Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 22/02/2012 10:02
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Kinh Quốc vào 22/02/2012 14:44
Có 12 người thích
Nguyễn Tuyết Tuyết đã viết:
Cảm ơn anh Kinh Quốc đã đến thăm và tặng thơ trên trang thơ Tuyết Tuyết
GỬI NGƯỜI XA QUÊ
Nhà em ở cạnh đình làng
Ngày xuân hát hội, rộn ràng áo khăn
Người đi chen nửa bước chân
Đường trên ngõ dưới tùng rinh trống cờ
....
Rét đài cho mạ lên xanh
Chị :"Hai" còn cấy lúa xuân chưa về...
Anh đi từ bấy xa quê
Có còn nhớ :"Chạ" lời thề đêm trăng?
29 tháng giêng Nhâm Thìn
NTT
Kinh Quốc xin viết tiếp:
MỘT THỜI BÊN ĐÌNH QUÊ HƯƠNG
Ở quê bao tháng bao năm...
Khi còn bé tí chơi khăng, đá cầu.
Nhớ về một lũ lau nhau.
Những khi thua đáo vò đầu, bứt tai
Và cùng chạy chôp một hai
Đình rơi quả soài gió bứt cành cao
Xa quê đi học nơi nào
Nghỉ hè mới có dịp chào mẹ, ông.
Biếu ông một chiếc bi đông
Nước chè ông uống thăm đồng, trồng cây
Bi đông nay chứa rượu đầy
Cúng ông ba chén nhớ ngày xa xưa...
Dòng sông nước chảy lưa thưa
Con đà khôn lớn tuổi vừa đôi mươi
Đi làm công việc con vui
Chỉ thương mình mẹ ngậm ngùi nhớ con
Đình làng ngói đỏ như son
Ngói chồng lên ngói, dày ơn sinh thành
Bao lần đứng ngắm trông đình
Chưa cùng ai hẹn mối tình gốc đa.
“Chạ” thề trăng đứng hay tà?
Anh đây không biết hẳn là quên quê?...
Năm nào đê vỡ lụt về
Trong anh chỉ nhớ trăng “bì bõm” thôi.
Gian nan năm cũ xa rồi
Mỗi lần nhớ lại bùi ngùi con tim...
Kinh Quốc
.
Ngày gửi: 22/02/2012 10:27
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Kinh Quốc vào 22/02/2012 10:36
Có 12 người thích
TỪ ĐÓ (15)
Tháng ấy cả lớp được nghỉ hè.
Các bạn Ấn Độ trở lại quê
Anh cùng các thực tập sinh khác
Dưỡng sức, nghỉ ngơi tại Delhi
Họ rủ anh vào khu cắm trại (camp)
Dành cho mọi khách tới thăm quan
Anh đã về nơi ở Sứ quán
Nhớ cơm, gặp gỡ người Việt Nam.
Anh định không nên kể chuyện này.
Nhưng mà trước lúc mãi chia tay.
Như ngó sen rời, tơ vướng vất.
Lòng anh bịn rịn. Em nghe đây:
Anh vào sứ quán buổi đầu tiên
Nhận ra một giọng nói thân quen.
Nhác thấy đàng sau sao giống thế!
Quay nhìn trước mặt ngỡ là em.
Cô ấy chào anh trông rất duyên
Khác em không có má đồng tiền.
Cô đến Delhi học ngoại ngữ.
Nghỉ hè cùng đợt dẫn anh xem:
Cùng nhau thăm điện Taj Mahal (1)
Đo vòng cột sắt 1 600 năm (2)
Điềm lành cho mối duyên kỳ ngộ
Ấn Độ cổ xưa lắm ngỡ ngàng...
Cung điện Taj Mahal
Cột sắt Delhi
Anh và Tâm Loan thành thân quen.
Dạo nhiều đường phố cùng ăn kem.
Loan mua thịt nạc lo làm ruốc.
Anh đi thực tập để ăn thêm...
Một lần cùng Loan ngắm trăng sao
Sân thượng nhà vòm có chóp cao
Loan nắm tay anh. Nghe thở nhẹ.
Anh mơ hay tỉnh: ai đây nào?
Anh ở cách Loan một bức tường
Hai phòng đều mở cửa luôn luôn
Loan thích nghe đài anh vọng tới.
Lời ca điệu hát dịu tâm hồn
Tối ấy Loan sang xin con tem
Loan tựa vai anh rất giống em
Bốn mắt nhìn nhau, tim rạo rực.
