Trang trong tổng số 20 trang (193 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@Flamingo: Bận thật, chẳng hiểu sao lại thế! Mình không dám đọc nhiều topic vì sợ không ra được, như bây giờ đây này, hic. Thực ra khi bạn bắt đầu xới lại nhạc Nga, mình ngứa tay muốn dùng đến bàn phím lắm mà cứ phải lờ đi. Cuối cùng rồi cũng không thoát.

@Anhphq: Ô hay, chị thấy biết bao người tung hứng chia sẻ với em, mà em còn kêu ca là sao nhỉ? :)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Anhphq

@Anhphq: Ô hay, chị thấy biết bao người tung hứng chia sẻ với em, mà em còn kêu ca là sao nhỉ? :)
-------------
Chị này ... chẳng hiểu gì cả :D buồn ghê ;))
Thi viện toàn người ... đứng đắn không thích đùa... :( :((
Biển xanh sâu thẳm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

“CHIỀU NGOẠI Ô MATXCƠVA” VÀ NHỮNG ĐIỀU GIẢN DỊ KHÓ QUÊN

(trong lúc đang nợ FL một số bài dịch, gửi tạm bài viết này vào đây. Trên Tiền phong cuối tuần 7-11-2008 có tít là "SỐ PHẬN KỲ LẠ CỦA BÀI HÁT 'CHIỀU NGOẠI Ô MATXCƠVA'"


Nước Nga trong trí nhớ của những  người Việt từng sống và học tập ở Nga cách đây mấy chục năm rất khác với nước Nga đối với những sinh viên Việt Nam bây giờ. Những thế hệ khác nhau có cho riêng mình hình dung và tình cảm khác nhau về một miền đất mà họ cùng gắn bó một thời tuổi trẻ. Thế nhưng, lại có những điều dường như là “bất biến” trong cái “vạn biến” của thời thế, của lịch sử và xã hội.
Bài hát “Chiều ngoại ô Matxcơva” có lẽ là một trong những điều “bất biến” ấy. Còn nhớ, cách đây hơn 20 năm, khi lần đầu tiên nghe bố tôi hát bài hát này, tôi, khi ấy còn nhỏ, vẫn cảm thấy rất rõ sự xúc động của người. Người hát như thoát ra khỏi hiện thực, trở về một nước Nga riêng trong lòng mình với những chiều hè thanh vắng, nơi có dòng sông dường như đang trôi, dường như đang đứng lặng, nơi có những vườn cây im phắc suốt canh thâu, và tâm hồn có biết bao điều muốn nói.
Chiều thanh vắng là đây âm thầm gió rì rào
Rừng cây chim muông lắng suốt canh thâu
Hỡi em, thấu chăng tình anh bao trìu mến
Mátxcơva bên em trong chiều vắng êm đềm

Dòng sông nuớc nhẹ trôi xuôi về phía chân trời
Màn đêm lung linh sáng ánh trăng soi
Vời vợi xa thoáng đưa lời đây bài ca đầm ấm
Matxcơva chứa chan vui trong chiều vắng yêu đời

Kìa em ngước nhìn ai đôi màu mắt nâu huyền
Dường như bao lưu luyến mối tơ duyên
Sao không nói nên lời , trong lòng anh nàng hỡi
Muốn chia em chung ngàn nỗi tâm tình

Vừng đông chiếu tràn lan , mây dần sáng sương tàn
Cầm tay nhau em nhé ta vui lên
Hỡi em nhớ chăng mình đêm hè bao đầm ấm
Matxcơva nhớ tới em trong chiều vắng thanh bình

