Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

khitieu

buithison đã viết:
MÙA VÀNG
Hai ngày rong ruổi trên ngàn cùng nhà nhiếp ảnh xuất sắc Việt Nam Vũ Nhật để  săn tìm cái đẹp, chúng tôi như lạc vào xôn xang vàng mượt lúa. Không mênh mông, lớp lớp gợn sóng như lúa vàng đồng bằng, lúa ở non ngàn vương vẻ đẹp riêng, kỳ bí và hùng vĩ.
Đoàn gồm năm người, duy nhất chỉ có tôi không mang theo máy ảnh. Bốn người đi tìm cái đẹp của thiên nhiên, cảnh vật, con người nơi hang cùng, ngõ hẻm…Tôi lang thang cảm nhận qua hình khối, đường nét, màu sắc, cái tình của họ gửi gắm trên từng bức ảnh. Hội viên hội VHNT Lai Châu gồm có:
Bác Lò Văn Chiến, 68 tuổi, dân tộc Pú Nả, nguyên chủ tịch hội VHNT tỉnh Lai Châu.
Trần Ngọc Thắng-23 tuổi, dân tộc Kinh, vừa lái xe cho hội VHNT tỉnh vừa đang tập tham gia công tác nhiếp ảnh.
& con gái tôi.
Tôi nhận ra những thửa ruộng bậc thang vàng xuộm uốn quanh hình đất nước, nghe lòng  xôn xao lạ!.
Lúa chênh chếch, rập rờn sườn đồi như  chiếc ghi - đô nắng khổng lồ che buồng ngủ cô dâu núi đêm tân hôn…
Nhìn kìa! Những lọn lúa  được bà con dân tộc Mông xếp gọn trên thửa ruộng mang hình trái tim mới thơ mộng làm sao!
Từng đoàn ngựa thồ ung dung cõng mùa vàng về bản…
Và đây! Đồng bào Lự  đang hối hả đập và sàng xảy lúa.Vũ điệu của lúa nhịp nhàng,  mê đắm…
Có những con suối trong vắt chảy ngoằn ngoèo qua thung, ôm trọn một vùng          vàng như tơ vào lòng.
Ngập tràn trong cảm xúc giao hòa yêu thương cùng thiên nhiên, cảnh vật, con người, tôi muốn tìm một  người cũng rất yêu cái đẹp để cùng san sẻ liền gọi di động cho anh Khi Tiêu , may mà trong thung lũng vẫn bắt được sóng.
Anh Khi Tiêu bảo: Gửi cho anh vài bức ảnh cháu gái chụp nhé! Và phải có cả em giữa khung cảnh thiên nhiên bao la, hùng vĩ đấy!
Vâng! Anh trai đã yêu cầu thì dù già, dù xấu rồi em đâu dám chối. Có điều  là trèo đèo lội suối, ăn mặc lôi thôi, lếch thếch quá. Em gửi một bức ảnh em chụp bên suối nhé!(ảnh 1,2, 3 )
Gửi thêm bức ảnh khi vừa ở suối lên đường quốc lộ nhé!(ảnh 4).
Lại nhớ lời anh dặn: Chụp ảnh phải tươi lên! Chị Tiêu bảo: nghe giọng nói qua điện thoại thì vui vẻ, hồn nhiên thế mà ảnh nào gửi về cho anh chị mặt cũng buồn rười rượi. Thì em cười hết cỡ đây này.Tắm mình trong đại ngàn hoang dã, hít thở bầu không khí trong lành, quên hết moị bụi bậm, xô bồ; lại có ánh mắt dõi theo thân thương trìu mến của anh chị, em cảm thấy hạnh phúc ngập tràn. Tội gì mà không cười nhỉ?(ảnh 5)
Chụp một kiểu cùng “Trai rừng” Pú Nả nhé!(Ảnh 6)
Gửi trộm ảnh nhà nhiếp ảnh Vũ Nhật - ủy viên BCH Hội nhiếp ảnh Việt Nam khi đang đi trong lúa (ảnh 7)
Muốn gửi ảnh 2 thành viên trẻ nhất của đoàn, nhưng họ không đồng ý nên đành bó tay. com.
Các thành viên chuẩn bị ảnh tham gia triển lãm nên còn “bí mật” chưa cho gửi phong cảnh thiên nhiên lên mạng. Khất các bạn nhé!

Ảnh 1  Trái tim yêu mùa gặt.

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_1406.jpg

Ảnhb 2  Cõng vàng về bản.

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_1441.jpg

Ảnh 3  Gái Thái tuổi 53.

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_1533.jpg

Ảnh 4  Suối này... tắm tiên thì thích lắm!

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_1538.jpg

Ảnh 5  Nụ cười hoàng hôn.

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_1584.jpg

Ảnh 6  Với "trai rừng" Pú Nả.


http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_1589.jpg

Ảnh 7  Chụp trộm ảnh nhà nhiếp ảnh Vũ Nhật trong chiều vàng

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_1383.jpg

Ảnh 8

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_1119.jpg


Ảnh 9

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_1110.jpg

Ảnh 10

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_1079.jpg

Ảnh 11

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_1046.jpg

Ảnh 12

http://i675.photobucket.com/albums/vv116/nguyenkimthiet/SAM_1283.jpg
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

khitieu đã viết:
@Bùi Thị Sơn

Thế chưa post được ảnh à
Để anh post vậy làm quà cho vui
Nhân ngày đại lễ tháng 10
@ Anh Khi Tiêu: Em cám ơn anh nhiều nhiều nhé !Kính chúc anh chị luôn vui- khoẻ- hạnh phúc trong lòng Thủ Đô ngàn năm  văn hiến và trong lòng bè bạn xa gần.
                     Em gái.
                       BTS
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Đăng Thuyết

Cảm tác theo bức ảnh MÙA GẶT của Bùi Thị Sơn


MÙA VÀNG

Em đi giữa cánh đồng vàng
Ngựa Mông khúc khắc lúa tràn sườn non

Bực thang ngàn bực cắt gom
Sương đêm vương vấn lối mòn về buôn

Lòng khe trong vắt suối nguồn
Hanh hao mây núi dệt muôn sắc mầu

Mắt em sâu thẳm trời sâu
Hương đưa môi thắm trên cầu sớm mai

ĐT: 10-10-2010
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

nhật lệ đã viết:
Tin văn đọc trên Trannhương.com:

HOAN HÔ HÀ NÔI HỦY 29 ĐIỂM BẮN PHÁO HOA, TIẾT KIỆM TIỀN GIÚP ĐỒNG BÀO BÃO LỤT
Trần Nhương
 


TNc: Bản tin TV trưa nay 8-10 đã loan Hà Nội quyết định hủy 29 điểm bắn pháo hoa mừng Đại lễ để lấy tiền ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt (riêng điểm Mỹ Đình vẫn bắn). Hoan nghênh chủ trương, quyết định đúng, hợp lòng dân, lòng Trời của Hà Nội. Ngày 5-10, tôi viết lá thư gửi ông Chủ tịch và nêu ý kiến đó. Ngày 7-10 báo Người Cao tuổi in bài đó với cái tít Ơi miền trung, ơi đại lễ. Không biết có phải do báo giấy, báo mạng không nhưng điều đó chẳng quan trọng gì. Việc dám quyết mới quan trọng. Hoan hô Hà Nội. Chắc anh linh Lý Thái Tổ cũng hài lòng vì con cháu...
 Tôi xin đưa lại lá thư tôi đã cho lên Trannhuong.com và được nhiều báo, mạng đưa lại...Chỉ trong vài ngày đã có gần 10.000 lượt người đọc.