Anh kịp nhớ em má đồng tiền.
Loan nói khẽ khàng: “khuya đến Loan
“Thế nào anh cũng phải ghé sang
Đừng để Loan chờ lâu đấy nhé!”
Nghe xong anh thảng thốt bàng hoàng.
Anh ước mong em có ở đây.
“Một góc người em” vắng bao ngày.
Thèm lắm một lời em níu kéo...
Giữ chân anh lại đừng đi ngay...
Thôi thế là thôi chẳng kịp rồi
Một phút mềm lòng, nghĩa cuốn trôi
Anh nhổm bước sang... Tay quờ sách.
Quyển sổ bung ra, lọn tóc rơi...
Sững sờ đỡ lọn tóc hương nhu
Và ảnh em chụp tựa đào tơ
Trời, Phật giúp anh vào lúc đó
Anh chẳng phụ em mãi tới giờ...
Sáng sau chào tạm biệt Tâm Loan:
“Anh phải vào lều (camp) bạn nhắn sang”.
Loan biết anh đi cho cách mặt.
Mắt Loan rớm lệ né nhìn ngang.
Sau này đôi lúc gặp lại nhau
Loan tươi cười nói: dù ở đâu
Mãi mãi anh em là bạn tốt.
Chân tình, gìn giữ mới bền lâu...
Kinh Quốc.
(1)Taj Mahal là một lăng mộ nổi tiếng của Ấn Ðộ, là minh chứng cho tình yêu của vị hoàng đế Shahbuddin Mohammed Shah Jahan (gốc Ba Tư). Ông có người vợ thứ ba Mumtaz Mahal là được ông yêu thương nhất. Hai người chung sống với nhau trong suốt 19 năm và hầu như không rời nhau nửa bước, kể cả khi ông đi chinh chiến. Năm 1631 bà mất vì sinh con lần thứ 13, vua tỏ ra rất thương tiếc người vợ hiền, xinh đẹp nên ông quyết định cho xây lăng.
Lăng dược xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ trên cao. Mái lăng hình vòm tròn bằng đá cẩm thạch trắng, xung quanh là 4 vòm tròn nhỏ. Bốn góc là 4 tháp nhọn cao 40 m. Trong lăng được trang trí bằng nhiều tấm thảm khảm ngọc. Có những đường viền được trạm khảm bằng 12 loại đá quý. Lăng cao xấp xỉ 80 m vươn lên trên trời xanh như một viên ngọc quý.
Người ta gọi lăng là Taj Mahal (vương miện của người Mogol) nó được mệnh danh là "Giấc mơ tiên hiện thành đá trắng" và được xây dựng từ năm 1632 đến năm 1654 mới hoàn thành. Ông kêu gọi toàn bộ kiến trúc sư giỏi và huy động 200.000 thợ mỗi ngày để xây lăng.
(2)Cột sắt Delhi là một cây cột sắt được đúc vào thế kỷ thứ 5, do Kumara Gupta I thuộc triều Gupta, cai trị bắc Ấn Độ trong giai đoạn 320-540, dựng lên.
Cột có những dòng chữ cho thấy nó đã được dựng lên làm cột cờ để bày tỏ lòng thành kính tới vị thần Vishnu của đạo Hindu, và tưởng nhớ vị vua Gupta là Chandragupta II (375-413). Cột được làm từ 98% sắt rèn không hoàn toàn tinh khiết, cao 7.21 m và có đường kính 0.41 m. Cột này là minh chứng cho kỹ năng tinh xảo của thợ rèn Ấn Độ cổ xưa trong xử lý thành phần và gia công thép. Có ý kiến cho rằng cột tạo bằng sắt tự sinh (native iron). Nó đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà khảo cổ học và nhà luyện kim bởi vì nó đã chống chịu được rỉ sét trong 1600 năm, dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Những năm sau này, một hàng rào đã được dựng lên quanh cột để ngăn người dân theo tín ngưỡng truyền thống tới đứng dựa vào cột vòng tay ra phía sau ôm lấy nó để lấy hên.
.
Ngày gửi: 22/02/2012 15:02
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Nguyễn Tuyết Tuyết vào 22/02/2012 22:26
Có 11 người thích
Kinh Quốc đã viết:Nguyễn Tuyết Tuyết đã viết:[/link]
Cảm ơn anh Kinh Quốc đã đến thăm và tặng thơ trên trang thơ Tuyết Tuyết
GỬI NGƯỜI XA QUÊ
Nhà em ở cạnh đình làng
Ngày xuân hát hội rộn ràng áo khăn
Người đi chen nửa bước chân
Đường trên ngõ dưới tùng rinh trống cờ
....