Sau này, khi lớn lên, sang Nga và may mắn được ở một thành phố ngoại ô Matxcơva, tôi mới hiểu sâu sắc những cảm xúc mà bài ca mang lại. Tôi mới hiểu vì sao những người Việt như bố tôi và những thanh niên thế hệ sau này nữa, biết bao người đã hát và yêu mến “Chiều ngoại ô Matxcơva”. Và đương nhiên không chỉ người Việt chúng ta, mà bài hát còn được phổ biến khá rộng ở nhiều nước khác. Tại Matxcơva, chúng tôi đã từng chung giọng hát bài này với bạn bè quốc tế. Cùng một giai điệu, nhưng lời hát lẫn lộn tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Ấn, tiếng Anh… Tôi còn nhớ, các cô giáo người Nga đã kinh ngạc và cảm động như thế nào khi nghe tiết mục trình diễn đặc biệt ấy!
Những người Nga cũng yêu bài ca này. Một thời, vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, nó từng đứng top những ca khúc được đề nghị phát sóng nhiều nhất theo thư yêu cầu của thính giả. Trên làn sóng của đài phát thanh “Mayak” (Ngọn hải đăng), có một dạo, bài hát được phát đi phát lại, cứ 15 phút một lần, và suốt nửa thế kỷ qua, giai điệu “Chiều ngoại ô Matxcơva” đã trở thành nhạc hiệu của đài, hơn thế nữa, là một trong những biểu tượng âm nhạc của đất nước Nga Xô Viết.
Nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng, xuất xứ của ca khúc kỳ diệu ấy lại rất… bình thường. Lạ hơn, người ta đã từng nói về nó như một tác phẩm thất bại!

Một ca khúc được “cứu” khỏi sọt rác!
Năm 1955, người ta quay một bộ phim tài liệu về thể thao, và, trong bối cảnh những năm ấy, khán giả thường rất vắng bóng trên các sân vận động để theo dõi thi đấu điền kinh, những nhà làm phim sợ rằng, bộ phim sẽ không được để ý nếu không lồng vào đó đôi chút lãng mạn với những bản tình ca. Chính vì thế, nhạc sĩ Vasily Soloviov-Sedoi (1907 – 1979) đã nhận được đơn đặt hàng: viết một số ca khúc cho bộ phim, trong đó có một bản tình ca êm dịu trên nền hình ảnh những vận động viên đang nghỉ ngơi tại một thành phố ngoại ô Matxcơva sau khi thi đấu. Bấy giờ, nhạc sĩ Soloviov-Sedoi đang ở Komarovo, ngoại ô Leningrad. Ông đã cùng nhà thơ Mikhail Matusovsky (1915 – 1990) nhận và “làm” ca khúc theo đơn đặt hàng. Matusovsky vốn là nhà thơ viết lời cho rất nhiều bài hát trong phim, người có sở trường “lãng mạn hóa” bất kỳ một đề tài thời sự nóng bỏng nào. Và cùng với 5 bài hát vui nhộn khác của bộ phim, “Chiều ngoại ô Matxcơva” đã ra đời với bốn khổ thơ nói về một buổi chiều hè yên tĩnh, một dòng sông đầy ắp ánh trăng bạc, một đôi trai gái tâm tình cho đến khi trời sáng. Cô gái ngước mắt nhìn người thương qua đôi bím tóc. Họ tâm tình bằng sự lặng im, chỉ có tâm hồn là nói với nhau nhiều điều.
Sau khi nghe bài hát, lãnh đạo xưởng phim tài liệu đã mời nhà thơ và nhạc sĩ đến Matxcơva dự họp. Họ bảo: “Thưa Vasily Pavlovich (Soloviov-Sedoi), đồng chí là tác giả rất nhiều ca khúc phim hay mà lần này lại viết một bài ẻo lả yếu đuối quá, nên chúng tôi không chắc là có nên đưa bài hát này vào phim hay không” (Trích hồi ký của nhà thơ Matusovsky).
Cuối cùng, người ta vẫn đưa bài hát vào phim, nhưng nó gần như bị quên lãng, không ai nhắc tới.
Có lẽ, một tác phẩm nghệ thuật cũng có số phận như một con người, cần gặp thời, gặp thế, và cần có một cơ duyên để có thể sống được. Và cơ duyên của “Chiều ngoại ô Matxcơva” chính là ca sĩ nổi tiếng – nghệ sĩ nhân dân Nga Vladimir Konstantinovich Troshin (1926-2008). Ông là người đã “cứu” bài hát này.
Theo lời kể của nhà nghiên cứu âm nhạc Iury Biryukov, tí nữa thì nhạc sĩ Soloviov-Sedoi, cha đẻ của ca khúc, đã “ném đứa con tinh thần của mình vào sọt rác” vì quá thất vọng. Nhưng khi ca sĩ Troshin nghe được bài hát, ông lập tức thuyết phục nhạc sĩ để ông thử hát bài này. Sau đó một thời gian, khi đài phát thanh đề nghị ghi âm một số ca khúc trong phim với sự trình bày của Troshin, ông đã đề nghị được hát “Chiều ngoại ô Matxcơva” bằng được. Và “Chiều ngoại ô…” đã gặp thêm một cơ may nữa, đó là sự ủng hộ của Viktor Knushevitsky (1906-1974), nhạc trưởng, chỉ đạo nghệ thuật dàn nhạc của đài phát thanh toàn liên bang. Ca sĩ hồi tưởng lại:

“Sau khi hát thử hết bài, tôi hỏi Knushevitsky: - Bây giờ ta thu thật chứ?
- Đã thu âm rồi.
- Sao? Chúng ta mới hát thử thôi mà…
- Tốt cả rồi. Cậu hãy về đi, sáng mai nghe bài hát của mình. Rồi sẽ có nhiều người gọi điện cho cậu đấy.
Và đúng là, ngay sáng hôm sau ca khúc “Chiều ngoại ô… “ đã được phát… Rồi những cú điện thoại. Điện thoại của tôi bị nung bỏng cả lên.
- Bài hát kỳ diệu quá! Hay vô cùng!
Tất cả là nhờ Knushevitsky, người đã viết phối khí cho ca khúc, và điều khiển dàn đồng ca nữ kết hợp nhuần nhuyễn cùng giọng hát của tôi. Thật là thiên tài!”

Bài hát của tâm hồn giản dị

Những ai từng sống trên đất Nga, hoặc từng say mê văn hóa, văn học Nga, hẳn đều cảm nhận rõ điều này: hồn Nga, từ nếp nhà gỗ, bến sông, con đò… đến những cánh rừng bạt ngàn viền quanh các cánh đồng đất đen trải rộng… đều đẹp một vẻ đẹp giản dị, chân chất. Đó cũng là bí quyết làm rung động lòng người của bài hát “Chiều ngoại ô Matxcơva”. Troshin đã hát ca khúc ấy cùng sự giản dị trong tâm hồn Nga, vì thế mà ông đã thành công!
Sau khi đạt giải thưởng lớn tại liên hoan thanh niên thế giới Matxcơva năm 1957, bài hát được khán thính giả trong và ngoài nước, trên mọi châu lục, biết đến. Thậm chí, người ta bắt đầu thay  “ngoại ô Matxcơva” bằng … tên những tỉnh thành quê hương của mình. Vì thế mà có những “Chiều ngoại ô Leningrad”, “Chiều Volgagrad”, “Chiều Krasnodar”..v.v… trên nền ca khúc quen thuộc. Đối với nhạc sĩ, nhà thơ và ca sĩ, những người đã sáng tác và hết lòng nâng niu bài hát, thì điều này là một niềm vui.
Còn một giai thoại khá ngộ nghĩnh nữa gắn liền với bài hát này, do nhà thơ Evgheny Dolmatovsky kể lại. Trong số hàng ngàn bức thư tác giả “Chiều ngoại ô…” nhận được, có những dòng tâm sự của một người lính phục viên trung tuổi. Ông ta kể về một buổi chiều đi trên tàu điện ra ngoại ô, phong cảnh hữu tình và êm dịu khiến lòng ông than thản, và ông đã cất tiếng hát về những điều “khó nói trong tim”. Một bài hát ngẫu hứng với giai điệu ngẫu hứng. Về sau, khi để ý xung quanh, ông nhận thấy có một người đàn ông cao gầy, đeo kính, đang chăm chú lắng nghe và ghi chép gì đó vào cuốn sổ. Sau khi nghe “Chiều ngoại ô Matxcơva” trên làn sóng phát thanh, ông ta hiểu rằng, đó chính là bài ca xúc động chợt đến với mình hôm nào, và viết bức thư không phải để … căn vặn về bản quyền, mà để cảm ơn nhà thơ cùng nhạc sĩ, người đã khiến cho những cảm xúc của ông sống được một cách sinh động và tinh tế như thế.
