượng "làm ít, xuýt ra nhiều”, có bệnh "báo cáo không thật thà”! Mọi sự trì trệ, cũng do đó mà ra. Bây giờ càng cần "nhìn thẳng vào sự thật”, phê bình và tự phê bình "không nể nang, né tránh” cũng là để thực hiện lời Cụ Hồ đã dạy, là thực hiện những việc mà các Đại hội của Đảng đã đề ra.
3. Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước không nói đến "vùng cấm”. Luật pháp các nước tiên tiến Âu - Mỹ không có "vùng cấm”. Xã hội và công dân đều "thượng tôn pháp luật”. Nguyên thủ quốc gia hay các quan chức khác, nếu mắc sai phạm, thì đều bị đưa lên công luận, bị đưa ra tòa; việc cách chức, từ chức là chuyện bình thường. Cương lĩnh được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua đã nêu việc xây dựng Nhà nước pháp quyền, nhưng hệ thống pháp luật thì vẫn lạc hậu, không theo kịp thực tế đời sống, có quá nhiều sơ hở, và pháp luật lại không được thực thi nghiêm minh, lại còn tạo ra "vùng cấm” trên thực tế, trở ngại việc thực thi Nhà nước pháp quyền và xây dựng Đảng.
4. Lại nói đến việc "Sửa đổi cơ chế” (cơ chế các loại) để chống tham nhũng. Ông Phạm Văn Chung cũng nói điều này, trong bài "Để chỉnh đốn Đảng thành công, cần đổi mới cơ chế quản lý, điều hành” (Báo ĐĐK, số 70, ra ngày 10-3-2011). Rất nhiều người khác cũng đã đề cập điều này trên nhiều tờ báo. Tôi cho rằng, không nên đổ lỗi hoàn toàn do cơ chế! Thưa bác Thái Duy, "cơ chế” do ai đề ra? Do con người đề ra mà thôi. Lỗi đâu phải chỉ ở cơ chế, mà chính là lỗi của những con người tạo ra cơ chế và lợi dụng cơ chế. Nói cách khác, do một bộ phận cán bộ, đảng viên biến chất, và thêm vào đó là sự yếu kém về trình độ văn hóa- khoa học, mà người ta đã xây dựng nên một cơ chế không khoa học, không hệ thống, không hợp lý... Lấy ví dụ, khi bàn bạc, quyết định về quản lý giá xăng dầu, cơ chế về quản lý đất đai, vấn đề bù giá, bù lỗ... thì ngành nào, địa phương nào thấy có lợi là "OK”, thấy bất lợi và bị phê phán thì cùng nhau né tránh; hay là Đảng bộ của một trường Đại học hiện nay trực thuộc Đảng bộ cấp huyện- địa phương nơi trường đóng; v. v.... dẫn đến việc cách chức ai đó là "rất khó”, kết nạp Đảng cũng không khách quan, hoặc đùn đẩy trách nhiệm, không rõ trách nhiệm của người đứng đầu v.v...
5. Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 (khóa XI) nêu lên trách nhiệm của người đứng đầu, nêu phương châm phải làm từ trên xuống, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải làm gương, thực hiện trước là hết sức đúng. Việc này từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) và từ năm 1990, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cũng đã nói rồi. Như thế cũng có nghĩa là đã có rất nhiều chỉ thị, nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng từ mấy chục năm nay, nói nhiều, nhưng làm chưa đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó là xử lý kỷ luật không nghiêm minh, có "vùng cấm” (nêu trên). Vì thế, thực hiện Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 có hiệu quả thiết thực, cụ thể, thì mới là điều nhân dân trông đợi, mới có được niềm tin của nhân dân.
6. Nghị quyết Hội nghị TƯ 4 nêu ra phương châm "nhìn thẳng vào sự thật”, phê và tự phê bình "không nể nang, né tránh”, điều đó rất đúng nhưng thưa bác: "Liệu có ai đủ can đảm để vạch ra (những khuyết điểm) của "một bộ phận không nhỏ” ấy”! Đây là điều băn khoăn của nhân dân, được GS, NGND Nguyễn Lân Dũng viết trong bài "Bước đột phá mới trong công tác xây dựng Đảng”, đăng báo ĐĐK, số 60, ra ngày 29-2-2012. Mấu chốt của sự thành công là phải thực sự có phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong các tổ chức Đảng, để vạch rõ, "một bộ phận không nhỏ” đó rồi xử lý kỷ luật nghiêm minh, kể cả cách chức, ra toà, bất kể người đó là ai. Sự thật thì, vạch ra những người tham nhũng không hề khó. Chỉ nhìn vào đồng lương, rồi đối chiếu với số tài sản thực tế của họ cũng có thể là phát hiện ngay. Việc đó cũng rất cần dựa vào Dân không phải chỉ vào những người được "lựa chọn”.
7. Thưa bác Thái Duy, tôi thiển nghĩ, đã là cán bộ lãnh đạo, tức là những người đại biểu của Dân, của Đảng, thì phải thực sự làm việc vì Dân, phải yêu nước, thương dân. Chức quyền đã có, bổng lộc và chế độ chính sách đã tạo cho họ cuộc sống đầy đủ, sung mãn mọi điều, cớ sao một số cán bộ lại ức hiếp dân (như vụ Tiên Lãng, Hải Phòng, v. v...) và cớ sao không làm những việc ích nước lợi dân? Làm những việc ích nước lợi dân, chỉ tăng thêm giá trị và uy tín của mình, để Dân tin cậy, thậm chí là Dân kính trọng, biết ơn! Thế thì còn gì sung sướng, hạnh phúc, vinh quang hơn! Thế mới để được phúc cho con cháu mình sau này...
Những bài báo bác Thái Duy viết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đăng báo Đại Đoàn Kết là những bài rất đúng với chủ trương của Đảng và Nhà nước, rất hợp lòng dân. Tôi yêu thích, đồng tình với những bài viết tâm huyết của bác, và rất hoan nghênh Ban Biên tập báo ĐĐK đã đăng những bài này (và các bài của mục Tham vấn- Phản biện của các tác giả khác). Kính chúc nhà báo Thái Duy mạnh khỏe, sống lâu, viết nhiều bài báo hay hơn nữa. Nhân đây, tôi kính chúc sức khỏe và sự thành công của Ban Biên tập, của báo Đại Đoàn Kết- một trong những cơ quan báo chí luôn luôn phản ánh những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, được nhân dân tin cậy.
ĐÀO NGỌC ĐÊ
Cái nhà bác Mai cứ "lói" thế làm mất lòng tốt của chúng em. Chúng em là đầy tớ của dân, bận trăm công nghìn việc, suốt đêm ngày năm tháng phải đâm đầu vào, chổng đít ra lo mọi việc từ nhớn chí bé mà lại phải chống cả cái thằng tham nhũng nữa nên khó quá. Mà cái thằng tham nhũng nó quỷ quyệt tinh vi, lẩn như trạch ấy. Dưng mà bác Mai à, thôi thì lọt sàng xuống nia. Tiền của có rơi vào kẻ đầy tớ cũng đi đâu mà thiệt. Được tý chút, nó lại tích cực hầu hạ các ông bà chủ hơn ấy mà.
Ngày gửi: 16/03/2012 08:11
Có 4 người thích
Ngày gửi: 16/03/2012 08:55
Có 4 người thích
Ngày gửi: 16/03/2012 20:53
Có 4 người thích
Ngày gửi: 19/03/2012 17:47
Có 1 người thích
Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] ... ›Trang sau »Trang cuối