Rét đài cho mạ lên xanh
Chị :"Hai" còn cấy lúa xuân chưa về...
Anh đi từ bấy xa quê
Có còn nhớ :"Chạ" lời thề đêm trăng?
29 tháng giêng Nhâm Thìn
NTT
Kinh Quốc xin viết tiếp:
MỘT THỜI BÊN ĐÌNH QUÊ HƯƠNG
Ở quê bao tháng bao năm...
Khi còn bé tí chơi khăng, đá cầu.
Nhớ về một lũ lau nhau.
Những khi thua đáo vò đầu bứt tai
Và cùng chạy chôp một hai
Đình rơi quả soài gió bứt cành cao
Xa quê đi học nơi nào
Nghỉ hè mới có dịp chào mẹ, ông.
Biếu ông một chiếc bi đông
Nước chè ông uống thăm đồng, trồng cây
Bi đông nay chứa rượu đầy
Cúng ông ba chén nhớ ngày xa xưa...
Dòng sông nước chảy lưa thưa
Con đà khôn lớn tuổi vừa đôi mươi
Đi làm công việc con vui
Chỉ thương mình mẹ ngậm ngùi nhớ con
Đình làng ngói đỏ như son
Ngói chồng lên ngói dày ơn sinh thành
Bao lần đứng ngắm trông đình
Chưa cùng ai hẹn mối tình gốc đa.
“Chạ” thề trăng đứng hay tà?
Anh đây không biết hẳn là quên quê?...
Năm nào đê vỡ lụt về
Trong anh chỉ nhớ trăng “bì bõm” thôi.
Gian nan năm cũ xa rồi
Mỗi lần nhớ lại bùi ngùi con tim...
Kinh Quốc
Tuyết Tuyết xin viết tiếp nha
.
TRĂNG NGHIÊNG
Lâu rồi anh chẳng về quê
Không vương nửa mảnh trăng thề mới quên
Cái đêm kết "Chạ" làng bên
Sân đình trăng lại sáng hơn mọi lần
Mẹ bảo :" em mặc tứ thân"
Cái yếm hoa lý
Thắt lưng hoa đào...
Trăng tròn mười sáu nôn nao
Ấp e nghiêng nón quai thao thẹn thùng
Nghe câu :"tượng ngộ ,tương phùng
Mà sao con nhện giăng mùng nơi nao
Còn đây vẫn ngọn "trúc đào"
Khẩu trầu cánh phượng mời chào :liền anh
'Lơ thơ tơ liễu buông mành"
Chim khôn đậu tít trên cành xoài cao...
Trúc xinh vẫn mọc bờ ao
Chuyện xưa biết đến khi nào cho quên
Cái đêm kết :"Chạ" trăng lên
Ai ngồi" se chỉ luồn kim "vá tình...
Bao năm xa cách quê mình
Nhớ đêm mười sáu sân đình trăng nghiêng
22/2/2012
NTT
Ngày gửi: 23/02/2012 10:24
Có 12 người thích
TỪ ĐÓ (14)
Từ đó anh dừng bên núi cao (Hymalaya).
Dõi xem địa chất trẻ thế nào
Nơi nóc nhà cao nhất thế giới
Núi ít mòn đi, mãi đẩy vào (1).
Anh xem ranh giới của các tầng (2).
Đá xếp lên nhau tựa ngói chờm
Một thời sinh vật mò đáy biển (3).
Nay hóa đá còn định được tên
Anh thấy một con Cúc Đá (3) to
Ẩn trong đá cứng dưới hầm lò
Bằng chứng xác minh về tiến hóa.
Cả Đoàn thực tập vội reo hò.
Lần đầu anh biết đến băng hà.
Tầng cuội ở đây khác ở ta.
Hòn nhỏ, hòn to đều bị xước.
Do khối đá băng cứng trượt qua
Nay ở đây đang là tháng sáu
Vừa chuyển từ vùng khô nóng sang.
Lần đầu gặp một cơn mưa Ấn.
Không khí mát trong thật nhẹ nhàng
Những ngày tiếp theo leo nhiều dốc
Mưa tuôn tầm tã gió ào ào
Thời tiết đổi mùa anh cảm lạnh.
Viêm họng và ho, bị sốt cao
Thầy giáo đưa anh đi bệnh viện
Từng chiều cả lớp ghé vào thăm.