Tác giả không giận mà còn công bố bức thư ấy với bạn bè, coi đó như một sự đồng cảm lớn lao giữa ông và những người dân Nga giản dị.
Quả đúng, bài hát này thực sự gần gũi với người dân Nga, với cả những người yêu mến họ. Lời thơ của Matusovky lấy chất liệu từ dân ca Nga với những điệp khúc rất quen thuộc, như gần như xa, mơ màng: “Con thuyền trôi hay không trôi” “Người thương yêu hay không yêu”. Âm nhạc của Soloviov-Sedoi cũng trung thành với sự giản dị ấy. Tiết tấu chậm rãi, không thay đổi trong cả bốn đoạn nhạc, nghe có vẻ buồn buồn, đều đều, nhưng kỳ thực, người nghe và người hát vẫn cảm được những thanh âm réo rắt ngay từ khi mới cất lời. Đó là điều vẫn xảy ra với tôi. Mỗi lần hát bài hát này, dù không có nhạc đệm, tôi đều như nghe thấy tiếng balalaika vang lên đâu đó.

Nước Nga là một đất nước kỳ lạ. Trước đây, nó khiến người ta lưu luyến đã đành. Trong cuộc sống hiện đại xô bồ này, với nhiều người, nó chưa phải là một miền đất hiền hậu, nó mang trong mình nhiều bất trắc, nhưng nó vẫn để lại trong những người đến đây từ những miền quê khác một tình yêu trong sự gắn bó khó hiểu, không bao giờ lý giải được. Giống như tôi bây giờ. Ngồi nghe lại “Chiều ngoại ô Matxcơva”, tiếng đàn balalaika réo rắt lại đưa tôi về những chiều bên sông, bên rừng nơi đất bạn. Những chiều ấy, tôi có thể đoan chắc rằng, trăm năm nữa vẫn thanh vắng, tĩnh lặng, trăm năm nữa vẫn khắc vào lòng người nhiều điều thương mến khó quên.

Thụy Anh
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Anhphq đã viết:
@Anhphq: Ô hay, chị thấy biết bao người tung hứng chia sẻ với em, mà em còn kêu ca là sao nhỉ? :)
-------------
Chị này ... chẳng hiểu gì cả :D buồn ghê ;))
Thi viện toàn người ... đứng đắn không thích đùa... :( :((
Kết luận đanh thép và xanh rờn.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

@Hoa X Tuyết: Đoán không sai, một nhà báo chuyên nghiệp. Đọc bài phóng sự về ca khúc CHIỀU NGOẠI Ô MÁTXCƠVA của HXT mà ấn tượng. Số phận của bài hát đọc nhiều bằng tiếng Nga nhưng HXT viết với cái nhìn của bản thân, với tình yêu nước Nga bài phóng sự thật cảm động, mềm mại.