Kính gửi: Ông Chủ tịch thành phố Hà Nội.

Tôi là Trần Nhương, Nhà văn, công dân thủ đô. Tôi viết thư này xin đề nghị mấy điểm sau đây:
- Cắt giảm 19 điểm bắn pháo hoa (thay vì 29 điểm) và các tiết mục khác không cần thiết để tiết kiệm tiền giúp đỡ bà con lũ lụt miền Trung. Nhân dân chúng tôi sẵn sàng xem pháo hoa qua TV cũng không sao. Hà Nội tổ chức kỉ niệm ngàn năm kéo dài tới 10 ngày liệu có quá lãng phí, phô trương không ? Một nước nghèo vào nhóm cuối của thế giới mà lễ hội quá linh đình liệu có nên không ?

- Sau đại lễ Hà Nội nên công khai cho dân biết số kinh phí chi cho đại lễ là bao nhiêu. Đây là tiền của dân, dân phải biết. Hà Nội nên làm gương về việc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Kính thư
Trần Nhương

Cảm phục cái tâm của bác Trần nhương, xin có đôi dòng:

CẢM PHỤC BÁC TRẦN NHƯƠNG

Xưa: quý bác vì thơ hay, tranh đẹp
Nay:trọng thêm nhiệt huyết vì dân
Một lời đề nghị tự tâm
Pháo hoa giảm bắn, tiền phần miền  Trung
Trong cơn bão lũ bịt bùng
Một lời thôi, bớt long đong muôn người.
Anh linh Thái  Tổ ngậm cười
Ngàn năm mãi đẹp tình người Thủ Đô…

                          (5 giờ 30 phút ngày 10/10/2010)
************************************************************



Tin đọc sáng  11/10/2010:
Tin văn và...  
CÕNG NỢ
theo bee,net
 Mỗi người dân Việt Nam “gánh” 578,64 USD nợ công
08/10/2010 12:18:12
- Tờ The Economist công bố chi tiết số liệu nợ công của từng nước. Cả thế giới đang chịu gánh nặng nợ hơn 39 nghìn tỷ USD.
Theo số liệu của The Economist, nợ công của Việt Nam hiện ở mức hơn 50,5 tỷ USD. Mỗi năm, nợ công của Việt Nam tăng thêm khoảng 12,3%. Mỗi người dân theo đó hiện phải gánh khoảng 578,64 USD tiền nợ mỗi năm.
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

buithison đã viết:
khitieu đã viết:
@Bùi Thị Sơn

Thế chưa post được ảnh à
Để anh post vậy làm quà cho vui
Nhân ngày đại lễ tháng 10
@ Anh Khi Tiêu: Em cám ơn anh nhiều nhiều nhé !Kính chúc anh chị luôn vui- khoẻ- hạnh phúc trong lòng Thủ Đô ngàn năm  văn hiến và trong lòng bè bạn xa gần.
                     Em gái.
                       BTS
******************************************************************


Sáng11/10/2010: Từ sáng đến giờ,chỉ đọc của mọi người mà chưa viết được chữ nào. Đành dinh lại truyện cũ trang vui -cười về chơi tí!


Minh Bình đã viết:
CHA ƠI!

 Con người ta, ai cũng vậy. Những lúc hạnh phúc tràn trề, đau khổ đến cùng cực...hay là phút lâm chung... tiếng gọi đầu tiên phát ra từ lòng ngực là: MẸ ƠI! Thật là không công bằng, nhưng vốn khi sinh ra con người thượng đế đã quy định như vậy rồi, thượng đế còn quy định: Nếu trước khi qua đời...nếu ai đó gọi cha ơi! Thì cha nó sẽ chết ngay lập tức...Người bố nọ, vợ mất sớm, cảnh gà trống nuôi con thật tội nghiệp...Thế mà đứa con duy nhất lại mắc bệnh thập tử nhất sinh...trước khi nó sắp qua đời... ông chỉ mong nó gọi một tiếng : CHA ƠI!  để chết quách cho xong, thôi thì còn thiết sống mà làm chi...Thế rồi nó gọi thật: Đau quá CHA ƠI , con đi đây...Ông bố chờ mãi... sao mình vẫn chưa chết...Bên nhà hàng xóm bổng có tiếng kêu khóc thảm thiết...không biết tại sao người bố lăn quay ra chết bất đắc kỳ tử...[/quote]


@Minh Bình: Mình cũng biết một chuyện hơi hơi giống ý nghĩa câu chuyện mà bạn kể:

CHUYỆN CON CHÓ THÔNG MINH

Đôi vợ chồng trẻ ấy mới có một đứa con trai và nuôi một con chó Béc cực kỳ thông minh. Nhà cách biển có 2 km nên cứ chủ nhật là anh chị tản bộ cõng con trai và dắt Béc ra biển tắm, nom hạnh phúc và tình tứ lắm...
Hôm ấy, ra đến biển chị vợ mới biết mình để quên chiếc quần con định mang đi thay trong đống quần áo mới thu ở chiếc ghế xa lông ngoài hiên. Anh chồng ném cho Bécmột chiếc bánh mì và bảo nó:
-Béc! Mày  hãy  đến  ngửi quần bà chủ và về nhà tìm đúng cái quần nào có mùi như thế thì đem ra đây ngay!
Béc hít hà chiếc quần con của bà chủ, rồi ngoe nguẩy đuôi, tong tả ngược về nhà...
...Hai vợ chồng cùng con trai đang vũng vẫy giỡn sóng thì Béc đã sủa vang trên bờ. Anh chồng mừng rỡ chạy lên đón nó bỗng khựng lại khi thấy nó cắp trên miệng không phải là chiếc quần con mà là...một ngón  tay bê bết máu...
Ngạc nhiên, anh vội thuê tắc- xi về đến ngõ thì nhìn thấy thằng bé con hàng xóm chừng 7 tuổi đang khóc thút thít.Hỏi:"Sao cháu lại khóc?". Nó  nấc lên:
-Con Béc nhà bác... vừa gặp bố cháu ở cổng ...đã cắn đứt ngón tay trỏ của bố cháu rồi...Hu! Hu!
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

buithison đã viết:
Xin gửi vào đây  những truyện ngắn,tuỳ bút, tản văn, bình luận văn chương... nàng thơ không ôm được !
thivien.net/forum_viewtopic.php?UID=gC_cy6RP1EWfO3Dgu4iWUw]buithison đã viết:[/link]
Xin gửi vào đây  những truyện ngắn,tuỳ bút, tản văn, bình luận văn chương... nàng thơ không ôm được ![/quote]


