Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

4i_nd

letam đã viết:
Tường Thụy đã viết:
Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Nói như bạn Lê Tâm mình thấy rất đúng, vùng cố đô Hoa Lư - Nình Bình ,và vùng lân cận đấy nói giống giọng Hà Nội, không có từ i, eo đằng sau, vùng Mai Châu - Hoà Bình có giọng nói cũng rất giống giọng HN (mình có họ hàng ở đó nên cũng được sống ở đó khá nhiều). Vùng từ cố đô Hoa Lư trở lên phía Tây Nam là vùng bán sơn địa, sau đó là rừng Cúc Phương, cũng có thể gọi là vùng cao nhỉ?.Giọng HN chuẩn không bao giờ có từ i, eo đằng sau. Nhiều người dẫn chương trình phát âm có từ i, eo đằng sau, đã có góp ý hẳn hoi nhưng không thấy sửa, chắc là khó...mình nghe thấy phản cảm lắm!
Nhưng các bạn có biết rằng, phát âm n thành l như lóng tính, xôi lóng ... là của người Hà Nội gốc hoặc đã ở Hà Nội nhiều đời không,
Đấy là phát hiện của mình.:D
Đúng đấy anh ạ, chắc chắn 100%. Trong số đó có cả thành phần cố tình nói đấy ạ! Kiểu như ta đây là dân chơi, điều này chỉ có người thành phố là chính, hình như Nam Định cũng thế?
Hình như đây không phải là câu nghi vấn phải không chị Tâm?
Mõ em không phủ nhận việc người ta cố tình pha tiếng, bản thân mõ em đôi lúc cũng pha pha một chút để gây cười, nhưng em xin khẳng định việc phát âm nhầm lẫn giữa l và n là đặc sản Nam Định quê "iem".
BQ chứ hổng phải AQ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tiểu Thanh Đình

Tuấn Khỉ đã viết:
@Tiểu Thanh Đình

Bất chính nhân, phi chính tả
Bất chính tả, phi thi nhân

Không là người tốt thì viết không thể tốt
Viết không thể tốt thì không phải nhà thơ
Cảm ơn anh Tuấn Khỉ nhưng mà ...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

4i_nd đã viết:
letam đã viết:
Tường Thụy đã viết:
Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Nói như bạn Lê Tâm mình thấy rất đúng, vùng cố đô Hoa Lư - Nình Bình ,và vùng lân cận đấy nói giống giọng Hà Nội, không có từ i, eo đằng sau, vùng Mai Châu - Hoà Bình có giọng nói cũng rất giống giọng HN (mình có họ hàng ở đó nên cũng được sống ở đó khá nhiều). Vùng từ cố đô Hoa Lư trở lên phía Tây Nam là vùng bán sơn địa, sau đó là rừng Cúc Phương, cũng có thể gọi là vùng cao nhỉ?.Giọng HN chuẩn không bao giờ có từ i, eo đằng sau. Nhiều người dẫn chương trình phát âm có từ i, eo đằng sau, đã có góp ý hẳn hoi nhưng không thấy sửa, chắc là khó...mình nghe thấy phản cảm lắm!
Nhưng các bạn có biết rằng, phát âm n thành l như lóng tính, xôi lóng ... là của người Hà Nội gốc hoặc đã ở Hà Nội nhiều đời không,
Đấy là phát hiện của mình.:D
Đúng đấy anh ạ, chắc chắn 100%. Trong số đó có cả thành phần cố tình nói đấy ạ! Kiểu như ta đây là dân chơi, điều này chỉ có người thành phố là chính, hình như Nam Định cũng thế?
Hình như đây không phải là câu nghi vấn phải không chị Tâm?
Mõ em không phủ nhận việc người ta cố tình pha tiếng, bản thân mõ em đôi lúc cũng pha pha một chút để gây cười, nhưng em xin khẳng định việc phát âm nhầm lẫn giữa l và n là đặc sản Nam Định quê "iem".