Một mình điều trị nơi xa lạ.
Nhớ em da diết chốn xa xăm...
Em chẳng ở bên vào lúc này.
Anh mong dù chỉ được vài giây
Em nắm tay anh và nựng khẽ:
Ngủ đi anh hỡi, có em đây.
Sao anh chẳng giống lính Hòn Tre!(4)
Sáu năm, sáu tết chẳng thăm quê
Người vợ nhớ chồng ra tận đảo
Biết chắc “tin vui” mới trở về
Từng ngày anh cứ đợi thư em.
Xa xôi cách trở biết ai tìm
Thư đi, thư đến, thư nào đến?
Muôn nỗi lòng anh chỉ nửa tin:
Lần ấy bên nhà em lúc tối
Nhác như em đứng tựa người nào
Đạp xe qua ngõ anh đi thẳng.
Chuyện cũ không nhầm nên tính sao?
(Dịp gặp tuần sau cần hỏi lại.
Buổi tối hôm xưa là thế nào?
Thấy em giàn giụa hai hàng lệ:
”Tối đó em đi thăm bạn Hào”).
***
Thế rồi sức khỏe anh bình phục
Nhưng lòng vẫn thấy rất nôn nao
Mấy ngày nằm viện thay quần áo
Ảnh em, lọn tóc cất nơi nào?
Đã qua một tháng vắng thư mong
Anh sắp rời đây cứ ngóng trông.
Em còn nhớ tới lời anh hỏi:
“Năm dài biền biệt có chờ không?”
Anh nào chăm sóc được cho em.
Đôi ta có lẽ chẳng thành duyên!
Ai đó cùng em nhiều hạnh phúc
Anh đâu có giận, chỉ buồn thêm...
Kinh Quốc
(1) Có giả thuyết: mảng lục địa Ấn Độ được tách ra từ ĐN Châu Phi từ nhiều triệu năm trước cứ dịch dần về phía bắc và va chạm vào mảng lục địa Âu-Ấ tạo nên dãy núi Hymalaya.
(2) Ranh giới của hai thời kỳ địa chất Permi và Trias, cách nay khoảng 230 triệu năm.
(3) Còn gọi là loài Chân Đầu, tên khoa học: Ammonites sp. (Xem ảnh nâu) Xuất hiện vào đầu Trias ứng với ranh giới nêu trên.
(4) Trong vùng quần đảo Nam Du thuộc tỉnh Kiên Giang (Biển Tây Nam Bộ)
.[/quote]
TỪ ĐÓ (16)
Thế là anh lại đến nơi xa
Đâu biết em mong mỏi ở nhà
Hình như đã có lần anh hỏi:
Về chuyện hiểu lầm đã bỏ qua
Cứ nghĩ em chẳng còn yêu anh
Bỏ đi anh nín lặng riêng mình
Có lẽ anh buồn vì chuyện cũ
Không viết cho em một mẩu tin!...
Nơi xa anh ốm nặng một mình
Giận hờn nên đã chẳng còn tin
Trông hoài thư tới mà không thấy
Em nghĩ anh buồn nên bệnh tăng
Anh ơi sao tự dối lòng mình
Bỗng chốc làm sao dứt cuộc tình
Nỡ nào li biệt tình yêu vậy
Chẳng ngỏ cùng ai cứ lặng thinh...
Xót xa khi nghĩ chuyện vừa qua
Quê nhà em mãi đợi tin xa
Em biết anh còn đang giận đó
Xin anh giữ mãi tình đôi ta...
23.2.2012 Thi Hoàng
Ngày gửi: 23/02/2012 22:13
Có 12 người thích
Ngày gửi: 03/03/2012 15:01
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Thi Hoàng vào 03/03/2012 15:23
Có 10 người thích
Kinh Quốc đã viết:
TỪ ĐÓ (15)
Tháng ấy cả lớp được nghỉ hè.
Các bạn Ấn Độ trở lại quê
Anh cùng các thực tập sinh khác
Dưỡng sức, nghỉ ngơi tại Delhi
Họ rủ anh vào khu cắm trại (camp)
Dành cho mọi khách tới thăm quan
Anh đã về nơi ở Sứ quán
Nhớ cơm, gặp gỡ người Việt Nam.
Anh định không nên kể chuyện này.
Nhưng mà trước lúc mãi chia tay.
Như ngó sen rời, tơ vướng vất.