Mấy hôm nay, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, buithison rất muốn ghi vài dòng cảm xúc tản mạn về Hà nội. Dù không may mắn được sinh ra, lớn lên ở Hà nội, mình cũng có rất nhiều kỷ niệm về mảnh đất địa nhân linh kiệt ấy...Công việc cứ ào cuốn đi, chẳng còn thời gian nào để viết nữa.
Trưa hôm qua không ngủ, xem lại phim "Em bé Hà Nội". Đã xem bao nhiêu lần mà vẫn xúc động rơi nước mắt.
Khi xảy ra sự kiện Đế Quốc Mỹ ném bom Khâm Thiên năm 1972, mình mới học lớp 7, sơ tán tận HTX Ninh Thuận (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). có một thầy giáo quê ở Khâm Thiên (Hà Nội) dạy văn bọn mình tên là Lê Văn Hoà. Thầy giảng văn rất hay. Thầy chính là người thổi bùng ngọn lửa yêu văn chương tiềm ẩn  trong mình. Sau mình chuyển về thị xã Sơn La thì nghe tin cả gia đình thầy  bị chết trong vụ huỷ diệt thảm khốc đó. Thầy cũng chuyển vùng luôn sau đó. Hơn 30 năm qua, mình cũng   hỏi nhiều người về thầy mà chưa tìm được tung tích của thầy.Thầy Hoà năm nay chừng 65, 66 tuổi. mình cứ viết ra đây, hy vọng có ai đó biết hiện tại thầy ở đâu  để mình được một lần về thăm thầy. Xin cám ơn!
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoài Thy

buithison đã viết:
Xin gửi vào đây  những truyện ngắn,tuỳ bút, tản văn, bình luận văn chương... nàng thơ không ôm được !


