Trang trong tổng số 219 trang (2187 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [105] [106] [107] [108] [109] [110] [111] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

NanLan

Và đây nữa. Thôi tạm thế đã cho BN đỡ sợ. HIc, hôm trước BN bỏ bom hoa, và quả để uy hiếp chị hôm nay chị oanh tạc lại cho bõ tức. Hiiiiiiiiiii

http://i849.photobucket.com/albums/ab58/roicafe/DSC01559.jpg

http://i849.photobucket.com/albums/ab58/roicafe/DSC01561.jpg

http://i849.photobucket.com/albums/ab58/roicafe/cayxiro.jpg


Ảnh st
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Eros_Destiny

NamLan đã viết:
Bình Nhi, Ẻm!!!!!!!!! Đợt trước chị toàn bị phải đoán, tí nữa thì đổi nghề trồng hoa sang nghề thầy bói. Thiếu chút nữa thì theo làm đồ đệ cho bác Lốc Cốc Tử. May quá, Bình Nhi đi vắng nếu không thì.....
Bây giờ đến lượt BN đoán nhé. Hoa gì đây bé cưng???????

http://i940.photobucket.com/albums/ad244/tranhung9768/Dao%20choi/DSCN0026.jpg

Ảnh ST[/quote]

Nhìn cái muốn đi luôn :D.. Thấy cái tên quen quen em giật mình .. Ồ ngộ sao tên nghe lạ thế nhỉ ? hic hic . Tỷ ui.. tỷ à tỷ gửi nhiều thế thì em biết phải làm sao ?
Cái hình này hình như là có tên gọi là Hoa Anh Đào á tỷ .. " Đào vừa ra hoa người ta gọi là Anh Đào Hoa;))"

"Hạnh phúc là khi ta :
Có một việc gì đó để làm
có ai đó để yêu
và đôi điều hy vọng.."

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Eros_Destiny

NamLan đã viết:
Và quả gì đây, có ăn được không mùi vị nó thế nào BN? Hiiiii kiểu này BN có mà..........kéo cờ trắng là cái chắc rồi.

http://i849.photobucket.com/albums/ab58/roicafe/DSC01568.jpg


Ảnh ST[/quote]

Em xin kéo cờ trắng tập 2 (Hic.. Hình này chị đố em lần trước .. em cố tình lơ lơ mà giờ lại xuất hiện . Biết không thể né nổi rồi .. đành kéo cờ trắng lần nữa vậy :()

"Hạnh phúc là khi ta :
Có một việc gì đó để làm
có ai đó để yêu
và đôi điều hy vọng.."

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Eros_Destiny

NamLan đã viết:
Và đây nữa. Thôi tạm thế đã cho BN đỡ sợ. HIc, hôm trước BN bỏ bom hoa, và quả để uy hiếp chị hôm nay chị oanh tạc lại cho bõ tức. Hiiiiiiiiiii

http://i849.photobucket.com/albums/ab58/roicafe/DSC01559.jpg

http://i849.photobucket.com/albums/ab58/roicafe/DSC01561.jpg

http://i849.photobucket.com/albums/ab58/roicafe/cayxiro.jpg


Ảnh st
Hahaha... Cây ni là cây Hồng Hạnh còn gọi là cây xiro (Dễ lắm luôn á) ... Thưởng đi tỷ ới ời ơi ..ơi :x

"Hạnh phúc là khi ta :
Có một việc gì đó để làm
có ai đó để yêu
và đôi điều hy vọng.."

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


Loài sen núi hiếm hoi
Thời gian gần đây, những cây sen núi độc đáo ở Đà Lạt đồng loạt trổ những đóa hoa màu trắng tinh khôi với nhụy vàng tươi tỏa hương thơm thanh khiết, cuốn hút. Dáng hoa tương tự như hoa sen trong ao hồ của làng quê Việt Nam nhưng cánh hoa dầy và thơm hơn.
Điều thú vị là những đóa sen này không vươn lên từ mặt hồ mà e ấp trong tán lá sum suê trên những cây thân gỗ cao lớn, rễ cắm sâu vào lòng đất.
Nhiều người say sưa chiêm ngưỡng loài hoa lạ nhưng ít ai biết rằng người có công lớn nhất trong việc phát triển nguồn gene quý này tại Đà Lạt là kỹ sư (KS) Lương Văn Sáu (sinh năm 1942, quê quán Tịnh Biên, Châu Đốc, An Giang, tốt nghiệp trường Canh nông Versailles, Pháp).
Vài năm trước khi mất, trong những cuộc trò chuyện bằng giấy bút (KS Sáu bị câm vì mắc bệnh hiểm nghèo phải cắt bỏ thanh quản khi vào tuổi tứ tuần), ông cho biết hoa sen núi có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tên khoa học là Manolia Grandiflora L., tên Hán Việt là Liên sơn.
Cây sen núi đầu tiên (cao khoảng 1,5m) được di thực từ Đài Loan sang trồng tại Dinh Bourgery (nay là Dinh I, Đà Lạt) vào năm 1962. Vài tháng sau, cây trổ những đóa hoa đầu tiên với dáng rất lạ và hương thơm dịu ngọt khiến người thưởng ngoạn sững sờ. Tuy nhiên do mưa to gió lớn và không được chăm sóc đúng cách nên cây bị nghiêng.