FL có cái may mắn là cha mẹ cho nghe nhạc Nga rất nhiều lúc còn nhỏ.
Một mớ của Glinka, rồi thì vài mớ nhạc cổ, rồi thì dân ca Nga.
Không hiểu sao các cụ mê nước Nga thế. Mặc dù các cụ du học tại Pháp, sau mới tu nghiệp tại Nga.
Nhạc cổ điển Pháp FL hầu như tịt,vậy mà nhạc cổ điển Nga thì thuộc nhẵn cả tai. :d
Các cụ làm FL mê luôn cái nước Nga để mà khăn gói quả mướp sang Nga chứ quyết không sang Đức, Tiệp, Hungari hay Balan.
Văn học Nga thì thôi rồi. Có quyển nào dịch từ tiếng Nga đọc không sót.
Từ Timua và đồng đội, Vichia ở nhà và ở trường, Đội viên du kích Lionhia Golicop, rồi thì Cuộc hành quân táo bạo, Vàng, Bình minh yên ả..
còn mấy tiểu thuyết kinh điển Chiến tranh và hoà bình. Ana Krenina, Phục sinh, Tội ác và trừng phạt, anh em nhà Karamazov, Thằng Ngốc...đọc từ thời lớp 8.:d
( Thích truyện của Dotoevski nhất)
Sau này học cái nghề chả dính dáng gì đến Văn học nghệ thuật. vậy mà vẫn vào thư viện  đọc lại bằng nguyên tác.
Ờ mà quên truyện Thép đã tôi là thế đấy khi sang Nga năm thứ nhất đã túm xem như thế nào.
Sang lại Nga lần thứ 2 lại vào thư viện túm ra đọc lại. Thấy hay hơn chắc vì tiếng Nga khá hơn, hiểu tính cách dân Nga hơn.
Về nước Nga có nhiều thứ để nói.

Cám ơn Hoa X Tuyết đã cho FL được đọc một bài phóng sự hay về một ca khúc nổi tiếng thế giới.
Nói đến Nga người ta nghĩ ngay đến CHIỀU NGOẠI Ô MÁTXCƠVA hay TRIỆU BÔNG HỒNG sau này.
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

Anhphq đã viết:
@Anhphq: Ô hay, chị thấy biết bao người tung hứng chia sẻ với em, mà em còn kêu ca là sao nhỉ? :)
-------------
Chị này ... chẳng hiểu gì cả :D buồn ghê ;))
Thi viện toàn người ... đứng đắn không thích đùa... :( :((
Nhất trí với đệ. Ở đây không khí trang nghiêm kinh, TV=tu viện mờ.
Hic, tại cái từ Xuyên ấy mà may mắn làm quen được với Hoa X Tuyết.
(đọc đến từ này trong tên HXT là phủ lục ngũ tạng nhảy loạn cào cào.)

Phải công nhận  đệ có khiếu thơ. Dịch thơ hay và rất...dịu dàng, làm huynh bé cái nhầm.:))
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

FL ơi, làm ơn up bài này lên cho tớ với! Thanks nhiều nhiều. Thấy hôm nay tớ "làm siêng" không?

Привет
(Максим Леонидов)



**
Привет! Сегодня дождь и скверно,
А мы не виделись, наверно, сто лет.
Тебе в метро? Скажи на милость,
А ты совсем не изменилась, нет-нет.

Привет! А жить ты будешь долго,
Я вспоминал тебя вот только в обед.
Прости, конечно же, нелепо
Кричать тебе на весь троллейбус "Привет!
**
Привет! Дождливо этим летом,
А, впрочем, стоит ли об этом? Ведь нет...
Тогда о чем? О снах, о книгах?
И черт меня попутал крикнуть "Привет! "
Как жизнь? Не то, чтоб очень гладко,
Но, вобщем, знаешь, все в порядке, без бед.
Дела отлично, как обычно.
А с "личным"? Ну, вот только с "личным" - привет...

Привет! А дождь все не проходит,
А я с утра не по погоде одет.
Должно быть, я уже простужен,
Да Бог с ним! Слушай, мне твой нужен совет.
В конце концов, мне дела нету,
Решишь ли ты, что я с "приветом" иль нет,
Но, может, черт возьми, нам снова...
Выходишь здесь? Ну, будь здорова...
Привет! Привет!