Giới thiệu sách

ĐẾM TUỔI MÙA ĐÔNG
Độc đáo bài thơ cuộc đời

                                                                                        Mai Liễu

      Trên tay bạn đọc là tập thơ khá độc đáo. Độc đáo bởi đó là tập sáng tác của một gia đình: Hai vợ chồng và cô con gái trẻ. Có thể nói: “Đếm tuổi mùa đông” là tâm sự cuộc đời của chính các tác giả đang sống và làm việc tại Lai Châu, một trong những tỉnh miền núi xa xôi và khó khăn nhất của cả nước. Có thể ban đầu họ không có ý định làm thơ, càng không nghĩ rằng rồi sẽ trở thành nhà thơ, nhưng cuộc đời của họ là cả một bài thơ đẹp. Tất cả đều bắt đầu từ cuộc đời của người chồng, người cha có tên là Phùng Cù Sân. Phùng Cù Sân, anh sinh ra tại một bản Dao dưới chân núi Phăng Xô Lin thuộc huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu vào năm 1950 - khi ấy Lai Châu chưa được giải phóng. Cậu bé người Dao từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ: Đói ăn, rách rưới và đi ở là cuộc đời niên thiếu của Phùng Cù Sân.
      Hãy nghe Phùng Cù Sân tâm sự về thảm cảnh của hai đứa trẻ mồ côi những năm tháng ấy:
Năm vừa lên ba, con mất mẹ,
Đứa em trai con mới biết bò
Xác mẹ phủ chiếu manh
Giữa túp lều lạnh cóng
Em con lăn xả vào
Bú khô
Cha con nghiện ngập
Đem con đi ở cho người
Đổi lấy tiền hút thuốc
Mặc hai con đói rách tả tơi…
Và nữa:
Thiếu thuốc phiện  cha con kiệt sức
Trút hơi tàn trên thửa ruộng cằn khô
Hai đứa trẻ gầy nhom , nhem nhuốc
Đói cồn cào nước mắt tuôn rơi
                                              (Ơn Đảng- Phùng Cù Sân)
      Ngày Tây Bắc được giải phóng, hai đứa trẻ mồ côi đó được cán bộ của Đảng, của Bác Hồ đón về nuôi và gửi vào trường thiếu nhi vùng cao (nay là trường dân tộc nội trú) học tập. Công ơn của Đảng đối với ông còn lớn hơn cả công ơn cha mẹ sinh thành. Ông xưng “con” trong bài thơ “ Ơn Đảng” là vì thế. Đó là lời giãi bày tâm sự hết sức mộc mạc mà chứa chan tình đời. Cái “thật”có lối đi riêng vào lòng người, gây cho người đọc sự xúc động và cảm thông sâu sắc. Từ mái trường ra đi, ông trở thành thầy giáo, rồi trở thành cán bộ Đảng - đã từng làm Bí thư huyện ủy Sìn Hồ - quê ông, rồi được điều  động về tỉnh làm Bí thư Đảng ủy cơ quan Dân -Chính - Đảng của tỉnh Lai Châu cho đến nay. Từ một chú bé người Dao mồ côi đói rách lam lũ dưới chân đỉnh Phăng Xô Lin năm nào nay trở thành một trí thức người Dao, một cán bộ của Đảng có tầm và có tâm là một cuộc đổi đời lớn, thật may mắn và cũng thật kỳ diệu. Nói thơ là người, là cuộc đời cũng là vì vậy. Phùng Cù Sân làm thơ là để nói về cuộc đời mình, rộng hơn là cuộc đời người Dao theo Đảng.
        Phùng Cù Sân cũng còn một may mắn nữa, bên ông có người vợ hiền, đảm đang, tận tụy luôn cảm thông chăm lo cho ông đến từng giấc ngủ. Bùi Thị Sơn- quê gốc Hải Dương nhưng bà lại sinh ra ở thị xã Tuyên Quang, bên dòng sông Lô thơ mộng. Theo cha mẹ đi kháng chiến, công tác, bà đến Lai Châu và gặp thầy giáo người Dao Phùng Cù Sân. Cô gái người Kinh tuổi còn ngây thơ nhưng đã sớm cảm thông hoàn cảnh của người thầy giáo trẻ:
Biết anh mồ côi từ tấm bé
Trái tim em  rớm máu tự bao giờ
      Rồi tình yêu đến với họ cũng là lẽ tự nhiên. Bùi Thị Sơn như gắng mãi để bù đắp cho chồng những thiệt thòi của tuổi thơ ấu vô cùng nghiệt ngã của chồng:
Dù em có vất vả bao nhiêu
Đâu sánh nổi tuổi thơ anh cơ cực?
Dù em có chiều anh hết mức
Làm sao bù tình mẫu tử thiêng liêng?
                                 (Viết khi anh đang ngủ - Bùi Thị Sơn)
       Tác giả ao ước mỗi nụ hôn của mình có thể” xóa đi một nếp nhăn-xóa đi bao nhọc nhằn gian khổ “ của chồng, mong trên môi của chồng “luôn hé nở nụ cười”. Hạnh phúc với bà cũng thật giản dị, gần gũi mà cũng thật lớn lao, cao cả; bà luôn chi chút cho nguồn sống, nguồn hạnh phúc đó, bởi:
Như vầng trăng chỉ đêm rằm mới tỏ
Chỉ có anh – em mới thật là em
(Thơ tình tặng chồng – Bùi Thị Sơn)
       Cảm tấm lòng và tình yêu của vợ, Phùng Cù Sân tâm sự:
Em sinh ra để đem đến niềm vui
Cho học trò, cho anh, cho bè bạn
Em hồn nhiên, ngây thơ, lãng mạn
Quý nghĩa nhân, khinh vật chất tầm thường.
(Tặng em thi sĩ của anh – Phùng Cù Sân)
       Để rồi đi đâu, hình ảnh của người vợ hiền cũng luôn ở bên ông, rạng rỡ:
                         Dù đi cuối đất cùng trời
                Nhìn ai cũng ngỡ nụ cười riêng em
(Đến thăm huyện bạn lại nhớ em – Phùng Cù Sân)
      Đó thật là cái nhớ rất riêng của Phùng Cù Sân – người đàn ông miền núi – mà Bùi Thị Sơn gọi bằng tình cảm chan chứa yêu thương là “trai rừng”:
Trai rừng
Chẳng dễ dãi
Trước những lời đầu môi chót lưỡi…
… Trai rừng thích vợ mình
Là người tình đắm say, mộc mạc
Chẳng phấn son, hào nhoáng, mỹ miều.
(Trai rừng – Bùi Thị Sơn)
       Một là người Dao, một là người Kinh; một chôn nhau cắt rốn ở đất núi rừng heo hút, một quê quán ở miền xuôi nhưng họ sinh ra là để dành cho nhau. Họ đồng cảm với nhau từ hoàn cảnh, tính cách và sở thích. Tôi vẫn phải nhắc lại: cuộc đời họ là cả một bài thơ tình rất mộc mạc mà vô cùng say đắm. Thời gian, năm tháng hình như phải đứng ngoài cuộc tình của họ:
Quy luật đời hà khắc
Ai rồi cũng già thôi
Nhưng tâm hồn – em ơi
Phải giữ cho trẻ mãi…
(Xưa và nay – Phùng cù Sân)
        Duyên phận đời người thật là kỳ lạ, nhưng cũng ở tại lòng mình:
Từ xa lắc xa lơ
Ai ném anh vào em
Chúng mình thành chồng vợ
Cõi trần thành cõi tiên.
(Ném – Bùi Thị Sơn)
         Phùng Hải Yến là con gái của đôi vợ chồng yêu thơ ấy. Hiện cô đang là sinh viên  Khoa Sân khấu – Điện ảnh – Viết văn Trường Đại học Nghệ thuật Quân đội. Trong tập thơ in chung với bố mẹ, Phùng Hải Yến có trên 30 bài thơ. Cuộc đời cô con gái khác xa cuộc đời của bố mẹ bởi xã hội miền núi bây giờ đâu giống như xã hội thời ông bà cô ngày xưa, cũng không hẳn giống thời bố mẹ cô đến với nhau, nên duyên chồng vợ trong căn hộ tập thể của trường nội trú thân thương. Cô con gái họ được học hành, thành nhà báo, lại về Hà Nội học. Nói như các cụ ta: được “thỏa chí bay nhảy” đó đây, nhưng tổ ấm gia đình, tấm lòng cha mẹ thì chẳng ai muốn rời xa, cô cũng vậy:
Không còn mong mình giống cánh chim trời
Bay xa mãi vào khoảng trời cao rộng
Con rơi vào khoảng thinh không gió lộng
Ngủ yên lành trong lòng mẹ mênh mông...
(Mẹ ơi – Phùng Hải Yến)
        Dù là thế, lớp trẻ bây giờ vẫn có những mối quan tâm, chia sẻ của họ. Đó là lẽ đương nhiên và cũng đáng mừng hơn khi họ vẫn tìm thấy lối về, vẫn nhìn thấy:
Điệu khèn bên núi
Réo rắt gọi tình yêu
Vẫn nghe thấy
Điệu hát ngân nga
Vọng sườn đồi
Leo đỉnh núi
Chàng trai yêu ở đâu nghe thấy
Về nơi đường mây.
(Đường mây – Phùng Hải Yến)
     Quan trọng hơn, cô vẫn biết trân trọng và cảm nhận sự ấm áp của cội nguồn văn hóa:
Bẽn lẽn úp mặt vào cái xiết tay
Tưởng hơi ấm sau điệu xòe nằm lại.
(Xiết tay – Phùng Hải Yến)
      Bài thơ cuộc đời của Hải Yến đã sang một trang khác. Trong trang viết của           Hải Yến không có cái nhìn trong cuộc như những vần thơ của bố mẹ cô, nhưng tình đời chắc mãi còn nồng ấm trên mỗi trang viết ấy. Bởi thơ cần nhất là sự chân thật.
      Chúc cho tình yêu, tình đời của họ mãi mãi nồng nàn, ấm áp như hồn thơ biết ủ lửa giữa ngày đông.

                                        Hà Nội, ngày 10/1/2010
                                             Mai Liễu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoài Thy

nhật lệ đã viết:
Chào các bạn!...