http://i960.photobucket.com/albums/ae81/lethitam/4148_400.jpg

Ông đã đưa cây hoa này về trồng tại Công viên hoa Đà Lạt (vườn hoa lớn nhất phố núi mà KS Sáu là một trong những người đầu tiên thiết lập – PV). Bác Sáu còn cho biết đã từng mang một cây sen núi có hoa màu đỏ từ Pháp về trồng ở Đà Lạt nhưng cây không sống được.
Hoa tàn là rụng luôn chứ không kết trái (không có khả năng tái sinh tự nhiên như một số loài cây khác) nên việc nhân giống loài hoa này rất khó khăn. Tuy nhiên KS Sáu cũng đã dày công nghiên cứu, chiết thành công một số cây cho một sĩ quan trồng trên đường lên dinh tỉnh trưởng cũ và vị linh mục người Ý trồng ở Giáo hoàng học viện...
Thấy hoa lạ và đẹp, nhiều người xin được chiết cành về trồng khiến cây ở Công viên hoa bị kiệt sức rồi chết, còn 2 cây kia trở nên xơ xác, chỉ còn vài tán lá vì hầu hết các cành đã bị cắt cụt. Tuy nhiên, nhờ vậy mà nguồn gene hiếm này đã được lưu giữ, phát triển thành hàng chục cây ở các đền chùa, biệt thự và vườn cây cảnh tuyệt đẹp. Ở Việt Nam dường như chỉ có Đà Lạt và ngôi chùa cổ Bối Khê ở Hà Nội có sự hiện diện của loài cây lạ này.
Thấy hoa lạ và đẹp, nhiều người xin được chiết cành về trồng khiến cây ở Công viên hoa bị kiệt sức rồi chết, còn 2 cây kia trở nên xơ xác, chỉ còn vài tán lá vì hầu hết các cành đã bị cắt cụt.
Còn nhớ, một dạo nhiều người tranh luận sôi nổi trên diễn đàn báo chí rằng sự tồn tại của cành hoa sen trong câu ca dao cổ Hôm qua tát nước đầu đình/ Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen chỉ có trong thi ca nghệ thuật mà thôi, còn thực tế thì đốt đuốc lên tìm cũng không thể có. Thế nhưng khi ngắm những đóa sen núi đang e ấp trên những cành sen chắc khỏe ở Đà Lạt, chúng tôi chợt nghĩ phải chăng loài hoa sen được nhắc đến trong câu ca dao này là hoa sen núi?

           ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


 Một loài hoa lạ khác mà KS Sáu cất công di thực từ nước ngoài về là cây chuông vàng (tên khoa học Spathodea campanulata Bean) có nguồn gốc từ châu Phi. Đây cũng là loài hoa thân mộc cao lớn, lá xanh gần giống lá muồng, hoa giống như quả chuông, màu vàng pha cam, mỗi chùm từ 40 – 50 bông.

http://i960.photobucket.com/albums/ae81/lethitam/4149_400.jpg

 Cây chuông vàng đầu tiên được bác Sáu trồng ở Trảng Bom (Tây Ninh), sau đó chiết một cây tặng cho chùa Quán Thế Âm (đường Bà Huyện Thanh Quan, ven hồ Xuân Hương Đà Lạt).
 Theo KS Sáu, việc nhân giống loài cây này cực kỳ khó bởi cần có loài chim đặc biệt với chiếc mỏ cong để đưa phấn vào đài hoa, thế nhưng Việt Nam không có loài chim này. Bởi thế từ khi được trồng (năm 1963) cho đến mấy chục năm sau, đây vẫn là cây chuông vàng duy nhất ở Đà Lạt.
 Các nhà sư cũng cho biết cây được trồng khoảng 3 năm thì ra hoa rất đẹp; hoa nở hầu như quanh năm, hết lứa này đến lứa khác. Nhiều người tìm đến hỏi xuất xứ và xin cây giống nhưng nhà chùa không biết làm thế nào bởi chưa bao giờ phát hiện có cây con dưới gốc.
 Mãi đến mấy năm gần đây loài hoa này mới được trồng nhiều ở Đà Lạt; tuy nhiên, không cây nào sánh được với cây chuông vàng ở chùa Quán Thế Âm. Nhà chùa đã mời nghệ nhân ở TP Hồ Chí Minh nặn cây chuông vàng bằng đất sét đặt lên bệ thờ để tri ân cố KS Lương Văn Sáu.
 KS Sáu còn sưu tầm loài hoa quý thuộc họ châu vông có nguồn gốc từ Trung Đông và châu Úc với tên khoa học là Erythrina cristagalli l. Ông đã đặt tên cho loài hoa này là vông kê và trồng ở cổng sau khách sạn Sofitel Dalat Palace (đường Trần Phú, Đà Lạt).
 Thân và cành loài hoa này tựa cây si, nhưng trổ những chuỗi hoa màu đỏ tươi quyến rũ. Hoa thường nở từ cuối mùa đông và kéo dài đến đầu mùa hạ. Chuỗi hoa có thể dài tới năm tấc, màu đỏ như mồng gà. Được trồng từ năm 1965 và khoảng 2 năm sau thì cây bắt đầu ra hoa; có năm hoa kết hơn 5.000 chuỗi đỏ ối, trĩu cành. Cây hoa này cũng chiếm vị trí độc tôn suốt mấy mươi năm cho đến khi các nhà nghiên cứu tìm ra cách nhân giống.
         