Lòng anh bịn rịn. Em nghe đây:
Anh vào sứ quán buổi đầu tiên
Nhận ra một giọng nói thân quen.
Nhác thấy đàng sau sao giống thế!
Quay nhìn trước mặt ngỡ là em.
Cô ấy chào anh trông rất duyên
Khác em không có má đồng tiền.
Cô đến Delhi học ngoại ngữ.
Nghỉ hè cùng đợt dẫn anh xem:
Cùng nhau thăm điện Taj Mahal (1)
Đo vòng cột sắt 1 600 năm (2)
Điềm lành cho mối duyên kỳ ngộ
Ấn Độ cổ xưa lắm ngỡ ngàng...
Cung điện Taj Mahal
Cột sắt Delhi
Anh và Tâm Loan thành thân quen.
Dạo nhiều đường phố cùng ăn kem.
Loan mua thịt nạc lo làm ruốc.
Anh đi thực tập để ăn thêm...
Một lần cùng Loan ngắm trăng sao
Sân thượng nhà vòm có chóp cao
Loan nắm tay anh. Nghe thở nhẹ.
Anh mơ hay tỉnh: ai đây nào?
Anh ở cách Loan một bức tường
Hai phòng đều mở cửa luôn luôn
Loan thích nghe đài anh vọng tới.
Lời ca điệu hát dịu tâm hồn
Tối ấy Loan sang xin con tem
Loan tựa vai anh rất giống em
Bốn mắt nhìn nhau, tim rạo rực.
Anh kịp nhớ em má đồng tiền.
Loan nói khẽ khàng: “khuya đến Loan
Thế nào anh cũng phải ghé sang
Đừng để Loan chờ lâu đấy nhé!”
Nghe xong anh thảng thốt bàng hoàng.
Anh ước mong em có ở đây.
“Một góc người em” vắng bao ngày.
Thèm lắm một lời em níu kéo...
Giữ chân anh lại đừng đi ngay...
Thôi thế là thôi chẳng kịp rồi
Một phút mềm lòng, nghĩa cuốn trôi
Anh nhổm bước sang... Tay quờ sách.
Quyển sổ bung ra, lọn tóc rơi...
Sững sờ đỡ lọn tóc hương nhu
Và ảnh em chụp tựa đào tơ
Trời, Phật giúp anh vào lúc đó
Anh chẳng phụ em mãi tới giờ...
Sáng sau chào tạm biệt Tâm Loan:
“Anh phải vào lều (camp) bạn nhắn sang”.
Loan biết anh đi cho cách mặt.
Mắt Loan rớm lệ né nhìn ngang.
Sau này đôi lúc gặp lại nhau
Loan tươi cười nói: dù ở đâu
Mãi mãi anh em là bạn tốt.
Chân tình, gìn giữ mới bền lâu...
Kinh Quốc.
(1)Taj Mahal là một lăng mộ nổi tiếng của Ấn Ðộ, là minh chứng cho tình yêu của vị hoàng đế Shahbuddin Mohammed Shah Jahan (gốc Ba Tư). Ông có người vợ thứ ba Mumtaz Mahal là được ông yêu thương nhất. Hai người chung sống với nhau trong suốt 19 năm và hầu như không rời nhau nửa bước, kể cả khi ông đi chinh chiến. Năm 1631 bà mất vì sinh con lần thứ 13, vua tỏ ra rất thương tiếc người vợ hiền, xinh đẹp nên ông quyết định cho xây lăng.
Lăng dược xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ trên cao. Mái lăng hình vòm tròn bằng đá cẩm thạch trắng, xung quanh là 4 vòm tròn nhỏ. Bốn góc là 4 tháp nhọn cao 40 m. Trong lăng được trang trí bằng nhiều tấm thảm khảm ngọc. Có những đường viền được trạm khảm bằng 12 loại đá quý. Lăng cao xấp xỉ 80 m vươn lên trên trời xanh như một viên ngọc quý.
Người ta gọi lăng là Taj Mahal (vương miện của người Mogol) nó được mệnh danh là "Giấc mơ tiên hiện thành đá trắng" và được xây dựng từ năm 1632 đến năm 1654 mới hoàn thành. Ông kêu gọi toàn bộ kiến trúc sư giỏi và huy động 200.000 thợ mỗi ngày để xây lăng.
(2)Cột sắt Delhi là một cây cột sắt được đúc vào thế kỷ thứ 5, do Kumara Gupta I thuộc triều Gupta, cai trị bắc Ấn Độ trong giai đoạn 320-540, dựng lên.