Đọc sách:
Khi ba người một nhà cùng làm thơ, cùng dựng một Ngôi nhà thơ
(Đọc tập thơ Đếm tuổi mùa đông - NXB Văn hoá Dân tộc 2010)
KIM NGỌC ĐẠI
Qua những quan hệ ngẫu nhiên với “làng văn nghệ”, tôi biết ở tỉnh Lai Châu có 3 người trong một mái nhà (bố - mẹ - con gái) đều làm thơ, đều sinh hoạt trong Hội VHNT tỉnh. Ở một tỉnh miền núi biên giới xa xôi mà có 3 người trong một gia đình yêu thơ - làm thơ đã là sự lạ, nhưng cả 3 người cùng in thơ chung một tập thơ “đứng được” thì đúng là quý hiếm. Tập thơ Đếm tuổi mùa đông của 3 tác giả Phùng Cù Sân, Bùi Thị Sơn, Phùng Hải Yến được ra mắt bạn đọc tháng 3/2010, do NXB Văn hoá Dân tộc ấn hành.
* * *
86 bài thơ trong tập của 3 tác giả miền núi này “nói gì”. Vâng, những người thơ “chân đất” này - họ nói về chính họ. Qua các bài thơ đậm chất trữ tình, với ngôn ngữ giản dị - trong sáng, ý - tứ gọn và rõ, giọng điệu chân mộc, không mượn những mỹ từ hoặc phép tu từ nào để “bóng gió xa xôi” - họ đã kể, đã hát về đời mình, dân bản mình, quê hương biên ải của mình. Nếu họ “làm thơ đơn giản thế” thì là văn vần hoặc văn xuôi chứ, sao lại là thơ? Vâng, chính là thơ đấy. Tình - ý của họ được biểu lộ qua ngôn ngữ ngắn gọn nhưng nén, gợi chan chứa nỗi niềm, câu chữ đơn giản - mộc nhưng chân chất tình cảm, hình ảnh, nhịp điệu và âm thanh. Thơ của 3 tác giả được làm “như không ấy”. Đây là vấn đề văn hoá nền tảng, văn hoá vùng miền (mà ta hay gọi là bản sắc ấy mà), hay một sự đam mê thơ đến “xuất thần” được phát lộ qua năng khiếu và một chút tài văn...
Đọc tập thơ Đếm tuổi mựa đụng, tôi được nhận ra thân phận Người của từng tác giả: đau - thương - điềm tĩnh và nhân hậu.
Tác giả Phùng Cù Sân 60 tuổi, nguyên là cán bộ Tỉnh uỷ Lai Châu đã kể về mình: Năm vừa lên ba, con mất mẹ / Đứa em trai con mới biết bò
Xác mẹ phủ chiếu manh / Giữa túp lều lạnh cóng...
...Rồi cán bộ đón con về ở / Mua cho quần áo, dép giầy
Gửi con đi học nội trú / Đời con trang mới từ đây.
- Bài Ơn Đảng
Trên cương vị cán bộ tỉnh đi công tác, gặp cơn lũ, con người công dân, con người thi sỹ của tác giả đã bộc lộ nỗi sẻ chia của mình thật hơn người.
Những nấm mồ la liệt / Như những mảnh chai khổng lồ
Cứa nát thịt da tôi / Những hòn đá to khủng khiếp
Như những trái bom càng / Đè nghiến thân tôi / Chân tôi bước
Như bước trên lửa bỏng / Mắt tôi nhìn đớn đau vô vọng
Ba mươi chín con người / Mới hôm qua thôi
Họ còn ca hát / Họ còn gieo hạt...
...Anh muốn làm thay / Phần người đã khuất
Anh muốn sẻ chia / Nỗi đau cùng cực /Bằng những gì
Anh có được hôm nay...     
                                                                    - Bài Cơn lũ đi qua
Tác giả tâm sự với các chiến sỹ Bộ Đội Biên phòng:
Ở quê hương anh bên luỹ tre xanh / Người vợ trẻ vẫn ngày đêm ngóng đợi
...Hình ảnh vợ con anh vẫn gặp trong mơ / Song điểm chốt cần anh có mặt
Anh hiểu giá thiêng liêng từng tấc đất /Miền biên cương Tổ Quốc thân yêu.
    - Bài Thăm Đồn Biên phòng...
Tác giả tâm sự với con gái:
Con gái, con trai ơi! Con sinh ra chính nơi này
Những tháng năm đất nước còn gian khổ
Mái trường này nuôi dạy hai thế hệ / Cha và các con
Dù mai đây có đi khắp muôn phương
Các con ơi! hãy nhớ mãi mái trường
Hãy tự hào mình đã lớn lên / Trong chiếc nôi
Trường vùng cao yêu dấu.    
                                                                           - Bài Chia tay trường phổ thông.
Có những câu thơ ngấn lệ, đẹp và thương quý làm sao. Tác giả Phùng Cù Sân đã bày tỏ niềm thương yêu vợ bằng tấm lòng của một người chồng chân chính ở tuổi xế chiều.  Nhẫn đeo trên ngón sao rơi?
  Phải đâu em đã quên lời thề xưa?
...Tóc phai mắt kém thân còm / Em cười cố giấu nỗi buồn xót xa
Anh nhặt nhẫn giữa nền nhà / Rưng rưng nhớ ngón búp hoa năm nào
Run run nhận nhẫn anh trao / Mắt cười lấp lánh ngàn sao dâng đầy
Búp măng giờ đã héo gầy / Bao nhiêu thương nhớ chợt đầy trong anh.
- Bài Chiếc nhẫn rơi.
Tác giả Bùi Thị Sơn 53 tuổi, nguyên là cô giáo dạy văn, có lối tư duy thơ tươi mới - duyên dáng và quyết liệt. Chị đã nói được tâm sự mà nhiều người đàn bà khác phải quanh co. Với tư cách người vợ, chị đã kể được tâm tình mà nhiều người vợ khác kể không ra. Người thơ “đàn chị” này đáo để lắm - cái gì cũng biết, cũng muốn. Chị làm Thơ tình tặng chồng:
Bởi em sinh ra là dành để cho anh
Chàng mồ côi hiền chăm em đọc trong cổ tích
Hiện ra trong đời này chính là anh /  vầng trăng chỉ đêm rằm mới tỏ
Chỉ có anh - em mới thật là em / Anh biết không đã có bao đêm
Em lặng lẽ ngắm nhìn anh ngủ / Lặng lẽ hát ru những bài ca tình mẹ
Thuở ấu thơ anh chẳng được mẹ ru...
Được chồng yêu thương nhất mực, chị kể về chồng mình:
Trai rừng / chẳng dễ dãi / trước những lời đầu môi chót lưỡi
Trai rừng không có tuổi / từ lúc tóc còn xanh / đến khi đầu điểm bạc
vẫn thích cười, thích hát / Trai rừng thích vợ mình
là người tình đắm say mộc mạc / chẳng phấn son hào nhoáng mỹ miều
Tôi yêu / Trai rừng.  
                                                 - Bài Trai rừng
Khi chồng phải đi công tác xa, nữ nhà thơ miền núi nhớ chồng thật khác người.
Mình phải cách xa nhau / Cái mũi thèm da thịt, mùi xạ hương
Mình phải cách xa nhau / Cái lưỡi buồn nhớ
...Thôi! cứ chờ ngày mai / Dù rất nhiều ngày mai trôi qua nữa
Anh trở về bên em / Bật thức các giác quan...
- Bài Thầm nói với anh...
Tác giả trẻ Phùng Hải Yến 25 tuổi là con gái của hai tác giả thơ Phùng Cù Sân và Bùi Thị Sơn. Hải Yến đã tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, nay đang theo học lớp Viết Văn tại trường Đại học Văn hoá - Nghệ thuật Quân đội. Cô thi sỹ trẻ lấy bút danh Tử Vân (làn mây tím) này tâm hồn đầy lãng mạn, trí tuệ tinh anh, tiếp thu được gien trội của cả bố và mẹ. Thơ của Tử Vân đã như làn mây thơ thới bỏ lại những ưu tư, những mặc cảm quê kiểng bay đi, toả mưa nơi những chân trời lạ. Cô đã nhắn với một chàng trai ở đâu đó, về một con đường nên đến:
Chiếc khăn mây / Em dệt / vắt ngang núi chiều nay
là đường chân trời gọi Tết về / nơi con dốc nhỏ
trẻ em khúc khích phiên chợ vui / về chờ quà năm mới
...Chúm chím chồi non / bung nở / Điệu khèn bên núi
Réo rắt gọi tình yêu / Tiếng giã gạo vang vang
Trăng thẫn thờ rọi sáng / Cuối góc sàn
Sơn nữ cất lời ca.      
                                                                                   - Bài Đường mây
Nếu yêu thơ, yêu người Tây Bắc mà chưa lên Tây Bắc, chưa lên Lai Châu thì xin hãy hình dung qua lời thủ thỉ tâm tình của nhà thơ trẻ.
Bàn tay người yêu rừng thắp mầm nắng
Quên nốt sần chai ươm vạn vạn nhánh non...
...Từng chồi thông góp lên thành rừng thông
Nhiều núi đồi xếp lên hình Tây Bắc
Mỗi bàn tay nâng niu cây, yêu thương đất
Kết nên tình quê hương.   
                                                   - Bài Cây thông quê tôi
Xuất thân từ miền sơn cước, nhưng nữ sỹ trẻ đã đi nhiều nơi trên đường học tập và công tác. Nghe cô kể về một giấc ngủ nghiêng độc đáo nơi quần đảo Trường Sa đẹp đến nao lòng. Đọc đoạn  thơ này, tôi như muốn cùng tác giả lướt sóng tới nơi ngàn trùng đảo xa, cùng chia sẻ những tháng ngày tuổi trẻ với những người Lính biển - dẫu rằng chịu đựng gian khổ là vô chừng.
Cựa khẽ mình / Trường Sa nhoẻn cười mười tám
Giấc mơ ấy hẳn đượm mùi gió biển / Vành môi trăng chênh chếch ...
cùng ta! / Sẽ canh cho giấc ngủ nằm nghiêng mềm mại
sau những cuồng giông, bão táp
Sau những khát khao không dễ nói thành lời
Sau những tuần tra trong màu áo của sóng
Giấc ngủ nghiêng / Căng tròn... đẹp đẽ.
- Bài Giấc ngủ nghiêng.
Ra đảo gặp Lính biển, về quê nữ thi sỹ lại gặp Lính biên cương.
Người lính hôm nay / “hát mãi khúc quân hành”
Trái tim đập trong mạch nguồn sông núi
lồng ngực Mẹ Đất / truyền sức cho những gót chân
hướng đến / Đường xanh.     
                                                       - Bài Hành quân...