        ST
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

@Bình Nhi,
Để rảnh chút chị sẽ nói là hoa gì, quả gì nhé. Ngoan lắm lần này kéo cờ trắng liền. SẼ thưởng. Hiii

@Chị Lê Tâm,
Hoa Sen núi đúng là đẹp lạ lùng thanh cao lắm. Và cả cây hoa Chuông vàng quí hiếm nữa. Màu vàng cam nó làm ta phải nheo mắt ngắm nhìn vẻ rực rỡ. Cám ơn chị.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Eros_Destiny đã viết:
NamLan đã viết:
Bình Nhi, Ẻm!!!!!!!!! Đợt trước chị toàn bị phải đoán, tí nữa thì đổi nghề trồng hoa sang nghề thầy bói. Thiếu chút nữa thì theo làm đồ đệ cho bác Lốc Cốc Tử. May quá, Bình Nhi đi vắng nếu không thì.....
Bây giờ đến lượt BN đoán nhé. Hoa gì đây bé cưng???????

http://i940.photobucket.com/albums/ad244/tranhung9768/Dao%20choi/DSCN0026.jpg

Ảnh ST[/quote]



Nhìn cái muốn đi luôn :D.. Thấy cái tên quen quen em giật mình .. Ồ ngộ sao tên nghe lạ thế nhỉ ? hic hic . Tỷ ui.. tỷ à tỷ gửi nhiều thế thì em biết phải làm sao ?
Cái hình này hình như là có tên gọi là Hoa Anh Đào á tỷ .. " Đào vừa ra hoa người ta gọi là Anh Đào Hoa;))"
Cây hoa này tên là Hoa Sưa. NL thực ra cũng chưa bao giờ thấy chỉ nghe một người bạn nói. Cây Sưa này là loại lớn, khác với loài Sưa nhỏ ở Hànoi.
Hic, mình lại bị vướng vào bẫy của chính mình. Tìm trợn cả mắt không biết vướng đâu, thôi kệ.
Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan

Eros_Destiny đã viết:
NamLan đã viết:
Và quả gì đây, có ăn được không mùi vị nó thế nào BN? Hiiiii kiểu này BN có mà..........kéo cờ trắng là cái chắc rồi.

http://i849.photobucket.com/albums/ab58/roicafe/DSC01568.jpg


Ảnh ST[/quote]

)[/quote]

Cây này là cây Thiên Môn Đông Thiên môn đông còn có tên là Thiên đông, Minh thiên đông, Dây tóc tiên , được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Thiên môn đông, là rễ phơi khô của cây Thiên môn đông ( Asparagus Cochinchinensis ( Lourd) Merr) thuộc họ Hành tỏi ( Liliaceae). Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, nhiều nhất là các vùng Cao bằng, Lạng sơn, Thanh hóa, Bắc thái, Hà nam ninh.
Thiên Môn Đông là loài cây có giá trị trong y học dùng làm thuốc.

ST">

Em xin kéo cờ trắng tập 2 (Hic.. Hình này chị đố em lần trước .. em cố tình lơ lơ mà giờ lại xuất hiện . Biết không thể né nổi rồi .. đành kéo cờ trắng lần nữa vậy :()[/quote]

Cây này là cây Thiên Môn Đông Thiên môn đông còn có tên là Thiên đông, Minh thiên đông, Dây tóc tiên , được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Thiên môn đông, là rễ phơi khô của cây Thiên môn đông ( Asparagus Cochinchinensis ( Lourd) Merr) thuộc họ Hành tỏi ( Liliaceae). Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, nhiều nhất là các vùng Cao bằng, Lạng sơn, Thanh hóa, Bắc thái, Hà nam ninh.
Thiên Môn Đông là loài cây có giá trị trong y học dùng làm thuốc.

ST

Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NanLan


Tulip kép màu tím
http://i698.photobucket.com/albums/vv350/Namlan_2009/CIMG4595.jpg

http://i698.photobucket.com/albums/vv350/Namlan_2009/CIMG4594.jpg

http://i698.photobucket.com/albums/vv350/Namlan_2009/CIMG4598.jpg

Có ai quay lại mùa Thu trước
Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 219 trang (2187 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [105] [106] [107] [108] [109] [110] [111] ... ›Trang sau »Trang cuối