Cột có những dòng chữ cho thấy nó đã được dựng lên làm cột cờ để bày tỏ lòng thành kính tới vị thần Vishnu của đạo Hindu, và tưởng nhớ vị vua Gupta là Chandragupta II (375-413). Cột được làm từ 98% sắt rèn không hoàn toàn tinh khiết, cao 7.21 m và có đường kính 0.41 m. Cột này là minh chứng cho kỹ năng tinh xảo của thợ rèn Ấn Độ cổ xưa trong xử lý thành phần và gia công thép. Có ý kiến cho rằng cột tạo bằng sắt tự sinh (native iron). Nó đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà khảo cổ học và nhà luyện kim bởi vì nó đã chống chịu được rỉ sét trong 1600 năm, dù điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Những năm sau này, một hàng rào đã được dựng lên quanh cột để ngăn người dân theo tín ngưỡng truyền thống tới đứng dựa vào cột vòng tay ra phía sau ôm lấy nó để lấy hên.
.
Từ đó 17
Chẳng thấy thư anh, em thật buồn
Chiều nào cũng ngóng đợi thư luôn
Mừng thấy tiếng chuông xe đạp đến
Nhưng người bưu điện lại qua luôn
Da diết nhớ anh, da diết thương
Bao lần dòng lệ cứ trào tuôn
Bạn bè thăm hỏi rồi chia sẻ
Ai ai cũng nhủ chẳng nên buồn
Hao gầy, mòn mỏi đợi tin anh
Chỉ mong tối đến, sớm qua nhanh
Đêm lại một mình em lẻ bóng
Chong đèn thao thức đợi bình minh
Em nghĩ và tìm ra mọi cớ
Biện minh cho việc vắng tin anh
Có lẽ là anh thay chỗ ở
Cho nên thư chẳng đến được nhanh
Ngày ngày em vẫn đợi thư anh
Muốn biết rõ hơn mọi sự tình
Em tìm về chốn quê anh đó
Mẹ cha tiếp đón thật thân tình
Biết được là anh vẫn bình yên
Vội vàng em viết lá thư thêm
Thế là bốn lá thư em gửi
Cầu mong anh nhớ và yêu em
Hôm nay tin vui đến vỡ òa
Nhận thư anh gửi về từ xa
Anh khỏe trong tình yêu cách biệt...
Nước mắt rưng rưng nhỏ nhạt nhòa
Nhâm nhi em đọc chậm từng câu
Xem những ngày qua anh ở đâu
Anh nhiều việc bận hay quên lắm...
Đọc thư rồi hít thở thật sâu
Chưa kịp bình tâm lại giật mình
Trong thư anh cũng đã thanh minh
Về chuyện Tâm Loan - cô bạn mới
Làm sao em có thể vô tình.
Thư đọc xong rồi em nín thinh
Lo lắng, băn khoăn chuyện chúng mình
Lẽ nào ta chỉ trong xa cách...
Tình duyên nên nỗi chẳng yên bình
Bất chợt lòng em cũng hờn ghen
Tình mình sao nỡ dễ mau quên
Lòng anh có lúc còn chao đảo:
Đau ốm và em không ở bên...
Anh viết thật rằng anh đã yêu...
Em cũng nhận ra anh một điều
Kỉ vật tình yêu* anh trân trọng
Chẳng qua chỉ một phút phiêu diêu
Yêu anh, em vẫn giữ niềm tin
Chỉ thương anh ở rất xa em
Anh ơi hãy tin nhau anh nhé
Thề hẹn hôm nào nhớ giữ nguyên
Ước ngày anh sớm trở về quê
Lời hẹn thuở xưa vẫn vẹn thề
Hạnh phúc chúng mình mau kết trái
Thỏa lòng mong mỏi những đam mê.
3.3.2012 Thi Hoàng
Ngày gửi: 06/03/2012 22:11
Có 11 người thích
Thi Hoàng viết:
TỪ ĐÓ 17
Chẳng thấy thư anh, em thật buồn
Chiều nào cũng ngóng đợi thư luôn
Mừng thấy tiếng chuông xe đạp đến
Nhưng người bưu điện lại qua luôn
Da diết nhớ anh, da diết thương
Bao lần dòng lệ cứ trào tuôn
Bạn bè thăm hỏi rồi chia sẻ
Ai ai cũng nhủ chẳng nên buồn
...