Tớ  không chắc chắn lắm nên mới đánh dấu hỏi. Tại vì tớ quen 1 chị quê tp NĐ cũng y chang. Ý tớ là dân thành phố chỉ hay cố tình nói sai n thành l. Còn đa phần dân nông thôn mà chủ yếu là dân đồng chua nước mặn châu thổ sông Hồng thường là sai l thành n do thói quen phát âm mà ra (tiếng mẹ đẻ chắc?). Do phát âm sai nên khi viết thường nhầm lẫn giữa l và n.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hi... còn điều thú vị này nữa, tiếng Bắc nếu nói nhanh cũng bị biến tướng (chả biết gọi sao nên nói đại thế). Ví dụ như trong câu thoại; "Bố nhắc mà anh Hai không nhớ. Với lại mẹ dặn rồi mà ánh không làm gì cả, ánh đi chơi suốt cả ngày". Ở đây cũng tương đương với ảnh trong tiếng Nam. Nhưng tiếng Nam được đưa vào văn viết mà tiếng Bắc thì không. Có đúng không bà con? Tai sao nhỉ?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Các bạn thân mến,

Theo tôi, ta không nên bàn nhiều và dựa trên những nhận định chủ quan về tiếng nói của các vùng miền, tiếng địa phương, thổ ngữ... ở đây, trừ phi nó phục vụ cho việc "Viết đúng tiếng Việt" như tác giả chủ đề, Tường Thuỵ, đã đặt ra. Các cụ ta có câu "chửi cha không bằng pha tiếng", nếu ta cứ nhận xét về tiếng nói, cách nói, giọng nói... của người khác, e cũng chẳng hay ho gì.

Xin cảm ơn các bạn!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

Hu...Tuấn khỉ ơi, sao nặng lời thế, có ai xách mé gì đâu, chỉ nói đúng chủ đề là Viết đúng tiếng Việt đấy chứ. Thôi, stop vậy.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy


Thăm quan hay tham quan?


"Lượng khách đến thăm quan Hoàng thành Thăng Long, bảo tàng lịch sử, các triển lãm nghệ thuật... rất đông ..." (tin trong ngày)

Xem xét một nơi nào đó, trước đây người ta nói là tham quan. Nhưng hiện nay, người ta gần như đồng loạt nói là thăm quan. Từ này thay thế cho tứ tham quan từ khi nào, tôi không rõ, nhưng lần đầu tôi biết đến cách đây chừng mười năm.
Thăm quan ý là vừa thăm, vừa xem chăng. Quan (xem) thì đúng rồi, nhưng thăm nó lại có nghĩa là đến để bày tỏ tình cảm như tôi đến thăm nhà bạn hoặc xem xét cái gì đó rất gần gũi, thiết thực mà mình quan tâm như người nông dân đi thăm đồng.
Còn tôi đi Hoàng thành là chỉ xem để biết thôi, sao lại gọi là thăm.
Dù sao tôi vẫn cho là dùng từ tham quan chính xác hơn là thăm quan.

Thế còn ý kiến của bạn?
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lãng du

letam đã viết:
lãng du đã viết:
Trời đất ơi, vui quá. Như thể ngày hội... LÓI THÕI  dzị!

Chị Lê tâm nói đúng thực trạng của ngôn ngữ đó ạ. Chính vì thế mà ở ngoài Bắc này, không nên để cho trẻ em đang tập nói nghe các băng nhạc do trẻ em thiếu nhi phía Nam hát, vì sợ các trẻ đó sẽ bắt chước cách nói trong đó mà thành ngọng.
Cũng liên quan đến vấn đề này, tôi rất phản đối việc đài truyền hình Việt nam đã để cô HOÀI ANH, người miền Nam, đọc bản tin thời sự trên VTV1.
Người Hà Nội mà nói  'Thủ tướng  Nguyến Tấn Dúng vừa có chuyếng viếng thăm các đồng bào bị lủ lụt ở miềng  Trung.....' thì buồng cười ghê ta!
Theo tớ thì ngược lại đấy, vì Hoài Anh là người SG, nên phải nói giọng SG. Cứ thử tưởng tượng xem nếu như Hoài Anh nói giọng nửa nạc nửa mỡ thì sao nhỉ? Trong phim ảnh cũng thế, mình rất kỹ tính. Nếu khung cảnh và câu chuyện ở miền Nam mà nhân vật cứ cô ấy hay anh ấy là chả muốn xem nữa. Đáng lẽ đạo diễn phải sửa lời thoại là cổ ảnh thì hay hơn nhiều. Còn nhiều ví dụ nữa, nhưng thôi.
4i_nd đã viết:

Mõ em đồng ý với bác là nếu người Hà Nội mà nói "chuyếng", "lủ lụt" thì quả là "buồng cười", nhưng nếu cô Hoài Anh (em không phản đối chuyện cô ấy làm phát thanh viên trên VTV1)nói "chuyếng" hay một bạn quê Thanh Hoá nói "lủ lụt" thì "hổng có sao".
Chuyện chính tả, chuyện ngôn ngữ bao giờ cũng gây ra nhiều tranh cãi và bao giờ cũng rất thú vị.
Mong sao mọi người ít sai chính tả, mong sao các bác ít tìm được lỗi trên diễn đàn.
Chị Lê Tâm hiểu sai ý em rồi.
Chúng ta vẫn thừa nhận người vùng nào nói tiếng vùng đó. Hình như dân ta có câu: "Chém cha không bằng pha tiếng", em cũng rất khó chịu khi nghe những cái chất giọng ngang ngang pha pha Bắc không ra Bắc, Nam chẳng ra Nam, ví dụ như cô THANH MAI dẫn chương trình SỨC SỐNG MỚI. LD đang đề cập đến cô Hoài Anh là phát thanh viên-biên tập viên của đài VTV1- là kênh thông tin phát đi từ trung tâm thủ đô, vì vậy việc đưa người nói giọng địa phương vào là không nên, ở đây mình chỉ đề cập đến sự ảnh hưởng giọng nói của cô ấy, không bàn đến chuyên môn. Nếu là đài địa phương thì mình không có ý kiến gì. Mà hình như từ trước tới nay, đài TW chưa bao giờ tuyển người có chất giọng địa phương vào vị trí đó. Bất kể phát thanh viên nào của kênh TW đều phải nói giọng phổ thông chuẩn- giọng Hà Nội. Cô Hoài Anh là trường hợp ĐẶC BIỆT (hình như là do thân nhân chứ không phải vấn đề đặc cách về chuyên môn vượt trội).
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Tường Thụy đã viết:

Thăm quan hay tham quan?


"Lượng khách đến thăm quan Hoàng thành Thăng Long, bảo tàng lịch sử, các triển lãm nghệ thuật... rất đông ..." (tin trong ngày)

Xem xét một nơi nào đó, trước đây người ta nói là tham quan. Nhưng hiện nay, người ta gần như đồng loạt nói là thăm quan. Từ này thay thế cho tứ tham quan từ khi nào, tôi không rõ, nhưng lần đầu tôi biết đến cách đây chừng mười năm.
Thăm quan ý là vừa thăm, vừa xem chăng. Quan (xem) thì đúng rồi, nhưng thăm nó lại có nghĩa là đến để bày tỏ tình cảm như tôi đến thăm nhà bạn hoặc xem xét cái gì đó rất gần gũi, thiết thực mà mình quan tâm như người nông dân đi thăm đồng.
Còn tôi đi Hoàng thành là chỉ xem để biết thôi, sao lại gọi là thăm.
Dù sao tôi vẫn cho là dùng từ tham quan chính xác hơn là thăm quan.

Thế còn ý kiến của bạn?
Tôi đã được nghe rất nhiều các cụ già, nhiều cụ uyên thâm Hán văn, nói về vấn đề "thăm quan" hay "tham quan". Tất cả các cụ mà tôi đã từng đàm đạo và tôi đều nhất trí phải là "tham quan" chứ không thể nào là "thăm quan" được.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