* * *
“Không hẹn mà gặp” ba người trong một gia đình, thường ở 3 nơi, vậy mà mỗi khi trở về nhà là tâm trí mỗi người lại gặp nhau ở tình ruột thịt, tình quê hương và tầm suy nghĩ về số phận con người. Câu chuyện của mỗi ngày xa cách đã được biểu đạt vào thơ, thành thơ. Xin đọc Đếm tuổi mùa đông như một gặp gỡ thú vị để nhớ mãi. Hoá ra “vất vả một chút” - phải bươn bả bỏ qua nhiều tập thơ thường thường - ta sẽ gặp được những tập thơ, những gương mặt thơ thấp thoáng trong trẻo và thanh khiết đâu đó trên những nẻo đường xa xôi của đất nước.
VT: 10/2010
  K   N   Đ.

* Địa chỉ: Ngô Kim Đỉnh - Số nhà 2331 đường Hùng Vương
               Phường Nông Trang, TP. Việt Trì - Phú Thọ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

“CỦA CHO KHỒNG BẰNG CÁCH CHO”

                                                    Ghi chép
Hôm qua(16/10/2010) đồng chí bí thư chi bộ và 4 anh chị đại diện các đoàn thể khu phố tổ 9 đi vận động bà con quyên góp tiền ủng hộ đồng bào miền Trung bị lũ lụt. Tổ dân phố số 9 gồm có 122 hộ  thì đa số là cán bộ còn đang làm việc nhà nước nên họ đóng góp ở cơ quan rồi. Chúng tôi  chỉ đi  52 hộ  quyên  góp được có 1.551.000 đồng cho bà con thôi ! Khu phố của chúng tôi, ngoài cán bộ đương chức và cán bộ về hưu ra, bà con phần lớn là dân buôn bán, các quán cơm phở, quán ăn đêm, shop quần áo, giày dép thời trang, cửa hàng hoa tươi, cửa hàng kinh doanh DTDD, bán sim thẻ,đồ chơi trẻ em, kính mắt thời trang, hiệu ảnh, hiệu làm đầu,hiêu cầm đồ...
"Của cho không bằng cách cho". Từ nhỏ mẹ tôi thường dạy thế! Nhìn chung bà con khu phố rất xởi lởi đón tiếp đoàn và đều hiểu rõ tình
hình, hậu quả bà con miền Trung phải gánh chịu nên đoàn đến gia đình rất chóng vánh, không phải giải thích nhiều lời. Có một bà cụ bán tạp phẩm, 80 tuổi, vừa bị TBMMN , tay phải co hết ngón,đau nhức xương...cũng nhờ con gái moi hộ trong túi áo 10.000  đ ủng hộ. Có một chị người Thái hơn 60 tuổi nhà trong ngõ vừa mổ mắt cũng mò mẫm  nhờ chị trong đoàn tìm hộ trong túi xách 20.000 đ để đóng góp. Cả bà con khu phố cũng vậy . Họ không cho nhiều đâu, nhưng nhìn cái cách họ lục tìm trong ví,lựa những tờ mới nhất hoặc không có tờ mới thì chọn tờ nom được hơn cả là vuốt thẳng thớm, nâng niu trên 2 tay trao tặng mà cảm động lắm !
Tuy nhiên, cũng có người viện lý do: sáng sớm chưa được ai mở hàng để lần khất; có cậu thanh niên ngoài 20 tuổi còn bảo: "Mẹ cháu đi chợ. Khi nào mẹ cháu về thì các bác đến hỏi mẹ cháu";có  cửa hàng  toàn nam thanh nữ tú bảo: "Xếp của chúng cháu đi vắng, để chiều chúng cháu gọi điện xem xếp quyết bao nhiêu"; có nhà đóng cửa im ỉm, đi 2, 3  lần không gặp. Nghĩ cũng buồn, cứ như mình đi xin bố thí cho mình vậy.
Cũng may, số người như thế không nhiều. Anh Quân, bộ đội nghỉ hưu, làm thêm nghề sửa chữa đồng hồ nói:"Chúng tôi cũng một thời ăn cơm dân, mặc áo Đảng nên rất hiểu tình cảm và nghĩa vụ của mình. Thấy đoàn đến từng nhà vận động lòng hảo tâm của mọi người giúp đỡ bà con miền Trung thế này chúng tôi rất hoan nghênh. Có lúc chỉ một hai người đến nhà, giấy tờ chả có,chúng tôi không tin đâu .Chỉ mong số tiền ít ỏi đến được tay đúng đối tượng thôi!" Tôi cũng nghĩ và mong như thế !
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

Nhà thơ Tạ Văn Sỹ đổi đời?
Đỗ Tiến Thuỵ

Gặp lại "thi sĩ xe ôm"


Vóc người vâm váp, nước da màu củi cháy cạnh, chiếc Dream Tàu cóc cáy, đôi mắt luôn luôn mơ màng dán vào cuốn thơ nhưng sẽ vụt đảo như bi khi bỗng thấy có khách thấp thoáng xa xa. Cò kè ngã giá một hồi, gã "kị sĩ xe thồ" sẽ ra roi khiến "con nghẽo già" rên lên những tiếng nhọc nhằn trước khi cõng khách ngược những con dốc dài đứt hơi phố núi. Đó là hình ảnh quen thuộc của nhà thơ Tạ Văn Sỹ. Quen đến nỗi về Kon Tum lần này, không thấy cảnh ấy tôi bỗng thấy... nao nao!