Ngày ngày em vẫn đợi thư anh
Muốn biết rõ hơn mọi sự tình
Em tìm về chốn quê anh đó
Mẹ cha tiếp đón thật thân tình
Biết là anh vẫn được bình yên
Vội vàng em viết lá thư thêm
Thế là bốn lá thư em gửi
Cầu mong anh nhớ và yêu em
Hôm nay tin vui đến vỡ òa
Nhận thư anh gửi về từ xa
Anh khỏe trong tình yêu cách biệt...
Nước mắt rưng rưng nhỏ nhạt nhòa
Nhâm nhi em đọc chậm từng câu
Xem những ngày qua anh ở đâu
Anh nhiều việc bận hay quên lắm...
Tràn ngập nỗi niềm, em thở sâu
Chưa kịp bình tâm lại giật mình
Trong thư anh cũng đã thanh minh
Về chuyện Tâm Loan - cô bạn mới
Làm sao em có thể vô tình.
Thư đọc xong rồi em nín thinh
Lo lắng, băn khoăn chuyện chúng mình
Lẽ nào ta chỉ trong xa cách...
Tình duyên nên nỗi chẳng yên bình
Bất chợt lòng em cũng hờn ghen
Tình mình sao nỡ dễ mau quên
Lòng anh có lúc còn chao đảo:
Đau ốm và em không ở bên...
Anh viết thật rằng anh đã yêu...
Em cũng nhận ra anh một điều
Kỉ vật tình yêu* anh trân trọng
Chẳng qua chỉ một phút phiêu diêu
Yêu anh, em vẫn giữ niềm tin
Chỉ thương anh ở rất xa em
Anh ơi hãy tin nhau anh nhé
Thề hẹn hôm nào nhớ giữ nguyên
Ước ngày anh sớm trở về quê
Lời hẹn thuở xưa vẫn vẹn thề
Hạnh phúc chúng mình mau kết trái
Thỏa lòng mong mỏi những đam mê.
Kinh Quốc viết tiếp:
TỪ ĐÓ (18)
Anh đã rời đi Chitraduga
Tây Nam Ấn Độ càng thêm xa
Ngày ngày xuống mỏ đo và vẽ
Những vỉa quặng vàng dũi rộng ra
Mỏ vàng ngầm tới năm trăm mét
Lò dưới, lò trên chạy dọc ngang
Tất cả đều thông về giếng chợ
Các thân, mạch quặng nối từng hàng
Lần đầu được thấy địa tầng cổ
Đá kết tinh hơn bốn tỷ năm
Xấp xỉ tuổi đời của Trái Đất
Gần cùng thời với cuội Cung Trăng.
***
Bận việc ban ngày vẫn nhớ em.
Ngóng thư chẳng đến hóa thành quen
Đêm tới lòng anh như lửa đốt
Em nhắc nhiều không? Anh nhói tim...
Một ngày anh nhận hai thư em
Viết cách xa nhau, mực nhạt thêm
Từ chốn xa vời thư lạc, chậm
Thế mà anh đã thiếu lòng tin...
Anh nhận thư em như được vàng
Càng đọc thư anh càng ngỡ ngàng
Tình em đằm thắm, nguyên lời hẹn
Lẽ nào anh nỡ rẽ sang ngang...
Em vẫn yêu thương anh thật nhiều
Tấm lòng nhân hậu biết bao nhiêu
Sao em không trách anh thêm nữa?
Cho lòng vợị bót nỗi cô liêu...
Anh biết anh không phải với em
Để em lo nghĩ, lắm buồn phiền.
Tủi thân em khóc, anh thương lắm.
Mai mốt gặp nhau, anh sẽ đền.
Ơi em yêu ở chốn xa xôi
Cha mẹ sinh ta ở cõi đời
Nuôi dưỡng, lớn lên cùng Đất Nước
Như đũa bên nhau chẳng lẻ đôi
Anh mãi yêu em, thương mãi em
Qua ngày tháng đó, càng yêu thêm
Thử thách tình ta trong cách trở.
Vàng đá duyên nay mãi vững bền...
Kinh Quốc
Ngày gửi: 07/03/2012 11:34
Có 9 người thích
Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 Kinh Quốc xin chúc mừng các nữ thi sĩ trong Thi Viện dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc với nguồn thơ dạt dào tình tứ.... Xin mời các nhà thơ đọc về một thời để nhớ:.
“TRANH NHAU” GIAN KHÓ
Ở nơi heo hút đại ngàn biên giới
Có bao người tuổi trẻ dám xông pha?