lãng du

letam đã viết:
4i_nd đã viết:
letam đã viết:
Tường Thụy đã viết:
Phượng Hoàng Lửa đã viết:
.
Nói như bạn Lê Tâm mình thấy rất đúng, vùng cố đô Hoa Lư - Nình Bình ,và vùng lân cận đấy nói giống giọng Hà Nội, không có từ i, eo đằng sau, vùng Mai Châu - Hoà Bình có giọng nói cũng rất giống giọng HN (mình có họ hàng ở đó nên cũng được sống ở đó khá nhiều). Vùng từ cố đô Hoa Lư trở lên phía Tây Nam là vùng bán sơn địa, sau đó là rừng Cúc Phương, cũng có thể gọi là vùng cao nhỉ?.Giọng HN chuẩn không bao giờ có từ i, eo đằng sau. Nhiều người dẫn chương trình phát âm có từ i, eo đằng sau, đã có góp ý hẳn hoi nhưng không thấy sửa, chắc là khó...mình nghe thấy phản cảm lắm!
Nhưng các bạn có biết rằng, phát âm n thành l như lóng tính, xôi lóng ... là của người Hà Nội gốc hoặc đã ở Hà Nội nhiều đời không,
Đấy là phát hiện của mình.:D
Đúng đấy anh ạ, chắc chắn 100%. Trong số đó có cả thành phần cố tình nói đấy ạ! Kiểu như ta đây là dân chơi, điều này chỉ có người thành phố là chính, hình như Nam Định cũng thế?
Hình như đây không phải là câu nghi vấn phải không chị Tâm?
Mõ em không phủ nhận việc người ta cố tình pha tiếng, bản thân mõ em đôi lúc cũng pha pha một chút để gây cười, nhưng em xin khẳng định việc phát âm nhầm lẫn giữa l và n là đặc sản Nam Định quê "iem".

Tớ  không chắc chắn lắm nên mới đánh dấu hỏi. Tại vì tớ quen 1 chị quê tp NĐ cũng y chang. Ý tớ là dân thành phố chỉ hay cố tình nói sai n thành l. Còn đa phần dân nông thôn mà chủ yếu là dân đồng chua nước mặn châu thổ sông Hồng thường là sai l thành n do thói quen phát âm mà ra (tiếng mẹ đẻ chắc?). Do phát âm sai nên khi viết thường nhầm lẫn giữa l và n.

Người ta kể rằng, từ xưa kia, Hà Nội là trung tâm thương mại thu hút người dân ở các nơi về làm ăn. ( Điều này vẫn đúng cho đến tận ngày nay.) Vì vậy tôi suy luận như thế này:
36 phố phường Hà Nội, mỗi tuyến phố mang tên của 1 nghề, mỗi nghề do người ở mỗi vùng gây dựng nên trên mảnh đất kinh kỳ. Những người dân đó có gốc gác ở đâu? Gốc gác tiếng của họ có ngọng không? Nếu có thì hiện trạng người Hà Nội gốc nói ngọng thì cũng là bình thường. Tôi nói thế đã đủ cơ sở chưa ạ?
Ví dụ, vua Lý Công Uẩn rời đô từ đất Ninh Bình lên đất Hà Nội, con cháu của ngài sẽ chịu ảnh hưởng của chất giọng Ninh Bình.
Trong quá trình giao dịch, buôn bán, để dễ dàng hiểu nhau nên người ta chỉ giữ lại những từ ngữ chung nhất giữa các vùng hoặc thay đổi những từ  đặc thù của mỗi địa phương  thành 1 từ chung, dễ hiểu nhất. Dĩ nhiên kết quả thống nhất ngôn ngữ này chỉ có được  sau hàng trăm năm. Tôi liên tưởng điều này đến tính THÍCH NGHI của các loài sinh vật, cũng na ná như vậy.
Và cuối cùng, thứ tiếng nói và ngôn ngữ chung nhất ấy là tiếng Hà Nội chuẩn bây giờ. Việc ai đó người Hà Nội nói ngọng là do quá trình giáo dục của gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ.
Ví dụ, có trường hợp trẻ em Hà Nội (dù đã ở tuổi học phổ thông)
nói ngọng: "Ăn ý đắn em ạ!" = Anh ý đánh em ạ!
"Cái cây này màu xăn." = Cái cây này màu xanh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 53 trang (527 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] ... ›Trang sau »Trang cuối