Mỗi khi về tôi thường nhậu với anh em văn nghệ Kon Tum. Và Tạ Văn Sỹ bao giờ cũng là người sốt sắng có mặt đầu tiên. Vậy mà lần này gọi mãi mới thấy một tiếng thầm thào bắt máy: "Mình đang ngồi cạnh sếp… Sếp đang giao việc… Mình sẽ đến sau…".

Đúng giọng công chức, khiêm tốn đến tội nghiệp, khác xa với cái giọng thường thấy của gã nhà thơ hoang dã. Sao lại có sự đột biến thế nhỉ? Kể từ ngày mấy bài thơ đăng báo bị chụp mũ suy diễn thô thiển, thầy giáo trẻ Tạ Văn Sỹ đã quyết định bỏ nghề không thương tiếc. Rồi đã mấy lần gã nhà thơ phố núi được nhận vào làm việc ở một cơ quan nào đấy, nhưng chỉ được mấy bữa lại bị văng ra cũng bởi cái tính ngang tàng. Chả nhẽ về già "con ngựa bất kham" này đã chịu cho ai đó cưỡi?

Đúng 7h tối Tạ Văn Sỹ mới ghé chỗ hẹn. Vẫn "con nghẽo già" ọc ạch. Vẫn vẻ mặt ngầu ngầu. Vẫn bộ áo quần bụi bặm xuềnh xoàng. Vẫn bàn chân thô tháp xỏ trong đôi dép lê mốc thếch… Trang phục thì rất "phu hồ", vậy mà trên vai lại khoác một chiếc cặp da rất sang, sang đến độ… khả nghi. Bộ dạng này mà đi ngoài phố đêm Hà Nội thì dễ bị cảnh sát cơ động hỏi thăm lắm.

Tạ Văn Sỹ giơ bàn tay đen đúa ra bắt và thanh minh cho sự chậm trễ: "Mình phải nhờ mãi mới có người trực giúp để đến đây đấy. Nhưng đến 10 giờ đêm là phải về".

Ực một ly đế, nhón một miếng xoài xanh nhai tóp tép, châm một điếu thuốc Eagle phả khói mơ màng, Tạ Văn Sỹ bắt đầu… cười. Bao giờ Tạ Văn Sỹ cũng mở màn tâm sự bằng điệu cười hì hị rất dễ thương như thế.


Hóa ra cái điều tôi ngờ ngợ đã là sự thật.

Sau hơn chục năm tung hoành gió bụi dọc ngang khắp các nẻo đường, "kị sĩ xe thồ" vẫn chưa có dấu hiệu chồn chân mỏi gối. Thế nhưng một đêm, chàng rể quý là một chủ thầu xây dựng bỗng rụt rè đề nghị: "Ba ơi, tuổi ba đã già, mắt ba đã kém, cái xe của ba cũng tã tượi lắm rồi, ba hành nghề xe thồ nữa thì nguy hiểm lắm. Nên con muốn mời ba làm việc cho con. Con sẽ trả ba mỗi tháng lương 3 triệu…".

Mới nghe thế, máu kẻ sĩ trong người nhà thơ đã nóng vọt lên 100 độ. Còn lâu nhé! Đây chưa già nhé, mới có… 55 tuổi thôi nhé. "Con thiết mã" của tôi cũng mới có… 12 tuổi thôi nhé. 12 tuổi vẫn chạy tốt! Vừa rồi tôi còn cưỡi nó ra Hà Nội dự Đại hội Nhà văn Việt Nam nữa đấy, đừng có mà coi thường!

Đoán trước được sự tình, ái nữ của nhà thơ thẽ thọt: "Nhà con nói thế là vì thương ba, muốn ba có thời gian để nghỉ ngơi. Chúng con sẽ sắm cho ba một con laptop đời mới, mua cho ba một quả USB 3G để ba online. Hàng ngày ba chỉ cần tới công trường và ngồi… làm thơ thôi!".  

Kể đến đây nhà thơ lại cười hị hị: "Đành rằng làm bảo vệ công trình thì… sang hơn chạy xe ôm. Nhưng làm bảo vệ cho con, lý tình lẫn lộn, khó lắm. Được cái thằng rể mình là đứa rạch ròi. Nó giao kèo trước: Về gia đình, con là con của ba. Nhưng trong công việc, ba là quân của con. Mà đã là quân thì phải tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh cấp trên, làm việc có quy chế khen thưởng, kỉ luật nghiêm minh. Thấy điều kiện cũng nhẹ nhàng, mình OK. Ngày xưa mình viết bài thơ "Làm ngựa cho con", là viết cho thằng con trai lúc nó ba tuổi, không ngờ nó lại đúng với cả con rể: "Với đời ba trật đường đua/ Với con - yên chí, ba chưa mỏi chồn/ Tóc ba, con giật làm bờm"… Đúng là thằng con rể nó giật tới đứt… "bờm" mình thật. Nó nhận thầu cùng lúc ba bốn công trình nên mình cứ phải "phi" vòng quanh tít mù, hết Ya Chim tới Đắk Ruồng lại về Đắk Na… Được cái công việc nhẹ nhàng, chỉ là trông vật liệu xây dựng cho nó thôi, nên có thời gian vào mạng suốt ngày".

Nhà thơ xoa xoa vào chiếc cặp da khoe: "Mình mày mò tự lập được blog rồi nhé. Đông khách truy cập lắm!".

Tôi quá choáng bởi mới mấy tháng trước, thấy nick của Tạ Văn Sỹ trong gmail sáng đèn, tôi nhảy vào chào nhưng nhà thơ không đáp lại, đợi mãi mới thấy ông nhắn tin qua… điện thoại di động: "Minh thay Thuy chao nhung khong biet go tra loi cho nao?" (Mình thấy Thụy chào nhưng không biết gõ trả lời chỗ nào?). Vậy mà bây giờ ông đã biết dùng những thiết bị công nghệ tối tân để làm cư dân mạng, quả là một cuộc "đại nhảy vọt"!