Một bài hát sẽ làm những người từng ở Nga nao lòng. Của Maksim Leonidov. Nhưng ai từng nghe bài này rồi, vừa đọc lời là đã thấy nhạc vang lên bên tai ngay... Đợi một lát, mình sẽ dịch bài này nhé! Tâm trạng bối rối của anh chàng gặp lại người yêu cũ trên xe buýt, thật đáng yêu. Anh ta chẳng biết nói gì, chi biết gào lên: "Chào em!" mà thôi!


Chào em! Hôm nay trời mưa và ẩm ương quá,
Mà chúng mình dường như trăm năm rồi không gặp
Em ra bến metro à? Nói anh biết đi mà
Em không thay đổi mấy, không hề, em ạ!
**
Chào em! Em  thật là thiêng đấy nhé
Anh vừa nhớ tới em lúc ăn trưa xong
Đừng giận anh nhé, tất nhiên chẳng hay ho gì
Khi anh gào lên: “Chào em!” ầm cả ôtô buýt
**
Chào em! Mùa hè này mưa bão quá
Cơ mà nói điều đó làm gì nhỉ? Chả đáng nói cùng nhau
Vậy nói gì đây em? Về những cuốn sách, những giấc mơ sâu?
“Chào em!”- Sao trời xui quỷ khiến anh lại gào lên không biết!
Anh sống ra sao ư? Khó nói là ổn hết
Nhưng nói chung, cũng được em à, không buồn đau, không tai họa
Mọi điều vẫn như thường thôi, tốt cả
Còn chuyện riêng tư ấy ư? Ừ, chỉ có chuyện “riêng tư” thì… Chào em!
**
Chào em! Sao mưa mãi không thôi em nhỉ
Mà anh sớm nay mặc lại quá phong phanh
Dễ là anh đã cảm lạnh rồi
Ôi mà kệ đời!
Em nghe anh này, anh cần hỏi em một chuyện
Nói chung thì, cũng chẳng việc gì đến anh đâu
Nhưng em có cho là.. anh rất cởi mở muốn chào em không
Mà biết đâu, có khi… mình lại có thể…
Em ra bến này ư? Ừ, thế chúc em mạnh giỏi…
Chào em! Chào em!...
**
(Thuỵ Anh dịch)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo






Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
FL ơi, làm ơn up bài này lên cho tớ với! Thanks nhiều nhiều. Thấy hôm nay tớ "làm siêng" không?

Привет
(Максим Леонидов)




**
Привет! Сегодня дождь и скверно,
А мы не виделись, наверно, сто лет.
Тебе в метро? Скажи на милость,
А ты совсем не изменилась, нет-нет.

Привет! А жить ты будешь долго,
Я вспоминал тебя вот только в обед.
Прости, конечно же, нелепо
Кричать тебе на весь троллейбус "Привет!
**
Привет! Дождливо этим летом,
А, впрочем, стоит ли об этом? Ведь нет...
Тогда о чем? О снах, о книгах?
И черт меня попутал крикнуть "Привет! "
Как жизнь? Не то, чтоб очень гладко,
Но, вобщем, знаешь, все в порядке, без бед.
Дела отлично, как обычно.
А с "личным"? Ну, вот только с "личным" - привет...

Привет! А дождь все не проходит,
А я с утра не по погоде одет.
Должно быть, я уже простужен,
Да Бог с ним! Слушай, мне твой нужен совет.
В конце концов, мне дела нету,
Решишь ли ты, что я с "приветом" иль нет,
Но, может, черт возьми, нам снова...
Выходишь здесь? Ну, будь здорова...
Привет! Привет!



Một bài hát sẽ làm những người từng ở Nga nao lòng. Của Maksim Leonidov. Nhưng ai từng nghe bài này rồi, vừa đọc lời là đã thấy nhạc vang lên bên tai ngay... Đợi một lát, mình sẽ dịch bài này nhé! Tâm trạng bối rối của anh chàng gặp lại người yêu cũ trên xe buýt, thật đáng yêu. Anh ta chẳng biết nói gì, chi biết gào lên: "Chào em!" mà thôi!