Chẳng ngại núi cao và mạnh chân tiến tới.
Gian khổ không sờn cho đời rộn tiếng ca?
Giữa đêm đông có một đội tuần tra
Rượt đuổi bước chân kẻ gian dòm ngó.
Để yên bình cho quê hương ta đó
Anh lính biên phòng “tranh” gian khó về mình.
Mây mù đêm dạt khỏi đỉnh Pia Linh
Anh trắc địa thắp đèn sáng bừng ngọn tháp
Máy kinh vĩ nhập xong tầm đo đạc
Nơi chân núi xa, tổ thường trực reo mừng.
Anh lâm nghiệp đo đếm từng góc rừng
Để phân loại, bảo tồn loài cây quý.
Ơi rừng sâu! việc chưa xong chưa nghỉ
Bữa cơm thường ngày hiếm cả rau, măng.
Anh địa chất vượt đèo giữa đêm trăng.
Chẳng kịp thổi ống cơm lam, dựng lán.
Cơn khát cồn cào trườn qua thác cạn
Lộ trình rượt quặng theo anh suốt cuộc đời.
“Tranh nhau” gian khổ: một câu nói vui
Làm bốn chàng trai bật cười khanh khách.
Họ đến thăm trường bên đèo cao ngất
Mừng cô giáo miền xuôi ngày tám tháng ba.
Em yêu bản Mèo như yêu quê nhà
Ngày ngày vượt dốc cho trẻ thơ cái chữ.
Em có đắn đo khi mỗi tuổi xuân qua cửa?
Gian khổ nơi này em dành lấy phần hơn.
Nhận bó hoa rừng, lòng xốn xang em nhắc:
“Có mấy anh và dân bản yêu thương
“Em chẳng ngại nơi này xa tít tắp”.
Mùa xuân đến bên em dậy sắc hương.
Ơi chốn heo hút đại ngàn biên giới
Đã có biết bao lứa tuổi trẻ xông pha.
Mặc núi cao, lòng quyết tâm xốc tới.
Gian khó xem thường, đời luôn rộn tiếng ca.
Kinh Quốc
Trích "Sáng tác mới-Tập san thơ CLB Công Nhân 11/2011
Ngày gửi: 07/03/2012 11:54
Có 11 người thích
Tuyết Tuyết đã gửi tới Kinh Quốc bài thơ sau:
CÕNG CHỮ
Ngày vui nâng chén rượu mời
Người xưa, bạn cũ một thời sắt son
Một thời cõng chữ lên non
Gập ghềnh bản vắng, dốc mòn đường trơn
Một thời sắn sượng thay cơm
Măng chua
Rau dớn
trám non lót lòng
Một thời đỏ bếp than nồng
Soi trang giáo án, bập bùng sáng đêm
Một thời nhớ
Một thời quên
Một thời tôi, bạn làm nên một thời
HG :1971
HN:2008
NTT
Kinh Quốc xin cảm ơn nhiều và có mấy vần thơ gửi em:
GỬI EM CÔ GIÁO VÙNG CAO
Ơi em cõng chữ lên ngàn
Yêu nghề, yêu trẻ, gian nan chẳng sờn.
Bao năm lội suối, trèo non.
Tình đời phơi phới, đâu mòn tuổi xuân...
Duyên may ta trở nên thân
Lòng anh luyến nhớ bao lần trăng nghiêng...
Kinh Quốc
.
Ngày gửi: 07/03/2012 22:24
Có 9 người thích
Tuyết Tuyết viết:
ĐỀ ẢNH NÚI ĐÔI (QUẢN BẠ-HÀ GIANG)
Cao cao đôi đỉnh non bồng
Nõn nà mây phủ hồng hồng nắng Xuân
Kể từ quân tử ... tiểu nhân
Gặp rồi ai nỡ một lần qua đi...
NTT
Kinh Quốc viết tiếp:
NƯỚC NON QUẢN BẠ
Em dẫn anh lên quá cổng Trời:
Nước non Quản Bạ đứng chơi vơi
Âp ủ tình anh say mộng ước:
Mãi dừng bồng đảo* sắc hồng tươi
Núi vẫn chỉ là mỏm núi thôi
Với anh, em quý mến trên đời
Ta sánh bên nhau là mãi mãi
Nhớ núi lại cùng nhau đến chơi...
Kinh Quốc.
* Núi Đôi-Quản Bạ, HG
.
Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] ... ›Trang sau »Trang cuối