Dưới con mắt của mấy chú thợ xây thì "ông gác công trường" quả là một dị nhân, suốt ngày chỉ ngồi một chỗ mà gi gỉ gì gi cái gì ông cũng biết. Ông biết mở cái "máy chữ chạy pin" gõ cồng cộc một hồi được một đống chữ rồi nhấp chuột gửi véo… lên giời, vậy mà ngày hôm sau đã thấy bài viết ấy chễm trệ trên báo trung ương, thật là kinh dị! Thi thoảng lại thấy "ông gác công trường" được các nhà thơ Hữu Thỉnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Đoàn Thị Lam Luyến… toàn những nhà thơ khét tiếng gọi điện hỏi han thì họ lại càng nể tợn. Chuyện! Bố vợ chủ thầu cơ mà, khà khà…

Vừa uống vừa kể. Vừa kể vừa cười. Hóa ra cái nghề xe ôm cũng hay! Mình đi nhiều, gặp nhiều, chuyện đời nó cứ thấm vào mình hồi nào không hay. Có mấy tờ báo ngoài Hà Nội đặt mình viết về văn hóa Tây Nguyên, từ cây kơnia, mái nhà rông cho đến các phong tục tập quán của đồng bào... Tháng túc tắc gõ vài bài là có tiền tiêu rủng rẻng…

Tôi phụ họa: "Thì bác đã viết "Hồn tôi như địa chất/ Tầng tầng trầm tích xưa/ Suốt đời tôi khai quật/ Tìm nỗi buồn ban sơ" là gì. Bây giờ bác cứ ngồi một chỗ "khai quật kí ức" lên mà xài thôi".

Nghe tôi nói thế, Tạ Văn Sỹ bỗng giật mình nhớ ra mình là… nhà thơ! Ông khoe:

- Mình sắp in tập thơ thứ 4. Ba tập trước là "Trời xa", "Mặt đất", "Cõi người", THIÊN - ĐỊA - NHÂN đủ rồi, tập này đặt là "Tuỳ khúc", gồm những cảm nghiệm về cuộc đời. Mình đọc thử Thụy nghe mấy khúc viết theo kiểu Raxun Gamzatôp nhé:

“Đề ở đôi dép
Đi khắp bốn phương trời
Bàn chân lầm cát bụi
Đuổi theo mãi bóng đời
Đường dài còn lầm lụi".

- “Thơ bác vẫn hay!" - Tôi khen.

Tạ Văn Sỹ hỉ hả:

- Cho mình đọc thêm khúc nữa. Khúc này mình viết để khắc vào… bia mộ mình.

“Đề ở bia mộ:

Họ tên: Tạ Văn Sỹ
Sinh một chín năm lăm
Xong một đời vô vị
Nằm ngẫm chuyện ngàn năm".



Tôi cười kha kha kha! Bác còn lâu mới chết nên bài thơ này sợ sẽ lạc hậu đấy. Tạ Văn Sỹ sững lại rồi ngồi trầm ngâm: "Ừ nhỉ, biết đâu đấy. Thôi, thế thì cho mình đọc thêm bài này nữa nhé!...".

Biết ông bắt đầu "thăng", tôi nhắc 10h rồi đấy. Tạ Văn Sỹ trợn mắt: "10h thì sao?". Tôi bảo, thôi, bác về gác công trường đi. Tạ Văn Sỹ nạt lớn: "Tui mà phải đi gác công trường à? Bữa nay chơi xả láng, sáng về sớm!".

Nhưng… "câu hát ngân lên bỗng tắt nửa chừng". Điện thoại của nhà thơ réo như còi xe cứu hỏa. Tiếng chàng rể quý của nhà thơ lạnh lùng thông báo: "Kẻ trộm vừa đột nhập công trường lấy đi một cuộn thép phi 14. Ba làm sao thì làm, sáng mai phải có đủ vật liệu cho thợ thi công!".

Nhà thơ buông máy ngồi nghệt ra mất mấy phút rồi lật đật phóng xe đi.

Mãi tới 12h đêm, Tạ Văn Sỹ mới điện thoại cho tôi, giọng hùi hụi bi thương nhưng lại rất chân tình: "Xong rồi! Tao phải chạy ra cửa hàng vật liệu xây dựng mua chịu một cuốn thép, hết triệu rưỡi. Nhậu với mầy… tốn quá! Nhưng không sao. Sáng mai 5 giờ tao mời mầy và mấy người ăn sáng, uống cà phê. Tao bao!".

Cái quán bún bò giò heo nấu theo kiểu Huế nằm sát nhà Tạ Văn Sỹ. Khi chúng tôi đến, Tạ Văn Sỹ quát rất to khiến chủ quán chạy có kèn. Ăn xong Tạ Văn Sỹ kéo ngay chúng tôi đi. Tôi nhắc nhỏ: "Tiền!". Tạ Văn Sỹ khoát tay: "Khỏi lo, tao có tài khoản gửi ở đây! Đi uống cà phê rồi thăm nhà tao chút".

Hóa ra sự hào phóng đột xuất của Tạ Văn Sỹ là có lý do. Ông muốn khoe căn nhà mới xây khang trang, có công trình phụ khép kín, có phòng văn đầy đủ tủ sách, bàn ghế tiếp khách… Ngó nghiêng một hồi tôi nhận xét: "Hơi nhỏ". Con trai nhà thơ là Tạ Ngọc Nam liền đùa: "Khi xây cháu đã nói ba làm rộng rộng ra một chút để mai này có chỗ cho anh em con các nơi tìm về"… Nhà thơ nạt con: "Mầy thì!... Xấu xí nghèo khổ như ba… ma nó thèm!". Chị Phúc vợ nhà thơ đang làm bếp nghe thế thì buông một câu lững lờ: "Ma nó không thèm đâu, mà người thèm!".

Câu nói chất chứa nỗi hờn ghen của người vợ đã chịu quá nhiều vất vả bởi ông chồng thi sĩ. Nhưng chơi với Tạ Văn Sỹ đã lâu tôi dám khẳng định, Tạ Văn Sỹ dù có bồng bềnh với những Nàng Thơ trong những mối tình gió thổi mây bay, nhưng về đời thường thì ông luôn là người đàn ông vô cùng trách nhiệm với gia đình. Hơn mười năm sống ở Kon Tum tôi luôn chứng kiến cảnh ông đứng ở bến xe thồ Cổng Xanh là nơi đồng bào xã Đắk Cấm thường gùi hàng ra chợ, để đón mua từng quả bí nương, từng đọt măng rừng, từng mớ tép suối để vào giỏ xe rồi khi có "cuốc" là tranh thủ mang về nhà cho vợ con nấu nướng. Ông chắt chiu từng đồng bạc lẻ để mua từng cuốn vở, từng cây bút cho đàn con sáu đứa ăn học nên người, toàn đại học với cao đẳng cả. Giờ ông lại xây được nhà, đó chẳng phải là điều phi thường với một thi sĩ xe ôm tỉnh lẻ hay sao!
********************************************************************






Nguồn: Văn nghệ công an
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 24 trang (235 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ... ›Trang sau »Trang cuối