Chào em! Hôm nay trời mưa và ẩm ương quá,
Mà chúng mình dường như trăm năm rồi không gặp
Em ra bến metro à? Nói anh biết đi mà
Em không thay đổi mấy, không hề, em ạ!
**
Chào em! Em thật là thiêng đấy nhé
Anh vừa nhớ đến em lúc ăn trưa đây thôi
Đừng giận anh nhé, tất nhiên chẳng hay ho gì
Khi anh gào lên: “Chào em!” ầm cả ôtô buýt
**
Chào em! Mùa hè này mưa bão quá
Cơ mà nói điều đó làm gì nhỉ? Chả đáng nói cùng nhau
Vậy nói gì đây em? Về những cuốn sách, những giấc mơ sâu?
“Chào em!”- Sao trời xui quỷ khiến anh lại gào lên không biết!
Anh sống ra sao ư? Khó nói là ổn hết
Nhưng nói chung, cũng được em à, không buồn đau, không tai họa
Mọi điều vẫn như thường thôi, tốt cả
Còn chuyện riêng tư ấy ư? Ừ, chỉ có chuyện “riêng tư” thì… Chào em!
**
Chào em! Sao mưa mãi không thôi em nhỉ
Mà anh sớm nay mặc lại quá phong phanh
Dễ là anh đã cảm lạnh rồi
Ôi mà kệ đời!
Em nghe anh này, anh cần hỏi em một chuyện
Nói chung thì, cũng chẳng việc gì đến anh đâu
Nhưng em có cho là.. anh rất cởi mở muốn chào em không
Mà biết đâu, có khi… mình lại có thể…
Em ra bến này ư? Ừ, thế chúc em mạnh giỏi…
Chào em! Chào em!...

**
(Thuỵ Anh dịch)
Thở được tý nên làm siêng ha! =D> =D> =D>

@ HXT:  Максим Леонидов cùng đội Секрет quả là có những ca khúc rất Nga từ ngôn từ đơn giản đến nhạc rất mugic, nghe đã thấy ngay chất Gấu, mạnh mẽ, thô chất Nga. Giọng hát đơn đớt đặc biệt rất Nga, nghe như thể vốt-ca đã chảy qua họng ban nhạc ít nhất...đôi lít. :d

Lời dịch hay lắm. Nhưng quá dịu dàng so với chất Nga của Maxim. :d
черт возьми câu rủa cửa miệng của dân như...FL :">, HXT phù phép nó...biến đâu ?:-o
Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Flamingo

http://img33.imageshack.us/img33/4337/twoflowerspreview.jpg

Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

vilifood

Kính nhờ các anh, chị dịch giúp bài hát này

Мгновения

Не думай о секундах свысока,
Наступит время - сам поймёшь, наверное.
Свистят они, как пули у виска.
Мгновения, мгновения, мгновения.

Мгновения спресованы в года,
Мгновения спресованы в столетия,
И я не понимаю иногда,
Где первое мгновенье, где последнее.

У каждого мгновенья свой резон,
Свои колокола, своя отметина.
Мгновенья раздают кому позор,
Кому бесславье, а кому бессмертие.

Из крохотных мгновений соткан дождь,
Течет с небес вода обыкновенная,
И ты порой почти полжизни ждешь,
Когда оно придет, твое мгновение.

Придет оно, большое, как глоток,
Глоток воды во время зноя летнего.
А в общем надо просто помнить долг
От первого мгновенья до последнего.

Не думай о секундах свысока,
Наступит время - сам поймешь, наверное.
Свистят они, как пули у виска.
Мгновения, мгновения, мгновения, мгновения.

Xin chân thành cảm ơn
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 20 trang (193 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] ... ›Trang sau »Trang cuối